CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập-Tự do-Hạnh phúc


II. Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri tại các cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH tỉnh



tải về 485.23 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích485.23 Kb.
#16256
1   2   3   4   5   6

II. Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri tại các cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH tỉnh.

1. Kết quả chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật (Kiến nghị sau kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, công văn số 109/ĐĐBQH ngày 24/7/2012.)

- Trong sản xuất, chế biến, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng:

Trong thời gian qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo và các cơ quan chức năng đã tích cực trong công tác đấu tranh chống sản xuất, chế biến, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, cụ thể Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Thông báo số 82/TB-UBND ngày 18/4/2013 về ý kiến kết luận chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tại cuộc họp tăng cường ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; Công văn số 1916/UBND-TM3 ngày 23/4/2013 chỉ đạo công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá; Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 01/2/2013 thành lập Tổ kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 22/6/2012 về tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch; Kế hoạch số 255/KH-UBND ngày 16/01/2013 về triển khai thực hiện Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

* Kết quả xử lý vi phạm 9 tháng đầu năm 2013:

- Bắt giữ 33 vụ hàng giả, phạt VPHC 422.525.000 đồng.

- Bắt giữ 342 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, phạt VPHC 39.650.000 đồng.

- Bắt giữ 63 vụ vận chuyển gia cầm, phạt VPHC 104.250.000 đồng, tịch thu tiêu huỷ 8.518 kg gà thịt, 112.755 con gà giống, 51.660 quả trứng, 2.628 kg (chim, vịt, sâm cầm).

- Bắt giữ 13 vụ vận chuyển 7.115 kg mèo thịt, phạt VPHC 13.750.000 đồng.

- Bắt giữ 28 vụ vận chuyển 15.400 con cá giống và 26.624 kg thủy, hải sản các loại; phạt VPHC 59.750.000 đồng.

- Bắt giữ 02 vụ vận chuyển 4.500 kg hoa quả, phạt VPHC 1.500.000 đồng.

* Đánh giá kết quả đạt được:

- Ngay từ đầu năm 2013, nhờ có sự chỉ đạo kịp thời, các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường, chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình hình đầu cơ, găm hàng gây sốt giá ảo; hàng không bảo đảm chất lượng và giá cả các mặt hàng thiết yếu cơ bản đã ổn định, tạo được lòng tin trong nhân dân.

- Hoạt động biên mậu, tạm nhập tái xuất, buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới tiếp tục giảm so với cùng kỳ do các lực lượng chức năng hai bên biên giới tăng cường kiểm tra, kiểm soát;

- Tình trạng nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm, cơ bản đã được ngăn chặn do các lực lượng chức năng tiếp tục duy trì thực hiện Quyết định 2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng ngừa ngăn chặn vận chuyển kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép;

- Chủ động phối hợp với các ban ngành, các lực lượng chức năng trên địa bàn vào cuộc quyết liệt, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, chấn chỉnh môi trường kinh doanh du lịch tại các Trung tâm du lịch của Tỉnh, đã tạo ra những chuyển biến đáng ghi nhận như: Tình trạng kinh doanh không đăng ký kinh doanh, lấn chiếm vỉa hè đã giảm rõ rệt; hiện tượng bán hàng rong, ăn xin, ăn mày đeo bám khách du lịch đã giảm hẳn; đội ngũ cò mồi không còn hoạt động ngang nhiên như trước; việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ du lịch từng bước được cải thiện.

* Các giải pháp thực hiện trong thời gian tới:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị tăng cường công tác quản lý địa bàn, tiếp tục triển khai kế hoạch chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm, gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch được giao.

- Tiếp tục chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên đề tập trung kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, nhãn hàng hoá, kiểm tra niêm yết giá, đo lường đối với các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá trên thị trường.

- Tổ chức triển khai tháng cao điểm kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng nhái và tiêu huỷ hàng giả nhân "Ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái" 29/11.

- Xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong dịp Tết nguyên đán Giáp Ngọ 2014.

- Trong vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm;

Trong thời gian qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo và các cơ quan chức năng đã tích cực trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 1998/Ctr-UBND ngày 10/5/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Kế hoạch số 5047/ KH-UBND ngày 12/10/2012 thực hiện chiến lược Quốc gia an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030; Kế hoạch số 07/KH- BCĐVSATTP ngày 01/2/2013 về triển khai công tác thanh tra kiểm tra về an toàn thực phẩm năm 2013; Quyết định số 06/QĐ-BCĐLNVSATTP ngày 01/02/2013 thành lập tổ công tác liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 17/01/2013 về phê duyệt kế hoạch triển khai ”Tháng cao điểm về an toàn thực phẩm Tết năm 2013” và Quyết định số 158/QĐ-UBND ngày 17/01/2013 thành lập các đoàn Thanh kiểm tra liên ngành của tỉnh về việc thực hiện quy định của nhà nước về quản lý thị trường, giá cả, hàng giả, vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp “Tháng cao điểm về an toàn thực phẩm Tết năm 2013”; Kế hoạch số 22/KH-BCĐLNVSATTP ngày 03/4/2013 về triển khai “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2013; Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 02/4/2013 thành lập đoàn Thanh tra, kiểm tra liên ngành của tỉnh về an toàn thực phẩm trong dịp Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013; Công văn số 4439/UBND-VX3 ngày 22/8/2013 về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu năm 2013; Kế hoạch số 83/KH-BCĐLNVSATTP ngày 30/8/2013 về việc Bảo đảm An toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu năm 2013; Quyết định số 2270/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành của tỉnh về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2013.

* Kết quả thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm 9 tháng đầu năm 2013

- Số đoàn thanh tra, kiểm tra: Trong 9 tháng đầu năm toàn tỉnh đã thành lập 665 đoàn thanh, kiểm tra, (trong đó có 65 đoàn cấp tỉnh, 42 đoàn cấp huyện, 558 đoàn cấp xã),

- Số cơ sở thực phẩm được thanh kiểm tra là 16.475 lượt cơ sở,

- Số cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm được xử lý: Lập biên bản xử lý vi phạm là 2942 cơ sở, trong đó đình chỉ hoạt động 2 cơ sở (cơ sở bánh trung thu Hùng Dũng- TP Cẩm Phả và cơ sở đá viên nhãn hiệu Kim Cương-thành phố Hạ Long, đã có thông báo ngay trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh), phạt cảnh cáo 402 cơ sở, phạt tiền 184 cơ sở với số tiền phạt là 153.900.000 đồng. thu hồi tiêu hủy 164 loại thực phẩm của 357 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.



* Công tác quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh thời gian được thực hiện và thực trạng như sau:

1. Tổ chức quản lý:

Công tác an toàn thực phẩm hiện nay được thực hiện theo Điều 23, Nghị định số 38/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, theo đó:

- Sở Công Thương: Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm.

- Sở Y tế: Quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.

Ngoài triển khai quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm theo Luật an toàn thực phẩm, Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP tỉnh đã có cuộc họp thống nhất quản lý an toàn thực phẩm tại chợ như sau:

- Các ngành quản lý, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong chợ theo phân công, phân cấp của Luật an toàn thực phẩm và các quy định có liên quan.

- Ngành Công thương phối hợp với các địa phương quản lý về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình liên quan bảo đảm an toàn thực phẩm của chợ. Thanh tra, kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ thực phẩm.

- Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm hỗn hợp: Trong khi chờ Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hỗn hợp của Bộ, ngành Trung ương thì ngành Y tế chủ trì mời các ngành tham gia kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở.

2. Thực trạng chung về an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 135 chợ, trong đó 19 chợ hạng I; 19 chợ hạng II và 97 chợ hạng III (phân hạng chợ theo Nghị định 02/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ và Quyết định số 1507/QĐ-UBND ngày 08/5/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh).

- 97 chợ hạng III do Uỷ ban nhân dân xã phường quản lý không có BQL chợ và thường được giao cho cán bộ kiêm nhiệm theo dõi quản lý.

- Các chợ do phường xã quản lý phần lớn đã xuống cấp không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, việc thu hút đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp gặp nhiều khó khăn về tài chính, chưa huy động được các nguồn lực để xã hội hóa cho đầu tư xây dựng chợ ở xã phường.

- Cán bộ quản lý chợ hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm, không được giao trách nhiệm cụ thể trong việc kiểm soát thực phẩm vào chợ; đa số các hộ SX, KD thực phẩm đều nhỏ lẻ tại địa phương…; do đó công tác kiểm tra kiểm soát nguồn gốc hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm tại chợ gặp rất nhiều khó khăn.

- Người kinh doanh thực phẩm tại chợ xã/phường thiếu kiến thức về an toàn thực phẩm.

- Nguồn thực phẩm đưa vào chợ cơ bản đã có sự kiểm soát chặt chễ đối với hàng thực phẩm bao gói; song với thực phẩm tươi sống việc kiểm soát an toàn thực phẩm còn hạn chế, bởi vì:

+ Những thực phẩm có nguồn gốc tại tỉnh: Phần lớn từ các cơ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, các hộ gia đình không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm;

+ Những thực phẩm có nguồn thực phẩm từ ngoài tỉnh (như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang...) phần lớn đã được cơ quan chức năng tỉnh bạn kiểm soát; tuy nhiên vẫn còn thực phẩm lậu, không được kiểm soát được đưa vào tiêu thụ tại các chợ.

3. Quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, nhà hàng bình dân, quán ăn vỉa hè:

- Trên địa bàn toàn tỉnh có trên 4000 cơ sở ăn uống; trong đó:

+ 743 bếp ăn tập thể, (728 cơ sở chiếm 98% đã đủ điều kiện và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm).

+ 3464 nhà hàng ăn uống ( 2598 cơ sở chiểm 75 % đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm).

Các nhà hàng bình dân, quán ăn vỉa hè ( theo Luật an toàn thực phẩm gọi chung là dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố): thuộc Uỷ ban nhân dân xã phường quản lý theo phân cấp.

- Từ tháng 5/2013 186/186 xã phường của tỉnh đã có kế hoạch triển khai quản lý dịch vụ thức ăn đường phố theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại thông tư 30, đến nay đã thống kê danh sách, tập huấn xong cho 4551/4551 cơ sở (100%), đang tổ chức khám sức khỏe cho người kinh doanh thức ăn đường phố (Riêng phường Bãi Cháy, Tp Hạ Long đã tập huấn và khám sức khỏe xong cho 90/90 cơ sở dịch vụ kinh doanh thức ăn đường phố).

Các địa phương đang hướng dẫn và yêu cầu các cơ sở thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố. Đây là việc rất khó khăn do phần lớn là đối tượng nghèo, không trang bị được đầy đủ trang thiết bị dụng cụ theo quy định và ghi chép xuất xứ nguồn gốc thực phẩm không đầy đủ.

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm lớn (>30 người mắc/vụ), không có trường hợp tử vong do thực phẩm tại bếp ăn tập thể, nhà hàng bình dân, quán ăn vỉa hè. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ và được được xử lý kịp thời; cụ thể như sau:

- Năm 2011, tại Nhà hàng Hải Chi, thị trấn Ba Chẽ: 17 người mắc, khách sạn Hạ Long Pearl: 20 người mắc.

- Năm 2012, tại Khách sạn Vân Hải: 13 người mắc, khách sạn Sài Gòn Hạ Long: 20 người mắc.

- Năm 2013, tại Nhà hàng Thủy Na, Bãi Cháy: 9 người mắc.

Các cơ sở vi phạm nêu trên đều được xử phạt vi phạm hành chính, dừng ngay hoạt động và khắc phục ngay các điều kiện bảo đảm An toàn thực phẩm.



- Trong vi phạm quy định trong khai thác thủy hải sản (sử dụng chất độc, chất nổ và sung điện trong đánh bắt hải sản…)

Nội dung này luôn được Uỷ ban nhân dân tỉnh quan tâm và hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh đều có chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan chức năng tổ chức thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước trong lĩnh vực khai thác thủy hải sản trên vùng biển Quảng Ninh. Cụ thể, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1981/1998/QĐ-UB ngày 25/7/1998 thành lập Ban chỉ đạo về quản lý chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; Chỉ thị số 40/1998/CT-UB ngày 17/10/1998 về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; Chỉ thị số 37/1999/CT-UB ngày 14/9/1999 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nghiêm cấm sử dụng các loại lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác thủy sản và vận chuyển tiêu thụ xuất khẩu các loại thủy sản nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác, nghiêm cấm sử dụng hóa chất độc trong bảo quản thủy sản; Công văn số 2910/UBND-NLN2 ngày 22/6/2012 về tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác thuỷ sản trái phép, đặc biệt là các hoạt động khai thác thuỷ sản sử dụng xung điện, chất nổ, hoá chất, sử dụng các ngư cụ cấm khai thác..”; Quyết định số 2393/QĐ-UB ngày 20/9/2012 về quy định cấm các nghề sử dụng máy bơm nước tạo áp lực để khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Công văn số 6553/UBND-NLN2 ngày 26/12/2012 về chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 06/3/2013 về tăng cường quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trên biển.

Cụ thể 9 tháng đầu năm 2013 đã tổ chức 08 cuộc thanh kiểm tra. Qua quá trình thanh kiểm tra đã phát hiện, xử lý 13 trường hợp vi phạm sử dụng, tàng trữ kích điện để khai thác thủy hải sản và 06 trường hợp sử dụng các dụng cụ cấm khai thác theo quy định. Lập biên bản ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 13 trường hợp sử dụng và tàng trữ kích điện, tịch thu 09 bộ kích điện, thu nộp ngân sách nhà nước 45 triệu đồng và 06 trường hợp sử dụng các dụng cụ cấm khai thác, thu nộp ngân sách nhà nước 33 triệu đồng.

Công tác thanh kiểm tra 09 tháng đầu năm 2013 cho thấy tổng số vụ vi phạm giảm so với cùng kỳ. Không phát hiện vi phạm về sử dụng chất độc, chất nổ nhưng số vụ vi phạm dùng kích điện để đánh bắt có xu hướng gia tăng, nguyên do:

+ Ý thức chấp hành pháp luật của người vi phạm chưa cao; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả còn thấp.

+ Nguồn lợi thủy hải sản ven bờ giảm nên người dân dùng kích điện để khai thác đánh bắt.

+ Các cơ quan chức năng chưa được trang bị đủ các phương tiện và trang thiết bị cần thiết để đáp ứng công tác thanh kiểm tra trên biển.

+ Hoạt động của phương tiện phục vụ thanh kiểm tra trên biển bị giới hạn do kinh phí cấp xăng, dầu hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác thanh kiểm tra và tuyên truyền chính sách pháp luật.

Trong thời gian tới, Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm và tuyên truyền cho người dân hiểu rõ vai trò duy trì nguồn lợi thủy sản để đảm bảo hiệu quả khai thác sản xuất của chính người dân, đảm bảo ổn định cuộc sống.

2. Kết quả triển khai Nghị quyết 13/2012/NQ-CP và Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường, đặc biệt là tháo gỡ khó khăn về vốn, giải quyết hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất (Kiến nghị sau kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, công văn số 109/ĐĐBQH ngày 24/7/2012).

Để tháo gỡ khó khăn cho các Doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Thông báo số 44/TB-UBND ngày 13/03/2013 và ngày 06/04/2013, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã cùng các cơ quan chức năng của tỉnh đã tổ chức Hội nghị Kết nối ngân hàng và Doanh nghiệp để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Doanh nghiệp trong vay vốn ngân hàng. Tham gia hội nghị đại diện Ngân hàng nhà nước Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạo của 34 chi nhánh ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tại Hội nghị, các ngân hàng đã nhận được nhiều đề nghị tháo gỡ khó khăn trong hoạt động tín dụng ngân hàng, chủ yếu tập trung vào các nội dung: Được vay vốn bổ sung, hạ lãi suất cho vay, giảm thủ tục hành chính, thế chấp tài sản để vay vốn. Các chi nhánh ngân hàng đã cùng doanh nghiệp trao đổi thống nhất về những nội dung có khả năng giải quyết theo thẩm quyền, những nội dung có thể vận dụng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn và những nội dung vượt thẩm quyền, cần xin ý kiến của ngân hàng cấp trên. Hội nghị diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và xây dựng, đi thẳng vào các vấn đề cụ thể và đã có một số giải pháp tháo gỡ.

Bên cạnh đó, để tháo gỡ các vướng mắc cho các doanh nghiệp về thuê đất, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và Sở Tài chính đã tiến hành rà soát, điều chỉnh cho phù hợp đơn giá và phê duyệt lại đơn giá thuê đất cho 105 dự án đã đến hạn đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính Phủ.

Kết quả triển khai thực hiện cụ thể ở một số đơn vị:

1. Đối với ngành Than:

Dù đã có nhiều chính sách điều chỉnh vĩ mô để tháo gỡ khó khăn cho ngành Than nhưng sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn do thị trường trong nước năm 2013 chưa có chuyển biến so với năm 2012, các hộ tiêu thụ than vẫn gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nên sản lượng mua than giảm so với kế hoạch xây dựng đầu năm. Riêng than bán cho điện 6 tháng đạt tỷ lệ cao (6 tháng đạt 65% kế hoạch), nhưng sang quý III sản lượng than cho điện giảm mạnh do mưa nhiều nên thuỷ điện tăng cường phát, giảm nhiệt điện.

Tính đến hết tháng 9 lượng than tồn kho khoảng 8 triệu tấn. Xuất khẩu than gặp nhiều khó khăn do tiêu thụ than thế giới và Trung Quốc vẫn giảm sút, chưa phục hồi; cung vượt cầu nên thị trường than thế giới có sự cạnh tranh gay gắt. Từ đầu năm đến nay giá than thế giới vẫn đang trên đà giảm nhẹ và chưa có dấu hiệu phục hồi. Đặc biệt từ 7/7/2013 thuế xuất khẩu tăng lên 13% nên nhiều chủng loại than phải dừng bán, sản lượng xuất khẩu tháng 7 do vậy chỉ đạt 237.000 tấn (trong đó từ 7-7 đến 31-7 chỉ đạt 117.000 tấn), tháng 8 chỉ đạt 280.000 tấn.

Nhận thấy việc ổn định thuế xuất khẩu có ý nghĩa quyết định đến ổn định sản xuất, việc làm cho công nhân vùng mỏ (Công nhân viên chức Ngành than trên 10 vạn người, gia đình họ và các ngành dịch vụ liên quan), an sinh xã hội trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ động phối hợp với Tập đoàn liên tục làm việc và báo cáo và đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh lại thuế suất thuế xuất khẩu than.Từ 01/09/2013, Bộ Tài chính đã điều chỉnh thuế giảm còn 10%, tuy nhiên do một số khách hàng đã chuyển sang lấy nguồn khác nên tháng 9 cũng chỉ đạt khoảng 650.000 tấn. Dự kiến trong tháng 10/2013 lượng than xuất khẩu sẽ trở lại mức bình quân từ 2 đến 3 triệu tấn/tháng, giảm lượng hàng tồn kho cho Doanh nghiệp.



2. Đối với các Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

Ủy ban nhân dân tỉnh đã đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công trình nông thôn mới, các dự án, đầu tư. Khuyến khích sử dụng các nguyên, nhiên vật liệu sản xuất tại tỉnh nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, trên cơ sở đó các Doanh nghiệp đã có phương án bán hàng trả chậm (thanh toán trong khoảng thời gian 6 tháng) cho các địa phương, đồng thời giảm giá bán 10% đối với lượng hàng hóa này.



3. Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất :

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều biện pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn. Ngày 01/6/2013, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chủ trì cuộc họp với thủ trưởng các ngành, các cơ quan hữu quan của tỉnh để bàn tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Ngày 12/6, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị gặp gỡ hơn 300 đại biểu các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn, tiếp tục lắng nghe kiến nghị, đề xuất, đối thoại trực tiếp, giải quyết trực tiếp những vấn đề còn vướng mắc và công khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, tỉnh đề nghị Trung ương sớm chỉ đạo tổ chức sơ kết việc thực hiện Chỉ thị số 23 của Thủ tướng, xây dựng phương án thí điểm cho phép tỉnh Quảng Ninh được cấp phép đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hiện đang do cấp Bộ quản lý.

Trong khi chờ văn bản chính thức của các cơ quan Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã yêu cầu các ngành, các đơn vị chức năng tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho phương tiện, hàng hóa qua các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu thành phố Móng Cái, huyện Bình Liêu, Hải Hà dừng ngay việc cho phép các doanh nghiệp đầu tư bến bãi tại các điểm xuất hàng, thông quan. Với bến bãi đã đầu tư phải xây dựng mức thu phí hợp lý. Uỷ ban nhân dân tỉnh dừng xem xét việc điều chỉnh tăng mức thu phí sử dụng lề đường, bến, bãi trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các ngành chức năng thực hiện quản lý, giám sát, làm thủ tục tại các cửa khẩu, điểm thông quan, điểm xuất hàng biên giới tuyệt đối không được sách nhiễu, gây khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp, không được thu bất cứ khoản phí nào ngoài quy định của nhà nước, đồng thời tạo điều kiện tối đa cho Doanh nghiệp xuất hàng kể cả ngoài giờ làm việc. Chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đã tháo gỡ được một phần khó khăn và phần nào tác động làm lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp.

3. Về thanh tra toàn diện "Dự án đầu tư xây dựng-kinh doanh hạ tầng Khu Trung tâm Thương mại có dịch vụ, chợ dân sinh và dân cư phía nam Hải Hà" tại thị trấn Hải Hà, huyện Hải Hà) (Kiến nghị trước kỳ họp thứ 4 của Quốc hội, công văn số 200/ĐĐBQH ngày 29/10/2012).

UBND tỉnh đã có báo cáo trả lời số 153/BC-UBND ngày 20/11/2012 “...Thanh tra tỉnh đã thành lập Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra toàn diện... và kết thúc trong tháng 11/2012. Sau khi có kết luận thanh tra.... sẽ có báo cáo kết quả giải quyết với Đoàn ĐBQH tỉnh”. Thời gian kết thúc thanh tra theo dự kiến đã 9 tháng, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả giải quyết để Đoàn thông báo tới cử tri.

Ngày 03/10/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản số 4861/UBND-TD chỉ đạo và Thanh tra tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các Sở: Công thương, Xây dựng, Tài chính tiến hành thanh tra toàn diện Dự án đầu tư xây dựng-kinh doanh hạ tầng Khu trung tâm thương mại, dịch vụ, chợ dân sinh và khu dân cư phía Nam Hải Hà tại thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà và ngày 15/01/2013, Thanh tra tỉnh đã ban hành Kết luận thanh tra số 01/KL-TTr.

Ngày 04/02/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh có công văn số 595/UBND-TD “V/v thực hiện kết luận của Thanh tra”, theo đó đã chỉ đạo các sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà, chủ đầu tư (Công ty TNHH Đức Dương) tổ chức thực hiện các nội dung kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh.

Trên cơ sở báo cáo của Thanh tra tỉnh sau khi tiến hành kiểm tra, rà soát việc thực hiện Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chuyển đổi mô hình chợ Trung tâm Hải Hà, Ủy ban nhân dân tỉnh có công văn số 4742/UBND-TM1 ngày 9/9/2013 chỉ đạo như sau:

- Giao Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và Công ty TNHH Đức Dương tổ chức đối thoại với các hộ kinh doanh trong việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ cũ, cũng như chuyển đổi vị trí chợ Trung tâm huyện Hải Hà theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 và Quyết định 1531/QĐ-UBND ngày 17/6/2013, thời gian xong trước ngày 30/9/2013.

- Giao Sở Xây dựng khẩn trương thẩm định, trình duyệt vị trí Trạm xử lý nước thải (theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại công văn số 4559/UBND-QH 2 ngày 28/8/2013) để Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà và Công ty TNHH Đức Dương triển khai thực hiện, làm cơ sở để bổ sung xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, thời gian thực hiện xong trước ngày 15/9/2013.

- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra xác nhận việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường của Chợ trung tâm Hải Hà. Thời gian thực hiện xong trước ngày 20/9/2013.

- Giao Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà chủ trì, phối hợp Công ty TNHH Đức Dương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục liên quan về Phương án bố trí sắp xếp ngành kinh doanh, điểm kinh doanh để thực hiện chuyển các hộ kinh doanh từ Chợ Trung tâm Hải Hà (cũ) sang Chợ Trung tâm Hải Hà (mới); gửi về Sở Công thương thẩm định, phê duyệt theo quy định. Thời gian thực hiện xong trước ngày 30/9/2013.

- Yêu cầu Công ty TNHH Đức Dương thực hiện đúng cam kết theo nội dung công văn số 61/CV ngày 27/8/2013 về việc đồng ý để các hộ kinh doanh tại Chợ Trung tâm huyện Hải Hà (cũ) được đăng ký điểm kinh doanh tại Chợ Trung tâm huyện Hải Hà (mới) theo đúng kết luận của Thanh tra tỉnh và các ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; Chỉ thực hiện chuyển sang chợ mới khi đã xử lý xong các trường hợp về hợp đồng, đăng ký thuê điểm kinh doanh, thuê mặt bằng kinh doanh và thực hiện lại việc đăng ký, bốc thăm điểm kinh doanh theo trình tự, thủ tục quy định. Trong trường hợp một điểm kinh doanh mà có nhiều người đăng ký thì tổ chức bốc thăm theo quy định. Thời gian thực hiện xong trước ngày 30/9/2013.

Hiện nay các cơ quan đơn vị liên quan đang triển khai thực hiện. Vừa qua (ngày 25/10/2013) đã xảy ra vụ cháy chợ Hải Hà cũ, đám cháy đã được khống chế nhanh chóng, thiệt hại không lớn, tuy nhiên qua đánh giá ban đầu, vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự, một số kẻ xấu đã lợi dụng, kích động gây phức tạp tình hình, do đó việc thực hiện chuyển sang kinh doanh tại chợ mới có thể sẽ chậm hơn dự kiến.



Каталог: vi-VN -> Lists
Lists -> THÔng tư CỦa bộ quốc phòng số 113/2009/tt-bqp ngàY 07 tháng 12 NĂM 2009
Lists -> THÔng tư Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 12/2007/NĐ-cp ngày 17 tháng 01 năm 2007 quy định về công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân
Lists -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng ninh
Lists -> Ubnd tỉnh quảng ninh sở giáo dục và ĐÀo tạO
Lists -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO
Lists -> Ubnd tỉnh quảng ninh sở giáo dục và ĐÀo tạO
Lists -> Ubnd tỉnh quảng ninh sở giáo dục và ĐÀo tạO
Lists -> Ubnd tỉnh quảng ninh ban chỉ ĐẠo công tác y tế trưỜng họC
Lists -> Ubnd tỉnh quảng ninh sở giáo dục và ĐÀo tạO
Lists -> Số: 1216 /QĐ-snv cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 485.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương