Câu 1: Trình bày các loại nghĩa của từ và cho ví dụ minh họa


Câu 6: Thế nào là hiện tượng đồng âm. Lấy ví dụ và phân tích



tải về 81.01 Kb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2022
Kích81.01 Kb.
#53978
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
[123doc] - de-cuong-on-tap-cau-hoi-ly-thuyet-mon-dan-luan-ngon-ngu

Câu 6: Thế nào là hiện tượng đồng âm. Lấy ví dụ và phân tích



Hiện tượng đồng âm

  • Là hiện tượng các từ khác nhau có hình thức âm thanh trùng nhau một cách ngẫu nhiên nhưng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

  • Chúng trùng với nhau cả về âm thanh lẫn chữ viết trong tất cả hình thái ngữ pháp vốn có của chúng.

  • Ví dụ: từ “đường” trong “đường tàu”, “mua một cân đường”. Từ “sao” trong “ông sao trên trời”, “sao anh lại là thế”, “đi sao giấy khai sinh”


Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa:
Các ý nghĩa của từ đồng âm là hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ nào. Còn những ý nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa có sự liên hệ, quy định lẫn nhau, ý nghĩa này phái sinh từ ý nghĩa kia.

Câu 7: Trình bày bản chất của ngôn ngữ và phân tích


1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội: Ngôn ngữ (NN) gắn bó với đời sống con người, đồng thời phát triển song song với hoạt động và tư duy của con người. Để khẳng định NN là hiện tượng xã hội, cần khẳng định lại một số quan điểm sau:
a. Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên. Quy luật của ngôn ngữ không giống với quy luật phát triển tự nhiên mà luôn luôn kế thừa cái cũ, phát triển cái mới, không bao giờ bị hủy diệt hoàn toàn. Một ngôn ngữ trở thành tử ngữ chỉ khi dân tộc nói ngôn ngữ ấy bị hủy diệt (tiếng Tiên Ly ở Trung Quốc) hay nó được thay thế bằng thứ ngôn ngữ khác (tiếng Latinh, tiếng Phạn, tuy nhiên 2 thứ tiếng này vẫn để lại nhiều dấu tích trong nhiều ngôn ngữ hiện đại).
b. NN không phải là bản năng sinh vật của con người. Bản năng sinh vật của con người như ăn, khóc, cười…có thể phát triển bên ngoài xã hội, trong trạng thái cô độc nhưng ngôn ngữ không thể có được trong những điều kiện như thế. Ngôn ngữ trẻ con không chứng tỏ ngôn ngữ là một hiện tượng sinh vật bởi âm trẻ tập nói chưa phải là ngôn ngữ mà chỉ là những âm vô nghĩa, chỉ trở thành sự kiện ngôn ngữ khi được liên hệ với ý nghĩa nào đó.
c. NN không phải là đặc trưng chủng tộc. Ngôn ngữ không có tính di truyền như màu da, tỉ lệ thân hình, hình thể xương sọ. Ranh giới chủng tộc và ranh giới ngôn ngữ cũng không trùng nhau.
d. Ngôn ngữ khác với âm thanh. Động vật và con người đều có những âm thanh, được gọi là hệ thống tín hiệu thứ nhất, là những phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện. Tuy nhiên tiếng nói của con người là hệ thống tín hiệu thứ 2, gắn liền với tư duy trừu tượng, với việc tạo ra những khái niệm chung và các từ. Ngôn ngữ của con người không phải là hiện tượng sinh vật như tiếng kêu của động vật.
e. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân. Viện sĩ Sakhơmatốp khẳng định có ngôn ngữ của mỗi cá nhân, còn ngôn ngữ của một làng, một thành phố, một khu chỉ là sự bày đặt của khoa học, là kết luận trung tính từ một số ngôn ngữ cá nhân nhất định. Thực chất, mỗi cá nhân có thể vận dụng ngôn ngữ theo cách riêng của mình nhưng không có ngôn ngữ chung thống nhất thì làm sao học có thể giao tiếp được với nhau.
Theo Mác và Ăngghen: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa; và, cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác.”


tải về 81.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương