CÂu lạc bộ SÁng tác thơ – VĂn công giáO



tải về 287.18 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích287.18 Kb.
#1710
1   2   3   4   5

THEO VẾT CHÂN MẸ


Bồ Câu Trắng
Con chim nó hót trên cao

Nếu không có mẹ làm sao có mình

Con chim nó hót trên cành

Nếu không có mẹ thì mình làm sao ?”
Mấy câu thơ trên, nói lên sự cần thiết của một ngưòi mẹ, đến nỗi danh ngôn Pháp phải thốt lên một câu: “ Nhà không có mẹ như xác không có hồn vậy”.

Không có mẹ, người con cảm thấy thiếu thốn, thiếu một tình thương mà người khác khó bù đắp được. Không ai trong chúng ta lại không có một người mẹ, tình thương của người mẹ thì vô bờ vô bến. “Nước sông có thể cạn, núi xưa có thể mòn, nhưng tình mẹ đối với con không bao giờ vơi”.


Ai đã từng sung sướng vì có mẹ, thì khi phải mất mẹ, họ đau đớn và cô đơn đến chừng nào! Một người mẹ trần gian, dù có thương con đến đâu cũng chỉ có giới hạn của nó, thế mà nếu thiếu mẹ, thì giống như thiếu nửa cuộc đời.
Còn Đức Mẹ, Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa và Mẹ của mỗi người chúng ta,tình thương của các bà mẹ trần gian nếu so với tình thương của Đức Mẹ đối với chúng ta , thì có thể ví như giọt nước giữa đại dương, hay như hạt cát giữa bãi sa mạc.
Thiếu vắng một người mẹ trần gian chúng ta cảm thấy khổ, nhưng còn có thể chịu được, trái lại nếu chúng ta thiếu vắng Đức Mẹ trong đời mình thì không thể chịu được, và không thể chấp nhận được.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong một dịp gặp gỡ giới trẻ Âu Châu, Ngài nói rằng: “Một người Kitô hữu không thể là người Kitô hữu đúng nghĩa, nếu không phải là người yêu mến Mẹ Maria. Bởi vì với tình mẫu tử, Đức Mẹ đưa chúng ta đến con của Người là Chúa Cứu Thế duy nhất, Người sẽ ban cho chúng ta sức tăng cường và sự dịu dàng để phục vụ anh chị em mình. Lòng tôn sùng yêu mến Đức Mẹ, phải chiếm một chỗ đặc biệt trong con tim và đời sống của mỗi người , lòng yêu mến này không chỉ hời hợt bên ngoài , nhưng phải đi vào chiều sâu , nghĩa là noi gương Mẹ sống những tâm tình đã được chi phối cuộc sống thánh thiện của Đức Mẹ , để áp dụng vào cuộc sống của mỗi người chúng ta , không phải chỉ sống một ngày hay hai ngày …, nhưng là sống cho cả cuộc đời chúng ta”.
Đức Mẹ đã để lại cho chúng ta những bài học và gương sáng nào ?

Tin Mừng Thánh Luca đoạn 1,39-56, Ngài kể lại rằng : “ khi Đức Mẹ biết chị họ mình là bà Elizabeth đã mang thai được sáu tháng , thì vội vã vượt rừng núi để đến giúp chị trong những ngày sắp sinh nở . Và khi vừa nghe Đức Mẹ chào , thì Thánh Gioan trong bụng chị liền nhảy mừng chào đón …”


Ở đây chúng ta rút ra được hai bài học noi gương Đức Mẹ :
1/ Sống bác ái thật lòng , là biết quên mình để phục vụ anh chị em .

2/ Niềm vui chỉ được trọn vẹn khi biết chia sẻ cho người khác . Cũng như khi nói : ăn mừng hay ăn tiệc là nói đến “vui”, mà vui thì phải nhiều người cùng vui, không ai nói tôi vui một mình bao giờ_ chúng ta thấy có ít người thích uống rượu, họ chỉ cần một con cá khô, hay ít trái chùm ruột hoặc trái xoài gì đó…, và có ít người “đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu” với họ thế là vui rồi . Niềm vui không dựa vào vật chất tốt hay xấu , ngon hay dở , nhưng niềm vui thật là biết yêu thương chia sẻ .

Thánh Gioan định nghĩa về Chúa : “ Thiên Chúa là đấng yêu thương”. Chúng ta cũng có thể áp dụng định nghĩa đó cho Đức Mẹ : “ Mẹ là niềm vui và yêu thương”.
Chúng ta thấy có Mẹ ở đâu thì có niềm vui ở đó . Như trong tiệc cưới Cana , nhờ Mẹ mà chủ tiệc và mọi người được vui vì có rượu ngon .
Khi Đức Mẹ đem Chúa Giêsu đến thăm bà Isave, Thánh Gioan vui quá nhảy mừng lên, còn bà Isave sướng quá cũng đã thốt lên: “ Phúc cho em là kẻ đã tin rằng: lời Chúa phán cùng em sẽ được thực hiện…”. Và khi nghe những lời khen tặng đó, Mẹ khiêm nhường trả lời: “Linh hồn tôi ca ngợi Chúa, và lòng trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa”.
Ở đây chúng ta rút ra được thêm hai bài học noi gương của Đức Mẹ nữa:
1/ Chúng ta phải là niềm vui cho người khác bằng những cử chỉ bác ái yêu thương, yêu thương bằng lời cầu nguyện, bằng những việc hy sinh, bằng nụ cười, bằng ánh mắt thông cảm, bằng lời nói dịu dàng…. Ước gì sự hiện diện của chúng ta không làm ngăn trở và khó chịu cho người khác.
2/ Đức Mẹ đã quy hướng mọi sự về cho Thiên Chúa: Mẹ khiêm nhường thật, đã không nhận chút gì là của mình, nhưng tất cả đều do ơn Chúa ban mà thôi.
Chúng ta xin Đức Mẹ làm Nữ Vương cho cuộc đời của mình, để sống với Mẹ, theo gương Mẹ, và rồi sẽ được về trời với Mẹ, và như lời thánh Bernado, chúng ta dám xác tín với Mẹ:

“ Theo chân Mẹ con không lạc bước

Kêu cầu Mẹ con không thất vọng

Nhớ tưởng mẹ con không mê lầm

Mẹ chở che con không sa ngã

Nhờ ơn Mẹ con về tới bến.



Bồ Câu Trắng
VƯỜN HOA ĐỨC MẸ

Bồ Câu Trắng

Tháng năm về…, vườn hoa Đức Mẹ nở rộ trăm sắc hương hoa, từ thành thị tới nông thôn, từ các Thánh Đường lớn tới những ngôi Nhà Thờ bé nhỏ thân thương, từ người thành phố đến từng nông dân, tất cả mọi kitô hữu trong muôn màu sắc của những đóa hoa lòng kính về Mẹ mến yêu, Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh, Mẹ của tất cả chúng sinh, Mẹ hiền, Mẹ đẹp, Mẹ là biểu tượng của tất cả các loài hoa, Mẹ là máng thông ơn Thiên Chúa đến với từng người con tin Mẹ.

Ai đó đã ví von Mẹ qua các đóa hoa thế này:


  • Mẹ là hoa thủy tiên, sáng trong muôn đời…

  • Mẹ tựa đóa hướng dương, tỏa ánh sáng mặt trời

  • Mẹ thật lòng khiết trinh như bông huệ, bông sen

  • Mẹ dịu dàng nhân ái như mộc lan thắm tình

  • Mẹ đầy tình trong Chúa tựa trúc thủy xanh tươi

  • Mẹ mến yêu nồng nàn như hoa hồng đỏ thắm

  • Mẹ lộng lẫy huy hoàng tựa ngàn sắc đào mai

  • Mẹ xinh xắn mỹ miều giống ngọc lan tố nữ

  • Mẹ tỏa ngát hương lòng của dạ lý hương tinh tế

  • Mẹ chung thủy một lòng như màu tím hoa bâng khuâng

  • Mẹ từ ái phúc hậu tựa đóa mai khôi bền thắm lâu dài

  • Mẹ đơn-sơ khó nghèo như ngàn hoa đồng nội

  • Mẹ thân tình thân ái tựa hoa ti-gôn leo thành giàn

  • Mẹ hiền lành dễ mến tựa các đóa hồng bạch,vàng ươm

  • Mẹ mỉm cười ban phước như cam đỏ hoa cúc tàu lai.

  • Mẹ sầu bi ôm thi hài Chúa, ôi! Màu tím buồn hoa sim.

Mẹ đau khổ thấy loài người tội lỗi, ôi! Hoa gai xương rồng

Mẹ Maria, hai tiếng thật gần gũi thân yêu với từng người kitô hữu chúng ta, chỉ nhờ ơn Mẹ chúng ta mới có thể đến gần với Chúa, được Chúa thương yêu. Người ta làm sao hiểu hết được tình Mẹ Maria, chỉ có thể diễn đạt mối tình bao la đó qua một bà mẹ trần gian, tấm lòng mẹ được biết bao thơ ca nói đến, điển hình cụ thể như bài hát: “ lòng mẹ bao la như biển thái bình…”; “ Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày…” ; “ Cây chuối sau hè”.

Ước chi mỗi chúng ta sẽ là một đóa hồng xinh ( một tràng Hoa Mân Côi ) đầy lòng yêu mến Mẹ chân thành, vì chỉ có lòng yêu mến mới có thể biến đổi con người tội lỗi xấu xa thấp hèn của chúng ta, để quy phục “ cải tà, quy chánh” thật tâm quay về làm con thảo của Chúa và Đức Mẹ được.

Mẹ không cần ta dâng những đóa hoa màu mè trần tục, những bó hoa hình thức bề ngoài mà trong lòng thì trống rỗng. Mẹ cần ta với bông hoa thật lòng yêu mến, bông hoa khiêm nhu ẩn sâu trong cõi lòng như chính những bông hoa mà con người đã ví von cho Mẹ. Vâng ! cầu mong chúng ta sẽ liên kết với nhau thành một vườn hoa lòng xinh thắm, để chúng ta dâng kính Mẹ Maria trong tháng năm của Năm Thánh Hồng ân 2010 này, và sẽ dâng lên Mẹ mãi mãi trong suốt cuộc đời của mỗi chúng ta.


Bồ Câu Trắng

DÌU NHAU ĐI TRÊN PHỐ VẮNG


Dìu nhau đi trong ánh sáng.”


(Phạm Duy – Thương tình ca)

Trần Ngọc Mười Hai

(Mt 5: 38- tt)

Nơi bạn sống, chỗ nào mà chả có ánh sáng. Có, bài tình ca, giống hệt nơi tôi ở. Giống ở chỗ: rất nhiều điều lạ. Lạ nước lạ cái. Lạ cả người thân. Rất gần. Nhưng, người người chẳng muốn sống. Cùng nhau. Với nhau. Một chút nào. Bởi, sống như thế cũng khá khó. Khó, như nghệ sĩ già từng hát:


Nhịp chân, êm êm thánh thót.

Đừng cho, trăng tan dưới gót.

Chớ để mộng vỡ mơ tàn, dịu dàng

Đừng cho, không gian đụng thời gian.”

(Phạm Duy – bđd)
Mọi sự đời, nhất nhất đều như “nhịp chân êm”. Như: “trăng tan”. “Dưới gót”. Chí ít, là như: “không gian đụng thời gian”, thật khó lòng. Khó, như chuyện bần đạo vừa gặp, ở đường về. Sau khi lang bạt kỳ hồ, chốn tình quê. Tìm quà cáp, gửi tặng người thân, dù chưa một lần, quen biết.
Buổi trời đẹp hôm ấy, bần đạo đã gặp một người bản xứ mũi cao da trắng, rất đàng hoàng. Vẫn lăng xăng đưa tặng người qua đường, tập sách nhỏ có giòng chữ: “Chúa đòi gì, nơi ta?” Đúng như bần đạo dự đoán, đây là sinh hoạt của nhóm “Nhân Chứng Đức Giêhôvah” (tức Jehovah Witness), vẫn “ta bà” chòm xóm, chốn mây bay. Trong Đạo. Ngoài đời. Vẫn kháo láo. Bàn thảo. Đủ thứ chuyện. Từ chuyện Đạo. Hội thánh Chúa. Của chính mình. Cho chí chuyện người. Cùng niềm tin. Khác chính kiến. Quyền lực. Rất sung sức.
Có điều lạ, là: tập sách chỉ muốn nói về điều “Chúa những đòi và những hỏi”, gồm tóm đôi câu thoạt nghe, đã thấy rầu. Và cũng chán. Như con gián. Tuy rất cần:
“1. Làm sao tìm ra điều Chúa đòi hỏi?

2. Đức Chúa là ai?

3. Đức Kitô là ai?

4. Sự dữ/ác thần là gì?

5. Đức Chúa muốn ta làm gì cho quả đất, rất địa cầu?

6. Nước Trời là sao?

7. Kề cận Đức Chúa, có cần cầu kinh.

8. Đời sống gia đình, làm Đức Chúa vui.

9. Làm tôi Đức Chúa, phải ở sạch.

10. Hành xử, là hành hạ một cư xử, Đức Chúa đâu nào đã thích.

11. Niềm tin và thói tật, những điều Chúa chưa vui.

12. Tôn trọng sự sống, bảo vệ tâm huyết.

13. Đi tìm lòng Đạo, một tôn giáo.

14. Nhân Chứng Đức Giêhôva, sống và làm việc như thế nào?

15. Trợ giúp mọi người thực hiện được ý của Chúa.

16. Phục vụ Đức Chúa, vẫn là sinh hoạt của bạn?

(x. What Does God Requires Us? Watch Tower, Bible & Tract Society, Pensylvania)
Chán và rầu, không vì: ở đầu sách, có những câu:“Thông tin quan trọng của Kinh Thánh, tìm ở đâu?”, “Ai là tác giả?”, “Sao ta cần tìm đến với Kinh Thánh?” Tức, những điều mà nhóm Chứng Nhân Đức Giêhôvah vẫn thường nói. Và cũng hỏi. Nói và hỏi, những điều mà bạn và tôi, ít có thì giờ để rờ tới. Ít có thời gian, lan man mà thảo luận với người người thuộc mọi giới. Mọi tuổi. Ở nhiều nơi.
Chán và rầu, là vì: ở đây. Hôm nay. Có nhiều vị, cũng từng hỏi và từng nói. Về chuyện Đạo. Với luật đời. Vẫn liên quan đến đấng bậc bề trên. Ở nhà Đạo. Rất Công giáo. Về luật lệ quốc tế. Quyết cột buộc, các “đức thầy” nhà Đạo vào chốn nợ đời, đóng hộp.

Chán và rầu, vì các vị ấy, chỉ những muốn gán ghép/áp dụng các chương/đoạn nào thật lắt léo của luật đời. Cho nhà Đạo. Để rồi, đấng bề trên nhà Đạo, sẽ không còn cơ hội mà “dìu nhau đi trong ánh sáng” hầu dẫn đưa đàn chiên nhỏ. Cho đúng lối.

Chán và rầu, còn như nghệ sĩ đời, thường nói và hỏi bằng câu ca/tiếng hát, rất nhang nhác:

“Đưa nhau, vào cõi vô biên.

Có chim uyên, tình thiêng.

Hát ru êm, triền miên.

Đưa nhau, vào chốn không tên,

mặc đời quên.

Không bến,

không thuyền.

Hết câu nguyền.”

(Phạm Duy – bđd)
Mới đây thôi, người ngoài đời lại muốn đưa “thiên-đàng-nhà-Đạo” vào chốn “không gian đụng thời gian” như nghệ sĩ già, đà mô tả:
“Dìu nhau, sang bên kia thế giới.

Dìu nhau, nương thân ven chín suối.

Dắt dìu, về tới xa vời. Đời đời.

Dìu nhau, đưa nhau vào ngàn thu.”

(Phạm Duy – bđd)
Ngàn thu nay, với nhiều người, không còn là chốn niết bàn/thiên đàng hạnh phúc, nữa. Ngàn thu nay, người đời lại cứ kéo níu dân gian người người, về với cãi vã. Tranh giành. Thúc ép. Ngàn thu nay, đã thấy có vị lập lờ chuyện luật pháp. Những là, đánh lận con đen. Tôi rèn luật lệ. Ngõ hầu, đưa thiên hạ/vạn sự về chốn “nhất nhật tại tù…”. Chẳng ngại ngần chuyện xung khắc. Chém giết. Chém, bằng lời. Giết, bằng luật.

Ngàn thu nay, còn đó những là Lời của Chúa, từng báo trước:


Các ngươi đã nghe bảo:

Mắt thế mắt, răng đền răng.

Còn Ta, Ta bảo:

đừng cự lại người ác,

nhưng nếu ai vả má phải ngươi,

thì hãy giơ má kia nữa;

và kẻ muốn kiện ngươi để đoạt áo lót,

hãy bỏ cả áo choàng ra, cho nó.”

(Mt 5: 38-40)
Người thích đáo tụng đình, các vị bề trên, bên Đạo, nay không đòi “áo lót” của ai hết. Điều họ những đòi và hỏi, là mấy điều rất ít người ngờ. Cũng chẳng ai muốn thấy. Người thích chuyện “đáo tụng đình” nay thích đòi đấng “đầy tớ của các đầy tớ Chúa” phải tù đày. Rày khổ ải. Ngàn thu. Cho bằng được.
Người thích cáo thích kiện, như luật gia Geoffrey Robertson ở Liên Hiệp Quốc, những muốn giải thích lề luật theo thiên kiến, của riêng mình. Để rồi, cứ kiện và cứ đáo tụng đình chuyện không liên quan riêng mình Đức Bênêđíchtô XVI. Kiện và tụng, bằng lời lẽ lập lờ. Quyết cho Đức Giáo Chủ phải ngồi tù. Cứ cho rằng, Đức Giáo Chủ đã cả gan “bao che/bảo bọc” các giáo sĩ vướng mắc tội “lạm dụng tình dục”, với trẻ em.
Luật gia Robertson thích biện luận, rằng: tội của các giáo sĩ phạm pháp đáng được lên toà án quốc tế LaHaye, vì không chỉ có tính tư riêng, biệt lập. Nhưng, đã mang tính hệ thống. Phổ cập. Có tính toán. Vì thế, phải coi như tội ác. Kiểu Omar al-Bashir, nguyên Tổng thống nước SuĐăng.
Điều mà luật gia Robertson quên sót, là: nếu như thế, thì đương kim Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban-Ki-Moon và tiền nhiệm Kofi Annan, cùng các luật gia trong tổ chức quốc tế này, đều đáng bị giam giữ. Như ông muốn. Bởi, 6 năm trước đây, cũng Liên Hiệp Quốc đưa ra chính sách “không nhân nhượng” với bất cứ ai trong lực lượng bảo vệ hoà bình, của chính họ. Những người, từng dính dấp vào các vụ lạm dụng tình dục, với người khác. Dù còn trẻ. Hoặc lớn hơn.
Nội 7 năm, đã có đến 75 nhân viên trong đội ngũ bảo vệ hoà bình của Liên Hiệp Quốc dính dấp vào các vụ “lạm dụng tình dục”, ở nhiều nơi. Trong số những trường hợp như thế, các quốc gia cung cấp nhân sự cho Liên Hiệp Quốc, đâu nào ứng đáp đòi hỏi của cơ quan này. Năm ngoái, chỉ có 14 trong số 82 yêu cầu phải cung cấp thông tin về các tội phạm được gán ghép, là có hồi âm, mà thôi.
Về “lạm dụng tình dục” nơi hàng giáo sĩ, chính Đức Bêneđíchtô XVI đã đại diện cho Hội thánh nói lời “Xin lỗi!”, gửi đến nạn nhân và gia đình họ. Còn vị khác, như Thống đốc Rick Perry của Texas, nào đã nói gì. Dù, chỉ một lời nhận lỗi. Đối với nạn nhân. Với quốc tế. Bởi, ở nhà tù tiểu bang này thôi, đã có đến 12% trẻ vị thành niên bị nhân viên trại giam hoặc kẻ khác lạm dụng, rất trái phép.
Thêm một sự kiện khác: có người từng gửi thư lên một công ty bảo hiểm ở Mỹ, hỏi rằng: phải chăng Giáo hội Công giáo phải trả tiền thù lao/bảo hiểm cao hơn nhiều cơ quan khác, vì người của Giáo hội có nguy cơ phạm pháp, nhiều hơn người khác không? Câu trả lời từ cơ quan này, là: KHÔNG. Không phải thế. Đâu riêng gì Giáo hội. Đâu cứ gì, người Công giáo. Tin Lành. Hoặc, giới vô thần, không sư sách. Mới phạm nhiều.
Thật ra, vấn đề “lạm dụng tình dục” nên đặt theo cung cách khác. Cung và cách bảo rằng: ấu dâm đương nhiên là chuyện đáng gờm. Đáng tởm. Nhưng, có nên chăng tìm hiểu sự thiếu quân bình trong tính cách quyết định giữa người trẻ và kẻ chủ mưu, không? Có người lại hỏi: nếu trẻ đồng ý làm thế, thì việc đó có thay đổi đạo lý của hành động dục tình này không? Câu trả lời từ Đức Giáo Chủ, là: KHÔNG. Bởi, dục tính và dục tình là việc dành để cho hôn nhân, mà thôi.
Từ đó, có người cứ nghĩ và suy ra, là: mình có thể thực hiện chuyện tình dục bên ngoài hôn nhân/hôn phối, mà vẫn an toàn/lành lặn. Vì nghĩ thế, nên đời người không tránh được các sự thể mang tính bức bách. Rối loạn. Xà ngầu.
Nói gì thì nói, dục tính/dục tình, là chuyện dài, ở huyện. Những huyện có tự do sinh hoạt để sống. Và, hít thở. Những huyện, cứ chăm chăm đổ vấy mọi tội rất khăm, cho nhà Đạo. Cho hàng giáo sĩ. Hoặc, giáo dân hiền. Có lẽ, nay là lúc ta cũng nên đặt vấn theo cung cách hoàn toàn khác biệt. Đặt sao cho dung hoà. Tích cực. Và phấn chấn. Hơn là, cứ ngồi đó mà đổ tội. Để được lợi. Thứ lợi lộc, mà ít người nhận ra. Như tiền bạc. Tiếng tăm. Uy quyền.
Hỏi gì thì hỏi, có muốn giải quyết mọi bất bình và bất ổn, trong xã hội, có lẽ không gì bằng đề nghị, “ta về ta tắm ao ta”. Ao nhà, vẫn có văn thơ/âm nhạc tình người. Sẽ thích hơn. Thích dìu nhau. Trong yêu thương. Trong hy vọng. Dìu nhau vào chốn miền có chân. Thiện. Mỹ. Có cả chân lý. Nơi con người. Bởi, hy vọng là tình thương nhẹ nhàng. Nề nếp. Một giấc mơ. Như bao giờ.
Hy vọng, là thế giới rất đẹp. Đáng sống. Ở nơi đó, có tình người sống với nhau, nề nếp. Thương yêu. Đùm bọc. Đùm và bọc, không ô trọc, dục tình. Sống hy vọng, là sống trải nghiệm một cuộc đời có Chúa. Đức Chúa Phục Sinh, vẫn giúp mình thoát khỏi cảnh tình chỉ biết sống theo bản chất. Cơ năng. Rất xác phàm. Sống trong Chúa. Sống có tình cộng đoàn. Có tình Nước Trời. Ở đời.
Hy vọng, là mộng ước “dìu nhau đi trong ánh sáng”, có hồn Thơ. Âm nhạc, đầy dẫn dắt:

“Dắt hồn về giấc mơ vàng, nhẹ nhàng

Dìu nhau đi chung một niềm thương.”

(Phạm Duy – bđd)
Hy vọng, là sự thể ổn định ở thế giới có tình thương yêu. Dàn trải. Thế giới, không gian dối. Lọc lừa. Điêu ngoa. Doạ dẫm. Nhưng, đã hiền hoà. Sống phải phép. Để làm cho vấn đề nêu trên được nhẹ nhàng, cũng nên tìm đến một vài truyện kể nhè nhẹ. Thanh thanh. Dù, không bố cục xuyên suốt. Khúc chiết. Mạch lạc. Như, truyện thường ngày, ta vẫn thấy ở đâu đó. Nơi đời người. Như sau:
Lm John Tauler, một giáo sĩ chuyên chăm nguyện cầu. Luôn cầu và mong cho mình gặp người chỉ dẫn sống đời thanh khiết. Nhẹ nhõm. Chẳng bận tâm, một thứ gì. Dù, người đời gọi đó là dục tính. Dục tình.Hoặc, chăn gối.
Một hôm, nghe tiếng lương tâm réo gọi, vị linh mục bèn bước ra khỏi cửa hầu tìm kiếm vị quân sư ngoài đời/trong Đạo khả dĩ đem cho ông một tư vấn, rất khả thi. Nhìn ngang nhìn ngửa, linh mục chẳng thấy một ai ngoài ông ăn mày, áo quần rách nát, diện mạo bẩn thỉu. Hơi có mùi thôi thối, ở bên mình. Linh mục chào hỏi người khất thực, câu thông thường:

-Chào ông/bác. Ông/Bác may mắn. Khoẻ mạnh chứ?

-Tôi có ốm đau hay gặp rủi, đâu thưa ngài!

-Vậy, xin Ơn trên ban cho ông/bác mọi điều hạnh phúc.

-Cả đời, tôi chưa từng thấy khổ, bao giờ hết.

-Vậy xin hỏi: nếu Chúa bắt ông/bác xuống hoả ngục, có khổ không?

-Nếu bị thế, tôi sẽ ôm ghì vào người Chúa, cùng xuống luôn. Thà, sống nơi ngục thất có Chúa, hơn nơi nào tưởng là phúc hạnh, chẳng thấy Chúa đâu.

-Thôi thì thế này, xin ông/bác cho biết từ đâu tới, sao chưa gặp?

-Thưa ngài, tôi đến từ Thiên Chúa.

-Lạ nhỉ! Thế ông/bác tìm được Chúa ở đâu thế?

-Ở khúc quẹo cuộc đời, khi tôi bỏ rời của cải vật chất, rất dục tình.

-Thế, ông/bác là ai vậy?

-Tôi là Vua. Là, cha già dân tộc.

-Muôn tâu Đức Vua. Xin ngài cho biết vương quốc ngài hiện ở đâu?

-Vương quốc tôi, ở nơi tâm hồn. Đâu xa. Đó chính là hạnh phúc. Sâu xa. Đáng quý.

Thế đó, chốn thiên đình. Là, tình dân gian. Hạnh phúc. Rất thanh khiết. Đấy này, niềm hân hoan. Cha ban, mà không biết. Và, cũng chẳng nhận ra niềm vui. Cao sang. Hạnh phúc. Nằm ở bình yên. Vui vẻ. Ở tâm tư. Tâm tư ấy, sẽ vui vầy. Niềm an vui sẽ có, nếu mọi người biết quên mình, vì người khác. Quên, để sẽ không làm mọi người sầu đau. Khốn khổ. Chốn giữ giam. Tù tội. Không lối thoát. Bởi, dù có bon chen. Kiện tụng. Kết tội một ai, cũng chẳng làm người ấy khổ đau. U hoài. Mãi mãi. Nhưng, chính mình sẽ cảm nhận những đau buồn, ở trong tâm. Lâm râm. Suốt đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn cứ mong cho mình

và cho người

mãi mãi bình an.

Ở tâm can.
Trần Ngọc Mười Hai

TUỔI GIÀ NGÀY NAY

Những vấn đề liên quan đến tâm lý người cao niên

Trần Mỹ Duyệt

 

Bao nhiêu tuổi được coi là già? Theo các nhà sinh vật học và nhân chủng học, tuổi thọ mà con người ngày nay mong đạt tới là 120 tuổi. Như vậy nếu chia đều tuổi thọ ở mức 120, thì khi một người bước vào tuổi 60 là đã bắt đầu già. Cụ Tam Nguyển Yên Ðổ cũng đã viết: “Sáu mươi ông đã lão ru mà!”.



 

Nhưng có một câu nói của người xưa mà mãi đến khi học lớp tâm lý người cao niên tôi mới thực sự hiểu phần nào, đó là “một già một trẻ bằng nhau”. Và sự hiểu biết của tôi đã đi tới kinh nghiệm sống khi tôi làm việc trong chương trình trị liệu người cao niên tại hai bệnh viện Pacifica ở Huntington Beach và Fountain Valley thuộc Fountain Valley, cũng như chương trình nghiên cứu lão hóa ở người cao niên thuộc đại học Irvine, California.

 

Xét về ba phương diện thể lý, tâm lý và tâm linh, mối liên hệ tuổi tác qua sự so sánh với cái nhìn tâm lý, có những điều tương đồng và những điểm này thực sự cần thiết cho những ai đang có ông bà cao niên, cha mẹ già, hoặc cô, chú, bác, anh, chị lớn tuổi cần chăm sóc và phụng dưỡng.



 

 

Thể lý:

 

Về thể lý, cái yếu ớt của người già tương tự như sự yếu ớt của một em bé. Tuy nhiên, ở tuổi trẻ những yếu ớt kia đang từ từ được củng cố, và phát triển theo thời gian; ngược lại, sự yếu ớt của người lớn tuổi lại từ từ đi xuống cho đến khi sức khỏe thể lý không cho phép họ làm được gì nữa. Câu nói xem như diễu cợt: “Ông lão là đứa bé sống lâu” đã trở nên đúng khi so sánh về mối tương quan thể lý và phát triển của một đời người.



 

Từ sự yếu đuối thể lý dẫn đến những căn bệnh ngặt nghèo mà không ai trong lứa tuổi này muốn có. Thân thể, tứ chi và nội tạng như một chiếc máy rệu rạo, hoạt động rất giới hạn. Trí thông minh cũng bị hạn chế!

 

Những nghiên cứu gần đây cho biết 10% người già 65 tuổi và 50% người già 85 tuổi mắc hội chứng lú lẫn (Alzaheimer). Trí thông minh trước đây sắc bén, linh hoạt bao nhiêu thì bây giờ đang trở nên lẩn thẩn, chậm chạp và lú lẫn bấy nhiêu. Ðó là những gì mà chúng ta nhìn thấy và khảo cứu được. Còn ảnh hưởng rệu rạo, rã rời của thân xác do ảnh hưởng của bệnh tật gây ra thì chỉ người cao niên mới thực sự cảm nhận rõ ràng hơn qua khía cạnh tâm lý.



 

 

Tâm lý:

 

Tuy nhiên, về mặt tâm lý mới là điều mà chúng ta cần thiết phải quan tâm. Theo tâm lý, người cao niên sống với ký ức và hoài niệm của mình. Với tuổi đời chồng chất, trải qua bao thăng trầm, vinh nhục, cả một khung trời đầy kỷ niệm ấy, tuổi già là thời gian để người cao niên sống lại với những kỷ niệm ấy trong sinh hoạt thường ngày của họ. Ðây là những gì mà họ cho là rất gần gũi và thực tế đối với họ. Chính ở điềm này nẩy sinh một mâu thuẫn giữa quá khứ và hiện tại. Lý trí cho họ biết sức đào thải của thời gian, nhưng thực tế nhiều khi không cho phép họ chấp nhận thực tế này.



 

Cũng từ tâm lý nhìn lại quá khứ tạo nên một quan niệm và lối sống nhiều khi không theo kịp với hiện tại. Cái mà tuổi trẻ thường gán cho tuổi già là “cổ hủ”, là “quê mùa” chính là sự khác biệt về quan niệm và ảnh hưởng của tâm lý này.

 

Bám lấy quá khứ, lo sợ tương lai khiến sự thay đổi lối sống và khả năng hội nhập trở nên khó lòng đối với người già. Ðiều này đã dẫn đến thái độ tham quyền cố vị nơi những người có chút quyền lực hay địa vị.



 

Ðối với người Việt Nam, do ảnh hưởng Nho Giáo, nhiều cha mẹ già còn dành quyền giáo dục con cháu, tạo nên nhiều khó khăn trong lãnh vực giáo dục, đặc biệt, đối với lớp người trẻ lớn lên hoặc sinh đẻ tại các quốc gia Âu Mỹ. Sự bất đồng về ngôn ngữ. Sự khác biệt văn hóa. Quãng cách tuổi tác là những chướng ngại đang làm cản trở nhiều cho việc hội nhập của con cháu vào dòng chính nơi đang sống.

 

Ngoài việc người cao niên bị choán ngợp bởi những kỷ niệm của thời gian đã qua. Trí nhớ của họ cũng quay về với quá khứ và không chấp nhận những tư liệu, hình ảnh, suy tư mới. Khả năng chất xám của họ cũng bị co cụm và sự suy thoái này ảnh hưởng khiến khả năng nhớ của tuổi già bị suy thoái và giới hạn. Vì thế, những gì họ mới nghe, mới thấy, và mới nói đây chỉ mấy phút sau là quên mất. Ngược lại, họ nhớ rất kỹ những kỷ niệm, những chuyện đã xẩy ra trong quá khứ. Tuổi hồi hưu bắt đầu từ 65 ở các nước Âu Mỹ là kết quả khảo cứu về khả năng trí tuệ theo thời gian của con người.



 

Một trong những lý do gây ra bệnh lú lẫn hay lãng trí là ảnh hưởng tâm lý từ những căng thẳng dồn nén tác động bên trong và bên ngoài cuộc sống. Do đó, ảnh hưởng này cũng dẫn đến những tâm lý khác thường nơi người cao niên mang hội chứng Alzheimer hay trong trường hợp đang tiến tới lão hóa trí tuệ, đó là thái độ hốt hoảng, giận hờn, bất nhất, và hay nghi ngờ con cháu trong nhà. Ðây là một trong những điều thường tạo nên nhiều xáo trộn trong cuộc sống gia đình.

 

Tâm lý người cao niên cũng cần được nhấn mạnh ở mặc cảm tự ty và tự tôn. Hai mặc cảm này khiến cho tuổi già đôi khi hành xử rất bất nhất. Một mặt cho rằng mình có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết, mặt khác lại thu gọn vào con người hiện tại vì cho rằng mình là vô dụng. Mặc cảm tự tôn khiến tuổi già thích đóng góp ý kiến, muốn truyền thụ kinh nghiệm và hiểu biết cho con cháu. Bởi vì đối với họ, đấy là những kho tàng rất quí giá. Về mặt tự ty, lại muốn cư xử như một đứa trẻ thích “nhõng nhẽo” và muốn trở thành “cái đinh” trong gia đình, cần được mọi người chú ý.



 

Trong những người bệnh nhân cao niên mà chúng tôi chăm sóc khi đến với chương trình thì rất lịch lãm, rất dễ thương. Nhưng đàng sau cái lịch sự dễ thương ấy là những gì lè nhè, đòi hỏi đến vô lý mà con cháu phải gánh chịu. Có những người hễ con cháu không hỏi tới thì khó chịu, và cho rằng chúng bất hiếu, vô ơn, tệ bạc. Nhưng hễ hỏi tới là có chuyện, không tiểu ra quần thì cũng rên rẩm đau nhức chỗ này, chỗ khác đòi con cháu đấm bóp, thuốc men. Ðó là không kể đến nhiều người còn ép buộc con cháu nhân danh lòng hiếu thảo phải cung cấp tiền bạc để họ tiếp tục cờ bạc, đỏ đen. Hiện tượng tuổi già Việt Nam ở hải ngoại về Việt Nam tục huyền hay tái giá là một tâm lý sống khác thường của tuổi già Việt Nam hiện nay.

 

Các người cao niên này có biết việc họ làm không? Có. Nhiều người vẫn biết với tuổi 70, cái tuổi được gọi là “thất thập cổ lại hy” ấy mà lại đi cưới một cô gái 20 hay 25 tuổi là một hành động không mấy được xã hội chấp nhận. Nhưng việc làm này đã nói lên cái tâm lý muốn được chú ý. Dĩ nhiên, trong đó cũng có nhu cầu sinh lý như một phần cuộc sống người cao niên.



 

 

 




tải về 287.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương