Chuyển pháp luâN


Zhen-Shan-Ren(Chơn-Thiện-Nhẫn) là tiêu chuẩn duy nhất để phán xét người tốt hay xấu



tải về 1.75 Mb.
trang4/47
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2017
Kích1.75 Mb.
#33375
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47

Zhen-Shan-Ren(Chơn-Thiện-Nhẫn) là tiêu chuẩn duy nhất để phán xét người tốt hay xấu

Từ lâu, trong Phật giáo, người ta đã bàn cãi câu : Phật Pháp là gì? Có người cho rằng Pháp do Phật giáo tuyên dương là tất cả Phật Pháp. Sự thật không phải là như vậy. Pháp do đức Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng cách nay 2,500 năm chỉ nhằm cho người thường ở trình độ rất thấp, những người nầy vừa mới ra khỏi tình trạng xã hội phôi thai và có một tâm ý rất đơn sơ. Thời đại mạt Pháp mà Ngài đã nói đó là bây giờ. Người ngày nay không còn có thể tu luyện bằng Pháp đó. Vào thời mạt Pháp cả những vị sư trong chùa còn có nhiều khó khăn để tự cứu độ, làm sao họ có thể cứu độ người khác? Đó là tùy theo thời thế lúc bấy giờ mà đức Thích Ca Mâu Ni truyền dạy Pháp của Ngài, vả lại, Ngài không nói hết tất cả những gì Ngài hiểu biết về Phật Pháp ở mỗi trình độ của Ngài, bởi vậy không thể nào giữ nó mãi một cách bất biến.


Xã hội phát triển, trí óc con người càng ngày càng đa dạng, vì vậy con người không thể thực hiện sự tu luyện mãi bằng một phương pháp. Pháp trong Phật giáo không bao gồm toàn thể Phật Pháp, nó chỉ là một phần rất nhỏ trong Phật Pháp. Còn có nhiều Pháp lớn trong trường phái Phật được trao truyền trong nhân gian hoặc qua một người đệ tử duy nhất từ đời nầy qua đời nọ. Mỗi cấp có một Pháp khác, và không gian khác thì có những Pháp khác. Tất cả đều là những biểu hiện khác nhau của Phật Pháp trong những không gian và cấp bực khác nhau. Đức Thích Ca Mâu Ni cũng đã có nói rằng có 84 000 trường phái để tu luyện thành Phật. Trong Phật giáo người ta có thể kể chừng mười trường phái như là Thiền tông, Tịnh độ tông, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Mật tông, v.v. Chúng không bao gồm tất cả các trường phái Phật. Đức Thích Ca Mâu Ni cũng không truyền tất cả Phật Pháp, Ngài chỉ truyền một phần Pháp mà người thời bấy giờ có thể chấp nhận.
Vậy Phật Pháp là gì? Đó là tánh chất căn bản nhất Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) trong vũ trụ nầy. Nó chính là biểu hiện cao nhất của Phật Pháp. Nó chính là căn bản nhất của Phật Pháp. Phật Pháp được biểu hiện dưới nhiều hình thức ở những cấp bực khác nhau, nó giữ vai trò hướng dẫn trong mỗi cấp ; cấp càng thấp, nó càng tỏ ra đa dạng và phức tạp. Những phân tử của không khí, đá, cây, đất, sắt và cơ thể con người, tất cả mọi vật đều chứa đựng tánh chất Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện -Nhẫn). Theo người xưa, tất cả mọi vật và sanh mạng trong vũ trụ đều kết hợp bởi năm chất ngũ hành, tất cả đều sẵn mang tánh chất Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn). Người tu luyện chỉ có thể biết được sự phát hiện đặc biệt của Phật Pháp ở trình độ mà họ đã đạt được mà thôi, đó là điều mà người ta gọi là Quả vị hay trình độ đã đạt được qua sự tu luyện. Theo nghĩa rộng, Phật Pháp là rất lớn vô cùng. Nhưng nó rất giản dị nhìn ở cấp cao nhất, vì Phật Pháp cũng giống như một kim tự tháp. Ở tầng cao nhất, nó có thể giản dị gồm trong ba chữ Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) , nhưng nó rất rắc rối khi xuất hiện ở những từng cấp thấp. Lấy ví dụ như một con người. Lão giáo xem thân người như một tiểu vũ trụ, con người có một cơ thể vật chất, nhưng đây chỉ là một phần của con người, nó còn có tình cảm, bản chất, tánh khí và một nguyên thần để làm thành một con người trọn vẹn, độc lập và có một nhân cách riêng biệt. Vũ trụ của chúng ta cũng như thế, nó cũng bao gồm giải Ngân hà và các hành tinh, các sanh mạng và nước, đó là khía cạnh hiện hữu vật chất của nó ; nhưng đồng thời, nó cũng chứa đựng tánh chất Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn). Các tế bào của mọi vật chất đều chứa đựng tánh chất nầy, kể cả những tế bào nhỏ li ti.
Đặc tánh Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) là tiêu chuẩn để phán xét cái tốt và cái xấu trong vũ trụ nầy. Cái gì là tốt, cái gì là xấu? Chính là với bản chất nầy mà ta phán xét. Giống như đối với năng tánh Đức (De) mà người xưa thường nói. Dĩ nhiên ngày nay tinh thần đạo đức của xã hội loài người đã biến đổi, cả những tiêu chuẩn đạo đức cũng bị méo mó. Hiện nay, nếu ai lấy Lý Phong làm gương mẫu (một thần tượng của người Tàu trong thập niên 1960), thì có lẽ người ta sẽ cho y là mắc bệnh thần kinh. Nhưng trong những năm 1950-1960, ai có thể nói y là người mắc bệnh thần kinh? Đạo đức của nhân loại xuống dốc thật là trầm trọng, những thuần phong mỹ tục bị tiêu hủy ngày qua ngày, người ta đeo đuổi theo quyền lợi và phương hại đến người khác vì một chút lợi lộc cá nhân, người ta dấn thân vào những cuộc tranh chấp và dùng đến mọi thủ đoạn. Xin hãy suy nghĩ, có thể nào để cho tình trạng nầy kéo dài mãi chăng? Nếu có người phạm một tội lỗi và quí vị nói với họ rằng họ đã hành động sai, họ sẽ không tin như vậy; họ thật tình không tin như vậy ; nhiều người tự xét mình theo một trình độ đạo đức đã rất thấp và tự xem như là khá lắm so với những người khác, vì tiêu chuẩn để phán xét đã bị méo mó. Nhưng cho dù tiêu chuẩn đạo đức của con người có thay đổi thế mấy thì bản chất của vũ trụ vẫn không thay đổi, đó là tiêu chuẩn duy nhất để phán xét con người tốt hay xấu. Vì vậy, quí vị là người tu, quí vị phải hành động thuận theo bản chất nầy của vũ trụ, thay vì sống theo tiêu chuẩn người thường. Nếu quí vị muốn trở về nguồn cội và tìm lại bản lai của chính mình, nếu quí vị muốn đạt lên cấp cao trong việc tu luyện, quí vị bắt buộc phải hành động theo tiêu chuẩn nầy. Chỉ khi nào một con người có thể thuận theo bản chất vũ trụ nầy Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) thì họ là một con người tốt. Nếu họ hành động ngược lại bản chất nầy, đó là một con người thật sự xấu. Trong sở làm, trong xã hội, có người có thể cho rằng quí vị là một người xấu, nhưng chưa chắc quí vị là như vậy; và khi người ta nói quí vị là một người tốt, quí vị cũng chưa chắc là như vậy. Là một người tu, khi quí vị tự hoà đồng với bản chất nầy, đó là quí vị đã đạt Đạo. Nguyên tắc chỉ giản dị như vậy mà thôi.
Lão giáo trong sự tu luyện Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn), họ đã nhấn mạnh vào điểm Zhen (Chân). Vì lý do đó, trường phái Lão hướng về sự tu chân và nuôi dưỡng bản chất chân thật, nói thật, làm thật, sống làm người chân thật, trở về nguồn cội, tìm lại bản lai, để cuối cùng tu thành một bực Chân Nhân. Nhưng bản chất Ren và Shan (nhẫn và thiện) cũng có trong đó, chỉ là sự tu luyện của họ nhằm trên Zhen (Chân). Phật giáo thì đặt trọng tâm trên sự tu luyện chử Shan (Thiện) trong Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) . Vì sự tu luyện chữ Shan có thể sanh ra một lòng từ bi lớn, khi tâm từ bi lan tràn, người tu nhìn thấy tất cả chúng sanh trong biển đau khổ, họ phát nguyện cứu độ tất cả chúng sanh. Nhưng chữ Zhen và Ren (Chân và Nhẫn) cũng có nơi đó, chỉ là trọng tâm của sự tu luyện của họ đặt trên Shan (Thiện). Còn về trường phái Falun Dafa (Pháp Luân Đại Pháp) của chúng ta, chúng ta noi theo bản chất tối thượng của vũ trụ Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) đồng tu, vì vậy Gong (Công, công lực) mà chúng ta đang tu đây rất là lớn.


    1. Каталог: book
      book -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
      book -> CHƯƠng tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh 1Logistics trong nền kinh tế hiện đại
      book -> TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ
      book -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
      book -> Nguyễn Thị Hồng Ngát BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
      book -> Quản lý bộ nhớ trong dos
      book -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
      book -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC

      tải về 1.75 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương