CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 11: 2010/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia


Các phương pháp đo trong trường hợp không có đầu cuối đo



tải về 0.58 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.58 Mb.
#19730
1   2   3   4   5   6   7

3.2. Các phương pháp đo trong trường hợp không có đầu cuối đo


Tại các thiết bị cần thử không có đầu cuối đo ăng ten và kết cuối vào/ra dữ liệu, cần đấu vòng hồi tiếp giữa bộ mã hóa/giải mã tiếng nói (còn gọi là mã hóa/giải mã thoại) và bộ mã hóa/giải mã kênh như trên hình vẽ. Các tham số được thiết lập qua bàn phím hoặc qua tín hiệu thu. Đấu vòng được áp dụng trên kênh I (TCH).


Hình 29 - Sơ đồ đo khi không có kết cuối ăng ten

3.2.1. Phần phát


3.2.1.1. Sai số tần số

a) Khi không có thiết bị vào số liệu phát




Hình 30 - Sơ đồ đo sai số tần số (khi không có kết cuối vào dữ liệu)
CHÚ THÍCH:

- Các bộ suy hao nối tới A được sử dụng để ổn định trở kháng của mạch

- Các tham số kỹ thuật tại kết cuối 2 của A tuân theo yêu cầu như trường hợp có đầu cuối đo. Các tham số kỹ thuật tại kết cuối 3 của A tuân theo yêu cầu với của phần thu khi không có các đầu cuối đo.

- Giả sử mức vào gần như không có lỗi ở đầu ra phần thu của thiết bị cần thử nên trong phép đo tần số có thể bỏ qua mức rò từ kết cuối 2 của A.

- Trường hợp thiết bị đo có thể phát sóng mang chưa điều chế ở tần số trung tâm của phổ được điều chế, thiết bị đo tần số có thể được nối thẳng tới đầu ra của RFCD.

Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 30):

- Đặt thiết bị cần thử ở chế độ kiểm tra bằng vòng hồi tiếp, phát sóng ở tần số kiểm tra. Nếu thiết bị cần thử có khả năng phát sóng mang không điều chế, thì sẽ phát ở chế độ này.

- Đo tần số ra của thiết bị cần thử như trong 3.1.1.1.

b) Khi có thiết bị vào số liệu: Đo như phần a nhưng tín hiệu kiểm tra đã mã hóa theo tiêu chuẩn được cung cấp từ thiết bị vào số liệu phát và đầu ra RFCD hoặc đầu ra của ăng ten ghép có thể đo được theo cùng cách như là khi có thiết bị kết cuối đo.

CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng cả phương pháp dùng RFCD lẫn phương pháp dùng bộ ghép ăng ten nếu không có chỉ định khác. Tuy nhiên nếu yêu cầu không thay đổi phần ghép trong quá trình đo thì yêu cầu này phải được đảm bảo. Tương tự cho việc kiểm tra những chỉ tiêu ở dưới đây.
3.2.1.2. Công suất phát xạ giả

a) Đo công suất bức xạ hiệu dụng:

Sử dụng phương pháp đo như đo Bức xạ vỏ máy, hoặc sử dụng RFCD có hệ số ghép được hiệu chuẩn cho từng tần số đo sử dụng cùng kiểu thiết bị tại vị trí đo kiểm này, các yêu cầu đo khác cũng giống như khi có thiết bị đầu cuối ăng ten đo. Phương pháp cung cấp tín hiệu nhận chế độ kiểm tra nối vòng hồi tiếp tương tự như 3.2.1.1a). Khi có các thiết bị đầu cuối vào số liệu, sử dụng cùng phương pháp đã đề cập ở trên. Tuy nhiên có thể cấp tín hiệu kiểm tra đã mã hóa theo tiêu chuẩn qua đường dây sử dụng carbon urethane có trở kháng cao để đảm bảo không ảnh hưởng đến trường điện từ của thiết bị ngoại vi.

b) Biểu diễn kết quả: Công suất bức xạ hiệu dụng được tính bằng cách chia giá trị đo được ở phần trên cho giá trị thực của độ lợi tương đối của ăng ten.

Độ lợi tương đối của ăng ten là tỉ số giữa độ lợi lớn nhất của ăng ten tại tần số phát khi ăng ten quay tự do (3600 ở trong cả 3 chiều) cho độ lợi của ăng ten tại hướng vuông góc với trục của lưỡng cực nửa bước sóng không suy hao với giá trị công bố hoặc giá trị đo được.

3.2.1.3. Băng tần chiếm dụng

Tương tự như 3.2.1.1, nhưng tín hiệu kiểm tra được mã hóa theo tiêu chuẩn được cung cấp bởi bộ ghép ăng ten và làm việc ở chế độ kiểm tra đấu vòng hồi tiếp, các yêu cầu đo kiểm khác cũng như 3.1.3. Khi có thiết bị vào dữ liệu, đo như 3.2.1.1.



3.2.1.4. Công suất cấp cho ăng ten

Thực hiện như 3.2.1.2.



3.2.1.5. Công suất rò trong thời gian không có sóng mang

Tương tự như 3.2.1.3. Tuy nhiên không quan tâm đến sự thay đổi hệ số ghép giữa các tần số đo khác nhau.



3.2.1.6. Các đặc tính đáp ứng quá độ khi phát cụm

Thực hiện như 3.2.1.3.



3.2.1.7. Độ chính xác điều chế

Thực hiện như 3.2.1.3.



3.2.1.8. Công suất rò kênh lân cận

Thực hiện như 3.2.1.5.



3.2.1.9. Bức xạ vỏ máy

Vì ăng ten luôn được nối, phép đo này đã được thực hiện trong phép đo phát xạ giả 3.2.1.2.



3.2.1.10. Tốc độ phát tín hiệu

Thực hiện như 3.2.1.3.



3.2.1.11. Định thời phát

Thiết bị cần thử được lắp đặt bên trong RFCD, và kết cuối RFCD được coi như tương thích với thiết bị đầu cuối ăng ten đo, phép đo phải được thực hiện cùng phương pháp như trường hợp có các đầu cuối đo.


3.2.2. Phần thu


3.2.2.1. Độ nhạy thu (phương pháp đo trong phòng đo)



Hình 31 - Sơ đồ đo độ nhạy máy thu
(khi không có kết cuối vào dữ liệu, đo trong phòng đo)

CHÚ THÍCH:

- Yêu cầu phòng đo như đo Bức xạ vỏ máy mục 3.1.1.9.

- A thay cho thiết bị cần thử, khi đo cường độ điện trường tại vị trí thiết bị cần thử. Ăng ten A là loại lưỡng cực nửa bước sóng.

- B dùng để đo phần thu, B được nối tới kết cuối ăng ten của thiết bị cần thử khi có các đầu cuối đo.

- Máy thu chuẩn thu các sóng vô tuyến từ thiết bị cần thử và cấp cho bộ đếm bit lỗi, bộ đếm bit lỗi này giải điều chế cho phù hợp tín hiệu xuất ra đầu cuối xuất dữ liệu thu của thiết bị cần thử trong trường hợp có các đầu cuối đo. Các sóng từ thiết bị cần thử có thể thu được gần như không có lỗi, máy thu chuẩn cách thiết bị cần thử khoảng 3 m và cách ăng ten đo của B là 4,2 m để tránh tác động lên các thiết bị khác trong hệ thống đo.



Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 31):

- Đặt thiết bị đo ở chế độ vòng hồi tiếp, phát ở tần số cần kiểm tra. Nếu có các đầu cuối xuất số liệu, cũng tiến hành đo như trên. Tuy nhiên, các đầu cuối xuất dữ liệu phải được nối với đất của bộ đếm lỗi bit được bằng sợi dây treo ở dưới thiết bị cần thử. Thiết bị cần thử đặt thẳng mặt với hướng sóng vô tuyến phát tới.

- Phát tín hiệu từ B và sử dụng A. Đặt cường độ điện trường tại vị trí lắp đặt thiết bị cần thử được đo kiểm theo giá trị E (dBV/m):

E = Giá trị độ nhạy đặt trước (dBV) – 20 lg (dBm) - độ lợi tương đối của ăng ten (dBd).

- Di chuyển A, đặt thiết bị cần thử vào vị trí và kích hoạt thiết bị này. Các sóng vô tuyến từ thiết bị cần thử được nhận bởi bộ thu chuẩn, đo tỉ số lỗi bằng bộ đếm bit lỗi.

- Bộ đếm bit lỗi đếm số các bit lỗi của kênh I (TCH) từ B và tính tỉ lệ lỗi bit trong các dãy bằng hoặc dài hơn 2556 bit.



3.2.2.2. Độ nhạy thu (đo bằng RFCD)

a) Khi không có thiết bị xuất số liệu:





Hình 32 - Sơ đồ đo đo độ nhạy máy thu có dùng RFCD
(khi không có kết cuối vào dữ liệu)

CHÚ THÍCH:

- Các bộ suy hao nối với A được chỉnh sao cho mạch có trở kháng ổn định và để điều chỉnh mức tín hiệu giữa hai hệ thống tín hiệu.

- Hệ thống đo B phù hợp với trường hợp có các đầu cuối đo.

- Máy thu chuẩn nhận các sóng vô tuyến ở tần số kiểm tra và cấp cho thiết bị đếm bit lỗi dữ liệu đã giải điều chế phù hợp với tín hiệu tới đầu cuối xuất dữ liệu thu của thiết bị trong trường hợp có các đầu cuối đo.

- RFCD có hệ số ghép khoảng 20 dB và ít ảnh hưởng lên thiết bị cần thử. RFCD được hiệu chuẩn tại tần số đo bằng cùng thiết bị như ở phần đo trong phòng đo với phương pháp đo Bức xạ vỏ máy trong 3.1.1.9.

- Tín hiệu vào từ thiết bị cần thử tới máy thu chuẩn yêu cầu đạt đến mức gần như không có lỗi. Đầu ra của bộ tạo tín hiệu cao tần tới thiết bị cần thử được đặt mức độ nhạy cần đo và là mức mà hầu như không có ảnh hưởng nào tới đầu ra của máy thu chuẩn.

Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 32):

- Đặt chế độ kiểm tra vòng hồi tiếp, phát và kiểm tra tần số. Thiết bị cần thử cần được đặt theo hướng thẳng với hướng đặt thiết bị.

- Các thủ tục đo như phần có đầu cuối đo.

b) Khi có các đầu cuối xuất số liệu thu được

Đo như phần a), nhưng kéo dài dây xuất dữ liệu thu qua RFCD để không ảnh hưởng đến việc ghép thiết bị và các thủ tục đo như khi có các đầu cuối đo với các yêu cầu RFCD như ở phần a).

3.2.2.3. Độ chọn kênh lân cận

Trong trường hợp có hay không có các thiết bị đầu cuối xuất số liệu, phép đo phải được thực hiện dựa trên các đầu cuối đo như 3.2.2.2.a hoặc 3.2.2.2.b sử dụng RFCD.



3.2.2.4. Chỉ số xuyên điều chế

Thực hiện như 3.2.2.3.



3.2.2.5. Miễn nhiễm đáp ứng tạp

a) Đo trong phòng đo

- Phòng đo có yêu cầu như trong phần đo độ nhạy. Thiết lập giá trị cường độ điện trường và phần đo vòng hồi tiếp cũng như vậy.

- Tín hiệu không mong muốn của hệ thống cũng như của đầu cuối đo. Trường tín hiệu không mong muốn được đặt sao cho tỉ số cường độ điện trường đạt giá trị của miễn nhiễm đáp ứng tạp cho trước.

b) Đo sử dụng RFCD

- Yêu cầu RFCD như đo độ nhạy, RFCD được hiệu chuẩn bằng cùng thiết bị cho mỗi tần số đo.

- Tín hiệu không mong muốn của hệ thống cũng giống như của đầu cuối đo. Trường tín hiệu không mong muốn được đặt sao cho tỉ số cường độ điện trường đạt giá trị của miễn nhiễm đáp ứng tạp cho trước.

3.2.2.6. Các thành phần bức xạ tạp dẫn

Vì ăng ten luôn được nối, nên không thể thực hiện phép đo này được.



3.2.2.7. Bức xạ vỏ máy

Vì ăng ten luôn được nối, phép đo phát xạ này bao gồm cả phép đo các thành phần bức xạ dẫn tạp. Phương pháp đo dựa trên Bức xạ vỏ máy ở phần phát trong 3.1.1.9.



3.2.2.8. Phát hiện sóng mang (yêu cầu khe thời gian phát)

a) Đo ở phòng đo

- Phòng đo có yêu cầu như đo độ nhạy. Chỉ khác là điện trường được thiết lập sao cho điện áp vào đạt mức như ở yêu cầu đo chứ không phải để độ nhạy đạt được giá trị cho trước.

- Cấu trúc hệ thống đo là cấu trúc mà các sóng vô tuyến truyền qua nó giống như trong trường hợp có các đầu cuối đo và thực hiện đo với cùng phương pháp đo.

b) Đo với RFCD

- Yêu cầu RFCD như với phần đo độ nhạy.

- Thiết bị cần thử được lắp đặt bên trong RFCD, đầu cuối RFCD được coi như thiết bị đầu cuối ăng ten đo, phép đo phải được thực hiện giống như trường hợp sử dụng các đầu cuối đo.

3.2.2.9. Độ chính xác chỉ thị cường độ tín hiệu thu

a) Đo trong phòng đo

- Phòng đo có yêu cầu như đo độ nhạy. Chỉ khác là điện trường được thiết lập sao cho điện áp vào đạt mức như ở yêu cầu đo chứ không phải để độ nhạy đạt được giá trị cho trước.

- Cấu trúc hệ thống đo là cấu trúc mà các sóng vô tuyến truyền qua nó giống như trong trường hợp có các đầu cuối đo và thực hiện đo với cùng phương pháp đo. Nếu sử dụng thiết bị hiển thị, để tối thiểu ảnh hưởng của thiết bị hiển thị lên các kết nối với nó trong phép đo điện trường, thiết bị hiển thị này phải rất nhỏ so với thiết bị cần thử, loại bỏ tất cả các dây nối không cần thiết. Kết nối trong khoảng cách ngắn, và cố định.

b) Đo với RFCD

- Yêu cầu RFCD như với phần đo độ nhạy

- Thiết bị cần thử được lắp đặt bên trong RFCD và kết cuối RFCD được coi như tương thích với thiết bị đầu cuối ăng ten đo, phép đo phải được thực hiện cùng phương pháp đo như trường hợp có các đầu cuối đo.

Nếu sử dụng thiết bị hiển thị, để tối thiểu ảnh hưởng của thiết bị hiển thị lên các kết nối với nó trong phép đo điện trường, thiết bị hiển thị này phải rất nhỏ so với thiết bị cần thử, loại bỏ tất cả các dây nối không cần thiết. Kết nối trong khoảng cách ngắn và cố định.



3.2.2.10. Chỉ tiêu sàn cho BER (đo trong phòng đo)

Thủ tục đo như đo như đo độ nhạy thu mục 3.2.2.1 (phần đo trong phòng đo). Chỉ khác ở chỗ mức tín hiệu là mức sao cho BER đạt giá trị yêu cầu và số bit phát ít nhất là 2556  106.



3.2.2.11. Chỉ tiêu sàn cho BER (đo với RFCD)

Thủ tục đo như đo như đo độ nhạy thu mục 3.2.2.2 (phần đo có RFCD). Chỉ khác ở chỗ mức tín hiệu là mức sao cho BER đạt giá trị yêu cầu và số bit phát ít nhất là 2556  106.




tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương