CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 11: 2010/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia



tải về 0.58 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.58 Mb.
#19730
1   2   3   4   5   6   7

1.5. Các chữ viết tắt


ADAPCM

Adaptive Differential Pulse Code Modulation

Điều chế xung mã vi sai thích nghi

ARIB

Association of Radio Industries and Businesses

Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại Vô tuyến (Nhật Bản)

CC

Call Control

Điều khiển cuộc gọi


CS

Cell Station

Trạm gốc

CS-ID

CS Identification

Mã nhận dạng trạm gốc

FCS

Frame Check Sequence

Chuỗi kiểm tra khung

FER

Frame Error Rate

Tỷ lệ lỗi khung

FFT

Fast Fourier Transform

Biến đổi Fourier nhanh

LCCH

Logical Control Channel

Kênh điều khiển logic

PHS

Personal Handyphone System

Hệ thống điện thoại cầm tay cá nhân

PN

Pseudo-Noise

Giả nhiễu

PS

Personal Station

Máy đầu cuối

PS-ID

PS Identification

Mã nhận dạng máy đầu cuối

R

Ramp (time)

Thời gian quá độ

RA

Rate Adaption

Thích nghi tốc độ

RCR

Research & Development Center for Radio Systems

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống vô tuyến

RFCD

Radio Frequency Coupling Device

Thiết bị ghép tần số vô tuyến

RLR

Receive Loudness Rating

Hệ số âm lượng thu

SLR

Send Loudness Rating

Hệ số âm lượng phát

STMR

Sidetone Masking rating

Hệ số che trắc âm

TA

Terminal Adapter

Bộ thích nghi đầu cuối

TCH

Traffic Channel

Kênh lưu lượng

TE

Terminal Equipment

Thiết bị đầu cuối

UW

Unique Word

Từ duy nhất

VOX

Voice Operated Transmission

Phát điều khiển theo tín hiệu thoại



2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu chung

2.1.1. Băng tần làm việc


Sử dụng dải tần 1 900 MHz (1 893,50 MHz  1 919,600 MHz).

2.1.2. Khoảng cách giữa các tần số sóng mang


Yêu cầu: 300 kHz.

Tần số sóng mang có thể là 1 895,150 MHz hoặc 1 895,150 MHz + n  300 kHz.


2.1.3. Hệ thống thông tin


Yêu cầu: Là hệ thống ghép kênh sử dụng phương pháp TDMA-TDD đa sóng mang.

2.1.4. Số lượng mạch ghép kênh đa truy nhập theo thời gian


Yêu cầu: Là 4 khi sử dụng Bộ mã hóa/giải mã tiếng nói toàn tốc. Tương tự số lượng kênh tối đa có thể đồng thời sử dụng của một máy di động là 4 (trừ trường hợp khi xảy ra quá trình chuyển kênh).

2.1.5. Phương thức điều chế


Điều chế /4 QPSK (điều chế cầu phương với mỗi ký hiệu được dịch pha đi /4). Phía phát dùng bộ lọc có đặc tính là hàm Căn bậc hai của hàm Cosin nâng với hệ số độ dốc () là 0,5.

2.1.6. Tốc độ truyền dẫn


Yêu cầu: 384 kbit/s.

2.1.7. Tốc độ mã hóa tiếng nói


Yêu cầu: 32 kbit/s – ADPCM (khi dùng Bộ mã hóa/ giải mã tiếng nói toàn tốc).

2.1.8. Độ dài khung


Độ dài khung là 5 ms (bao gồm 4 khe thời gian phát + 4 khe thời gian thu).

2.1.9. Yêu cầu về khe thời gian truyền dẫn vật lý


Với sóng mang thông tin, các khe thời gian thích hợp chỉ được phát và sử dụng sau khi phát hiện sóng mang trong vòng 2 giây kể từ khi phát và đã biết chắc khoảng thời gian mà một khe chiếm (được gọi là độ dài 1 khe thời gian) có thể sử dụng được lớn hơn hoặc bằng 4 khung tin trống. Trong trường hợp 2 cụm phát liền nhau bị giao thoa vượt quá giá trị quy định (phần giao thoa nằm trong hoặc bao gồm luôn cả khoảng định thời như được chỉ ra trong Hình 1), khi đó các cụm này gối lên thời gian của khe định sử dụng hoặc gối lên cụm đã có từ trước trong cùng thời điểm với khe định sử dụng, máy phát sẽ coi như vẫn còn sóng mang trên mạng.



Hình 1 - Phương thức phát hiện sóng mang tại PS
Trong trường hợp mức nhiễu của kênh có liên quan (là khe thời gian tương ứng trên sóng mang tương ứng) trên mức 1, thì kênh này được coi là không khả dụng. Tuy nhiên chỉ khi mức nhiễu của tất cả các kênh của trạm thu phát đều vượt quá mức 1 (trong đó có một kênh được dùng để liên lạc với trạm đối phương gọi là kênh định trước), các kênh có mức nhiễu nhỏ hơn hoặc bằng mức 2 mới được sử dụng. Cũng chỉ trong trường hợp này chỉ có các kênh có mức nhiễu nhỏ hơn hoặc bằng mức nhiễu 2 mới được coi là khả dụng. Tuy nhiên, các kênh đã được trạm thu phát sử dụng không phải là các đối tượng được quyết định là khe thời gian khả dụng.

Các mức dùng để phát hiện sóng mang được đưa ra trong Bảng 1.


Bảng 1 - Các mức phát hiện sóng mang

Mức 1

26 dBV

Mức 2

44 dBV

2.1.10. Yêu cầu về định thời phát (đồng hồ) và rung pha ở PS


2.1.10.1. Định thời của PS

a) Định nghĩa

Tại kết cuối ăng ten, thời điểm phát tiêu chuẩn cho khe vật lý điều khiển là
(5  k2 – 2,5) ms (k2 là một số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng số độ dài kênh điều khiển logic LCCH) tính từ thời điểm nhận được khe vật lý điều khiển.

Tương tự, tại kết cuối ăng ten, thời điểm phát tiêu chuẩn cho các khe vật lý mang tin là (5  l - 2,5) ms (với l = 1 khi làm việc ở chế độ toàn tốc, l = 2 khi làm việc ở chế độ bán tốc, l = 4 khi làm việc ở chế độ bán bán tốc) tính từ thời điểm nhận được khe vật lý mang tin.

Tuy nhiên, do phụ thuộc vào thời gian nhận khe vật lý chỉ định trước (là thời gian khe vật lý điều khiển/lưu lượng có chứa bản tin qui định khe vật lý thông tin gửi tới CS), tại kết cuối ăng ten, thời điểm phát tiêu chuẩn tương đối của khe vật lý thông tin (5  k3 –2,5 + 0,625  {số thứ tự tuyệt đối của khe vật lý thông tin - số thứ tự tuyệt đối của khe vật lý chỉ định}) ms (k3 là một số tự nhiên) tính từ khi nhận được khe vật lý chỉ định.

b) Yêu cầu

Định thời phát (đồng hồ) của PS, ở trạng thái được đồng bộ, được sai số ±1 ký hiệu khi độ chính xác của nó cộng thêm vào thời gian tiêu chuẩn ±5 ppm.

Xem Hình 2.





Hình 2 - Định thời phát của PS
2.1.10.2. Rung pha phía phát của PS

Rung pha phía phát của PS là độ lệch giữa các khung và giá trị lớn nhất của nó nhỏ hơn hoặc bằng 1/8 độ dài một ký hiệu khi PS phát hiện 16-bit UW từ CS trừ đi phần ảnh hưởng do rung pha phát của CS.




tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương