Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài


Đánh giá về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch



tải về 383.4 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích383.4 Kb.
#28877
1   2   3   4   5   6   7

2.3. Đánh giá về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch

2.3.1. Những kết quả đạt được 


Trong những năm gần đây, chiến lược kinh doanh của các NHTM đã có những bước thay đổi mạnh mẽ. Các ngân hàng đặt ra mục tiêu lớn về hoạt động kinh doanh bán lẻ. VCB mà Sở Giao dịch là một đơn vị thành viên cũng đang ra sức thực hiện mục tiêu kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần lớn trong mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là dịch vụ thẻ tín dụng, cụ thể :

Một là, trong những năm vừa qua, Sở Giao dịch đã góp phần cùng với VCB khẳng định vị thế ngân hàng đứng đầu thị trường thẻ Việt Nam. Dịch vụ thẻ của Sở giao dịch có sức cạnh tranh cao trên thị trường so với các ngân hàng đối thủ và son gay với cả các chi nhánh trong hệ thống VCB.

Hai là, Sở Giao dịch luôn khẳng định là một trong ba chi nhánh tiên phong và dẫn đầu về dịch vụ thẻ tín dụng trong toàn hệ thống (tỷ trọng trên dưới 30% toàn hệ thống VCB), là nơi được tập trung đầu tư công nghệ cao, Sở giao dịch luôn là chi nhánh thử nghiệm toàn bộ hệ thống công nghệ mới về thẻ cho toàn bộ hệ thống. Doanh số sử dụng của các thẻ tín dụng do Sở giao dịch phát hành luôn đứng đầu trong toàn bộ hệ thống. Với mục tiêu không phát hành chạy theo số lượng, không phát hành thẻ ‘‘chết’’, chỉ phát hành cho đối tượng có nhu cầu. Sở giao dịch đã thực sự phát huy được đúng tính năng của thẻ tín dụng.

Ba là,dịch vụ thẻ của VCB với những sản phẩm thẻ truyền thống đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại... Sản phẩm thẻ được phát triển trên nền tảng công nghệ cao tạo nên nhiều tiện ích và tính năng sử dụng cung cấp cho khách hàng. Cơ sở mạng lưới ĐVCNT, mạng lưới máy rút tiền tự động của Sở giao dịch không ngừng được mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ , trình độ thanh toán không ngừng được cải thiện để đáp ứng nhu cầu khách hàng (đến nay đã có 1400 máy POS trên 1600 ĐVCNT trên địa bàn Hà Nội).

Bốn là, số lượng thẻ tín dụng và doanh số sử dụng thẻ tín dụng đều tăng mạnh qua các năm, điều này đã góp phần tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch.

Bảng 2.5. Phí thu được thông qua hoạt động phát hành thẻ tín dụng

của Sở Giao dịch

Đơn vị : VNĐ



Loại thẻ

2006

2007

2008

Visa

699 119 000

785 320 000

598 836 837

Master

583 346 000

707 609 000

482 297 186

Amex

306 046 000

417 970 000

189 753 747

Tổng cộng

1588 511 000

1910 899 000

1 270 887 770

( Nguồn : Báo cáo tình hình công tác của Sở Giao dịch từ 2006-2008)

Kể từ khi tách ra hoạt động độc lập, số lượng thẻ của Sở Giao dịch luôn tăng đều hàng năm. Số phí thu đc thông qua hoạt động phát hành cũng tăng theo. Tuy lượng phí phát hành chưa nhiều, nhưng cũng thể hiện được sản phẩm thẻ tín dụng của Sở Giao dịch đang dần đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.



Bảng 2.6. Phí thu được thông qua hoạt động sử dụng thẻ của Sở Giao dịch

Đơn vị : VNĐ



Loại phí

2006

2007

2008

Phí do hoạt động sử dụng thẻ

933 919 000

1 281 301 000

580 651 684

Lãi thu được từ chủ thẻ trong quá trình sử dụng thẻ

2 680 911 000

3 536 903 000

2 405 312 576

Tổng cộng

3 614 840 000

4 818 204 000

2 985 964 260

( Nguồn : Báo cáo tình hình công tác của Sở Giao dịch từ 2006-2008)

Khoản phí thu được thông qua việc sử dụng thẻ của chủ thẻ so với các khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động tín dụng truyền thống của ngân hàng, nếu xét về trước mắt, thì hai khoản phí này chỉ là những con số khiêm tốn, nhưng nếu xét về lâu dài, các khoản phí này đều được tăng dần qua các năm, thể hiện sự phát triển của dịch vụ thẻ và chắc chắn trong tương lai sẽ đem lại khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng mà khoản lợi lớn nhất là đưa được thương hiệu của ngân hàng vào trong lòng công chúng, góp phần đáng kể cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội.



Để có được kết quả như trên là do Sở giao dịch có những nhân tố tích cực thúc đẩy. Sở Giao dịch là một ngân hàng lớn, có uy tín, có bề dày kinh nghiệm, được đông đảo khách hàng tin cậy. Đội ngũ tin học và nghiệp vụ có trình độ cao, được đào tạo cơ bản. Sở Giao dịch đã có một chiến lược kinh doanh, chiến lược công nghệ phù hợp đó là định hướng phát triển thẻ và mặt bằng công nghệ được chú trọng đầu tư.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân


2.3.2.1 Hạn chế

Một là, hoạt động Marketing giới thiệu sản phẩm còn chưa tốt. Sở Giao dịch hầu như chưa có một hoạt động Marketing độc lập nào, hầu hết phụ thuộc vào các chương trình Marketing của Hội sở chính. Trong khi những hoạt động này của Hội sở chính thiếu tính chuyên nghiệp chỉ có nội dung mang tính chung chung không nêu bật được những tính năng vượt trội của các sản phẩm thẻ của VCB cũng như sự khác biệt ngay giữa các sản phẩm thẻ tín dụng của chính ngân hàng mình. Việc phân đoạn thị trường, chiến lược phát triển và mở rộng thị phần đối với từng phân đoạn chưa được hoạch định cụ thể.

Hai là, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa tương xứng, mạng lưới ĐVCNT còn hạn chế. Ngoài ra, tư tưởng “tiểu thương” của các ĐVCNT cũng gây khó dễ cho khách hàng sử dụng thẻ để chi tiêu đó là các tư tưởng trốn thuế thông qua bán hàng không hoá đơn, thu phí cao của chủ thẻ khi chi tiêu tại ĐVCNT...

Ba là, rủi ro trong thanh toán thẻ còn rất cao (1.2.2.2) trong khi kinh nghiệm quản lý và kiểm soát còn nhiều hạn chế.

Bốn là, đối tượng, phạm vi phát hành nhỏ hẹp (những đối tượng là cán bộ từ cấp trưởng phòng trở lên của các cơ quan ban ngành, trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam), thời gian sử dụng của chủ thẻ rất ngắn (hết 2 năm phải gia hạn).

Năm là, lợi nhuận thu được từ dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng thấp nhưng lại yêu cầu phải có một hệ thống trang thiết bị hiện đại.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Một là, thói quen dùng tiền mặt của người dân.

Hai là, thu nhập bình quân trên đầu người Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực.

Ba là, xác định phí và lãi suất, phí rút tiền mặt là 4% trên tổng số tiền giao dịch phát sinh cộng với khoản lãi cho vay và khoản phí phát sinh (nếu có) tại nơi rút tiền đã làm cho thẻ tín dụng đắt hơn nhiều so với tiền mặt. Tại thị trường Việt Nam, các cơ sở bán hàng thường tính phụ phí nếu khách trả bằng thẻ tín dụng.

Bốn là, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, trình độ công nghệ thông tin còn thấp, hệ thống thanh toán liên ngân hàng chưa đồng bộ và thiếu sự thống nhất. Hoạt động của thẻ tín dụng phụ thuộc lớn vào hoạt động của trung tâm tin học. Máy móc thiết bị và vận hành hệ thống còn có lúc trục trặc gây khó khăn trở ngại cho khách hàng.

Năm là, mạng lưới chấp nhận thẻ chưa rộng, loại hình chưa phong phú

Sáu là, công tác Marketing tiếp thị sản phẩm còn nhiều hạn chế do chưa có một chương trình marketing nào nhằm quảng bá sản phẩm thẻ tín dụng.

Bảy là, vốn đầu tư công nghệ quá cao do đòi hỏi phải được trang thiết bị hiện đại trong khi nguồn lợi thu được từ thanh toán, phát hành thẻ không nhiều.

Tám là, rủi ro phát sinh trong lĩnh vực thẻ tín dụng quốc tế do phải đối mặt với công nghệ giả mạo ngày càng tinh vi, vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng. Rủi ro phát sinh cũng còn do sự biến động tỷ giá có thể gây thiệt hại cho chủ thẻ hoặc cho ngân hàng.

Chín là, sự cạnh tranh lớn trên thị trường do có sự tham gia của rất nhiều các chi nhánh ngân hàng nước ngoài với những ưu thế về tài chính, kiến thức và kinh nghiệm trong công nghệ thẻ, sẵn sàng đầu tư để chiếm lĩnh thị trường.

Mười là, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Các văn bản pháp quy vẫn chưa quy định đầy đủ các vấn đề an ninh, bảo mật thẻ, xử lý tranh chấp, rủi ro, vi phạm trong thanh toán thẻ và trích lập dự phòng rủi ro trong kinh doanh thẻ.

Mười một là, nguồn nhân lực cho hoạt động thẻ còn thiếu, chưa đáp ứng kịp thời với tốc độ phát triển sản phẩm và dịch vụ thẻ. Hầu hết cán bộ làm công tác thẻ đều trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, vừa làm, vừa học, vừa tích luỹ kinh nghiệm.

Mười hai là, thiếu sự trợ giúp từ trung tâm thông tin tín dụng cho các khách hàng cá nhân.

Каталог: luanvan
luanvan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
luanvan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
luanvan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
luanvan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
luanvan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
luanvan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
luanvan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
luanvan -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN

tải về 383.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương