CÂu lạc bộ SÁng tác thơ – VĂn công giáO


THIÊN CHÚA CÓ PHẢI LÀ MỘT GIẢ THIẾT KHÔNG?



tải về 287.18 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích287.18 Kb.
#1710
1   2   3   4   5

THIÊN CHÚA CÓ PHẢI LÀ MỘT GIẢ THIẾT KHÔNG?

(Is God a Hypothesis?)

Trần Hữu Thuần dịch
Người vô thần, đơn thuần bằng cách tiếp cận với thực tế, xem ra lạc lỏng cách xấu hổ với cuộc sống đầy tưởng tượng của lân bang mình.

Sam Harrisi


Chỉ những ai cảm thấy … hoàn toàn khách quan nhất với việc đánh giá thực tế, có quyền lực nhất về các tưởng tượng không ý thức sâu xa.

Robert Bellahii


Thành một người vô thần không phải luôn luôn là dễ dàng, cách riêng tại Hoa kỳ. Không nghi ngờ gì cả, người vô thần bị kỳ thị không ngay chính, và mỗi trường hợp của ghét bỏ mà tín hữu Kitô, Do thái, hoặc Hồi giáo hướng đến họ chỉ đưa họ sâu thêm vào trong phạm vi chắc chắn của riêng họ. Cùng với đồng bọn những người không tin, họ tìm thấy sự khuyến khích qua lại để tiếp tục cuộc chiến đấu mất còn. Tập hợp của họ vẫn còn thưa thớt, nhưng giờ đây nhiều và đủ an toàn để cung ứng sự giảm nhẹ khỏi cảm giác bất hòa mà nhiều người vô thần trong quá khứ đã cảm thấy. Nhu cầu đồng bọn mạnh mẽ giữa những người không tin cũng như những người tin, và trang Web, blogs, sách, báo, và hội nghị cung cấp một hệ thống ngày càng phát triển để ủng hộ những người vô thần. Các người vô thần mới vẫn còn phóng đại ảnh hưởng văn hóa của họ, nhưng sự tiếp nhận phổ thông nồng nhiệt các sách của họ cho thấy một khu vực đáng kể những người nghi nan thường che dấu nổi nghi nan của họ. Nói chung, khu vực an toàn cho chủ thuyết chống hữu thần hình như đang được làm ấm dần lên. Trong thế giới khoa bảng, sự phổ thông của chủ thuyết thiên nhiên khoa học cung cấp một nơi cư ngụ trí thức ấm cúng cho những người vô thần mới và những kẻ nghi nan khác.
Chủ thuyết thiên nhiên khoa học, mà các giáo điều chính tôi đã liệt kê ở phần Dẫn nhập, giờ đây là một quan điểm chung trong những người trí thức. Owen Flanagan, một triết gia tại Đại học Duke, thậm chí còn đi xa trong việc nói rằng ơn gọi lý tưởng cho các triết gia khoa bảng ngày nay là làm cho thế giới thành an toàn với “chủ thuyết thiên nhiên,” qua đó ông muốn nói là chủ thuyết vô thần.iii Trong công việc của tôi, tôi đã gặp vô số triết gia khoa bảng, cũng như các học giả khác, những người chấp nhận lý tưởng của Flanagan. Trong hầu hết các trường hợp như vậy, căn bản trí tuệ cho chủ thuyết vô thần của họ là tuyên bố của chủ thuyết thiên nhiên khoa học rằng chỉ một mình khoa học có thể được tín nhiệm để đem tâm trí chúng ta tiếp xúc với thực tế.
Những gì điều này có nghĩa với các người vô thần hạng nhẹ của chúng ta là rằng nếu không có chứng cứ đánh giá được cách khoa học để ủng hộ niềm tin vào Thiên Chúa, thì theo nguyên tắc chủ thuyết vô thần là đúng. Chắc chắn họ đã nghe câu châm ngôn rằng vắng bóng chứng cứ về Thiên Chúa thì không phải là chứng cứ của sự vắng bóng, nhưng, nếu họ có, họ làm ngơ nóiv. Thêm vào việc thiếu “chứng cứ,” nói chung các người vô thần mới nhấn mạnh rằng còn có nền tảng luân lý cho việc từ khước niềm tin vào Thiên Chúa. Các lý do luân lý đó, diễn đạt trong sự giận dữ của họ về sự xấu xa của các tôn giáo qua các thời đại, có thể là khía cạnh hấp dẫn nhất của chủ thuyết vô thần của họ, nhưng tôi dành việc thảo luận về luân lý và đức tin cho các chương 6 và 8. Hiện thời, tôi muốn chỉ tập chú vào vấn đề “chứng cứ” mà thôi.
GIẢ THIẾT THIÊN CHÚA

(The God Hypothesis)


Chíến thuật lý luận của các người vô thần mới là, trước tiên, quyến rủ người đọc vào sự đồng ý ngấm ngầm rằng đức tin vào sự hiện hữu của Thiên Chúa là một “giả thiết,” một điều hoạt động với các người tin theo cùng phương cách như một giả thiết khoa học hoạt động với các nhà khoa học (Dawkins 31-73).v Trong khoa học, một giả thiết là một khung trừu tượng đem lại tính có thể hiểu cho một nhóm các quan sát lặp lại được của thí nghiệm. Nhưng Thiên Chúa có phải là một giả thiết không? Không thoát được sự chú ý của Dawkins rằng những người đề xuất thiết kế thông minh (TKTM) (intelligent design-ID) nhờ vào một cái gì đó giống như giả thiết về Thiên Chúa để giải thích sự phức tạp sinh học. Những người ủng hộ TKTM, tất cả đều hữu thần, nghĩ về thiết kế thông minh hoạt động như là một giả thiết khoa học—hoặc chính xác hơn, một lý thuyết khoa học (scientific theory)—đối nghịch với lý thuyết tiến hóa (evolutionary theory). Cho dẫu không phải tất cả những người đề xuất TKTM đều minh nhiên đồng hóa người thiết kế thông minh với Thiên Chúa, đã rõ ràng rằng họ nhờ vào một tác nhân siêu nhiên (supernatural agency) như thể nó là một giải thích khoa học. Không đáng ngạc nhiên, Dawkins nắm lấy điều không chính đáng về thần học đó như là bảo chứng cho giả định của chính ông rằng ý niệm về Thiên Chúa hoạt động, hay phải hoạt động, với tất cả các người hữu thần như là một giả thiết khoa học đối nghịch với giả thiết sinh học tiến hóa. Với Dawkins, trở thành người thiết kế siêu nhiên là thiết yếu cho chính định nghĩa về Thiên Chúa (31), vì thế ông háo hức đi theo với TKTM trong việc đặt để Thiên Chúa vào vai trò của một giả thiết.
Sự thực là rằng ý niệm về Thiên Chúa hoạt động như là bất cứ điều gì ngoại trừ như là một giả thiết khoa học cho hầu hết các người tin và các nhà thần học, nhưng điều này không ngăn cản được Dawkins và các đồng sự của ông. Quả thực, một yếu tố chìa khóa của vụ án các người vô thần mới chống Thiên Chúa là giả định rằng chủ thuyết tạo dựng và TKTM đại điện cho quan điểm trí thức cao cấp và cốt lõi trọng tâm của các truyền thống hữu thần. Hầu hết các nhà thần học đương thời từ khước chủ thuyết tạo dựng và TKTM vì các lý do thần học, nhưng các người vô thần mới đã quyết định, gần như bằng mệnh lệnh quyền lực (decree), rằng thần học không được tính đến và phải bị đưa ra ngoài các cuộc thảo luận của họ về Thiên Chúa. Đã tránh mọi đụng chạm cụ thể với thần học, phần thứ hai của lập luận của các người vô thần mới thì đơn giản: chỉ ra rằng không có chứng cứ nào ủng hộ giả thiết về Thiên Chúa.
Một điệp khúc hoài mãi của các người vô thần mới là như thế này: vấn đề căn bản về đức tin là vì nó không dựa trên “chứng cứ,” hoặc vào trường hợp khá nhất, chứng cứ không đầy đủ, và do đó phải bị loại bỏ dưới mọi hình thái. Ngược lại, khoa học có thể chỉ đến vô số quan sát có thể lặp lại ủng hộ các giả thiết của chính nó, và trong khi một nhà khoa học đúng nghĩa sẵn sàng từ bỏ hoặc điều chỉnh một giả thiết nếu các thử nghiệm đòi buộc phải làm như vậy, người tin bám víu vào giả thiết Thiên Chúa của họ bất kể chẳng có một chứng cứ nào hiện hữu. Cuối cùng, như Hitchens hân hoan nhắc nhở chúng ta (68-71), khoa học đã chứng tỏ giả thiết Thiên Chúa là một vi phạm vào dao cạo của Occam (Occam’s razor). Dao cạo Occam là một tiên đề (axiom) của khoa học nói rằng quả thực chúng ta không bao giờ nên dựa vào một giải thích phức tạp khi chỉ một giải thích đơn giản đã đủ. Hậu quả là, nếu khoa học có thể giải thích sự phức tạp sinh học bằng một phương cách đơn giản, thế thì ích lợi gì với giáo điều (phức tạp hơn) về tạo dựng siêu nhiên? Giả thiết Thiên Chúa là một nỗ lực giả khoa học (pseudoscientific) để làm những gì khoa học ngày nay có thể tự nó làm hay hơn. Từ đó, mọi người có lý trí phải loại bỏ giả định Thiên Chúa và chấp nhận khoa học là phương cách chắc chắn nhất để định hướng tư duy và cuộc sống của họ. (Tôi thảo luận việc sử dụng sai của Hitchens, cũng như Dawkins, dao cạo Occam trong chương 7).
Chiến thuật lập luận hai mang (two-pronged) của Dawkins là nhằm đưa ra một cái tát trí thức quyết định cho chủ thuyết hữu thần, và từ đó thiết lập chủ thuyết vô thần như là “gần như chắc chắn” (almost certain) (113-59). Tuy nhiên, Dawkins và các người vô thần mới khác đã làm mọi sự thành hoàn toàn quá sức đơn giản cho chính họ. Thoạt kỳ thủy, cũng tiêu biểu như trong tất cả các bài viết của họ, nhằm hạ bệ Thiên Chúa, họ trước hết co rút ý niệm siêu nhiên thành ý niệm của người ban hành luật (lawgiver), kỹ sư vũ trụ (cosmic engineer), hoặc người thiết kế thông minh (Dawkins 31). Điều này lập ra các giai đoạn để cho mọi người thấy tiến hóa theo Darwin hiển nhiên chứng minh rằng thiên nhiên không được thiết kế thông minh chút nào hết, và rằng giả thiết Thiên Chúa cuối cùng đã bị đánh bại đến tận cùng. Dawkins và các người theo chủ thuyết thiên nhiên tiến hóa khác đã chịu ấn tượng của lập luận này nhiều cho đến nổi họ tự trưng bày ra như các người bề trên thông tuệ của mọi người tin. Lúc này có lúc họ thậm chí nói đến chính họ như là những người “sáng sủa” (brights), qua đó tự phân biệt họ với những người đối lập tôn giáo không được sáng sủa.vi Thế nhưng chẳng có gì là sáng sủa lắm lắm khi tranh cãi về chủ thuyết tạo dựng và TKTM trong khi tránh mọi dấn thân trực tiếp với thần học. Các người vô thần mới chẳng đề cập gì tới, nói ví dụ, nhà thần học Tin lành quan trọng nhất của thế kỷ vừa qua, Karl Barth, người, cùng với các nhà thần học khác gần đây nhất, đã lý luận có tác dụng rằng bất cứ Thiên Chúa nào hoạt động như là một “giả thiết” đều không xứng đáng được bào chữa dù với cách nào. Các người vô thần mới thực sự đã làm ơn cho thần học bằng cách hạ bệ giả thiết Thiên Chúa.
Tại sao thế? Bởi vì nghĩ đến Thiên Chúa như là một giả thiết giảm thiểu huyền nhiệm siêu nhiên vô tận thành một nguyên ủy khoa học hữu tận, và thờ phượng bất cứ cái hữu tận nào đều là tin quấy thờ quá (idolatrous). Khái niệm về giả thiết Thiên Chúa co rút Thiên Chúa xuống còn kích cỡ một mắt xích trong một dây nhân quả, và việc giảm thiểu này đưa đến một chủ thuyết vô thần cấp tiến nhiều hơn ba nhà cung cấp sự không thần không chúa của chúng ta có thể tự họ pha chế ra được. Tác phẩm thực sự của chủ thuyết vô thần đã được hoàn thành vào thời đại ban đầu bởi các nhà tư duy Kitô giáo vụng về đã giảm thiểu Thiên Chúa xuống thành nguyên ủy hữu hiệu của một hệ thống vật chất.vii Như thế các người vô thần mới, hạng nhẹ, đã đến hiện trường mưu sát Thiên Chúa quá sức chậm trễ. Trên mỗi trang của hiến chương họ, chúng ta thấy họ đang đấm thùm thụp vào một xác chết.

Chỉ trích đức tin hữu thần mà không đoái hoài đến tác phẩm các nhà thần học như Karl Barth hoặc Paul Tillich (và nhiều người khác) cũng giống như cố gắng giải thích thế giới tự nhiên trong khi bỏ qua không đá động đến khoa học hiện đại. Trong các chỉ trích của họ về giả thiết Thiên Chúa, các người vô thần mới chứng tỏ họ chi có, nếu họ quả có, sự quen thuộc nông cạn nhất với bất cứ nhà thần học chính yếu hay truyền thống thần học nào. Họ cũng không cảm thấy một chút xấu hổ nào với sự kiện họ đã chọn lật đổ một vị thần chúa mà sự hiện hữu hầu hết các nhà thần học và đại đa số tín hữu Kitô, Hồi, và Do thái giáo không một chút hứng thú nào trong việc bào chữa.


Dawkins có thể trả lời ông bác bỏ mỗi một và tất cả nhận thức về Thiên Chúa (36), nhưng rõ ràng ông nghĩ về Thiên Chúa trong một phương cách cực kỳ hạn chế, quả thực vặn vẹo, khi ông định nghĩa “Thiên Chúa” như là một người thiết kế siêu nhiên có tính giả thiết. Hình ảnh thoáng qua của Thiên Chúa mà ông nhấp nháy trong Ảo giác về Thiên Chúa là một tranh biếm họa đã từ lâu xúc phạm đến thần học. Hình như nó đến hoàn toàn từ việc thăm viếng các trại và trang Web của những người tạo dựng và người bảo vệ TKTM. Hơn nữa, khi nhấn mạnh đến giả thiết Thiên Chúa lệ thuộc vào việc xác nhận hay phủ nhận chỉ bằng phương pháp khoa học, Dawkins đã lập nên một vấn đề chẳng có một chút liên hệ gì đến hoặc khoa học hoặc thần học. Bất cứ thần chúa nào có thể bị quyết định bởi một cái gì rẻ mạt như là “chứng cứ” theo nhận thức thô lậu của Harris và Dawkins về từ này không bao giờ chỉ đạo được sự thờ phượng của bất cứ ai. Vậy bằng cách tránh hoàn toàn thần học, chủ thuyết vô thần mới lại một lần nữa tự nó cho thấy là không liên quan ngoại trừ với những ai chia sẻ nhận thức héo úa của nó về Thiên Chúa.
THIÊN CHÚA Ở ĐÂU?

(Where Is God?)


Nếu đức tin vào Thiên Chúa là chân thực, thế thì, như các người vô thần mới chỉ ra cách đúng đắn, phải có một cái gì đó trên thực tế phù hợp với ý niệm về Thiên Chúa. Nhưng, theo Dawkins, Harris, và Hitchens, chẳng có một phù hợp nào như vậy có thể chứng tỏ được một cách thực nghiệm để hiện hữu. Vì đức tin làm trỗi sinh đủ mọi thể loại tưởng tượng, làm sao chúng ta biết được ý niệm về Thiên Chúa không chỉ là một niềm tin cũng hoang dại và xa rời thực tế như niềm tin vào bà tiên răng (tooth fairyviii)? Như Harris nhấn mạnh, nhằm chấp nhận như là sự thực, phải có một phương cách xác nhận thực tại về Thiên Chúa độc lập với đức tin (50-79). Cho rằng khoa học đã không thể tìm ra Thiên Chúa, và triển vọng có bao giờ nó sẽ tìm được thì không sáng sủa, chủ thuyết vô thần là quan điểm duy nhất còn lại.

Nhưng nếu đức tin vào Thiên Chúa đòi buộc sự xác nhận độc lập của khoa học, vậy thì đức tin khổng lồ mà các người vô thần mới của chúng ta đặt vào chính khoa học thì thế nào? Chính xác, những gì các thí nghiệm khoa học độc lập, chúng ta có thể hỏi, có thể cung cấp “chứng cứ” cho giả thiết rằng mọi nhận thức đích thực phải dựa trên mô hình khảo sát khoa học không? Nếu đức tin đòi buộc sự xác nhận độc lập, phương pháp độc lập (không đức tin) nào để minh chứng rằng chính đức tin của họ vào lãnh vực nhận thức bao gồm mọi thức (all-encompassing) của khoa học là hợp lý? Nếu khoa học tự nó là phương cách duy nhất để cung cấp cách đánh giá độc lập như vậy, thì sự truy lùng tính giá trị chính đáng chỉ chuyển động tiến trình minh chứng theo hướng một thoái bộ vô tận.


Hơn nữa, có nhiều đường lối (channels) khác hơn là khoa học qua đó chúng ta tất cả đều kinh qua, nhận thức, và biết thế giới. Ví dụ, trong tri thức giữa người với người của tôi, chứng cứ rằng một ai đó yêu tôi thật khó mà đo lường, nhưng nó có thể rất đích thực không gì hơn được. Phương cách duy nhất tôi có thể gặp gỡ chiều sâu chủ thể của người khác là từ bỏ phương pháp làm thành khách thể của khoa học. Xử lý tha nhân và tính chủ thể của người khác như thể ông bà ấy chỉ là một đối thể (object) trong thiên nhiên là sai lầm vừa về ý thức vừa về luân lý. Để tính toán thỏa đáng về chứng cứ của chiều sâu chủ thể mà tôi gặp gỡ trước mặt người khác, tôi cần chấp nhận một tư thế của sự xúc phạm. Gặp gỡ chiều sâu cá nhân của người khác thách thức tôi phải để ra ngoài phương pháp kiểm soát, làm chủ, biến thành khách thể của khoa học tự nhiên. Cũng thế, trong việc tôi tiếp xúc với tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao hoặc với vẻ đẹp thiên nhiên, “chứng cứ” thẩm mỹ là rằng tôi sẽ mất nó hoàn toàn trừ phi tôi từ bỏ tư thế làm thành khách thể, phân tích và cho phép tự tôi thả lỏng theo nó.
Có phải các người vô thần mới của chúng ta nghiêm chỉnh tin , do đó, rằng nếu một Thiên Chúa có tính người của vẻ đẹp vô tận và tình yêu vô biên thực sự hiện hữu, “chứng cứ” cho sự hiện hữu của Thiên Chúa đó có thể thu thập được cách rẻ mạt như là chứng cứ cho một giả thiết khoa học sao? Thậm chí trong kinh nghiệm con người thường tình của chúng ta, chính các chủ thể riêng tư mà chúng ta quan tâm nhiều hơn cả, và không một số lượng chuyên môn khoa học nào có thể cho chúng ta biết họ thực sự là ai. Có lẽ nào lại khác đi với Thiên Chúa, mà người tin không kinh qua như là một “Nó” (It) thông thường mà như là một “Đấng” (Thou) tối cao? Nếu Thiên Chúa hiện hữu, lúc đó kinh nghiệm giữa người với người, không phải khách thể vô tính của khoa học, sẽ là thiết yếu cho nhận thức về Thiên Chúa đó. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, tình yêu thương của một người khác quan trọng với chúng ta hơn bất cứ thứ gì khác, nhưng thu thập “chứng cứ” về tình yêu đó đòi buộc một bước nhảy của tín nhiệm về phần chúng ta, một đánh cá làm cho chúng ta thành dễ thương tổn với thể loại hiện diện đặc biệt của họ. Tình yêu của người kia đó, hơn nữa, bắt giữ chúng ta theo một phương cách mà chúng ta không thể nối kết chút nào nữa với nó nếu chúng ta cố gắng kiểm soát nó cách trí tuệ. Lần nữa, có thể nào khác đi trong trường hợp của bất cứ việc gặp gỡ nào có thể quan niệm được về con người trần thế với tình yêu vô hạn sao?
Vì Thiên Chúa là quan yếu hơn bất kể thứ gì khác cho những người sùng mộ, làm sao họ có thể biết Thiên Chúa mà không gây nguy cho chính họ, hoặc mà không trải qua một thay đổi riêng tư sâu xa tương tự như, nhưng xúc động mạnh hơn, những gì phải có để biết tình yêu thương của một hiện thân con người khác? Tất cả mọi truyền thống đức tin quan trọng đều nhấn mạnh rằng việc gặp gỡ thực tại tối cao không thể xẩy ra mà không có một sự chuyển hóa như vậy. Đời sống của đức tin là một đời sống trong đó “không có nhận biết mà không từ bỏ” (there is no knowing without going):ix “trừ phi anh chị em thay đổi và trở thành như trẻ em, anh chị em sẽ không bao giờ đi vào vương quốc của thiên đàng” (Mt. 18, 3). Thậm chí để hiểu thế giới theo phương cách khoa học, làm thành khách thể cũng đòi buộc một thể loại rất đặc biệt về huấn luyện, khổ tu, và chuyển hóa tâm linh. Vậy nếu vũ trụ được bao phủ bởi một Tình Yêu vô tận, liệu sự gặp gỡ với thực tại tối cao đó có đòi buộc điều gì ít hơn là một tư thế tiếp nhận và sẵn sàng đầu hàng sự chấp nhận đó không? Làm sao các người vô thần mới nghĩ họ có thể quyết định câu hỏi về sự hiện hữu của Thiên Chúa mà không cởi mở chính họ ra cho sự chuyển hóa cá nhân thiết yếu với ý nghĩa của đức tin về việc bị nắm bắt bởi một tình yêu thương vô biên? Rõ ràng các người vô thần mới đang tìm kiếm một lối tắt và một tiếp cận trực tiếp, khách thể hóa với những gì người tin xem như không thể đến được tách rời khỏi việc đầu hàng với đức tin. Không tìm kiếm được Thiên Chúa hay bất cứ “chứng cứ” nào về Thiên Chúa bằng phương cách khoa học hoặc các phương cách thông thường của nhận thức, họ giờ đây chắc chắn rằng Thiên Chúa không hiện hữu.
NHU CẦU ĐỨC TIN

(The Need for Faith)


Vào một điểm nào đó trong việc định giá trị của mọi tuyên bố hay giả thiết về chân lý, một bước nhảy của đức tin là thành tố không thể tránh thoát. Tại nền tảng của mọi sự tìm kiếm của con người về nhận thức và chân lý, kể cả tìm kiếm khoa học, hiện diện một thành phần không thể hủy diệt được của tín nhiệm (trust). Nếu quí vị thấy chính quí vị đang nghi ngờ những gì tôi vừa nói, chính chỉ vì, vào ngay lúc này, quí vị tín nhiệm vào tâm trí của chính quí vị đủ để diễn đạt mối quan tâm đến xác nhận của tôi. Quí vị không thể tránh tín nhiệm vào khả năng trí tuệ của quí vị, thậm chí khi quí vị đang nghi nan. Hơn nữa, quí vị nêu lên các câu hỏi quan yếu chỉ vì quí vị tin rằng chân lý đáng được tìm kiếm. Đức tin theo ý nghĩa này, và không phải theo ý nghĩa của tưởng tượng hoang dại và mơ tưởng, nằm ở cội nguồn của tôn giáo đích thực—và khoa học.
Tín nhiệm là một từ khác theo đó Kinh thánh Kitô giáo gọi là đức tin, và chỉ một ít tư duy cần đến để nhận ra rằng mọi tìm hiểu của mọi hiện thân con người trỗi sinh từ sự mờ mịt của một thể loại nào đó của đức tin, hay tín nhiệm, mà không có chứng cứ khách quan. Đa số chúng ta đơn giản tin rằng tìm kiếm chân lý là xứng đáng. Chúng ta không thể chứng minh điều đó vì thậm chí nỗ lực để làm thế cũng đã giả định sự tín nhiệm đó. Sự tín nhiệm cơ bản đó, lúc đó, phóng đi và thúc đẩy mọi tìm kiếm của con người chân thực, cả việc tìm kiếm khoa học cũng thế. Nhưng vấn đề của tôi là rằng sự tín nhiệm cơ bản đó không phải là một kết quả của bất cứ chế độ thực nghiệm khoa học nào. Tín nhiệm rằng thế giới tự nhiên là có thể hiểu được và rằng chân lý đáng được tìm kiếm là thiết yếu cho khoa học trước tiên bước được bước đầu. Chúng ta tự nhiên tín nhiệm rằng các hành trình khai phá của chúng ta sẽ được chào đón bởi một lãnh vực luôn bành trướng của tính có thể hiểu được và một chiều sâu vô tận của chân lý. Sự tín nhiệm đó cũng nằm ở trung tâm của đức tin tôn giáo đích thực. Trong khía cạnh đó, ít nữa, khoa học và đức tin là đồng minh, không phải địch thù. Một lòng ưa chuộng bí mật và không đè nén được sự tín nhiệm bùng lên tự sâu thẳm bên trong chúng ta, thúc đẩy cả khoa học cả tôn giáo tìm kiếm nhận thức sâu sắc hơn. Dĩ nhiên, sự thúc đẩy để tín nhiệm có lúc bị chi phối cách nào đó dẫn đến lầm lạc không chỉ trong tôn giáo mà cả trong lãnh vực khoa học. Nhưng, trước tiên, chỉ có một niềm tin tưởng ban sơ có thể dẫn tâm trí con người nhận lấy cuộc mạo hiểm khai phá vũ trụ—cũng như huyền nhiệm vô tận.
Tôi đang nhấn mạnh đến xu hướng không xóa bỏ được của chúng ta về tín nhiệm vì hai lý do. Thứ nhất, nó cho thấy rõ ràng nỗ lực của chủ thuyết vô thần mới để tẩy sạch đức tin khỏi ý thức con người là lố bịch và đi đến thất bại. Ví dụ, Harris đề nghị rằng việc gạt bỏ mọi đức tin là thiết yếu nếu lý trí muốn ngự trị tối cao. Nhưng ông không thể loại bỏ mọi vết tích của đức tin thậm chí khỏi chính tâm trí ông. Khi ông đảm trách sự thúc đẩy nhiệt tình để lột bỏ đức tin khỏi thế giới, ông trước hết phải tin rằng thế giới đích thực là hữu lý, rằng chân lý là điều gì phải được trân quí và tôn trọng, và rằng chính tâm trí ông thuộc về sự chính trực như thế có thể nắm bắt được ý nghĩa và đưa ra các tuyên bố giá trị về chân lý. Thành tố tín nhiệm này thường ngấm ngầm và hiếm khi minh nhiên, nhưng nó là một hiện diện uy quyền không hơn không kém. Các người vô thần chuyên gia của chúng ta đã hiển nhiên thất bại trong việc chú ý đến nó thậm chí khi nó thúc đẩy chính hoạt động nhận thức của họ.
Thứ hai, bằng nhận diện sự tín nhiệm triệt để nêu rõ đời sống nhận thức của mọi người tìm kiếm và mọi người nhận biết, chúng ta có thể định ra vị trí đích thực của thần học trong tương quan với khoa học. Thần học không phải lả lời giải đáp cho các câu hỏi khoa học, như các người vô thần mới muốn nó là thế—vì điều này có thể làm cho việc họ phá hủy thần học thành một công việc dễ dàng. Đúng hơn, thần học đáp ứng với câu hỏi liệu sự tín nhiệm tự phát nêu rõ mọi hành trình tìm hiểu, kể cả khoa học, là biện minh được. Khoa học không thể cung cấp sự biện minh đó vì nó đã giả định rằng tim kiếm nhận thức và chân lý là xứng đáng. Các người vô thần mới cũng không thể cung cấp sự biện giải cần thiết về sự tính nhiệm của họ vì họ đã quá đơn giản cho rằng thực tế là hiểu biết được và rằng chân lý quả đáng tìm kiếm.
Vậy câu hỏi quan trọng thực sự vẫn không có câu trả lời bởi khoa học và các người vô thần mới. Harris đặt tín nhiệm to lớn vào chính quyền lực lý trí của ông, như trích dẫn bên lề chương sách cho thấy. Ông thực hiện một hành động ngấm ngầm về đức tin trong chính sự thông tuệ phê phán của ông. Nhưng ông không bao giờ cung cấp cho chúng ta lý do đầy đủ về tại sao ông phải tín nhiệm vào tâm trí ông để dẫn ông và chúng ta đến chân lý. Nói cách khác, ông không bao giời biện giải nổi vênh vang nhận thức bao la của ông. Ông đơn giản mù quáng tin tưởng vào khả năng siêu việt của chính tâm trí ông để tìm chân lý với sự dễ dàng và chắc chắn mà người bị dẫn dắt sai lầm bởi đức tin tôn giáo không sở hữu được. Nhằm trở thành một người hướng dẫn đáng cho chúng ta còn lại tín nhiệm, ông phải tín nhiệm rằng tâm trí ông có thể làm cho chúng ta tiếp xúc được với thế giới thực sự. Nhưng tại sao ông lại phải tín nhiệm vào tâm trí ông, cách riêng với quan điểm về thế giới tự nhiên từ đó tâm trí của ông và của chúng ta được bảo là đã tiến hóa?
Chính hệ thống niềm tin của các người vô thần mới, chủ thuyết thiên nhiên khoa học, theo logic xói mòn niềm vững tin nhận thức, thậm chí nếu nó không cần thiết phải làm thế theo tâm lý. Vì tâm trí của chúng ta được bảo là đã tiến hóa dần dần từ một tình trạng không tâm trí của thiên nhiên, tại sao chúng ta phải tín nhiệm vào cũng các tâm trí đó để đưa chúng ta tiếp xúc với thực tế? Ở đâu và làm sao chúng có được một khả năng tinh tế như vậy, cách riêng cho rằng với sự thấp kém của nguồn gốc của chúng trong thiên nhiên? Đúng, khoa học tiến hóa có một giải thích đáng tin cậy về tại sao tâm trí chúng ta có thể thích ứng, nhưng điều đó không đủ để biện minh sự tín nhiệm tự phát chúng ta có trong tâm trí để đưa chúng ta tiếp xúc với thực tế hay chân lý. Thực ra, chúng ta phải thay vào đó bằng không tín nhiệm (distrust) hành động nhận thức của chúng ta nếu tiến hóa là yếu tố nhân quả cuối cùng liên quan đến tạo thành tâm trí. Vì tiến hóa tự nó được hiểu đến như là một tiến trình không tâm trí (a mindless process), tại sao các người thiên nhiên khoa học tín nhiệm nó là hay là đẹp cho một điều gì ngoại trừ thích ứng?
Nhằm biện giải sự vững tin nhận thức của chúng ta, một cái gì đó thêm vào với tiến hóa phải xẩy ra trong lúc trỗi sinh dần dần của tâm trí trong lịch sử thiên nhiên. Vì nếu các tâm trí chúng ta chẳng là gì cả ngoại trừ là kết quả bất ngờ của một tiến trình tiến hóa không tâm trí, tại sao chúng ta lại phải tín nhiệm chúng? Một tường thuật Darwin về khả năng phê phán của tâm trí—sự thực đến mức tường thuật đó có thể được—không đủ nền tảng cho chúng ta đặt niềm vững tin vào quyền lực nhận thức của chúng ta. Chính Darwin đồng ý thế. Viết cho một trong các bạn của ông, ông đau buồn liệu lý thuyết về sự tuyển chọn tự nhiên, nếu chúng ta chấp nhận nó nghiêm chỉnh và nhất quán, có thể không xói mòn lòng tín nhiệm thực sự mà chúng ta có trong khả năng của tâm trí chúng ta để hiểu và biết thực tế hay không. “Với tôi, sự nghi ngờ khủng khiếp luôn luôn nổi lên,” ông thú nhận, “cho dẫu niềm tin về tâm trí con người, tâm trí được phát triển từ tâm trí của súc vật thấp kém hơn, có một chút giá trị nào hay một chút đáng tín nhiệm. Có ai có thể tín nhiệm vào niềm tin của tâm trí một con khỉ, nếu có niềm tin nào trong một tâm trí như vậy?”x
Vậy sinh học tiến hóa, tòa kháng án cuối cùng của người theo chủ thuyết thiên nhiên khoa học, thì không đủ. Tâm trí phải là những gì hơn là một máy móc thích ứng nhằm xứng đáng với sự tín nhiệm của chúng ta. Khoa sinh học, nói cho cùng, đã chứng minh rằng nhiều thích ứng trong cuộc sống đơn thuần là những đánh lừa. Hoặc, như một loại suy đoán tiến hóa khác có thể tuyên bố, sự trỗi sinh tâm trí con người trong tiến hóa là kết quả của một loạt chuyện tình cờ. Tường trình này cũng không đủ để gợi ra niềm tin tưởng. Hơn nữa, khoa học xã hội đã cho thấy xu hướng thay đổi của văn hóa và xã hội không đầy đủ, ít nữa tự chúng, để đánh giá niềm tin tưởng chúng ta có trong tâm trí chúng ta để hiểu và biết những gì là đúng và những gì không. Theo cách diễn dịch thiên nhiên thuần túy, không có đủ lý do để tín nhiệm vào tâm trí chúng ta. Tôi có mọi lý do để tin rằng tâm trí chúng ta cũng tiến hóa nữa, và tôi hoàn toàn chấp nhận sinh học tiến hóa. Nhưng tôi cũng tín nhiệm vào tâm trí của tôi, và khoa học tiến hóa mà thôi không thể biện giải cho sự tín nhiệm đó. xi

tải về 287.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương