CÂu lạc bộ SÁng tác thơ – VĂn công giáO



tải về 287.18 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích287.18 Kb.
#1710
1   2   3   4   5

Tâm linh:

 

Còn về tâm linh thì sao? Cái tâm lý bám sát quá khứ cũng khiến cho người cao niên trở nên cố chấp và máy móc trong sinh hoạt tâm linh của họ. Phải lần 150 kinh Mân Côi mỗi ngày. Phải đi lễ mỗi ngày. Phải đọc kinh này, kinh khác mỗi ngày. Nếu như vì lý do nào đó không làm những việc ấy là mắc tội bỏ đạo, là mất linh hồn... Và điều này khiến cho con cháu rất sợ gần gũi ông bà, cha mẹ lớn tuổi và không muốn đề cập đến vấn đề tâm linh với họ.



 

 

Kết luận:

 

Vậy là con cháu khi phải lo lắng, săn sóc và giúp đỡ ông bà, cha mẹ và người thân lớn tuổi chúng ta phải làm gì?



 

1. Chúng ta phải ý thức rằng mình phải rất bình tĩnh và tập cho mình đôi tai “thích” nghe thay vì đôi tai “phải” nghe những chuyện quá khứ. Tâm lý tích cực này sẽ giúp chúng ta không bị phản ứng khó chịu và bực bội mỗi khi phải nghe những câu chuyện được kể đi, kể lại. Hoặc những đòi hỏi mà chúng ta tưởng là không thực tế của những người mà chúng ta đang săn sóc và phụng dưỡng.

 

2. Chấp nhận thực tế. Chúng ta phải chấp nhận điều này là mình sẽ không bao giờ đổi được suy tư và lối sống của ông bà, cha mẹ hay người thân cao niên của mình. Không chấp nhận tâm lý này sẽ tạo cho chúng ta rất nhiều khó khăn vì bất đồng giữa mình và ông bà, cha mẹ, và người thân cao niên. Thực tế đã cho biết, nhiều người chăm sóc người già cả, cao niên lại chết trước những người mà họ chăm sóc do sức ép và dồn nén về mặt tâm lý.



 

3. Một hiện tượng nữa đang làm cho giới già và trẻ của người Việt hải ngoại gặp những khó khăn, đó là truyền thống gia đình và việc gửi cha mẹ, ông bà vào những viện dưỡng lão. Mặc dù phần đông con cháu Việt Nam vẫn duy trì việc nuôi dưỡng cha mẹ hay ông bà ở nhà, nhưng đây là một điều mà chúng ta cũng cần phải đặt ra để chuẩn bị tâm lý khi phải gửi cha mẹ hay ông bà vào viện dưỡng lão. Làm sao giữ trọn đạo hiếu, và làm sao để cuộc sống không gặp phải những giằng co, phân rẽ do việc nuôi dưỡng cha mẹ lúc về già tại gia đình.

 

4. Hơn tất cả, và đây là điều khiến chúng ta phải lưu ý là nhìn tuổi thọ như một hồng ân Thiên Chúa ban: “Tuổi già đầu bạc thì đáng kính”. Ðiều này sẽ cho chúng ta một cái nhìn tích cực để chu toàn được giới luật “hãy thảo kính cha mẹ”.  



 

Chính do tình yêu mà họ đem chúng ta vào đời, những người này khi họ đã về chiều và không tự mình làm gì để săn sóc cho mình được nữa. Lời Sách Huấn Ca: “Hết lòng tôn trọng cha con, và đừng quên những cơn đau đớn của mẹ. Hãy nhớ rằng nhờ họ con đã sinh ra, làm sao báo đền được điều họ cho con.” (Huấn Ca 7: 27-28)


Trần Mỹ Duyệt


NHỮNG CON THIÊN NGA

BÊN BỜ HẠNH PHÚC

Tùy bút của Hà Tường Vy

(Riêng tặng những ai còn mẹ. Và để ghi nhớ tình thương yêu của cha mẹ trong ngày hiền mẫu, 9 tháng 5 năm 2010.)

 

 



Chiều về, những tia nắng cuối còn sót lại đang cố gắng xuyên mình qua những tàn cây dầy đặc tỏa ra những chuỗi sắc mầu sặc sỡ như những chiếc quạt khổng lồ đan lát khắp công viên. Giữa công viên là hồ nước trong xanh phản chuối những áng mây đang lãng đãng rủ nhau về chân trời vô tận, để lại trong lòng khách vãng lai những cảm giác thoải mái, bồng bềnh. Thinh không yên tịnh. Công viên lắng đọng và thanh bình. Thỉnh thoảng chỉ nghe vài tiếng chim kêu gọi đàn, hoặc tiếng khấy nước của mấy con cá tìm mồi dưới mặt hồ.

 

Tân ngồi một mình trên chiếc ghế đá, tận hưởng những giây phút thanh bình sau một ngày dài vất vả với đống việc chồng chất trong sở làm. Xa kia một thiếu nữ đang ngồi trên thảm cỏ trong tư thế thiền. Nàng nhắm mắt, hai tay để trên hai đầu gối. Toàn thân không nhúc nhích. Chắc lúc này tâm trí nàng cũng đang bồng bềnh trong cõi hư ảo, để cho cái sắc sắc, không không làm tan hòa những cuốn hút của sắc dục, của tham, sân, si. Và để cho lòng nàng trở nên yên hàn, sâu lắng. Quanh đây đó, một vài cặp tình nhân tay trong tay tản bộ quanh hồ. Hình như họ đang hạnh phúc lắm. Và hình như họ muốn tận hưởng những giây phút thần tiên ấy một cách trân quí, vì sợ rằng nếu để vuột mất, nó sẽ trở thành một luyến tiếc và hối hận. Qua những cử chỉ ấu yếm họ dành cho nhau, Tân cũng đoán được phần nào cái thu hút mãnh liệt, và sự quyến luyến gọi mời của tình yêu.



 

Bỗng dưng tiếng những con thiên nga đã khua động và xé rách bầu khí thinh lặng của một góc công viên. Những tiếng kêu gay gắt, và thách đố. Hình như chúng đang gặp những thử thách lớn mà bản năng tự vệ bảo chúng phải nhào lên, nếu cần phải tranh đấu để sống còn. Hoặc hơn nữa nếu phải hy sinh để bảo vệ đoàn con của chúng.

 

Thật vậy, quay lại phía có tiếng động, Tân thấy hai gia đình thiên nga, mỗi một gia đình gồm bố mẹ và 5 con nhỏ. Chúng cũng đang tản bộ hướng về bờ hồ, và đối thủ mà chúng nghĩ rằng có thể làm cản bước tiến, hay tệ hơn là làm hại những đứa con nhỏ bé của chúng là một cặp vợ chồng và con chó nhỏ. Con chó nhỏ gầm gừ định tiến lại gần những con thiên nga con. Ngược lại, hai đôi bố mẹ thì bằng mọi giá cố gắng bảo vệ đoàn con của chúng bằng những tiếng gầm thét và bằng những cái cổ dài vươn tới con chó nhỏ.



 

Hình ảnh những con thiên nga đang cố gắng bảo vệ cho con chúng, và hình ảnh những con thiên nga con rất vô tư, đơn sơ đang quấn quít bên bố mẹ chúng đã làm tan loãng những ý nghĩ về cuộc đời, về tình yêu đang vừa mới chớm nở trong tâm trí Tân, kéo chàng về một suy tư mới. Chàng tự hỏi tại sao những con thiên nga kia chúng thương con chúng đến thế. Tại sao chúng lại sẵn sàng chiến đấu, và có thể là nguy hiểm đến tính mạng để bảo vệ cho đoàn con nhỏ của chúng. Ai đã dậy chúng cái cảm tình thiêng liêng cao cả đó.

 

Những hình ảnh ấy lại gọi mời ký ức chàng về với những chương trình truyền hình mà chàng thỉnh thoảng vẫn xem về cuộc sống dã thú ngoài hoang dã tại Phi Châu, trong đó có những cảnh săn mồi nuôi con của những loài thú như sư tử, cọp, báo... và những con mồi của chúng là những con nai, ngựa, hoặc chồn, cáo. Nhìn những con vật bị bắt ăn thịt, Tân thấy xúc động, và bồi hồi. Chàng thầm nghĩ, để bảo vệ đàn con, hẳn rằng cũng đã có những con thiên nga bố hoặc mẹ đã phải chết dưới nanh vuốt của những loài thú dữ hơn và mạnh hơn.



 

Dòng chảy của tư tưởng lại dẫn chàng nghĩ tới những thai nhi bị giết vì tệ nạn phá thai. Ðiều mà chàng vẫn cho rằng đó là một vết đen to lớn của lịch sử nhân loại trong cái nền văn hóa sự chết hiện nay. Trong đầu óc Tân hiện về hằng triệu triệu thai nhi đã bị giết, đã không một lần nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Con số đã lên đến hằng chục triệu mỗi năm. Các em bị chết, bị giết bởi chính cha mẹ mình. Chính cha mẹ các em đã không muốn các em có mặt trên cõi đời này vì sợ rằng sự có mặt của các em sẽ làm cản trở những bước ăn chơi, sa đọa, và buông túng của họ. Vì sợ rằng sự hiện diện của các em sẽ làm giảm bớt, chia chác cái hạnh phúc nhất thời mà họ đang lao vào như những con thiêu thân trước ánh sáng mời gọi của đam mê, dục vọng. Và các em đã bị giết chết bằng nhiều cách rất tàn nhẫn và khủng khiếp. Em thì bị cắt nát từng mảnh. Em thì bị kìm kẹp nát đầu, vọt óc mà chết. Có em phải uống thuốc độc mà chết. Nhiều em còn thiếu may mắn hơn, sau khi đã chết còn trở thành món ăn cho những kẻ đã giết hại mình. Người ta đã ăn thịt các em.

 

Tân nghe như những tiếng kêu gào, đau đớn của hằng triệu triệu thai nhi ấy. Vì một em bé trong lòng mẹ sau 20 tuần lễ của cuộc sống là em đã biết đau đớn và quằn quại vì đau đớn. Và như vậy, thì những tiếng nấc oan nghiệt của các em đang vang vọng thấu trời xanh, và còn mạnh mẽ hơn tiếng bom đạn, tiếng súng nổ.



 

Tiếng những con thiên nga hay tiếng kêu gào của đoàn trẻ thơ vô tội đang xoáy vào tim óc, khiến Tân đưa tay bịt lại hai tai của mình như cố gắng ngăn chặn những tiếng kêu ai oán ấy. Chàng nhắm mắt lại không muốn nhìn cái cảnh hạnh phúc của những con thiên nga con đang được may mắn có cha mẹ bao bọc. Tâm hồn chàng bỗng chùng xuống đầy xúc động và cảm thấy kinh hoàng. Chàng tự nhiên thấy mình thật hạnh phúc. Hạnh phúc vì sự sống mà cha mẹ chàng ban cho chàng. Hạnh phúc vì được cha mẹ yêu thương và bao bọc chàng. Thương yêu và săn sóc. Cha chàng đã về bên kia thế giới, nhưng mẹ chàng vẫn còn đó, và vẫn yêu thương, coi chàng như một thằng bé Tân thuở nào.

 

Mặt trời đã khuất sau chân trời mờ xa. Màn đêm đang dần về, không khí bắt đầu xe lạnh. Và tiếng côn trùng đã bắt đầu trổi lên quanh chàng báo cho chàng biết cần phải về nhà. Cơn gió thoảng lùa vào tóc, phà hơi mát vào mặt chàng và đánh thức chàng. Tân đưa tay vuốt nhẹ mái tóc, và ôm đầu lầm lũi ra xe trở về.



 

Những áng mây bồng bềnh phiêu du trên nền trời trong xanh. Những tia nắng vàng xuyên qua cành cây, kẽ lá. Những đôi tình nhân tay trong tay thầm thì lời yêu đương. Những tiếng chim kêu gọi đàn. Tất cả đã để lại một nét đẹp tuyệt vời trong vùng trời ký ức. Nhưng có lẽ theo Tân, chỉ có những con thiên nga nhỏ kia mới phô diễn được nét hạnh phúc, vô tư nhờ vào tình cha nghĩa mẹ của chúng. Bất giác chàng thở dài: Vậy thì hằng chục triệu thai nhi bị giết mỗi năm chúng không có cha mẹ? Chẳng lẽ các em lại bất hạnh hơn những con thiên nga nhỏ bé bên bờ hồ kia đó sao? Tại sao cha mẹ các em lại không cho các em một cơ hội làm người? Tội lỗi! Tội lỗi! Thật là tội lỗi!!!


Hà Tường Vy

MẸ ƠI! CON THƯƠNG MẸ

Linh Xuân Thôn
Một cậu bé chạy đến bên bà mẹ đang chuẩn bị bữa ăn tối, cậu đưa cho bà một tờ giấy với hàng chữ cậu mới viết. Sau khi lau tay, bà mẹ cầm tờ giấy lên đọc :

- Cắt cỏ: $ 5.00

- Dọn dẹp phòng của con trong tuần: $ 1.00

- Ra tiệm mua đồ cho mẹ: $ 2.00

- Đổ rác: $ 1.00

- Dọn dẹp ngoài sân: $ 2.00

- Rửa chén bát: $ 2.00

- Tổng cộng : $ 13.00
Bà mẹ liếc nhìn đứa con đứng bên cạnh. Bà lấy cây viết, lật ngược tờ giấy lại và viết:

- Chín tháng mười ngày cưu mang trong bụng: Không tính tiền .

- Lúc con bệnh, mẹ lo lắng săn sóc cho con: Không tính tiền.

- Những đêm mẹ thức khuya chăm sóc và cầu nguyện cho con: Không tính tiền .

- Những đồ chơi, quần áo, thức ăn, nước uống mẹ cho con: Không tính tiền .

- Mẹ chỉ dạy và lo cho con học hành : Không tính tiền .

- Và Tình yêu của mẹ dành cho con: Không tính tiền .
Cậu bé đọc xong, nước mắt rơi trên má, cậu nhìn vào mắt mẹ và nói:

- Mẹ ơi, Con thương mẹ…

***

Bạn thân mến, Hằng năm cứ vào Chúa Nhật thứ hai trong tháng 5, người dân nước Mỹ lại kỷ niệm ngày Hiền Mẫu, ngày nhớ ơn mẹ: nhớ về ơn cưu mang sinh thành dưỡng dục; nhớ về tình yêu thương bao la, sự hy sinh cao cả của các bà mẹ dành cho con cái….

Trong ngày Hiền mẫu, chắc hẳn đã có những cuộc sum họp vui chơi ăn uống trong gia đình bên cạnh người mẹ thân yêu. Chắc hẳn đã có những cú phone của những người con xa nhà gọi về cho mẹ với những lời yêu thương thăm hỏi. Chắc hẳn đã có những cuộc thăm viếng, những bông hoa, những gói quà gởi đến mẹ để nói lên lòng tri ân, tình yêu thương đáp trả và sự quan tâm săn sóc của những người con dành cho mẹ …

Trong số những người mẹ hạnh phúc đó, cũng còn có biết bao các bà mẹ bất hạnh bị bỏ quên trong cuộc đời ….Có bà mẹ đang sống những ngày cuối đời trong cô đơn u buồn ở các viện dưỡng lão, có bà mẹ đang lê lết cuộc sống trong thân xác bệnh hoạn ở các nursing home. Các bà mẹ này sau 1 đời hy sinh cho con cái, họ vẫn còn tiếp tục hy sinh trong tuổi già sức yếu, họ vẫn còn đang sống nhưng dường như đối với con cái, họ có vẻ như là người đã chết rồi …. Trong nỗi cô đơn bất hạnh đó, họ thèm 1 lời thăm hỏi, họ thèm 1 câu nói yêu thương :



Thương mẹ đi

Lúc nầy đây mẹ còn đang sống

Đừng đợi chờ ngày mẹ khuất bóng

Khắc lời ngọt ngào trên đá vô tri

Lời thật ngọt nhưng đá thì lạnh lắm !!!

Nếu đang nghĩ đến mẹ : những lời dịu dàng đầm ấm,

Nói đi con, đừng đợi khi mẹ ngủ yên

Giấc ngủ ngàn năm cõi chết vô miên

Mẹ sẽ chẳng còn được nghe con nữa!

Và con ơi ! chút tình yêu nhỏ bé

Cho mẹ đi, lúc còn ở thế gian

Biết không con, dù một chút muộn màng

Đối với mẹ, ôi vô vàn trân qúy ...

(Người mẹ vô danh)
Khi nói đến công ơn sinh thành dưỡng dục của người mẹ trần thế, chúng ta cũng không thể không nhắc đến người mẹ trên trời: Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và cũng là mẹ của mỗi người tín hữu.
Ngày 13 tháng 5 năm nay là ngày kỷ niệm 90 năm (13/5/1917 - 13/5/2007) ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên với 3 trẻ chăn chiên tại một làng quê nghèo Fatima trong nước Bồ-Đào-Nha. Trong tất cả các lần hiện ra, Mẹ đã nhắn nhủ mời gọi mỗi người chúng ta “ Hãy cải thiện đời sống ” “ Hãy siêng năng lần hạt mân côi ”
Vào năm 1981, cũng vào ngày 13 tháng 5 tại quảng trường thánh Phêrô, Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II bị mưu sát bởi 1 tay súng chuyên nghiệp có tên là Ali Agca. Ngày và giờ của cuộc mưu sát tại quảng trường thánh Phêrô trùng hợp với ngày và giờ của cuộc hiện ra tại Fatima. Quả là sự trùng hợp bí ẩn nhiệm mầu. Cuộc mưu sát đã được chuẩn bị rất chu đáo bởi 1 tay súng chuyên nghiệp, nhưng cuộc mưu sát đã không làm hại được giáo hoàng. Viên đạn đã đâm vào ngực của ngài, nhưng nằm cách quả tim vài centimét.
"Trong tất cả những gì xảy ra cho cha vào ngày hôm ấy, cha cảm nghiệm rõ ràng có bàn tay che chở, có sự lưu tâm đặc biệt của Hiền Mẫu Thiên Quốc. Đức Mẹ minh chứng rõ ràng rằng Đức Mẹ mạnh hơn viên đạn có sức giết người!"
Đó là 1 câu ngắn trong tâm tình cảm nghiệm của đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II khi nói về cuộc mưu sát. Còn tay súng giết mướn thì nghĩ gì? Chắc hẳn anh ta đã hiểu được rằng: Vượt lên trên khả năng giết người của mình, còn có một quyền lực khác lớn mạnh hơn nhiều!!!

***

Lạy Chúa, Năm tháng hạnh phúc nhất đời con là những năm tháng con được nằm trong vòng tay yêu thương ấp ủ của người mẹ. Xin cho con luôn biết trân trọng và mang trong lòng tâm tình biết ơn là con có mẹ : Mẹ trần thế và Mẹ Thiên Quốc. Amen
Linh Xuân Thôn

CÁNH CỬA KHÔNG BAO GIỜ KHÓA

R. Veritas

"Cánh cửa không bao giờ khóa", đó là tựa đề của câu chuyện có thật mà văn sĩ Robert Stain đã kể lại.

Câu chuyện xảy ra tại nước Scotland về Cristout một cô gái quê trẻ. Cô ta cảm thấy chán chường trong cuộc sống gia đình nề nếp. Cô đến thưa với cha mẹ:

- Con không muốn tin ông trời của cha mẹ. Con quyết định ra đi khỏi nhà.

Thế là cô bỏ nhà ra đi. Tuy nhiên, chẳng bao lâu cô bị người ta chê cười và ruồng bỏ vì không tìm được việc làm, cô đã phải làm nghề đứng lề đường bán thân nuôi miệng. Thời gian trôi qua, cha cô đã qua đời trong sự buồn chán và xấu hổ vì đứa con gái hư đốn của mình. Mẹ cô ngày một già nua. Còn cô thì mỗi ngày một sa đọa trong lối sống hư đốn của mình.

Sau đó bà mẹ cũng bặt tin con. Rồi tin đồn về cuộc sống xấu xa của con gái. Bà đã đi tìm con khắp thành phố. Bà đến từng nhóm cứu trợ với lời thỉnh cầu:

- Làm ơn cho tôi treo tấm hình này.

Ðó là tấm hình của bà đang mỉm cười kèm theo dòng chữ: "Mẹ vẫn mãi yêu con. Mẹ mãi chờ con. Về nhà với mẹ đi con, con gái của mẹ".

Vài tháng sau đó, một ngày nọ cô gái đến chỗ một toán cứu trợ nhận bữa ăn tối. Cô chẳng màng chi đến những lời khuyên răn của những người hữu trách. Lơ đễnh nhìn tờ thông báo cô chợt nhận ra tấm hình của mẹ cô với hàng chữ đầy thương mến như nài van cô hãy trở về với bà, cô vội đứng lên xem rõ bức ảnh và cô bật khóc.

Khi trời đã nhá nhem tối, cô quyết định trở về nhà nơi cô đã ra đi từ lâu. Về tới nhà thì trời cũng vừa hửng sáng. Cô sợ hãi khép mình bên cánh cửa và băn khoăn không biết phải nói lời nào với mẹ. Nhưng rồi cô quyết định khẽ gõ cửa, cô nhận ra cánh cửa chỉ khép lại chứ chưa khóa. Cô nghĩ chắc có trộm vào nhà. Lo lắng, cô chạy vội tới giường ngủ của mẹ và thấy bà vẫn đang ngủ yên. Cô đánh thức mẹ và thưa:

- Mẹ ơi, con đã về.

Bà vùng chỗi dậy như không tin ở mắt mình. Nước mắt lăn dài trên gò má đã hom hem của bà, bà vội ôm chầm lấy cô con gái như sợ cô sẽ vuột mất. Cô gái cố bình tĩnh nói với mẹ:

- Mẹ ơi, con lo quá, cánh cửa không khóa, nên con tưởng ăn trộm đã mở cửa để lẻn vào nhà mình.

Bà mẹ dịu dàng nói:

- Không phải vậy đâu con. Từ ngày con đi thì cánh cửa nhà mình chẳng bao giờ khóa cả.

*****

Thế giới có biết bao những bài hát, lời thơ, những câu ca dao, câu hò câu ví, những câu chuyện nói về tình mẹ. Và đối với người Việt Nam chúng ta thì tình mẹ càng thể hiện cách đậm đà và khắng khít hơn, bởi tình mẹ bao giờ cũng tinh tuyền, vô vị lợi, diễn tả gần hết tình yêu tinh ròng của Thiên Chúa. Nhận ra tình thương của người mẹ đã sinh ra chúng ta, chúng ta cũng được mời gọi sống quảng đại và yêu thương hơn. Có nghĩa là tâm hồn chúng ta luôn rộng mở để đón nhận người khác như cánh cửa phòng sẽ không bao gờ đóng để đón chờ người con hoang trở về.

Một trong những yếu tố nổi bật của tình yêu và cũng là con đường dẫn chúng ta đến tình yêu đích thực là biết tha thứ và chấp nhận những khác biệt của tha nhân. Những khác biệt đó có thể bao gồm cả những ưu điểm lẫn khuyết điểm, nhưng những ưu khuyết điểm này không thể nào trở thành những hố sâu ngăn cách con người, nếu con người tự do đón nhận những khác biệt của người khác. Biết rằng đây là điều căn bản để tiến vào thế giới của yêu thương, nhưng cũng là đoạn đường cam go nhất mà chúng ta phải bước qua. Nhưng chúng ta tin rằng Chúa đã đi qua đoạn đường này rồi và Ngài tiếp tục đi bước trước để dẫn chúng ta đi sau, để chúng ta giảm bớt thái độ dè dặt và mạnh dạn bước đi, để chúng ta nhìn về phía trước, bám chặt vào Chúa Giêsu và phó thác nơi Ngài. Với sức mạnh của Thánh Thần Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ đạt đến bến bờ của tình yêu chân chính và hoa trái đích thực của nó là lòng quảng đại vị tha.

Lạy Chúa,

Xin dẫn chúng con bước theo đường lối Chúa.

R. Veritas

Ý NGHĨA CỦA MỘT GIẤC MƠ

Vũ Thủy
Đêm qua tôi vừa nằm mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, tôi trở lại là một cô bé khoảng 13, 14 tuổi đang ngồi học bài. chợt tôi ngước nhìn lên qua cửa sổ, xa xa là cánh đồng lúa chín, xa hơn nữa là khu rừng rậm rạp, trong khu rừng ấy có một đám lửa khổng lồ đang tiến dần về phía rẫy lúa chín rộ của gia đình mình. Tôi sợ hãi khủng khiếp, lòng quặn đau thắt vì nỗi lo cháy hết lương thực thì lấy gì mà ăn. Tôi chạy lại gần cửa sổ, nhoài người ra khỏi khung cửa và cầu cứu:
-Chúa ơi, xin cho mưa đổ xuống trên cánh đồng lúa của con!
Tự nhiên tôi thấy mình bình tĩnh lạ thường và lại tiếp tục học bài, trong khi mắt tôi vẫn nhìn qua cửa sổ. Lạ lùng thay, khi đám lửa khổng lồ đến gần rẫy lúa của gia đình tôi thì một cơn mưa rào ập tới. Đám cháy tắt ngúm, bầu trời trở nên quang đãng.
Rồi lại có đám lửa khổng lồ từ xa tiến đến nhanh một cách khủng khiếp như muốn nuốt chửng rẫy lúa nhỏ nhoi của tôi. Khi nó đến sát rẫy lúa, cơn mưa rào thứ hai lại ập xuống làm nó tắt ngúm. . . Lúc ấy tôi thấy có nhiều người chạy qua chạy lại phía trước, xôn xao bàn tán về đám cháy, tôi la lớn:
-Chúa đã cứu giúp chúng tôi, Chúa đã cho cơn mưa đổ xuống đúng lúc để cứu chúng tôi!
Mọi người tỏ vẻ hoài nghi nhưng tôi vẫn khẳng định với họ như vậy lần thứ hai. . .
Tôi bừng tỉnh và nhận ra mình vừa trải qua một giấc mơ. Tôi bấm đồng hồ và nghe báo giờ lúc ấy là 3g15 sáng, tôi nhớ lại những chi tiết trong giấc mơ và tự hỏi tại sao mình lại mơ thấy điều ấy. Tôi chợt nhớ lại một điều không hẳn là tương tự như thế nhưng có lẽ Đức Mẹ đã nhắc nhở tôi điều gì chăng?
Tôi nhớ lại một chuyện đã xảy ra với mình vào khoảng đầu năm 1998, thời gian ấy tôi thường ở nhà một mình vì mọi người đều bận công việc. Hôm ấy, khoảng 10 giờ sáng tôi nhận được phôn của em gái tôi gọi từ chợ Tân Bình về báo cho tôi hay:
-Chị Thủy ơi, nhà trẻ Anh Đào ở gần nhà mình bị cháy rồi! Chị lo chạy đồ đạc đi!

Tôi bật cười, bảo nó:


-Trời ơi, thân tao còn lo chưa xong mà còn kêu tao chạy đồ đạc nữa!
Lúc ấy tôi cho rằng nhà trẻ đó cách xa nhà mình nên chẳng đáng lo, tôi bảo đứa em gái:
-Ui, nó cách nhà mình xa , không sao đâu!
Một bà chị tôi đang buôn bán ở ngoài chợ Tân Bình cũng phôn về báo tin ấy. Chị cảm thấy khó xử vì không thể bỏ hàng đó mà về. Tôi đã trấn an chị ấy là chẳng có gì đáng lo ngại. Thế nhưng khi gác điện thoại xong, tôi bắt đầu cảm thấy một nỗi sợ hãi ghê gớm, nghĩ bụng nếu như đám cháy ấy người ta không cứu được, nó cháy lan đến đây thì sao? Tôi đi ra sân trước nghe ngóng rồi lại đi vào sân sau, tim đập thình thịch và bắt đầu nghĩ cách nào để thoát thân nếu điều ấy xảy ra. Nhà tôi lại nằm ở cuối một con hẻm cụt, nghĩ tới nghĩ lui, tôi thấy mình không có khả năng chạy một mình, vì lúc ấy tôi chưa thích nghi với đời sống của một người mù cho lắm. Nghĩ đến hàng xóm, nhà nào nhà nấy đóng cửa kín bưng gọi cũng chẳng ai để ý. Tôi lên sân thượng nghe ngóng, chung quanh vẫn bình thường chẳng có gì nhốn nháo cả, vậy mà sao tim tôi đập dữ dội? Tôi cứ nghĩ đến cảnh cháy nhà lan tới đây. . . cảm thấy nỗi lo sợ và bất lực dâng lên khủng khiếp.

Tôi còn nhớ như in lúc ấy mình đang đứng trên sân thượng, nắng chang chang làm rát cả mặt, nỗi lo sợ khiến đôi chân run lẩy bẩy; không biết làm gì hơn, tôi thầm thĩ:

"- Mẹ ơi, xin Mẹ cứu con, con bất lực và cô đơn lắm!"

Vừa mới dứt câu tôi chợt nhận thấy những giọt nước mưa rơi trên mặt, trên hai cánh tay mình. Một cơn mưa rào tuy không lớn lắm nhưng nó đủ để tôi cảm thấy một điều rất hệ trọng. Tôi vừa cầu xin thì Đức Mẹ đã can thiệp rồi vì trời mưa thì đám cháy sẽ được dập tắt. Ngay lúc ấy, tôi lại nhận được điện thoại:


-Chị Thủy ơi, nhà trẻ hết cháy rồi!
Nếu như tôi nói đấy là một phép lạ mà Đức Mẹ đã làm cho tôi có lẽ nhiều người sẽ cho rằng tôi nói chuyện vớ vẩn. Nhưng tôi khẳng định chắc chắn Đức Mẹ đã luôn ở bên tôi và nghe lời cầu xin của tôi. Tôi tin chắc một điều cuộc đời tôi cho đến hôm nay, phép lạ đã xảy ra hàng ngày đối với tôi. Vì thế sau giấc mơ vừa rồi, tôi nhất định phải viết ra phép lạ Đức Mẹ đã làm cho tôi 10 năm về trước.
24/10/2008

Vũ Thủy

NHÌN TRỜI

(Suy niệm về ý nghĩa Chúa lên trời)

Trần Mỹ Duyệt

 

Ðối với tôi, những giây phút một mình lặng nhìn lên bầu trời vào một buổi tối thanh quang ở khu vườn sau nhà, hoặc trên một bãi biển vào một đêm trăng rằm mang lại những giây phút trầm lắng và suy nghĩ rất đặc biệt. Nó cho tôi một cảm giác hết sức đặc biệt; và đặc biệt hơn cả, là tâm trí tôi bị choán ngợp bởi muôn vì tinh tú đang lấp lánh trên nơi cao thẳm mà tầm nhìn của tôi không bao giờ vươn tới được. Và suy nghĩ của tôi bị khựng lại với những hiểu biết giới hạn của mình để rồi phải đi đến kết luận là: Ôi mầu nhiệm thay, công cuộc của tay Chúa. Trời đất bao la đang rao truyền công trình sáng tạo và sự hiện diện của Ngài.



 

Thật vậy, mỗi lần suy nghĩ đến đây, tôi lại thấy tư tưởng của Pascal rất đúng và rất chí lý: “Khoa học nông cạn làm ta xa Chúa, và khoa học tinh thông làm cho ta gần Chúa”. Cái nông cạn của lý trí và cái tinh thông của Ðức Tin chính là điều có thể khiến con người đi tới sự từ chối, hoặc khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa quanh vũ trụ bao la do tay Ngài sáng tạo.

 

Cho đến hôm nay, khi khoa thiên văn học với những viễn vọng kính tôn tân như Viễn Vọng Kính Hubble được phóng lên quỹ đạo trái đất cách xa 360 dặm vào năm 1990, đang cho thấy con người và trí khôn con người không là chi trước vũ trụ bao la, vỹ đại xem như vô tận này. Và lời Thánh Kinh được trích dẫn trong Thánh Lễ Thăng Thiên cần được đem áp dụng vào tầm nhìn thực tế này, để giúp chúng ta đưa tầm nhìn của mình vào với cái nhìn của Ðức Tin. Thánh Luca ghi lại biến cố thăng thiên với những dòng đơn sơ: “Trong khi Ngài chúc lành cho họ, Ngài rời khỏi họ và được đưa về trời” (Luca 24:51). Về trời để làm gì?



 

Nói theo văn chương nhân loại, thì Chúa Giêsu sau khi đã hoàn tất sứ mạng được Chúa Cha trao phó ở trần gian, và với thời gian 33 năm xa nhà, hôm nay Ngài hồi hương với chiến thắng phục sinh của mình: “Ngài được đưa về trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (Máccô 16:19).

 

Lên trời. Ngự bên hữu Thiên Chúa. Ðó cũng là giấc mơ của tôi và của mọi người thiện tâm. Nhưng trời là gì? Mấy ai đã lên trời để biết được sinh hoạt ở trên đó như thế nào. Và mấy ai đã lên trời để biết được nó như thế nào? Có chăng, theo quan niệm chung thì trời là một nơi mà ở đó con người mới thực sự được hạnh phúc, được trút bỏ mọi tục lụy, đau khổ, buồn rầu, và nhất là sự chết.



 

Nơi thiên cung cao thẳm ấy, nơi mà mọi đau khổ, khóc lóc, bệnh tật, chiến tranh, tàn ác, khủng bố không hề bén bảng đến được. Nơi mà thanh bình, công bằng, và mọi ước muốn chính đáng tốt lành của con người đều được toại nguyện. Nơi nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô.

 

Cũng từ nơi cao xanh ấy, điều mà những ước mơ của con người nơi cõi đời này không thể hoàn chỉnh, thì ở đó nó sẽ trở thành hiện thực, và còn hơn thế nữa. Thánh Phaolô đã viết cho giáo đoàn Côrinthô những dòng này: “Ðiều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng trí không hề tưởng tượng, đó là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người.” (1 Cor 2:9).



 

Thánh Gioan, với đôi mắt phượng hoàng huyền nhiệm đã nhìn trời với nét đẹp lộng lẫy qua sức cuốn hút của nó bằng một tầm nhìn tâm linh: “Và tôi là Gioan nhìn thấy thành thánh, Giêrusalem mới từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống, được trang bị như tân nương ra đón tân lang của mình.” (Khải Huyền 21:2)

 

 

Chúa Giêsu lên trời. Còn tôi đứng nhìn trời. Hình ảnh được cất nhắc lên cao của Ngài nhắc tôi về những ý nghĩa cao thượng, trong sáng, và thánh thiện. Nó đem tâm hồn tôi, cuộc sống tôi lên cao thoát khỏi vòng tục lụy và những ràng buộc của thế tục. Nó cũng nhắc nhở tôi về cùng đích của cuộc đời khi mà tôi chấm dứt cái sứ mạng được trao phó cũng như Ngài đã chấm dứt sứ mạng của Ngài.



 

 

Giáo Hội khi suy ngắm về mầu nhiệm Chúa về trời đã dậy con cái mình: “Hãy suy ngắm những sự trên trời”. Suy ngắm những sự trên trời là nhìn vào con người vật chất chóng qua để đưa rước tâm hồn vào với lối sống của con cái Chúa. Là suy ngắm về số phận đời đời của mình.



 

Nhìn trời. Có bao giờ bạn dành cho mình một vài giây phút thanh vắng để cho tầm nhìn của bạn vươn cao khỏi vật chất và cuộc sống tạm bợ đời này không? Nếu chưa, thì bạn hãy thử đi. Tầm nhìn bạn sẽ cao hơn và tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn, và bạn sẽ không bị chôn bám vào cái thế giới hư ảo chóng qua và cuộc sống tạm bợ này: “Thứ Năm thì ngắm Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.”


Trần Mỹ Duyệt


tải về 287.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương