Chuyển pháp luâN


Mỗi cấp có pháp khác nhau



tải về 1.75 Mb.
trang3/47
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2017
Kích1.75 Mb.
#33375
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47

Mỗi cấp có pháp khác nhau


Trước đây nhiều thầy dạy Khí Công cho rằng Khí Công được chia ra làm ba cấp : hạ, trung và thượng. Tất cả những điều ấy chỉ là cấp Khí và hạn chế trong giai tầng tập Khí; thế mà người ta còn chia nó ra thành bậc nữa là hạ, trung và thượng. Còn ở tầng thật sự cao thì là một sự trống rỗng trong trí óc của người tu, họ không biết gì cả. Những điều mà chúng tôi sẽ thuyết giảng từ nay tất cả đều thuộc về Pháp ở cao tầng. Hơn nữa, tôi muốn tái lập lại tiếng tăm của sự tu luyện. Trong những bài thuyết giảng của tôi, tôi sẽ nói đến những hiện tượng sai lệch trong giới tu luyện. Tôi cũng sẽ nói về cách nhận xét và đối sử. Hơn nữa, sự truyền Pháp và tuyên dương Pháp ở cấp cao sẽ động chạm đến những khía cạnh khá rộng lớn và nhiều vấn đề trọng đại, có thể nói là rất cam go. Có sự xen lẫn của những không gian khác vào xã hội loài người, nhất là trong giới tu luyện, chúng tôi cũng sẽ nói đến đề tài này và đồng thời sẽ giải quyết những vấn đề nầy cho những học viên của chúng tôi. Nếu không, quí vị sẽ không thể nào tu luyện được. Để giải quyết chúng một cách tận gốc, chúng tôi phải xem quí vị như là những người tu luyện chân chánh, và chỉ với điều kiện như vậy chúng tôi mới có thể làm được. Dĩ nhiên, quí vị không dễ gì thay đổi ngay tức thời tư tưởng của mình, quí vị sẽ dần dần thay đổi nó trong suốt những bài giảng của tôi tới đây, tôi mong rằng mọi người sẽ chăm chú nghe tôi. Sự truyền pháp của tôi khác với những người khác. Có người truyền pháp chỉ giải thích sơ về phần lý thuyết của phương pháp họ, rồi phát ra một vài phép mầu, dạy một số động tác và như vậy là chấm dứt. Nhiều người đã quen với lối truyền dạy như vậy.


Cách truyền Pháp môn thật sự trước nhất phải tuyên dương Pháp và thuyết giảng về Đạo. Trong mười bài giảng của tôi, tôi phải giải thích tất cả những nguyên lý của những cấp cao để quí vị có thể tu luyện ; nếu không, quí vị nhất định sẽ không thể nào thực hiện được sự tu luyện. Tất cả những người khác dạy pháp chỉ hạn chế trong sự trị bệnh và giữ gìn sức khỏe, quí vị muốn tu luyện để lên cao, nhưng quí vị không có Pháp ở cấp cao để hướng dẫn quí vị, quí vị không thể nào tu luyện được. Cũng giống như đi học, nếu quí vị đi vào đại học với những sách vở của tiểu học, quí vị chỉ là học trò của tiểu học. Có người tưởng rằng đã học qua nhiều phương pháp, họ có một đống bằng cấp, nhưng Gong(Công) của họ vẫn không tăng. Họ tưởng rằng điều đó là thực chất và toàn bộ của Khí công, nhưng sự thật những điều họ biết chỉ là bề mặt của Khí công và những điều ở cấp thấp nhất. Khí công không ngừng lại ở nơi đó, nó nằm trong sự tu luyện, nó rất là sâu rộng không thể so sánh được. Ngoài ra, ở mỗi tầng cấp đều có một Pháp riêng biệt khác nhau, vì vậy nó không phải giống như cách tập Khí mà chúng ta biết hiện nay, vì cách như thế đó mãi mãi không thay đổi cho dù quí vị tập lâu thế mấy. Lấy một ví dụ, quí vị đã học sách trường tiểu học của Anh Quốc, của Mỹ Quốc, của Nhật bản và của Trung Quốc, nhưng mà quí vị cuối cùng cũng vẫn là học trò tiểu học. Quí vị càng học nhiều điều của cấp thấp Khí Công, quí vị càng nhét vô nhiều, thì nó càng gây trở ngại cho quí vị, cơ thể của quí vị đã bị loạn xạ.
Tôi còn phải nhấn mạnh một vấn đề nữa: chúng ta tu luyện, quí vị cần phải được truyền Gong(Công) và dạy Pháp. Nhiều vị Sư trong chùa, nhất là thuộc phái Thiền tông (Zhen), có lẽ không đồng ý điều nầy. Khi nói rằng cần phải được truyền dạy Pháp, họ không thích nghe. Vì sao? Vì phái Thiền tông cho rằng Pháp không thể nào truyền dạy, mỗi khi đã nói ra, Pháp không còn là Pháp và không có Pháp để truyền dạy, Pháp phải được hiểu trong mặc khải. Kết quả là đến nay phái Thiền tông không còn truyền dạy Pháp nào cả. Đó là do nơi một câu nói của đức Thích Ca Mâu Ni mà Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư của phái Thiền tông, truyền dạy ý nầy. Đức Thích Ca Mâu Ni có nói rằng Pháp không có Pháp cố định. Chính là dựa trên lời nầy của Đức Thích Ca Mâu Ni mà ngài lập ra phái Thiền tông. Chúng tôi nói rằng phái nầy là đục sừng bò. Tại sao nói như vậy? Khi đầu tiên ngài Bồ Đề Đạt Ma đi vào, ngài thấy nó còn đủ rộng ; đến tổ thứ hai, nó không còn rộng lắm ; đến tổ thứ ba, ngài đi vào một cách khó khăn ; đến tổ thứ tư thì là chật hẹp lắm rồi ; đến tổ thứ năm, thì gần như không còn chỗ để bước vào nữa ; và đến tổ thứ sáu thì ngài Huệ Năng đã đến cùng tột của cái sừng và không còn có thể tiến hơn nữa. Ngày nay nếu quí vị đi tu học ở phái Thiền tông thì chớ có đặt câu hỏi. Nếu quí vị đặt câu hỏi thì sẽ bị ăn ngay một cây đòn vào đầu, đó gọi là đòn cảnh tỉnh. Điều đó có nghĩa là quí vị phải đừng đặt câu hỏi, quí vị phải tự mình tự hiểu. Nếu quí vị nói rằng : Nếu tôi đến đây chính là vì tôi không hiểu biết gì hết, làm sao tôi có thể tự hiểu như vậy được? Tại sao lại đánh tôi? Đó chứng tỏ là người ta đã đi đến cùng tột của sừng bò và không còn gì để nói nữa. Chính ngài Bồ Đề Đạt Ma cũng đã tiên đoán rằng phương pháp của ngài chỉ truyền đến đời thứ sáu là hết. Mấy trăm năm đã trôi qua mà đến ngày nay vẫn còn nhiều người đeo đẳng nơi lý thuyết nầy và không chịu buông bỏ nó. Vậy ý nghĩa thật của câu Pháp không có Pháp cố định của đức Thích Ca Mâu Ni là gì? Đức Thích Ca Mâu Ni đã ở vào trình độ của một vị Như Lai (Tathagata). Và nhiều người, kể cả một số lớn những vị sư thế hệ sau nầy, không còn đạt được sự hiểu biết của trình độ đức Thích Ca Mâu Ni nữa, cả trạng thái tinh thần của Ngài và ý nghĩa chân thật của những lời pháp của ngài truyền dạy. Vì vậy những thế hệ về sau hiểu những lời nầy theo nhiều cách nên khiến có sự nhầm lẫn lớn. Theo họ, Pháp không có Pháp cố định nghĩa là không được nói ra và Pháp đã nói ra không còn là Pháp nữa. Sự thật, đó không phải là ý nghĩa thật của nó. Sau khi giác ngộ và đạt được sự giải phóng toàn Gong(Công lực) dưới cội Bồ đề, đức Thích Ca Mâu Ni không đạt liền ngay trình độ của một Như Lai. Trong 49 năm thuyết pháp của Ngài, Ngài không ngừng tiến lên. Mỗi khi Ngài đạt một trình độ cao hơn, Ngài nhìn lại sau và thấy rằng Pháp mà Ngài vừa mới tuyên dương đã hoàn toàn sai. Sau đó, khi lên đến một mức cao hơn, Ngài nhận thấy rằng Pháp vừa tuyên dương lại cũng sai nữa. Đến một trình độ cao hơn nữa, một lần nữa Ngài lại thấy rằng Pháp vừa mới tuyên dương lại cũng còn sai. Và như vậy trong 49 năm, Ngài không ngừng tinh tiến, và ở mỗi trình độ cao hơn, Ngài thấy rằng Pháp vừa mới tuyên dương trước đây vẫn chưa phải là tuyệt đối. Vả lại ngài khám phá ra rằng Pháp ở mỗi trình độ chỉ là một biểu hiện của Chánh Pháp, mỗi cấp bực có Pháp riêng của nó, nhưng mà không có Pháp nào là chơn lý tuyệt đối của vũ trụ. Chỉ là Pháp của cấp cao là gần bản chất của vũ trụ hơn là cấp thấp hơn. Vì vậy Ngài đã nói: Pháp không có Pháp cố định.
Cuối cùng đức Thích Ca Mâu Ni còn nói : Tôi không có tuyên dương một Pháp nào trong suốt cuộc đời. Phái Thiền tông đã hiểu nó như là không có Pháp để truyền dạy. Trong những năm cuối cùng, đức Thích Ca Mâu Ni đã đạt đến trình độ một Như Lai, tại sao Ngài lại nói rằng không có tuyên dương một Phật Pháp nào cả? Điều nầy có nghĩa là gì? Ngài muốn nói rằng : Cho dù đã đạt đến trình độ một Như Lai, tôi vẫn không thấy trọn vẹn chơn lý tuyệt đối và Pháp tối thượng của vũ trụ. Vì vậy, Ngài nói với những người đời sau đừng xem những lời của Ngài như là một chơn lý tuyệt đối và bất biến, để cho người đời sau không bị giới hạn nơi trình độ Như Lai hoặc thấp hơn, điều nầy sẽ làm cản trở mức tiến của họ lên trình độ cao hơn. Không còn hiểu ý nghĩa thật của câu nầy, người sau cho rằng một khi Pháp đã nói ra nó sẽ không còn là Pháp nữa, và như vậy họ đã hiểu câu nói của Ngài. Sự thật đức Thích Ca Mâu Ni muốn nói rằng: Có những Pháp khác ở mỗi cấp khác nhau, Pháp của mỗi cấp không phải là chơn lý tuyệt đối của vũ trụ nhưng nó giữ vai trò hướng dẫn cho cấp của nó. Ngài đã nói lên thật sự nguyên lý đó.
Trong quá khứ có nhiều người, nhất là đệ tử của Thiền tông, vẫn cố thủ sự thiên kiến sai lầm và những nhận thức cực đoan của họ. Nếu không truyền dạy cho quí vị, làm sao có thể hướng dẫn sự thực hành của quí vị ? làm sao quí vị có thể luyện, làm sao quí vị có thể tu? Trong Phật giáo có nhiều sự tích chắc có quí vị đã đọc qua, kể lại rằng : Có người khi lên tới cõi trời thấy rằng bài kinh Kim Cang trên trời không có những chữ và nghĩa như dưới trần gian. Tại sao Kinh Kim Cang trên đó lại có thể khác với Kinh Kim Cang dưới trần? Cũng có người nói rằng các Kinh trên cõi Thiên Đàng Cực Lạc hoàn toàn không nhìn ra nếu đem so với Kinh dưới trần, chúng hoàn toàn khác hẳn, chẳng những chữ viết không giống mà cả đại ý và nghĩa lý cũng đều không giống, tất cả đều khác. Sự thật, cũng là một Pháp đó nhưng nó thay đổi và biểu hiện một cách khác ở những cấp khác nhau; nó có thể ở mỗi cấp giữ vai trò hướng dẫn cho người tu luyện.
Người ta được biết trong Phật giáo có một quyển tập nhỏ tựa đề là Chuyến du hành lên cõi Cực Lạc Tây phương. Người ta kể lại rằng Nguyên thần của một vị sư, trong khi ngồi thiền, đã lên đến cõi Tây phương Cực Lạc và đã thấy nhiều cảnh tượng. Ông ta đã ở lại nơi đó một ngày, nhưng khi trở lại trần gian thì sáu năm đã trôi qua. Ông ta có thật sự nhìn thấy các sự việc đó chăng? Có, nhưng những điều mà ông ta nhìn thấy đó chưa phải là chơn lý thật sự. Vì sao? Vì trình độ của ông ta chưa cao lắm nên chỉ có thể cho ông ta thấy những gì mà trình độ của ông ta có thể cho thấy. Một thế giới như vậy là biểu hiện của Phật Pháp ở trình độ của ông ta, vì vậy ông ta không có thể thấy toàn diện chơn lý. Tôi nói rằng Pháp không có Pháp cố định có đại ý là như vậy.


    1. Каталог: book
      book -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
      book -> CHƯƠng tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh 1Logistics trong nền kinh tế hiện đại
      book -> TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ
      book -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
      book -> Nguyễn Thị Hồng Ngát BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
      book -> Quản lý bộ nhớ trong dos
      book -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
      book -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC

      tải về 1.75 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương