Câu 1: Trình bày các loại nghĩa của từ và cho ví dụ minh họa



tải về 81.01 Kb.
trang5/17
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2022
Kích81.01 Kb.
#53978
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
[123doc] - de-cuong-on-tap-cau-hoi-ly-thuyet-mon-dan-luan-ngon-ngu

bad (xấu) - worse (xấu hơn)
Tiếng Pháp: bon (tốt) - meilleur (tốt hơn)
mauvais (xấu) - pire (xấu hơn)

Câu 5 : Trình bày và lấy ví dụ của các hiện tượng biến âm trong ngữ lưu.


Biến âm trong ngữ lưu là hiện tượng biến đổi âm thanh trong chuỗi ngữ âm do các âm kết hợp với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Biến âm trong ngữ lưu xảy ra trong quá khứ được gọi là biến âm lịch sử

  1. Đồng hóa

  • Đồng hoá là sự biến đổi hai âm khác nhau, đứng cạnh nhau, trở thành giống nhau để thuận lợi cho việc phát âm. Trong đồng hóa, một âm sẽ bị biến đổi cho giống với âm kia.

  • Sự đồng hóa có thể khác nhau về mức độ:

  • Đồng hóa toàn bộ: is she [iz∫i] được phát âm là [i∫∫i].

  • Đồng hóa bộ phận, khi âm bị biến đổi giống âm kia một phần nào thôi: trong tiếng Việt, phụ âm xát [γ] sẽ biến thành tắc khi đi sau các âm tắc [-ŋ] hay [-k], như trong các tổ hợp “xuống ga”, “trước ga”.

a. Đồng hóa xuôi: âm đi trước đồng hóa âm đi sau.

  • Ví dụ 1: dogs [dɔgs] (những con chó) âm [s] hóa thành [z] để đồng nhất với tính chất hữu thanh của [g]: [dɔgz]

  • Ví dụ 2: trong tiếng Việt, hiện tượng âm xát [γ] biến thành âm tắc trong tổ hợp “trước ga” để cho giống với âm tắc [k] đứng trước cũng là đồng hóa xuôi.

  • Đồng hóa xuôi có thể tìm thấy trong thanh điệu như: nơi nào → nơi nao...

b. Đồng hóa ngược: âm đi sau đồng hóa âm đi trước.

  • Ví dụ 1: trong tiếng Anh, ở tổ hợp ten minutes (10 phút) âm cuối [n] của “ten” sẽ bị âm [m] của minutes đồng hóa hoàn toàn thành [tem minits].

  • Ví dụ 2: trong tiếng Việt: tít mắt → típ mắt, ở đây [m] đã đồng hóa [t] biến nó thành [p]; [m], [p] đều là âm môi.

2. Dị hóa

  • Khi hai âm giống nhau đi gần nhau, gây khó khăn cho việc phát âm thì một âm bị biến đổi cho khác đi. Hiện tượng đó gọi là dị hóa.

  • Ví dụ 1: trong tiếng Pháp từ militaire (thuộc về quân sự) do hai âm [i] đứng gần nhau nên một âm bị biến thành [e]: mélitaire.

  • Ví dụ 2: trong tiếng Việt, dị hóa thường xảy ra nhiều ở các từ láy hoàn toàn. Dị hóa có thể xảy ra ở thanh điệu hoặc cả thanh điệu và phụ âm cuối: nhỏ nhỏ → nho nhỏ, nượp nượp → nườm nượp, sát sát → san sát v.v...

3. Bớt âm

  • Trong ngữ lưu, do qui luật tiết kiệm, có một số âm bị giảm bớt, vì thế hai âm tiết có thể nhập thành một.

  • Ví dụ 1: trong tiếng Việt, cụm từ “nghỉ một tý” có thể bị bớt chỉ còn hai âm tiết: “nghỉ m-tý”, hai mươi hai → hăm hai

  • Ví dụ 2: trong tiếng Anh: do not → don’t, he is → he’s v.v...

4. Thêm âm

  • Để dễ phát âm, có khi trong ngữ lưu có thêm một âm, thường là thêm một phụ âm giữa hai nguyên âm.

  • Ví dụ: trong tiếng Pháp: va il được thêm âm [t] vào giữa thành va-t-il ? (nó đi ?).



tải về 81.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương