Chuyển pháp luâN


Bài học thứ ba Tôi xem mọi học viên đều là đệ tử



tải về 1.75 Mb.
trang13/47
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2017
Kích1.75 Mb.
#33375
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   47

Bài học thứ ba




    1. Tôi xem mọi học viên đều là đệ tử

Mọi người có biết tôi đang làm việc gì không? Tôi xem tất cả học viên như là đệ tử của tôi, kể cả những người có thể chân thành tu luyện qua sự tự học. Để hướng dẫn quí vị tu luyện lên cao tầng, nếu tôi không xem quí vị như đệ tử thì sẽ không được. Nếu không như vậy thì cũng bằng là làm một chuyện vô trách nhiệm và tạo sự xáo trộn. Chúng tôi đã ban cho quí vị nhiều điều như vậy và cho quí vị hiểu biết được nhiều nguyên lý mà người thường không được phép biết. Tôi đã dạy Đại Pháp nầy cho quí vị và còn cấp cho quí vị nhiều điều khác nữa. Cơ thể của quí vị đã được thanh lọc và còn phải dính líu tới những vấn đề khác nữa. Cho nên tôi không thể nào được phép làm như vậy mà không xem quí vị như là đệ tử. Quả là không được phép vô cớ tiết lộ nhiều điều bí mật của thiên cơ như vậy cho một người thường. Tuy nhiên cần phải nói rõ một điểm nầy: Thời đại đã thay đổi, chúng ta không làm những tục lệ như quỳ gối cúi đầu nữa. Tục lệ đó thật không có ích lợi gì và giống như tục lệ của tôn giáo, chúng ta không làm điều đó làm chi. Có lợi ích gì khi quí vị quỳ gối bái sư và sau đó khi bước ra khỏi nơi đây, quí vị vẫn tiếp tục hành động theo thói thường của quí vị, quí vị vẫn còn hành sự như xưa, vì danh và lợi, quí vị vẫn còn tranh giành giữa những người thường. Có thể quí vị còn làm hại đến danh tiếng của Đại Pháp dưới tên tôi.


Sự tu luyện chân thành hoàn toàn tùy nơi chân tâm của quí vị. Chỉ cần quí vị tu luyện, chỉ cần quí vị nhất trí kiên trì tu luyện cho đến cùng, thì chúng tôi sẽ dìu dắt và xem quí vị như những người đệ tử. Nếu không như vậy sẽ không được. Nhưng cũng có người họ không thể thật sự tự xem mình như người tu và cố gắng tu luyện. Có người không thể làm được như vậy. Nhưng có rất nhiều người sẽ có thể cố gắng thật sự tu luyện, quí vị còn tu còn luyện thì chúng tôi sẽ dìu dắt quí vị như những người đệ tử.
Nếu quí vị chỉ tập luyện một vài động tác mỗi ngày, vậy quí vị có thể được xem là đệ tử của Pháp Luân Đại Pháp không? Điều nầy không chắc. Vì sự tu luyện chân chánh phải theo những đòi hỏi về tiêu chuẩn Tâm tính mà chúng tôi đã đặt ra, và quí vị phải nâng cao thật sự Tâm tính của mình. Đó là sự tu luyện chân chánh. Nếu quí vị chỉ tập những động tác mà không quan tâm đến Tâm tính và không có những năng lượng mạnh mẽ để hổ trợ tất cả thì điều đó không thể gọi là tu luyện. Và chúng tôi cũng không thể xem quí vị là đệ tử của Pháp Luân Đại Pháp. Nếu quí vị cứ tiếp tục như thế mãi mà không theo những đòi hỏi của chúng tôi và vẫn cứ hành động như người thường mà không nâng cao Tâm tính lên, quí vị có thể gặp những điều phiền toái dù rằng quí vị vẫn tập luyện các động tác. Lúc bấy giờ, quí vị có thể sẽ nói rằng chính là sự tu luyện theo Pháp Luân Đại Pháp đã làm cho quí vị bị lệch lạc. Điều nầy rất có thể xảy ra. Vì vậy, quí vị phải thật sự làm theo những đòi hỏi của chúng tôi về Tâm tính. Chỉ như thế quí vị mới thật sự là người tu trong Pháp Luân Đại Pháp. Như vậy là tôi đã giải thích rõ ràng với quí vị. Vậy xin đừng đến tôi để làm những điều lệ bái sư đó. Chỉ cần quí vị chân thành tu luyện tôi sẽ xem quí vị như thế đó. Các Pháp-thân của tôi có nhiều vô số kể, tôi có thể lo cho số người tu nhiều hơn nữa, không kể chỉ quí vị có mặt tại nơi đây.

    1. Sự tu luyện của Phật gia và Phật giáo

Sự tu luyện của Phật gia(trường phái Phật) không phải là Phật giáo. Tôi phải nói rõ điểm nầy với quí vị. Sự thật sự tu luyện của Lão gia (trường phái Đạo) cũng không phải là Lão giáo. Nhiều người tu trong chúng ta luôn nhầm lẫn về những điều nầy. Có người là những thầy tu trong chùa và có người là Phật tử tại gia, họ tưởng rằng họ hiểu nhiều hơn một chút về Phật giáo nên họ hăng hái đi truyền bá Phật giáo giữa những người tu của chúng ta. Tôi phải nói với quí vị là quí vị không nên làm như thế vì chúng không phải là cùng một pháp môn tu luyện. Tôn giáo có hình thức tôn giáo. Nơi đây chúng tôi truyền bá một phần của pháp môn tu luyện của chúng tôi. Trừ một số những người tu Pháp Luân Đại Pháp chuyên nghiệp, những người khác đều không nên theo hình thức tôn giáo. Vì vậy trường phái của chúng ta không phải là Phật giáo trong thời mạt pháp.


Pháp của Phật giáo chỉ là một phần rất nhỏ của Phật Pháp. Còn có rất nhiều Đại Pháp ở trên cao tầng. Trong mỗi tầng cấp đều có Pháp khác nhau. Đức Thích Ca Mâu Ni đã nói là có 84,000 pháp môn tu luyện. Phật giáo chỉ bao gồm một số pháp môn như là Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Thiền tông, Tịnh độ và Mật tông v.v.. thật còn xa con số nói trên. Vì vậy nó không thể tiêu biểu cho toàn thể Phật Pháp và nó chỉ là một phần rất nhỏ của Phật Pháp. Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta cũng là một trong 84,000 pháp môn của Phật gia và không có liên hệ gì với Phật giáo nguyên thủy hoặc là Phật giáo của thời mạt pháp, nó cũng không có liên hệ gì với những tôn giáo mới bây giờ.
Phật giáo được tạo dựng bởi đức Thích Ca Mâu Ni cách nay 2500 năm ở xứ Ấn độ xưa kia. Sau khi được khai Gong (Công lực) và giác ngộ, Ngài nhớ lại những điều mà Ngài đã tu luyện qua và truyền ra để cứu độ mọi người. Cho dù có bao nhiêu ngàn kinh sách đã được viết lại trong pháp môn của Ngài, thật sự chỉ ra từ trong ba chữ. Đặc điểm pháp môn Ngài là: Giới - Định và Huệ. Giới là buông bỏ tất cả mọi ham muốn của người thường, bắt buộc quí vị phải bỏ hết sự chạy theo lợi lộc và cắt đứt mọi điều với giới người thường, v.v. Bằng cách như vậy, đầu óc của quí vị sẽ trống rỗng không còn nghĩ gì cả và nó mới có thể tập trung. Hai điều đó bổ túc cho nhau. Sau khi có thể tập trung, người ta ngồi định để tu luyện thật sự. Họ sẽ tùy nơi khả năng tập trung để tiến tới trong sự tu luyện. Đó là phần chân chánh tu luyện của pháp môn nầy. Họ không có cách tập động tác nào cả, cũng không làm thay đổi bản thể. Họ chỉ tu luyện Gong đó là điều quyết định tầng cấp của một người tu. Vậy họ chỉ tu luyện Tâm tính của họ. Họ không tu luyện cơ thể, cũng không chú ý đến sự chuyển biến của Gong. Đồng thời, họ sẽ gia tăng khả năng tập trung trong lúc tham thiền, và họ sẽ ngồi chịu đau để tiêu trừ cái nghiệp của họ. Huệ là nói về một con người được trở thành giác ngộ với một trí thông minh và hiểu biết lớn. Họ có thể thấy được sự thật của vũ trụ cũng như sự thật của những tầng cấp trong vũ trụ. Một người như vậy có thể sử dụng đến những huyền năng thần biến của họ. Sự đánh thức của trí huệ và giác ngộ cũng còn được gọi là Khai Gong.
Khi đức Thích Ca Mâu Ni thành lập pháp môn của Ngài, lúc bấy giờ có 8 tôn giáo đồng thời có mặt ở Ấn độ. Một trong các tôn giáo nầy đã có cội gốc vững vàng là Bà-la-môn giáo. Trong suốt cuộc đời của Ngài, đức Thích Ca Mâu Ni luôn phải chống lại về mặt ý thức hệ với những tôn giáo khác. Vì điều mà đức Thích Ca Mâu Ni truyền bá là chánh Pháp, Phật Pháp mà ngài thuyết giảng trở thành càng lúc càng đông công chúng theo trong khi những đạo khác càng ngày càng yếu đi. Cả đạo gốc là Bà-la-môn giáo cũng sắp bị tàn rụi. Nhưng sau khi đức Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, các đạo khác phát triển trở lại, nhất là Bà-la-môn giáo cũng phát khởi trở lại. Còn về Phật giáo như thế nào? Một số thầy tu trở thành khai Gong và giác ngộ ở những cấp bực khác nhau và trình độ giác ngộ của họ khá thấp. Đức Thích Ca Mâu Ni đã đạt tới tầng cấp Như Lai (Tathagata) nhưng đa số các thầy tu không đạt được tầng cấp đó.
Phật Pháp biểu hiện một cách khác nhau ở mỗi tầng cấp. Cấp càng cao nó càng gần với chân lý. Cấp càng thấp nó càng xa với chân lý. Vì vậy các thầy tu nầy được khai Gong và giác ngộ ở những cấp thấp hơn và họ dùng sự biểu hiện của vũ trụ mà họ được thấy ở cấp của họ đồng thời những cảnh tượng và nguyên lý mà họ được hiểu để giải thích những gì đức Thích Ca Mâu Ni đã nói. Nghĩa là những người đó giải thích Pháp của đức Thích Ca Mâu Ni theo cách nầy hoặc cách nọ. Hơn nữa, có người còn thuyết giảng những gì họ hiểu như chính là lời của đức Thích Ca Mâu Ni thay vì dùng những lời nguyên thủy của chính Ngài. Điều nầy đã làm cho Pháp của Phật giáo bị méo mó đến không còn nhìn ra được và hoàn toàn không còn là Pháp dạy bởi đức Thích Ca Mâu Ni. Cuối cùng Pháp của Phật giáo bị biến mất dạng ở Ắn độ. Đây là một bài học nghiêm trọng trong lịch sử. Cuối cùng Ấn độ không còn có Phật giáo sau nầy. Trước khi biến mất, Phật giáo đã trải qua nhiều sự cải tổ. Nó đã sáp nhập những điều của Bà-la-môn giáo cuối cùng để trở thành cái đạo ngày nay gọi là Ấn độ giáo ở Ấn độ. Đạo nầy không còn tôn sùng Phật nào cả mà là những gì khác và cũng không tin nơi đức Thích Ca Mâu Ni nữa. Tình trạng là như vậy.
Trong thời gian phát triển, Phật giáo đã trải qua nhiều cuộc cải cách tương đối lớn. Một thời gian ngắn sau khi đức Thích Ca Mâu Ni lìa đời, một số người đã dựng nên Phật giáo Đại Thừa dựa trên những nguyên lý cao cấp của đức Thích Ca Mâu Ni dạy. Họ tin rằng Pháp mà đức Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng trong công chúng là nhằm để người thường nghe, dùng đó tự giải thoát bản thân, đạt quả A-la-hán, không nói đến cứu độ người khác, vì vậy họ gọi những người đó là Phật giáo Tiểu Thừa. Nơi các nước Đông-Nam Á còn bảo trì phương pháp tu luyện nguyên thủy thời đức Thích Ca Mâu Ni. Trên nước Trung Hoa người ta gọi đó là Phật giáo Tiểu-thừa. Dĩ nhiên họ không nhìn nhận cách gọi nầy, họ nghĩ rằng họ đã thừa kế những thứ giáo lý nguyên thủy của đức Thích Ca Mâu Ni. Mà sự thật là như vậy, họ đã thừa hưởng căn bản phương pháp tu luyện của thời đức Thích Ca Mâu Ni.
Sau khi được đưa vào Trung quốc, Phật giáo cải cách Đại-thừa cố định nơi xứ này và trở thành Phật giáo ngày nay tại Trung Quốc. Hình thức của nó quả thật đã hoàn toàn khác với Phật giáo của thời đức Thích Ca Mâu Ni. Mọi điều đều thay đổi, từ cách ăn mặc cho đến các trạng thái giác ngộ và cả quá trình tu luyện. Phật giáo thời nguyên thủy chỉ có đức Phật Thích Ca Mâu Ni được thờ phượng như người sáng lập. Nhưng ngày nay có nhiều Phật và Bồ tát lớn trong Phật giáo và nhiều vị Phật được thờ phượng. Phật giáo đã trở thành một tôn giáo với nhiều Phật. Chúng ta hãy kể ví dụ như : Phật A-di-Đà, Phật Dược-sư, Đại Nhật Như Lai v.v. cũng có nhiều Bồ tát lớn. Như vậy, Phật giáo đã hoàn toàn khác hẳn với Phật giáo vào thời mà đức Thích Ca Mâu Ni đã sáng lập.
Trong thời gian nầy còn có một sự cải cách khác xẩy ra. Bồ tát Long Thọ đã phổ truyền ra một đường lối tu luyện bí mật. Nó đến từ Ấn độ và được du nhập vào Trung Hoa ngang qua phần đất A-phú-hãn (Afghanistan) và Tân-cương (Xinjiang). Đó là vào thời đại nhà Đường nên được gọi là Mật tông đời Đường. Nhưng nước Trung Hoa bị ảnh hưởng sâu rộng của Khổng giáo, quan niệm luân lý nơi nầy khác với những nước khác. Phương pháp tu luyện Mật tông gồm có sự song tu nam nữ, nên nó không được chấp nhận bởi xã hội thời bấy giờ. Vì vậy nó bị xóa đi trong những năm Hội-xương (Huichang) thời nhà Đường lúc Phật giáo bị tiêu trừ và Mật tông bị biến mất trên lãnh thổ nước Trung Hoa. Ngày nay còn có Đông Mật ở Nhật bản đến từ Trung quốc vào thời đó. Tuy nhiên nó không qua sự Quán đỉnh (Guanding, phép thừa nhận : dùng tay truyền ban Công lực từ nơi đỉnh đầu). Theo như phái Mật tông, nếu một người học Mật tông mà không có Quán đỉnh, họ sẽ bị xem như là ăn cắp Pháp và không được thừa nhận như là chánh tông. Một đường hướng tu khác được truyền vào Tây Tạng từ Ấn độ xuyên qua Népal và được gọi là Mật tông Tây tạng. Nó được truyền xuống đến ngày nay. Đó là tình trạng căn bản của Phật giáo. Tôi đã tóm tắt rất đơn sơ quá trình diễn biến của nó. Trong suốt thời gian phát triển Phật giáo, vài đường lối tu luyện đã xuất hiện như là Phật giáo Thiền tông sáng lập bởi Tổ Bồ-đề Đạt-ma, phái Tịnh độ tông, phái Hoa-Nghiêm, v.v.. tất cả đều được thành lập dựa trên một vài sự hiểu biết những lời dạy của đức Thích Ca Mâu Ni lúc bấy giờ. Chúng cũng thuộc về Phật giáo cải cách. Phật giáo có hơn mười pháp môn tu luyện như vậy và tất cả đều lấy hình thức tôn giáo. Kết quả là tất cả đều thuộc về Phật giáo.
Còn đối với những tôn giáo được thành lập trong thế kỷ nầy, hoặc không chỉ trong thế kỷ nầy, cũng như nhiều đạo mới đã được thành lập trong vài thế kỷ trước, phần đông đều là giả. Các đấng Đại giác tất cả đều có cõi Thiên đàng của họ trên trời để cứu độ chúng sanh. Các đấng Như Lai như đức Thích Ca Mâu Ni, đức Phật A-di-đà, Đại Nhật Như Lai v.v.. tất cả đều có thiên đàng của họ để cứu độ người. Trong giải Ngân hà của chúng ta, có hơn một trăm Thiên đàng như vậy. Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta cũng có một cõi Thiên đàng Pháp Luân.
Còn những đạo giả đó họ sẽ mang những người đi theo họ về đâu để cứu độ? Họ không thể cứu độ người ta. Những điều họ thuyết không phải là Pháp. Dĩ nhiên có người không có ý định trở thành quỉ để phá hoại các chánh pháp khi họ mới mở đạo. Lúc họ đã trở thành Khai Gong và giác ngộ ở những tầng cấp khác nhau, họ được thấy một số nguyên lý, nhưng họ còn rất xa những đấng Đại giác mà có thể cứu độ con người. Họ ở một cấp rất thấp và họ đã khám phá được một vài nguyên lý. Họ hiểu được rằng có vài điều là sai trong giới người thường và họ cũng dạy người ta làm sao để làm tốt. Họ lúc đầu không chống lại các tôn giáo. Cuối cùng người ta tôn sùng họ và xem những gì họ nói là đúng. Sau đó người ta càng ngày càng tin nơi họ hơn. Kết quả là những người đó tôn sùng họ thay vì tôn sùng tôn giáo. Một khi lòng tham danh và lợi của họ đã thành hình, họ kêu người ta tôn sùng họ bằng một vài danh hiệu. Từ đó họ bắt đầu những đạo mới. Tôi xin nói với quí vị là tất cả đó đều là tà đạo. Cho dù chúng không làm hại người, chúng vẫn là những đường lối tà vì chúng đã xen vào đức tin của con người dành cho chánh pháp. Chánh đạo có thể cứu độ người trong khi chúng thì không thể. Với thời gian, chúng càng lúc càng làm những điều xấu âm thầm. Gần đây có nhiều những loại như vậy được du nhập vào nước Trung Hoa. Cái mà gọi là Quan Âm pháp môn cũng là một trong chúng. Vậy quí vị phải cẩn thận. Người ta nói rằng có hơn 2,000 trường phái tu loại như vậy ở một nước miền Đông Á châu. Có đủ thứ loại tin trong những nước Đông Nam Á châu và những nước Tây phương. Có một nước nọ mà người ta công khai thờ phượng quỉ. Những điều đó đều là quỉ xuất hiện trong thời mạt Pháp. Thời mạt Pháp không chỉ nói về Phật giáo, nó cũng là sự thoái hóa của nhiều tầng không gian dưới một cấp không gian rất cao. Mạt Pháp không chỉ là mạt Pháp trong Phật giáo mà nó cũng có nghĩa là sự vắng Pháp trong tâm hồn của con người để giữ vững đạo đức trong xã hội nhân loại.



    1. Каталог: book
      book -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
      book -> CHƯƠng tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh 1Logistics trong nền kinh tế hiện đại
      book -> TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ
      book -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
      book -> Nguyễn Thị Hồng Ngát BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
      book -> Quản lý bộ nhớ trong dos
      book -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
      book -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC

      tải về 1.75 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương