Căn cứ Quyết định số 167 HĐ/ctn ngày 24 tháng 8 năm 1998 của Chủ tịch nước về việc phê chuẩn Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học



tải về 0.79 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.79 Mb.
#5412
1   2   3   4   5   6   7

PHỤ LỤC SỐ 9

(Ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ)

 

QUY ĐỊNH VỀ THANH SÁT ĐỐI VỚI CƠ SỞ HOÁ CHẤT BẢNG, DOC VÀ DOC-PSF

I.  CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THANH SÁT

1. Mục đích và yêu cầu của việc thanh sát

Mục đích chung là nhằm xác nhận rằng các hoạt động tại Cơ sở là phù hợp với những thông tin đã được khai báo với Tổ chức Công ước. Ngoài ra:

- Đối với cơ sở hoá chất Bảng 1: mục đích cụ thể là kiểm tra để xác nhận rằng: các hoạt động tại Cơ sở là phù hợp các yêu cầu và quy định của Công ước (phầnVI của Phụ lục Kiểm chứng của Công ước); không có các hoạt động chuyển đổi hoá chất Bảng 2 mà không được khai báo; đánh giá khả năng gây rủi ro của các hoạt động hoá chất tại Cơ sở.

- Đối với cơ sở hoá chất Bảng 2: mục đích cụ thể là kiểm tra để xác nhận rằng: các hoạt động tại Cơ sở là phù hợp các yêu cầu và quy định của Công ước (phầnVII của Phụ lục Kiểm chứng của Công ước); không có bất cứ một hoá chất Bảng 1 nào được sản xuất tại Cơ sở, trừ trường hợp việc sản xuất là phù hợp với phần VI của Phụ lục Kiểm chứng của Công ước; không có các hoạt động chuyển đổi hoá chất Bảng 2 mà không được khai báo; đánh giá khả năng gây rủi ro của các hoạt động hoá chất tại Cơ sở.

- Đối với cơ sở hoá chất Bảng 3 và DOC, DOC-PSF: mục đích cụ thể là xác nhận rằng: các hoạt động tại Cơ sở là phù hợp các yêu cầu và quy định của Công ước (phầnVIII của Phụ lục Kiểm chứng của Công ước) không có bất cứ một hoá chất Bảng 1 nào được sản xuất tại Cơ sở, trừ trường hợp việc sản xuất là phù hợp với phần VI của Phụ lục Kiểm chứng của Công ước.

2. Thời biểu thanh sát

- Đối với cơ sở hoá chất Bảng 1:

+ Thời gian thông báo quyết định thanh sát: không dưới 24 giờ trước khi tới địa điểm nhập cảnh;

+ Thời gian tiến hành thanh sát tại Cơ sở: phụ thuộc vào nguy cơ rủi ro đối với các mục tiêu và mục đích của Công ước.

- Đối với cơ sở hoá chất Bảng 2:

+ Thời gian thông báo quyết định thanh sát: không dưới 48 giờ trước khi tới địa điểm bị thanh sát;

+ Thời gian tiến hành thanh sát tại Cơ sở: 96 giờ, có thể kéo dài trên cơ sở thoả thuận riêng cụ thể.

- Đối với cơ sở hoá chất Bảng 3:

+ Thời gian thông báo quyết định thanh sát: không dưới 120 giờ trước khi tới địa điểm bị thanh sát;

+ Thời gian tiến hành thanh sát tại Cơ sở: 24 giờ, có thể kéo dài trên cơ sở thoả thuận riêng cụ thể.

- Đối với cơ sở hoá chất DOC, DOC-PSF: như đối với cơ sở hoá chất Bảng 3.

3. Nhiệm vụ của chủ Cơ sở bị thanh sát

- Bố trí một phòng làm việc riêng để đội thanh sát được toàn quyền sử dụng trong thời gian tiến hành thanh sát (có chìa khoá, chỉ thành viên đội thanh sát được ra vào), được trang bị: bàn ghế làm việc, 1 tủ tài liệu có khoá, 1điện thoại cố định nối mạng quốc tế, 1 máy fax, 1 máy huỷ tài liệu) (*);

- Bố trí cán bộ có thẩm quyền và am hiểu về hoạt động của Cơ sở (quản lý, kỹ thuật công nghệ, kinh doanh, tài chính, môi trường, an toàn lao động…) để làm việc với Đội thanh sát;

- Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, sơ đồ, bản vẽ, sổ sách cần thiết để làm việc với Đội thanh sát;

- Giúp Đội thanh sát lấy mẫu (khi có yêu cầu).



II. QUY TRÌNH THANH SÁT

1. Phương pháp tiến hành thanh sát

- Thanh sát bằng trực quan thiết bị sản xuất, phòng điều khiển, phòng thí nghiệm, kho chứa nguyên liệu và khu vực xử lý chất thải;

- Kiểm tra hồ sơ/tài liệu;

- Thảo luận và phỏng vấn;

- Lấy mẫu và phân tích (nếu cần).

2. Trình tự thanh sát

a) Nghe giới thiệu của đại diện Cơ sở, gồm các nội dung sau:

- Tóm tắt hoạt động của Cơ sở;

- Sơ đồ mặt bằng của nhà máy, phân xưởng là đối tượng thanh sát;

- Phản ứng hoá học;

- Quy trình công nghệ;

- Cân bằng vật chất/nguyên liệu của sản xuất;

- Xử lý chất thải;

- Các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ.

b) Thăm nhanh các hạng mục nằm trong phạm vi Cơ sở

c) Thống nhất kế hoạch và nội dung thanh sát

d) Thanh sát Cơ sở

- Kiểm tra khu vực vận hành sản xuất;

- Kiểm tra các hồ sơ về cung ứng nguyên liệu, sản phẩm và sản xuất;

- Kiểm tra kho hàng;

- Kiểm tra khu vực xử lý chất thải, khu vực lưu giữ các hoá chất không đạt chỉ tiêu kỹ thuật;

- Tham quan phòng thí nghiệm (nếu có);

- Kiểm tra tài liệu: phần kiểm tra tài liệu có thể bao gồm những hạng mục sau:

+ Tài liệu quy trình công nghệ (sơ đồ tiến trình công nghệ, công suất, sơ đồ công ty, bản đồ nhà máy);

+ Nhật ký vận hành nhà máy, hồ sơ các mẻ;

+ Hồ sơ kiểm tra chất lượng, kể cả các các số liệu phân tích;

+ Hồ sơ về kho hàng và vận chuyển (cả bên trong lẫn bên ngoài);

+ Các tài liệu về đảm bảo Sức khoẻ, An toàn và Môi trường: MSDS của các hoá chất, quy trình vận hành chuẩn (SOP), quy định an toàn riêng của Cơ sở, quy định về giới hạn tiếp xúc với các hoá chất có trong Cơ sở, cảnh báo nguy hại có thể có (**).

đ) Hội ý lại và kết luận sơ bộ: trong vòng 24giờ sau khi kết thúc thanh sát Đoàn thanh sát sẽ cùng đại diện Công ty và Cơ quan Quốc gia gặp để xem xét lại những kết quả thanh sát ban đầu do Đội thanh sát đưa ra và làm sáng tỏ bất kỳ sự không rõ ràng nào (nếu có). Các kết quả ban đầu này sẽ được thể hiện trong dự thảo Báo cáo Sơ bộ về cuộc Thanh sát sẽ được ký giữa đại diện của Cơ sở và Cơ quan quốc gia Việt Nam với Đội trưởng Đội thanh sát.

 Lưu ý:

1. Đối với cơ sở hoá chất Bảng 1 và 2 trong thời gian tiến hành cuộc thanh sát ban đầu sẽ diễn ra các cuộc đàm phán giữa đội thanh sát và cơ quan quốc gia Việt Nam để thống nhất về nội dung dự thảo Thoả thuận liên quan đến việc thanh sát tại các cơ sở nói trên để trình Tổ chức Công ước và Chính phủ Việt Nam ký kết sau đó.

2. Quy trình thanh sát lại giống như quy trình thanh sát đối với cơ sở hoá chất Bảng 3 và DOC, DOC-PSF.

3. Quy trình thanh sát đột xuất về cơ bản cũng tương tự như quy trình này, nhưng với mục đích và thời biểu đặc biệt. Cụ thể:

- Mục đích: làm sáng tỏ cáo buộc của một quốc gia thành viên về việc vi phạm quy định Công ước tại một cơ sở hoá chất thuộc diện kiểm soát của một quốc gia thành viên khác;

- Thời biểu của cuộc thanh sát:

+ Thời gian thông báo quyết định thanh sát: Không dưới 12 giờ trước khi tới địa điểm nhập cảnh;

+ Thời gian tiến hành thanh sát tại Cơ sở: không quá 84 giờ, trừ khi được kéo dài theo thoả thuận với quốc gia bị thanh sát.

 Ghi chú:

- (*) Các chi phí sử dụng sẽ được Ban Thư ký Tổ chức Công ước hoàn trả cho Cơ sở khi phía Cơ sở yêu cầu.



- (**) Các thanh sát viên sẽ áp dụng biện pháp “không động chạm” nghĩa là không tự ý động chạm vào bất cứ thứ gì trong Cơ sở. Khi có yêu cầu, các thanh sát viên sẽ đề nghị nhân viên của Cơ sở giúp.

 

 
Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương