Công ưỚc liên hợp quốc về chống tham nhũng và VẤN ĐỀ hoàn thiện pháp luật việt nam


Một số quy định cụ thể của Công ước



tải về 1.24 Mb.
trang5/61
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.24 Mb.
#24919
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61
3. Một số quy định cụ thể của Công ước

3.1. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Phòng ngừa tham nhũng đóng vai trò thiết yếu trong đấu tranh chống tham nhũng, giúp ngăn ngừa hành vi tham nhũng, tăng cường khả năng phát hiện tham nhũng và khắc phục hậu quả tham nhũng. Trên cơ sở nhận thức đó, Công ước đã dành toàn bộ Chương II quy định về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng mà các quốc gia thành viên cần xây dựng, thực hiện hoặc duy trì. Điều 5 Công ước nêu yêu cầu: “Phải thúc đẩy sự tham gia của xã hội và thể hiện nguyên tắc nhà nước pháp quyền, quản lý đúng đắn việc công và tài sản công, tính liêm khiết, minh bạch và trách nhiệm”.

Đồng thời, Công ước quy định nghĩa vụ hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy và xây dựng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, trong đó có nghĩa vụ tham gia các chương trình và dự án quốc tế về phòng ngừa tham nhũng và thiết lập các thiết chế trong nước về vấn đề phòng chống tham nhũng.

a, Cơ quan phòng, chống tham nhũng

Điều 6 và Điều 36 Công ước quy định việc thành lập cơ quan hoặc lực lượng phòng, chống tham nhũng chuyên trách là cần thiết nhằm thực thi, giám sát và phối hợp việc thi hành các chính sách và hành động chống tham nhũng. Các quốc gia thành viên cần đảm bảo sự độc lập cần thiết cho cơ quan nói trên, trong đó có việc cung cấp phương tiện vật chất, đội ngũ cán bộ chuyên trách cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ này để họ có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.



b, Phòng, chống tham nhũng ở Khu vực công

Các quốc gia thành viên cần nỗ lực ban hành, duy trì và củng cố các chính sách nhằm tăng cường minh bạch, hiệu quả hoạt động của khu vực công, bao gồm: cải cách chế độ tuyển dụng, thuê, sử dụng, đề bạt và hưu trí đối với công chức; thúc đẩy sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong đội ngũ công chức, trong đó có việc nghiên cứu ban hành và tổ chức thực hiện những quy tắc hoặc chuẩn mực xử sự đối với công chức; xây dựng các cơ chế mua sắm công phù hợp, cạnh tranh và khách quan; áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm tăng cường minh bạch và trách nhiệm trong quản lý tài chính công; tăng cường minh bạch trong quản lý hành chính công cùng với các hoạt động tổ chức, thực hiện chức năng và ra quyết định.

c, Các biện pháp liên quan truy tố và xét xử

Điều 11 Công ước ghi nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo sự độc lập trong hoạt động xét xử. Các quốc gia cần áp dụng các biện pháp tăng cường tính liêm khiết và phòng ngừa cơ hội tham nhũng đến với cán bộ toà án, trong đó có việc ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ toà án và tư pháp. Những biện pháp có tác dụng tăng cường tính liêm khiết cũng cần được áp dụng đối với cán bộ của cơ quan công tố và điều tra.

d, Sự tham gia của xã hội

Điều 13 Công ước quy định việc áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về sự tồn tại, nguyên nhân, tính chất nghiêm trọng và mối đe doạ của tham nhũng; thúc đẩy sự tham gia tích cực, chủ động của các cá nhân và tổ chức ngoài khu vực công như xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng, công chúng, thông tin đại chúng vào công tác phòng, chống tham nhũng.

e, Các biện pháp chống rửa tiền

Công ước dành nhiều điều khoản quy định trực tiếp và gián tiếp đến các biện pháp mà các quốc gia thành viên cần áp dụng nhằm ngăn ngừa và chống rửa tiền. Điều 14 quy định các biện pháp chống rửa tiền mang tính định hướng và phòng ngừa là chủ yếu. Theo đó, các quốc gia cần thiết lập cơ chế giám sát toàn diện đối với các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng, các cơ quan khác đặc biệt dễ phát sinh hoạt động rửa tiền, nhằm ngăn chặn, phát hiện mọi hình thức rửa tiền; áp dụng các biện pháp khả thi nhằm kiểm soát, phát hiện việc di chuyển tiền mặt và tài sản qua biên giới nhưng không được gây cản trở đối với sự di chuyển của các dòng vốn hợp pháp; tăng cường hợp tác nhằm đấu tranh chống rửa tiền.



f, Phòng, chống tham nhũng ở Khu vực tư

Điều 12 của Công ước quy định các quốc gia thành viên Công ước, trên cơ sở luật pháp quốc gia, áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng liên quan đến khu vực tư, tăng cường các chuẩn mực kế toán, kiểm toán liên quan đến khu vực tư; ban hành các chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự có hiệu lực đối với các hành vi vi phạm.





tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương