Câu 1: Trình bày các loại nghĩa của từ và cho ví dụ minh họa


Câu 16: Căn cứ vào cấu tạo của từ, có thể chia từ thành các loại nào, lấy ví dụ



tải về 81.01 Kb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2022
Kích81.01 Kb.
#53978
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17
[123doc] - de-cuong-on-tap-cau-hoi-ly-thuyet-mon-dan-luan-ngon-ngu

Câu 16: Căn cứ vào cấu tạo của từ, có thể chia từ thành các loại nào, lấy ví dụ:


Căn cứ vào cấu tạo của từ, có thể chia ra các kiểu từ sau:

  1. Từ đơn: là từ chỉ có một hình vị chính tố

Ví dụ: “man”, “work”, “sing”, “dance”, “bố”, “mẹ” …

  1. Từ phái sinh: là từ gồm chính tố kết hợp với phụ tố cấu tạo từ.

Ví dụ: “home” – “homeless”, “make” – “maker” …

  1. Từ phức: là sự kết hợp của hai hoặc hơn hai chính tố

Ví dụ: “kala” (thời gian) + “warta” (tin tức) -> “kalawarta” (tạp chí) (tiếng Indonêxia) …

  1. Từ ghép: là những từ cấu tạo bằng cách ghép hai hay hơn hai từ độc lập.

Ví dụ: “đất nước”, “xinh đẹp”, “blackboard” …

  1. Từ láy: là những từ cấu tạo bằng cách lặp lại thành phần âm thanh của một hình vị hoặc một từ.

Ví dụ: “thưa” -> “lưa thưa”
“đỏ” -> “đo đỏ”

Câu 17: Ngữ là gì? Đặc trưng cơ bản của ngữ, lấy ví dụ:


  1. Ngữ là cụm từ sẵn có trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ.

  2. Ngữ có nhiều đặc điểm giống với từ:

  • Chúng có thể tái hiện trong lời nói như các từ

  • Về mặt ngữ pháp, chúng có thể làm thành phần câu, cũng có thể là cơ sở để cấu tạo các từ mới

  • Về mặt ngữ nghĩa, chúng biểu hiện những hiện tượng của thực tế khách quan, gắn liền với những kiểu hoạt động khác nhau của con người.

  1. Đặc trưng cơ bản của ngữ là: tính cố định và tính thành ngữ

  • Tính cố định của một kết hợp một yếu tố nào đó với các yếu tố khác được đo bằng khả năng mà yếu tố đó có thể dự đoán sự xuất hiện đồng thời của các yếu tố còn lại của kết hợp. Ví dụ:

  • Tính cố định bằng 1 (tức là 100%): “dưa hấu”, “dai nhách”, “say mềm”…

  • Tính cố định bằng 0 (các yếu tố không thể cố định trong một kết hợp được) ví dụ trong các kết hợp vô lý: “tóc và đi”, “cùng nhưng”…

  • Tính thành ngữ: một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ khi ý nghĩa chung của nó là một cái gì mới, khác với tổng số ý nghĩa của những bộ phận tạo thành. Ví dụ:

  • mẹ tròn con vuông” có nghĩa là “người đàn bà ở cữ và con đều bình yên mạnh khỏe”. Như vậy “vuông”,“tròn” chỉ có nghĩa là “bình yên”, “mạnh khỏe” khi kết hợp với các từ “mẹ”, “con”.

  • kỷ luật sắt” có nghĩa là “kỷ luật nghiêm khắc”. Từ “sắt” chỉ có nghĩa là “nghiêm khắc” khi kết hợp với từ “kỷ luật”

tải về 81.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương