CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 11: 2010/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia



tải về 0.58 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.58 Mb.
#19730
1   2   3   4   5   6   7

2.3. Yêu cầu về ăng ten


Ăng ten gắn liền với vỏ máy, có độ tăng ích  4 dBi. Trong trường hợp công suất bức xạ hiệu dụng nhỏ hơn công suất danh định cấp cho loại ăng ten có độ tăng ích tuyệt đối 4 dBi, phần chênh lệch này có thể được bù bằng độ tăng ích ăng ten.

3. PHƯƠNG PHÁP ĐO


Phải kiểm tra tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật của PS (mục 2.1.9, 2.1.10 và 2.2) ở điều kiện đo kiểm bình thường và điều kiện đo kiểm khắc nghiệt khi yêu cầu (xem Phụ lục A).

Thiết bị đầu cuối PHS phải có tài liệu kỹ thuật đủ tin cậy nêu rõ việc thỏa mãn các yêu cầu trong 2.1, 2.3.

Trong Quy chuẩn này, mục 3.1 và 3.2 trình bày các phương pháp đo khi có đầu cuối đo ăng ten và đầu cuối vào/ra dữ liệu. Phương pháp đo khi không có đầu cuối ăng ten đo được trình bày trong 3.3.

Một số qui ước khi đo:

- Tín hiệu kiểm tra mã hóa chuẩn được sử dụng trong điều chế là một chuỗi số nhị phân giả ngẫu nhiên có chu kỳ 511 bit, được truyền qua kênh TCH hoặc tất cả các khoảng thời gian một khe.

- Thời gian trong một cụm được định nghĩa là thời gian có tối thiểu 98 ký hiệu tính từ sườn trước ký hiệu đầu tiên xuất hiện cho đến khi sườn sau ký hiệu cuối cùng biến mất.

- Thời gian ngoài cụm được định nghĩa là thời gian thời gian có tối thiểu 720 ký hiệu tính từ khi ký hiệu cuối cùng mất đi (không kể 3 ký hiệu cuối cùng) cho đến ký hiệu đầu tiên xuất hiện ở khe thời gian kế tiếp (không kể 3 ký hiệu đầu tiên).

3.1. Kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật

3.1.1. Phần phát


3.1.1.1. Sai số tần số

a) Phương pháp đo sử dụng máy đếm tần (sơ đồ đo Hình 6)




Hình 6 - Sơ đồ đo sai số tần số (Phương pháp đếm tần)
CHÚ THÍCH:

- Thiết lập thiết bị cần thử làm việc tại tần số định kiểm tra và phát. Điều chế với tín hiệu kiểm tra được mã hóa tiêu chuẩn.

- Trong sơ đồ đo kiểm trên, điều chế mã đặc biệt có thể được sử dụng trong kênh lưu lượng hoặc tất cả các khe thời gian, tần số có thể được đo và phần lệch so với tần số chuẩn có thể được hiệu chỉnh. (Điều kiện chuẩn: nếu có các bit 0 xuất hiện liên tục thì độ lệch tần số sẽ là 24 kHz).

- Ở chế độ đo, nếu đầu ra thiết bị cần thử là sóng mang chưa được điều chế, có thể đo ngay sóng mang này, trong trường hợp các mạch trong sơ đồ đo có tần số trung tâm của phổ điều chế là tần số sóng mang.

- Trong khi thiết lập chế độ đo, nếu điều kiện cho phép, đo khi thiết bị cần thử phát sóng liên tục.

Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 6):

- Đo trong khoảng  100 cụm riêng biệt rồi tính giá trị trung bình, đó là giá trị đo được.

- Trong trường hợp phát liên tục, đo trong thời gian chọn có thể nhận thu được biên độ chính xác hơn mức yêu cầu.

Các phương pháp đo khác:

Việc đo tần số ra của bộ dao động chuẩn có thể được thay thế nếu máy phát có độ chính xác về tần số của dao động chuẩn đúng bằng độ chính xác về tần số tại đầu ra của máy phát.

b) Phương pháp quĩ tích pha (sử dụng sơ đồ đo Hình 7):


Hình 7 - Sơ đồ đo sai số tần số (Phương pháp quĩ tích pha)
Thủ tục đo: Ghi lại tần số ra của thiết bị cần thử trên thiết bị đo tần số.

3.1.1.2. Công suất phát xạ giả

Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 8):


Hình 8 - Sơ đồ đo mức công suất phát xạ giả
- Phát hiện mức công suất phát xạ giả: Với dải tần yêu cầu, đặt chế độ quét chậm và khẳng định tần số phát xạ giả; Dải tần cần phát hiện nằm trong khoảng 100 kHz đến 4 GHz và lệch tối thiểu 1 MHz tính từ tần số phát.

- Đặt tần số trung tâm của máy phân tích phổ chính giữa tần số phát xạ giả.

- Thực hiện một quá trình quét đơn trong miền thời gian và đo phân bố công suất. Khi độ rộng độ phân giải dải tần bị thay đổi và mức tín hiệu cũng thay đổi, thực hiện biến đổi dải tần được chỉ định là 192 kHz cho việc đo công suất rò kênh lân cận.

- Nhập dữ liệu: Khi quá trình quét kết thúc, giá trị của các điểm lấy mẫu trong và ngoài thời gian cụm được nhập vào mảng biến của máy tính.

- Đổi đơn vị đo: Giá trị tính theo đơn vị dBm của dữ liệu đầu vào cần được biến đổi sang đơn vị đo công suất tuyệt đối.

- Lấy trung bình công suất: Giá trị công suất phát xạ giả lấy được sau khi đổi ngược từ thang lôga sẽ được lấy trung bình trong thời gian của 1 cụm dữ liệu. Thời điểm lấy mẫu cách nhau những khoảng nhỏ hơn hoặc bằng nghịch đảo của tốc độ truyền tín hiệu.

CHÚ THÍCH: Với máy phân tích phổ, thời gian quét khoảng 1 ms (sử dụng 1 hoặc nhiều cụm cho một mẫu, ví dụ nếu có 1 001 mẫu sẽ ứng với thời gian  5 ms). Chế độ phát hiện mẫu là các đỉnh dương.

3.1.1.3. Băng tần chiếm dụng



Hình 9 - Sơ đồ đo băng tần chiếm dụng

Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 9):

- Tiến hành đo: Máy phân tích phổ tiến hành một quá trình quét đơn và đo phân bố phổ với hơn 400 điểm lấy mẫu (ví dụ 1001 điểm lấy mẫu).

- Vào số liệu: Khi quá trình quét kết thúc, các giá trị của tất cả các điểm lấy mẫu phải được nhập vào máy tính dưới dạng mảng các biến.

- Đổi đơn vị đo: Giá trị số liệu thu được theo dBm cần được biến đổi thành đơn vị đo công suất tuyệt đối.

- Tính toán công suất tổng cộng: Tính bằng tổng công suất của toàn bộ các điểm lấy mẫu đã ghi được.

- Tính giới hạn tần số dưới: Tìm trong số các điểm lấy mẫu (từ điểm có tần số thấp nhất) điểm đầu tiên có công suất nhỏ hơn 0,5% giá trị công suất tổng cộng đã tìm được. Ghi lại tần số điểm này với tên là giới hạn tần số dưới.

- Tính toán giới hạn tần số trên: Tìm trong số các điểm lấy mẫu (từ điểm có tần số cao nhất) điểm đầu tiên có công suất lớn hơn 0,5% giá trị công suất tổng cộng đã tìm được. Ghi lại tần số điểm này với tên là giới hạn tần số dưới.

- Tính toán dải tần: Dải tần chiếm dụng bằng giới hạn tần số trên - giới hạn tần số dưới.

CHÚ THÍCH: Với máy phân tích phổ, thời gian quét 1 hoặc nhiều hơn 1 cụm cho một mẫu; nếu có 1 001 mẫu thời gian lớn sẽ  5 ms. Chế độ phát hiện là các đỉnh dương.

3.1.1.4. Công suất cấp cho ăng ten

a) Sử dụng sơ đồ đo Hình 10:




Hình 10 - Sơ đồ đo công suất cấp cho ăng ten

Thủ tục đo:

Máy đo công suất phải có hằng số thời gian tương ứng dài hơn một cụm và phải có khả năng hiển thị giá trị r.m.s thực của công suất đo được. Công suất được đo sẽ hiển thị trên máy đo công suất. Khi phát sóng trên nhiều khe thời gian, ta chia giá trị được hiển thị cho số khe thời gian này.

b) Sử dụng sơ đồ Hình 11:


Hình 11 - Sơ đồ đo công suất cấp cho ăng ten

Thủ tục đo:

- Tiến hành đo: Máy phân tích phổ thực hiện một quá trình quét đơn và đo phân bố công suất. Thời gian quét cỡ 1 ms (khi phát 1 khe thời gian).

- Nhập dữ liệu: Khi quá trình quét kết thúc, giá trị của những điểm lấy mẫu trong khoảng thời gian cụm được nhập vào mảng biến của máy tính.

- Đổi đơn vị đo: Giá trị điện áp dùng cho số liệu yêu cầu được đổi ra đơn vị đo công suất.

- Lấy trung bình công suất: Lấy giá trị trung bình các dữ liệu sau khi biến đổi rồi nhân với (khoảng thời gian cụm 0,583 ms*1)/(khoảng thời gian một khung tin là 5 ms). Khoảng cách giữa các thời điểm lấy mẫu nhỏ hơn hoặc bằng nghịch đảo của tốc độ truyền tín hiệu.

CHÚ THÍCH: *1: Thời gian T = 0,583 ms được đặt tương ứng với mỗi 110 ký hiệu cộng với ký hiệu có trước và ký hiệu thay thế). Có thể sử dụng giá trị khác cho cách thiết lập khác.



3.1.1.5. Công suất rò trong thời gian không có sóng mang


Hình 12 - Sơ đồ đo công suất vô tuyến khi không có sóng mang
Thiết bị kiểm tra toàn bộ cả các tính năng hoạt động có thể xuất tín hiệu gate tới máy phân tích phổ tương ứng trong thời gian cụm.

Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ Hình 12):

- Phát hiện công suất rò khi không có sóng mang: Chức năng gate của máy phân tích phổ được sử dụng để tín hiệu ra trong thời gian cụm không xuất hiện, một quá trình quét đơn sẽ được thực hiện, và giá trị hiển thị được ghi lại để đo công suất lúc không có sóng mang.

- Đo công suất của máy phát: Khi chức năng gate bị cấm, máy phân tích phổ thực hiện một quá trình quét đơn và đo chỉ thị công suất sóng mang.

- Tính toán công suất rò khi không có sóng mang: Công suất rò khi không có sóng mang được tính từ sự chênh lệch giữa giá trị chỉ thị ở hai phần trên dựa trên giá trị công suất cấp cho ăng ten đo được.

- Công suất trung bình trong thời gian cụm: Nếu cảm thấy phép tính công suất vô tuyến khi không có sóng mang ở trên chưa đủ chính xác do thực tế công suất tín hiệu vô tuyến khi không có sóng mang có dạng cụm, có thể đo công suất trung bình trong thời gian cụm (là thời gian xuất hiện chỉ thị có rò cụm công suất) bằng máy phân tích phổ có các tham số đã được thiết lập như trong 3.1.1.2 đo mức công suất phát xạ giả chỉ khác ở chỗ thời gian đo nằm ngoài thời gian phát cụm.

CHÚ THÍCH: Với máy phân tích phổ, thời gian quét là 1 hoặc nhiều hơn 1 cụm cho một mẫu; nếu có 1001 mẫu, thời gian sẽ  5 ms. Chế độ phát hiện là các đỉnh dương. Chọn hiển thị: thời gian chọn được điều chỉnh sao cho tín hiệu ra trong thời gian phát cụm không xuất hiện.


3.1.1.6. Đặc tính đáp ứng quá độ của cụm phát


Hình 13 - Sơ đồ đo công suất các đặc tính đáp ứng của cụm phát
Máy ghi dạng sóng được dùng để ghi lại hình ảnh của tín hiệu ra của máy phân tích phổ. Nó có trigger quét là tín hiệu ngoài (có thể kết hợp với quét trễ) và thời gian quét khoảng 30 s. Thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động có thể xuất một tín hiệu trigger tương ứng với thời gian phát cụm.

Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 13):

Tín hiệu ra dưới dạng hình ảnh của máy phân tích phổ được đo bằng máy ghi dạng sóng.



3.1.1.7. Độ chính xác điều chế

a) Định nghĩa

Nếu tín hiệu ra của một máy phát lý tưởng đi qua một bộ lọc căn bậc hai có độ dốc lý tưởng ở phía thu và được lấy mẫu một cách lý tưởng tại những thời điểm cách nhau một ký hiệu, khi đó vì không xuất hiện giao thoa giữa các ký hiệu, các giá trị của dãy điều chế sẽ được biểu diễn bằng công thức sau:

S(k) = S(k-1) exp[(/4 + B(k))* /2]

dưới đây là các giá trị của Xk, Yk ứng với B(k) = 0, 1, 2, 3


Xk

Yk

B(k)

0

0

0

0

1

1

1

1

2

1

0

3

Xk, Yk là các số liệu nhị phân đã được qua bộ chuyển đổi nối tiếp sang song song.

Thực tế, hiện tượng giao thoa giữa các ký hiệu vẫn xảy ra với các tín hiệu được phát đi. Khi đó độ chính xác sau điều chế được định nghĩa bằng cách đo các sai số này.

b) Công thức tính độ chính xác điều chế

Khi tín hiệu được phát bằng các máy phát thực và được cho đi qua bộ lọc lý tưởng phía thu, nếu Z{k} là tín hiệu nhận được tại thời điểm k với khoảng cách lấy mẫu dài 1 ký hiệu, sử dụng S(k) ta có thể biểu diễn như sau:

Z(k) = [C0 + C1*{S(k) + E(k)}]*Wk

Với W = e dr+jda là phần thay đổi biên độ của dr [nepe/ký hiệu] và độ lệch tần số tương ứng với độ quay pha của da [rad/ký hiệu].

C0: Độ lệch “0” cố định biểu thị sự mất cân bằng trong các bộ điều chế cầu phương;

C1: Hằng số phức biểu thị pha và công suất ra tùy chọn của máy phát.

E(k): Số dư sai số vector của mẫu S(k);

Tổng bình phương các sai số vector tính theo công thức:



C0, C1, W được chọn sao cho tổng trên nhỏ nhất và được dùng để tính sai số vector quan hệ với mỗi ký hiệu. Vị trí theo thời gian của ký hiệu tại đầu ra máy thu cũng được chọn sao cho tối thiểu hóa sai số vector.

Max và Min của kênh (dùng riêng) được tính như sau: Min = 2 (vector tức thời sau khi quá độ ở sườn trước); Max = 112 (vector tức thời trước khi quá độ ở sườn sau).

Giá trị r.m.s cho sai số vector được tính bằng căn bậc hai của kết quả phép chia mà tử số là tổng công suất thứ hai của sai số vector và mẫu số là số điểm nhận dạng pha trong khe thời gian (111).

Giá trị r.m.s của sai số vector được định nghĩa là độ chính xác điều chế.

c) Các thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 14):




Hình 14 - Sơ đồ đo độ chính xác điều chế
Thiết bị đo độ chính xác điều chế có bộ lọc thu có độ dốc tuân theo hàm căn thức và có thể đo độ lệch r.m.s giữa tín hiệu phát và tín hiệu lý tưởng.

- Đo độ lệch giữa tín hiệu phát thực tế và điểm hội tụ của vector lý tưởng trong không gian tín hiệu.

- Cộng bình phương của các sai số vector cho mỗi điểm thu được ở trên rồi chia cho số điểm nhận dạng pha trong một khe thời gian, lấy căn bậc hai của thương số trên.

3.1.1.8. Công suất rò sang kênh lân cận


Hình 15 - Sơ đồ đo công suất kênh lân cận
Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 15):

- Bước 1: Đặt tần số trung tâm của máy phân tích phổ tới tần số trung tâm sóng mang.

- Bước 2: Khi quá trình quét kết thúc, các giá trị của tất cả các điểm lấy mẫu phải được nhập vào máy tính dưới dạng mảng các biến.

- Bước 3: Đổi đơn vị đo được từ đơn vị dBm sang đơn vị đối lôga của giá trị công suất cho tất cả các mẫu (giá trị tuyệt đối có thể được sử dụng).

- Bước 4: Cộng công suất của tất cả các mẫu trong dải tần đã cho, ghi lại với giá trị công suất tổng là (Pc).

- Bước 5: Đo công suất kênh lân cận trên: Đặt tần số trung tâm của máy phân tích phổ tới tần số thiết lập ở Bước 1 + f (kHz) (tần số lệch cộng hưởng cho trước) và lặp lại Bước 2 tới Bước 4. Lấy tổng, ghi lại là Pu.

- Bước 6: Đo công suất kênh lân cận dưới: Đặt tần số trung tâm của máy phân tích phổ tới tần số thiết lập ở Bước 1 - f (kHz) (tần số lệch cộng hưởng cho trước) và lặp lại Bước 2 tới Bước 4. Lấy tổng, ghi lại là Pl.

- Bước 7: Biểu diễn kết quả:

Tỉ số công suất kênh lân cận trên là 10 lg (Pc/Pu)

Tỉ số công suất kênh lân cận dưới là 10 lg (Pc/Pl)

Lấy giá trị đo được của công suất cấp cho ăng ten (dBm) trừ đi (giá trị đã tính được ở trên - 9 dB) và sử dụng giá trị này như giá trị đo được (dBm) này của mỗi công suất kênh lân cận. Sau đó có thể đổi các giá trị công suất dBm ra đơn vị nW.

- Bước 8: Nếu f cho trước thay đổi, lặp lại Bước 5, 6 cho các f này.



3.1.1.9. Bức xạ vỏ máy


Hình 16 - Sơ đồ đo bức xạ vỏ máy
Yêu cầu về điều kiện đo:

- Thiết bị cần thử có kết cuối ăng ten gắn với một tải đo.

- Thực hiện đo trong phòng câm với khoảng cách đo 3 m hoặc thực hiện trong một vị trí đo không gian mở có phản xạ sóng đất bị triệt tiêu. Sử dụng ăng ten định hướng làm ăng ten đo. Để triệt sóng đất phản xạ, có thể lắp bộ hấp thụ sóng vô tuyến hoặc một màn chắn sóng vô tuyến ở mặt đất tại điểm trung gian đo. Thiết bị cần thử phải được để càng cao càng tốt.

- Nếu một chiều của thiết bị cần thử được đo vượt quá 60 cm, khoảng cách đo phải tối thiểu là 5 lần chiều này. Nếu tần số đo nhỏ hơn 100 MHz, thực hiện đo trong vị trí đo không gian mở với khoảng cách đo tối thiểu 30 m.

- Nếu sử dụng RFCD, phải hiệu chuẩn đầu ghép cho mỗi tần số đo, sử dụng cùng một mô hình thiết bị tại vị trí đo đã đề cập ở trên.

- Ăng ten chuẩn dùng để thay thế lưỡng cực nửa bước sóng và dải đo 25 MHz  4 GHz;

- Trong trường hợp phát hiện ra bức xạ có hình cụm, phải bổ sung các điều kiện và thủ tục đo tuân thủ phép đo phát xạ giả.

Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 16):

- Bước 1: Đặt thiết bị cần thử lên một bàn quay, đặt băng tần số làm việc, kiểm tra phổ bức xạ.

- Bước 2: Trong số các tần số được đặt để kiểm tra máy ở trên, máy phân tích phổ được chỉnh đến ở một tần số thành phần.

- Bước 3: Ăng ten đo được tiếp sóng theo kiểu phân cực đứng hoặc phân cực ngang theo cấu trúc của thiết bị cần thử.

- Bước 4: Quay bàn tới vị trí có công suất trung bình trong thời gian 1 cụm được chỉ thị lớn nhất.

- Bước 5: Ăng ten đo được đưa lên cao hoặc xuống thấp tới vị trí chỉ thị lớn nhất.

- Bước 6: Thiết bị cần thử được quay trong mặt phẳng thẳng đứng là mặt phẳng chứa ăng ten đo, ăng ten đo được đặt tại góc có chỉ thị lớn nhất.

- Bước 7: Thay đổi phân cực của ăng ten đo theo Bước 3. Nếu kết quả khác, lặp lại các Bước 4, 5 hoặc 6 tại phân cực với những hướng khác nhau và tại các tần số khác nhau sao cho chỉ thị lớn nhất, các góc và ăng ten đo, phân cực đều được ghi lại.

- Bước 8: Thực hiện các bước từ Bước 2 - Bước 7 cho tất cả các tần số trong phổ đã tìm thấy trong Bước 1.

- Bước 9: Thay thiết bị cần thử bằng ăng ten chuẩn.

- Bước 10: Ăng ten chuẩn được chỉnh đến tần số trong phổ cần đo như ở Bước 7.

- Bước 11: Ăng ten chuẩn và ăng ten đo đều được phân cực theo cách đã thực hiện đo ở Bước 7.

- Bước 12: Ăng ten đo được đưa lên và hạ xuống và mức ra của bộ phát tín hiệu chuẩn (SG) được điều chỉnh để có được chỉ thị lớn nhất trên máy phân tích phổ phù hợp với giá trị lớn nhất thu được ở Bước 7. Mức tín hiệu ra của SG và độ cao ăng ten đo lúc này đều được ghi lại.

- Bước 13: Lặp lại các Bước 10-13 cho tất cả các thành phần tần số đo.

- Bước 14: Thay ăng ten đo nếu cần, lặp lại cho đến khi đo hết các tần số trong dải 25 MHz  4 GHz.

Biểu diễn kết quả: Bức xạ vỏ máy là tăng ích ăng ten chuẩn và SG/phần bù suy hao cáp của ăng ten chuẩn được cộng vào mức ra của SG đo được ở phần thủ tục đo ở trên.

3.1.1.10. Tốc độ phát tín hiệu (sai số đồng hồ)


Hình 17 - Sơ đồ đo tốc độ phát tín hiệu (sai số đồng hồ)
Sơ đồ đo được thể hiện trong Hình 17. Tiến hành đo xung đồng hồ của thiết bị cần thử. Tính toán sai số các giá trị danh định của giá trị đo đã được xác định ở trên.

CHÚ THÍCH:

- Độ phân giải tần số của thiết bị đo tần số phải  1/10 tốc độ phát danh định (sai số tần số đồng hồ). Nếu đồng hồ có tín hiệu ra dạng cụm, thiết bị đo tần số được dùng để đo tần số đồng hồ cụm.

- Thiết bị cần thử phải đặt ở trạng thái liên lạc trực tiếp giữa các PS hoặc ở chế độ kiểm tra phát.

- Nếu đồng hồ chuẩn của bộ tổng hợp tần số đã tạo ra sóng mang được sử dụng như nguồn đồng hồ phát, sai số tần số đo được trong 3.1.11 có thể được sử dụng.

- Nếu tín hiệu đồng hồ ra khỏi thiết bị cần thử khác 384 kHz và nguồn đồng hồ là chung, sai số tần số đã đo có thể được sử dụng.



3.1.1.11. Định thời phát

a) Sơ đồ hình 18.




Hình 18 - Sơ đồ đo định thời phát a)

CHÚ THÍCH:

- Với các thiết bị đo:

+ Thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động thực hiện chuỗi điều khiển như khởi tạo cuộc gọi với thiết bị cần thử.

+ Bộ giải điều chế QPSK thực hiện giải điều chế một tín hiệu cụm cho trước.

+ Mỗi bộ phát hiện UW đường lên và đường xuống có một mạch đồng bộ đồng hồ và mạch phát hiện UW riêng. Bằng cách chia nhỏ thời gian phát hiện, có thể thu được kết quả phát hiện chính xác theo yêu cầu. Nếu cần, chỉ cần quan tâm đến đầu ra bộ phát hiện UW đường lên hay xuống.

+ Bộ dao động ký kỹ thuật số phải có khả năng thực hiện quét trễ và độ phân giải trên trục thời gian đủ nhỏ, dao động ký phải được hiệu chuẩn bởi bộ dao động có độ ổn định cao.

- Thiết bị cần thử được đặt tần số đo, mở máy phát rồi chuyển tới giai đoạn làm việc với thiết bị kiểm tra đầy đủ tính năng hoạt động.



Thủ tục đo:

- Cả bộ phát hiện UW đường lên và xuống đều hoạt động, cần đo khoảng cách xung ra đã phát hiện được.

- Cần đo nhiều lần, giá trị trung bình đo được sẽ là định thời phát, rung pha là khoảng lệch thời gian cực đại khỏi giá trị trung bình.

- Giá trị đo được theo đơn vị thời gian được đổi sang số các ký hiệu.

b) Sơ đồ Hình 19:



Hình 19 - Sơ đồ đo định thời phát b)
Thủ tục đo: dùng chức năng quét trễ của dao động ký kỹ thuật số để đo khoảng cách các điểm trên cùng đường bao của 1 mẫu nhất định. Đo nhiều lần, giá trị trung bình là định thời phát. Rung pha là giá trị lệch lớn nhất khỏi giá trị trung bình. Giá trị đo được theo đơn vị thời gian được biến đổi sang số ký hiệu.

CHÚ THÍCH: Tín hiệu ra của thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng phải thấp hơn tín hiệu ra của thiết bị cần thử. Tín hiệu ra của thiết bị cần thử phải dễ dàng được nhận ra trên màn hiển thị của dao động ký kỹ thuật số. Dao động ký phải có khả năng phát tín hiệu trigger tương ứng thời điểm phát.


3.1.2. Phần thu


Các chỉ tiêu đo được thường mắc phải sai số đo. Tùy phép đo, có thể phải tính cả sai số đo này vào.

a) Sơ đồ đo tỉ lệ sai số đo hệ thống đo:




Hình 20 - Sơ đồ đo tỉ lệ sai số đo
b) Yêu cầu với thiết bị đo:

Bộ tạo tín hiệu cao tần:

- Tần số: là tần số trong băng tần làm việc;

- Độ chính xác tần số: 1  10-7;

- Độ chính xác điều chế: sai số vector r.m.s 3% (giá trị khuyến nghị);

- Công suất rò sang kênh lân cận:

Thấp hơn công suất sóng mang tối thiểu là 80 dB với độ lệch tần 600 kHz;

Thấp hơn công suất sóng mang tối thiểu là 80 dB với độ lệch tần 900 kHz;

- Hiệu chuẩn mức: Ở trạng thái sóng mang liên tục được điều chế bởi tín hiệu kiểm tra mã hóa tiêu chuẩn, hiệu chuẩn mức được thực hiện với một máy đo công suất. Mức ra của thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động cũng như vậy;

- Thời gian có tín hiệu không mong muốn: Phát trong toàn bộ thời gian cụm của tín hiệu mong muốn.

Bộ phát mẫu:

- Tần số đồng hồ: 384 kHz;

- Độ chính xác tần số: 1  10-6;

- Mẫu được phát: là tín hiệu kiểm tra được mã hóa tiêu chuẩn được phát ở kênh I (TCH) (chuỗi giả ngẫu nhiên có độ dài mã hóa 511 bit tuân theo khuyến nghị ITU-T O.153) được phát liên tục. Ngoài ra, các mẫu khác cần trong thông tin là một phần của kênh I (TCH) được phát ra.

c) Thủ tục kiểm tra:

- Bộ tạo tín hiệu cao tần lặp đi lặp lại việc gửi cụm khe thời gian vật lý tiếp theo các mẫu vào từ bộ phát mẫu.

- Thiết bị cần thử được đặt ở chế độ thu tại tần số kiểm tra, luồng bit của kênh I (TCH) đã giải điều chế được dùng để cấp cho thiết bị đếm bit lỗi.

- Bộ đếm bit lỗi đếm số các bit lỗi của kênh I (TCH) và tính tỉ lệ lỗi bit trong các dãy bằng hoặc dài hơn 2556 bit.



3.1.2.1. Độ nhạy máy thu


Hình 21 - Sơ đồ đo độ nhạy máy thu
Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 21):

- Chỉnh bộ tạo tín hiệu cao tần tới tần số kiểm tra.

- Bật bộ tạo tín hiệu cao tần để phát các cụm: Mức tín hiệu đặt ở mức độ nhạy tiêu chuẩn. Khi chuyển khóa, tín hiệu sẽ được cấp cho thiết bị cần thử.

- Bộ đếm bit lỗi đếm số các bit lỗi của kênh I (TCH) và tính tỉ lệ lỗi bit trong các dãy bằng hoặc dài hơn 2 556 bit.



3.1.2.2. Độ chọn lọc kênh lân cận

a) Yêu cầu với các thiết bị đo:

Bộ tạo tín hiệu cao tần và bộ phát mẫu 1 là phần đo tỉ lệ sai số. Bộ phát mẫu 2 có tần số xung đồng hồ là 384 kHz, độ chính xác tần số xung đồng hồ trong khoảng ±1  10-6. Các tín hiệu số của mẫu phát (chuỗi nhị phân giả ngẫu nhiên có độ dài mã là 32 767 bit tuân theo Khuyến nghị ITU-T O.151 phải được phát liên tục.

b) Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 22):




Hình 22 - Sơ đồ đo Độ chọn lọc kênh lân cận
- Bộ tạo tín hiệu cao tần 1 được chỉnh đến tần số kiểm tra.

- Bộ tạo tín hiệu cao tần 2 được chỉnh đến tần số của kênh lân cận.

- Bộ tạo tín hiệu cao tần 1 phát cụm. Mức tín hiệu ra được đặt ở giá trị tạo ra mức độ nhạy cho trước +3 dB.

- Bật bộ tạo tín hiệu cao tần 2 phát ở chế độ cụm hoặc phát liên tục, mức tín hiệu được đặt ở giá trị tính theo công thức [(độ nhạy cho trước +3 dB) + (giá trị định trước của độ chọn lọc kênh lân cận)] (dBV).

- Bộ đếm bit lỗi đếm số các bit lỗi của kênh I (TCH) và tính tỉ lệ lỗi bit trong các dãy bằng hoặc dài hơn 2 556 bit.

3.1.2.3. Các đặc tính xuyên điều chế


Hình 23 - Sơ đồ đo các đặc tính xuyên điều chế
Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 23):

- Bộ tạo tín hiệu cao tần 1 được điều chỉnh đến tần số kiểm tra.

- Bộ tạo tín hiệu cao tần 2 được điều chỉnh đến tần số kiểm tra 600 kHz. Bộ tạo tín hiệu cao tần 3 được điều chỉnh đến tần số kiểm tra 1 200 kHz.

- Bật bộ tạo tín hiệu cao tần 1 để phát đi cụm tín hiệu. Mức tín hiệu được đặt ở giá trị tạo ra mức nhạy cho trước +3 dB.

- Bộ tạo tín hiệu cao tần 2 và 3 phát ở chế độ cụm hoặc chế độ phát liên tục, các tín hiệu này không được điều chế. Các mức tín hiệu được tạo ra ở bộ tạo tín hiệu cao tần 2 và 3 được đặt tại giá trị có khả năng tạo ra [(độ nhạy cho trước + 3 dB) + (giá trị định trước của đặc tính xuyên điều chế)] (dBV).

- Thay đổi vị trí khóa, tín hiệu sẽ được cấp cho thiết bị cần thử.

- Bộ đếm bit lỗi đếm số các bit lỗi của kênh I (TCH) và tính tỉ lệ lỗi bit trong các dãy bằng hoặc dài hơn 2 556 bit.

3.1.2.4. Độ miễn nhiễm đáp ứng tạp

Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 24):

- Bộ tạo tín hiệu cao tần 1 được điều chỉnh đến tần số kiểm tra.

- Bộ tạo tín hiệu cao tần 2 được điều chỉnh đến tần số thành phần tín hiệu tạp.

- Bật bộ tạo tín hiệu cao tần 1 để phát đi cụm tín hiệu. Mức tín hiệu được đặt ở giá trị độ nhạy cho trước + 3 dB.

- Bật bộ tạo tín hiệu cao tần 2 phát đi cụm tín hiệu hoặc phát liên tục, các tín hiệu này không được điều chế. Mức tín hiệu được tính theo công thức [(độ nhạy cho trước + 3 dB) + (giá trị định trước của mức đáp ứng phát xạ giả)] (dBV).

- Bộ đếm bit lỗi đếm số các bit lỗi của kênh I (TCH) và tính tỉ lệ lỗi bit trong các dãy bằng hoặc dài hơn 2 556 bit.




Hình 24 - Sơ đồ đo các miễn nhiễm đáp ứng tạp
3.1.2.5. Công suất các thành phần tạp dẫn


Hình 25 - Sơ đồ đo công suất các thành phần tạp
Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 25):

- Cần đảm bảo thiết bị cần thử ở chế độ chờ nhận và có thể nhận tần số kiểm tra.

- Với máy phân tích phổ, kiểm tra để chắc chắn có các thành phần tạp trong băng tần cho trước.

- Đặt tần số trung tâm của máy phân tích phổ tới tần số đã kiểm tra ở trên và đo mức của các thành phần tạp đó.



3.1.2.6. Bức xạ vỏ máy

Đặt thiết bị cần thử làm việc ở tần số kiểm tra, bật máy thu, dùng cùng phương pháp đo như 3.1.1.9.



3.1.2.7. Các điều kiện phát tín hiệu theo khe thời gian


Hình 26 - Sơ đồ đo phát hiện sóng mang
a) Yêu cầu các thiết bị đo:

- Thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động phải có chức năng gán bất cứ khe thời gian vật lý liên lạc nào cho thiết bị cần thử trong thời gian truy nhập. Nó còn phải có khả năng cung cấp tín hiệu định thời khe thời gian cho bộ phát mẫu và bộ phát tín hiệu cao tần

- Bộ tạo tín hiệu cao tần cung cấp một tín hiệu được điều chế bởi tín hiệu nhận được từ bộ phát mẫu cho thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động. Sóng này mang khe thời gian liên lạc được thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng gán. Thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng và thiết bị cần thử được đặt tới mức C/I yêu cầu để thực hiện các thủ tục khởi tạo và kết thúc cuộc gọi.

- Thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng phát sóng mang tại mức được chỉ định trong các thủ tục đo cho tất cả các sóng mang lưu lượng thông tin, ngoại trừ tại một tần số xác định.

b) Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 26):

- Sử dụng thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động năng, mức sóng mang đặt là 45 dBV và tạo ra một tiến trình xử lý cuộc gọi với PS cần thử, sử dụng mức tín hiệu cao hơn 45 dBV để đảm bảo pha liên lạc được thiết lập tại tần số xác định đã đề cập trước.

- Phát một tín hiệu 45 dBV trong khoảng thời gian đã chỉ ra trong 2.1.10, tại tần số xác định đã đề cập trước được đồng bộ với thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động bằng bộ tạo tín hiệu cao tần, việc này đảm bảo pha liên lạc không được thiết lập ngay cả khi thao tác gọi được thực hiện từ PS cần thử.

3.1.2.8. Độ chính xác chỉ thị cường độ tín hiệu thu

a) Đo bằng chức năng thông tin vùng và chức năng giữ vùng chờ:




Hình 27 - Sơ đồ đo độ chính xác chỉ thị cường độ tín hiệu thu
(Phương pháp sử dụng chức năng thông tin vùng và chức năng giữ vùng chờ)

Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 27):

- Bước 1: Đặt mức giữ vùng chờ của thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động đến giá trị chỉ định, đặt mức chọn vùng chờ đủ cao hơn giá trị mức giữ vùng chờ. Kích hoạt thiết bị cần thử với mức vào đủ cao đó.

- Bước 2: Đảm bảo thiết bị cần thử thực hiện được đăng ký vị trí (thao tác nhân công nếu có yêu cầu).

- Bước 3: Sau khi đặt tín hiệu vào từ thiết bị kiểm tra toàn bộ tính năng hoạt động đến thiết bị cần thử ở mức thấp hơn giá trị đã chỉ định 7 dB (cho phép lấy giá trị cao hơn +1 dB), cần đảm bảo thiết bị cần thử hiển thị thông báo vùng ngoài vùng phục vụ hoặc không thực hiện chuỗi thao tác điều khiển cuộc gọi ngay cả khi có thực hiện thủ tục gọi ra.

- Bước 4: Đổi số vùng nhắn tìm của thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động, sau khi tăng mức tín hiệu vào thiết bị cần thử tới mức đủ lớn, cần đảm bảo thiết bị cần thử thực hiện được chức năng đăng ký vị trí;

- Bước 5: Sau khi đặt tín hiệu vào từ thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động tới thiết bị được kiểm tra ở mức cao hơn giá trị đã chỉ định 7 dB (|cho phép lấy giá trị thấp hơn -1 dB|), cần đảm bảo thiết bị cần thử hiển thị thông báo trong vùng phục vụ hoặc thực hiện chuỗi thao tác điều khiển và pha liên lạc được thiết lập bằng thủ tục gọi ra.

- Bước 6: Nếu cần thiết, có thể đặt mức vùng phục vụ tới giá trị khác và lặp lại các bước từ 1 đến 5.

b) Phương pháp đo hiển thị giá trị mức thu trên màn hình hoặc trên thiết bị hiển thị:


Hình 28 - Sơ đồ đo độ chính xác chỉ thị trường tín hiệu thu được (Phương pháp đo hiển thị giá trị mức thu trên màn hình hoặc trên thiết bị hiển thị)
Thủ tục đo (sử dụng sơ đồ đo Hình 28):

- Bước 1: Thiết bị cần thử được để ở chế độ chờ.

- Bước 2: Thực hiện chuỗi điều khiển gọi ra và gọi vào giữa thiết bị kiểm tra toàn bộ các tính năng hoạt động với thiết bị cần thử và thiết lập pha liên lạc.

- Bước 3: Mức tín hiệu vào của thiết bị kiểm tra toàn bộ tính năng hoạt động tới thiết bị cần thử được đặt ở giá trị yêu cầu trong phép đo, mức tín hiệu vào này sẽ được hiển thị trên thiết bị hiển thị hoặc thiết bị cần thử và được đọc ra như giá trị đo được.

- Bước 4: Nếu cần thiết có thể đặt tín hiệu vào thiết bị cần thử ở mức khác, và lặp lại các Bước 2-3.

- Bước 5: Độ chính xác được tính toán từ các giá trị đo được ở Bước 3.



3.1.2.9. Chỉ tiêu sàn cho BER

Thủ tục đo tương tự như đo độ nhạy thu (xem 3.1.2.1). Tuy nhiên, mức tín hiệu chính bằng mức tương ứng với giá trị cho trước của chỉ tiêu sàn cho BER và số lượng bit phát nhỏ nhất là 2 556  106.




tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương