Công ưỚc liên hợp quốc về chống tham nhũng và VẤN ĐỀ hoàn thiện pháp luật việt nam


Những thông tin chung về Công ước



tải về 1.24 Mb.
trang2/61
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.24 Mb.
#24919
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61
1. Những thông tin chung về Công ước

Theo thông tin của Liên Hợp quốc1, Công ước năm 2003 về chống tham nhũng là một trong 19 điều ước quốc tế trực tiếp về các vấn đề hình sự (Penal Matters) được đăng ký lưu chiểu tại Liên Hợp quốc.

Công ước được Đại Hội đồng LHQ thông qua ngày 01.10.2003 tại Trụ sở LHQ ở New York. Công ước được mở cho tất cả các nước thành viên LHQ ký từ ngày 09 đến ngày 11.12.2003 tại Merida, Mexico, và sau đó là tại Trụ sở LHQ ở New York đến ngày 09.12.2005. Công ước cũng được mở cho tất cả các tổ chức hội nhập kinh tế quốc tế khu vực ký nếu tổ chức đó có ít nhất là một nước thành viên đã ký Công ước này. Ngày 10.12.2003,Việt Nam đã ký Công ước với bảo lưu gửi kèm theo Văn kiện phê chuẩn ngày 19 tháng 8 năm 2009 như sau:

Xét Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 01 tháng 10 năm 2003,



Và, xét Công ước đã được ký thừa uỷ quyền của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 10 tháng 12 năm 2003.

Bằng văn kiện này, Tôi, Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố rằng, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau khi đã nghiên cứu kỹ nội dung Công ước, phê chuẩn Công ước này và cam kết sẽ thi hành đầy đủ các quy định của Công ước .

Khi phê chuẩn Công ước, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ khoản 3 Điều 66 của Công ước, tuyên bố nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không bị ràng buộc bởi khoản 2 Điều 66 của Công ước. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng thời gửi kèm Bản Tuyên bố về việc thực thi Công ước này.

Để làm bằng, Tôi đã ký và đóng dấu Văn kiện Bảo lưu này.”.

Ngoài ra, Việt Nam cũng tuyên bố gửi kèm theo Văn kiện phê chuẩn ngày 19 tháng 8 năm 2009 như sau:

1. Phù hợp với nguyên tắc của pháp luật Việt Nam, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố không bị ràng buộc bởi các quy định về hình sự hoá hành vi làm giàu bất hợp pháp theo quy định tại Điều 20 và quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định tại Điều 26 Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

2. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; việc thực hiện các quy định của Công ước trên sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở các thoả thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc có đi có lại.

3. Căn cứ Điều 44 của Công ước, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố không coi Công ước là cơ sở pháp lý trực tiếp về dẫn độ; Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện dẫn độ theo quy định của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở các hiệp định về dẫn độ và nguyên tắc có đi có lại.”. Viet Nam

Ngày 14.12.2005, Công ước có hiệu lực thi hành, có 143 nước là thành viên (đến ngày 20.6.2010). Ngày 18.9.2009, Công ước này có hiệu lực thi hành đối với Việt Nam.





tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương