CÂu lạc bộ SÁng tác thơ – VĂn công giáO


THẦN HỌC VÀ SỰ TRUY TẦM CHÂN LÝ



tải về 287.18 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích287.18 Kb.
#1710
1   2   3   4   5

THẦN HỌC VÀ SỰ TRUY TẦM CHÂN LÝ

(Theology and the Quest for Truth)


Thần học có thể cung cấp một câu trả lời rất hay cho lý do tại sao chúng ta có thể tín nhiệm vào tâm trí chúng ta. Chúng ta có thể tín nhiệm vào chúng vì, trước mọi tiến trình của tìm hiểu lý trí hay thực nghiệm, mỗi người trong chúng ta, đơn giản với tư cách của hiện thân (being) hay hiện hữu (existing), đã được bao phủ bởi Hiện thân vô tận (infinite Being), Cứu cánh (Meaning), Chân lý (Truth), Sự Thiện (Goodness), và Vẻ Đẹp (Beauty). Chúng ta tỉnh giấc chi một cách chậm chạp và tối tăm trong môi trường sâu thẳm và giải thoát không đo lường được đó và chìm đắm trong đó mọi ngày của đời chúng ta. Chúng ta không thể tập chú đến nó, và chúng ta có thể thậm chí không chú ý đến nó một chút nào vì, như cá trong một dòng sông, chúng ta chìm ngập sâu thực sâu trong đó. Nhưng chúng ta có thể tín nhiệm vào khả năng của chúng ta tìm kiếm được cứu cánh, chân lý, sự thiện, và vẻ đẹp bởi vì các điều đó đã vẫy gọi và bắt đầu đưa chúng ta đi xa. Đức tin, nói cho cùng, là sự tán đồng trang trọng và sôi động lời mời gọi nghiêm trọng này.
Thế thì, làm sao chúng ta có thể biện minh cho lòng tin tưởng nhận thức của chúng ta? Không phải bằng cách nhìn lại một cách khoa học những gì tâm trí của chúng ta từ đó đã tiến hóa ra, điều đó có thể giúp thông tin, nhưng chỉ bằng cách nhìn về đàng trước hướng đến cứu cánh và chân lý vô tận hiện ra mờ nhạt khó bắt giữ ở chân trời. Chỉ đơn giản bằng cách vươn tới sự tràn đầy của hiện thân, chân lý, sự thiện, và vẻ đẹp, chúng ta đã nắm bắt được. Đó là nền tảng chân thực của lòng tin tưởng nhận thức của chúng ta, và đức tin và tín nhiệm cho phép chúng ta trước tiên được cuốn đến chân trời đó. Khi chúng ta giao phó chúng ta cho lời mời gọi của hiện thân và chân lý, tâm trí chúng ta đã được làm cho cao quí bởi sự tuyệt hảo của mục đích mà các điều đó chuyển động đến. Khi tâm trí chúng ta được cuốn hút đến chân lý, các tâm trí đó đã cùng chia sẻ những gì mà chúng đói khát. Đó là những gì cho tâm trí chúng ta niềm vững tin cần thiết để tìm kiếm chân lý.
Sự tín nhiệm không chối bỏ được tăng sức cho việc tìm kiếm nhận thức và chân lý không bày tỏ ra cho chúng ta trong lãnh vực ánh sáng hàng ngày của đối thể mà các nhà khoa học có thể tập chú vào được. Sự tín nhiệm này trỗi sinh từ các ngóc ngách sâu thẳm và dấu kín nhất của ý thức chúng ta, ở một tầm mức sâu thẳm mà chúng ta không bao giờ có thể đem vào trong sự tập chú rõ ràng vì chính hành động tập chú đó không thể xẩy ra mà không có sự tín nhiệm đó. Nhưng thậm chí nếu chúng ta không thể nắm bắt cứu cánh và chân lý trong một phương cách tuyệt đối và tận cùng, chúng ta có thể cho phép chúng nắm bắt chúng ta. Trong khi đầu hàng với cứu cánh và chân lý, chúng ta đang thực hiện một hành vi tôn giáo thiết yếu, hành vi mà thậm chí người vô thần cũng là một người dự phần không ý thức.
Đơn giản là khoa học không được trang bị để tìm ra hoặc loại bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là một giả thiết. Hơn nữa, thậm chí cho dẫu khoa học tự nó không thể lấy ra được bất cứ dấu vết rõ rệt nào về siêu nhiên, điều này không có nghĩa rằng Thiên Chúa hoàn toàn ở ngoài tầm của tâm trí. Ở tầm mức ngấm ngầm thông thường của nhận thức, cả người vô thần lẫn người hữu thần dự phần vào một đức tin chung. Cả hai tin rằng thực tế có thể hiểu được và chân lý đáng được tìm kiếm. Những gì thần học thêm vào là rằng sự hiện hữu của Thiên Chúa—nghĩa là, Hiện thân vô tận, Cứu cánh, Chân lý, Sự Thiện, và Vẻ Đẹp—cung cấp một biện giải đầy đủ cho niềm tin này, cũng như một câu trả lời câu hỏi tại sao vũ trụ lại có thể hiểu được như thế. Chẳng có gì khó coi trong việc bắt đầu tra vấn trí tuệ bằng cách tuyên xưng ngấm ngầm đức tin. Điều khó khăn, đúng là không hợp lý, là một nỗ lực che dấu đức tin này và, cùng lúc, từ khước tìm kiếm một biện giải thích đáng cho niềm tin đó.
Thần học, do đó, không cạnh tranh với khoa học bằng cách tìm kiếm chứng cứ để ủng hộ một giả thiết ti tiện về Thiên Chúa. Ngược lại, thần học—một từ tôi dùng theo nghĩa của một Barth hay Tillich—chống đối cách đúng đắn âm mưu của các người vô thần làm sụp đổ huyền nhiệm Thiên Chúa vào trong một loại các mệnh đề có thể cạnh tranh với, và rồi để thua cuộc, khoa học. Thần học đơn giản không phải chơi trò chơi lố bịch đó, cũng không phải hạ mình xuống tới tầm mức ngu xuẩn hàm ý trong các tranh biếm họa của các người vô thần. Dawkins và các đồng sự của ông tuyên bố rằng dẫn chiếu đến Thượng đế là không lý trí, nhưng những gì thực sự không lý trí là sự từ khước của họ trong việc tìm kiếm một lời giải thích cuối cùng cho lý do tại sao vũ trụ là có thể hiểu được, tại sao chân lý xứng đáng tìm kiếm, và tại sao chúng ta có thể tín nhiệm vào trí tuệ chúng ta khi chúng vươn tới nhận thức và chân lý sâu thẳm hơn.

Trần Hữu Thuần dịch

(Còn tiếp) Mời qúi độc giả đón xem TRANG VĂN số 07: Tại sao người ta tin?




i Harris, “Atheist Manifesto.”

ii Robert Bellah, Beyond Belief: Essays on Religion in a Post-traditional World (New York: Harper & Row, 1970), 254.

iii Flanagan, Problem of the Soul, 167-68.

iv “Surely they have heard the maxim that absence of evidence for God is not evidence of absence, but, if they have, they ignore it.”

v Victor Stenger, một nhà vật lý và người đề xuất ít thù nghịch của “chủ thuyết vô thần mới,” đã viết một cuốn sách với nhan đề God: The Failed Hypothesis: How Science Shows That God Does Not Exist. Như nhan đề nêu rõ ràng, cuốn sách này thêm chút ít vào lời tuyên bố của Dawkins mà tôi đang khảo sát trong chương này, và chỉ trích của tôi về Dawkins cũng áp dụng cả cho Stenger nữa.

vi Dennett, Breaking the Spell, 21, 55. Dennett chối bỏ rằng “sáng sủa” (bright) nghĩa là bề trên (superiority), nhưng rõ ràng ông hạ thấp quyền lực của ngôn ngữ.

vii Xem Michael Buckley, At the Origin of Modern Atheism (New Haven, Conn.: Yale University Press, 1987).

viii Tooth fairy: Một niềm tin của trẻ em Âu Mỹ rằng khi các răng sữa rụng, có bà tiên sẽ đến cất lấy. Cha mẹ thường nói như vậy để các em bớt đau đớn khi rụng răng. Người châu Á không có chuyện này (nd)

ix Homes Rolston III, Science and Religion: A Critical Survey (New York: Random House, 1987), 336.

x Charles Darwin, thư cho W. Graham, 3 tháng 7, 1881, trong The Life and Letters of Charles Darwin, bản Francis Darwin (New York: Basic Books, 1959), 285.

xi Để thảo luận rộng rãi hơn, xin xem cuốn sách của tôi Is Nature Enough? Meaning and Truth in the Age of Science (Cambridge: Cambridge University Press, 2006).



Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn


tải về 287.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương