Chuyên đề 2 ĐƯỜng lối lãnh đẠo củA ĐẢng soi sáng con đƯỜng cách mạng việt nam



tải về 42.53 Kb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích42.53 Kb.
#57217
  1   2   3   4   5   6   7   8   9
Chuyen de 2 Đảng lãnh đạo CM Việt Nam



Chuyên đề 2
ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG SOI SÁNG CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
I. ĐẢNG LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (01/2021) khẳng định: “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”; “nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng” là nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Khẳng định đó được rút ra từ thực tiễn quá trình lãnh đạo đất nưóc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 90 năm qua. Trong thực tế lãnh đạo cách mạng, không phải không có những lúc Đảng phạm sai lầm, khuyết điểm, không phải mọi chủ trương, đường lối Đảng đưa ra đều phù hợp thực tiễn, song Đảng đã dũng cảm, thẳng thắn nhận rõ sai lầm, khuyết điểm và thành thật sửa chữa. Đó là đạo đức cách mạng, là bản lĩnh của một đảng chân chính, cách mạng, tiên phong. Thực tiễn lịch sử hơn 90 năm qua là minh chứng khẳng định vai trò, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
1. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)
Trong những năm 1929 - 1933, tại các nước tư bản đã diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô lớn, để lại những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến các nước thuộc địa, phụ thuộc, làm cho hoạt động sản xuất bị đình đốn. ở Đông Dương, do chính sách tăng cường bóc lột của thực dân Pháp, cùng với cuộc “khủng bố trắng” nhằm đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Bái khiến cho đời sống của nhân dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn và bế tắc. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai ngày càng trở nên gay gắt. Bên cạnh đó, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô tiếp tục thu được những thành tựu quan trọng, đã cổ vũ nhân dân các thuộc địa đứng lên đấu tranh chống áp bức. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô cũng rất sâu sắc.
Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đúng đắn đã nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh chống thực dân Pháp. Nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ra Lời kêu gọi toàn thể đồng bào đi theo Đảng làm cách mạng chống đế quốc và tay sai, giành quyền sống, trong đó chỉ rõ: “Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết”. Hưởng ứng lòi kêu gọi, từ tháng 02 đến tháng 4/1930 đã có 1.236 cuộc bãi công, biểu tình của công nhân, nông dân nổ ra rộng khắp, liên tục trên phạm vi cả nước. Từ tháng 5/1930, phong trào đã phát triển thành cao trào. Bãi công của công nhân và biểu tình của nông dân có sự phối hợp với bãi khóa của học sinh và bãi thị của những người buôn bán nhỏ. Ban đầu đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc (của công nhân), đòi giảm sưu thuế (của nông dân), sau tiến lên đấu tranh chính trị, nhiều cuộc biểu tình có lực Iượng tự vệ vũ trang bảo vệ. Tháng 9/1930, phong trào phát triển đến đỉnh cao với cuộc đấu tranh giành quyền làm chủ, dẫn tới sự ra đời của các Xôviết cấp xã tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Mặc dù Xứ ủy Trung Kỳ và các cấp ủy đảng ở hai tỉnh không có chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền, nhưng khi tình huống lực lượng cách mạng áp đảo và làm tan rã bộ máy chính quyền tay sai, các cấp ủy đảng ở cơ sở đã kịp thời lãnh đạo Ban Chấp hành Nông hội đỏ ở thôn xã đứng ra đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cách mạng: về chính trị, phá bỏ luật lệ của chính quyền cũ, ban bố quyền tự do, dân chủ cho nhân dân; về kinh tế, thi hành tịch thu ruộng đất công đem chia cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, xóa nợ cho người nghèo và thực hiện giảm tô; về văn hóa - xã hội, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, phổ biến rộng rãi sách báo cách mạng, tổ chức cứu tế người nghèo...
Tháng 9/1930, trong Thông tri gửi Xứ ủy Trung Kỳ, Trung ương Đảng nêu rõ: “bạo động riêng lẻ trong vài địa phương trong lúc bây giờ là quá sớm, là manh động”, cần phải chuyển hướng hoạt động, giữ vững lực lượng và ảnh hưỏng của Đảng, nên tiến hành một phong trào đấu tranh rộng lớn “bảo vệ Nghệ - Tĩnh đỏ”, chặn đứng khủng bố trắng. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh hưởng ứng “Nghệ - Tĩnh đỏ” vẫn chưa đủ mạnh, chưa đều khắp. Thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến hành đàn áp, khủng bố với những thủ đoạn tàn bạo, làm cho phong trào cách mạng gặp nhiều tổn thất, khó khăn. Nhiều cơ sở, tổ chức của Đảng ở trong nước, kể cả Ban Trung ương lâm thời, bị phá vỡ, các tổ chức của Đảng và của quần chúng tan rã hầu hết. Tòa án của chính quyền thực dân Pháp mở các phiên tòa đặc biệt để xét xử những người cách mạng.
Mặc dù bị tổn thất nặng nề, song cao trào cách mạng 1930- 1931 đã để lại những kinh nghiêm quý báu đối với cách mạng Việt Nam... Tháng 01/1931, trong các thông cáo, Trung ương phê phán thái độ hữu khuynh “củng cố đã rồi mới đấu tranh”; đồng thời, nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa tổ chức đấu tranh với việc dựa vào quần chúng lập các đội tự vệ công - nông chống khủng bố; nhắc nhỡ đảng viên giữ vững lòng tin, đấu tranh chống âm mưu của thực dân Pháp lừa bịp và buộc nông dân ra đầu thú. Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương tháng 3/1931 phê phán các sai lầm hữu khuynh và “tả” khuynh, nhấn mạnh bản chất giai cấp công nhân của Đảng và tầm quan trọng của công tác thanh niên. Chỉ thị ngày 20/5/1931 của Trung ương Đảng nghiêm khắc phê phán Xứ ủy Trung Kỳ: “ra chỉ thị thanh Đảng viết rõ từng chữ: trừng trị trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ, như vậy thì gốc đâu mà đào, xem rễ ở đâu mà trốc , quả là một ý nghĩa mơ hồ, một chỉ thị võ đoán và là một lối hành động quàng xiên chí tướng”.
Trước đó, trong lúc phong trào đấu tranh cách mạng ở trong nước lên cao, tháng 10/1930, tại Hương cảng (Trung Quốc), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức, thống nhất đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức, do Trần Phú làm Tổng Bí thư. Hội nghị còn thông qua nhiều văn kiện quan trọng, đặc biệt là Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo. Mặc dù có một số hạn chế nhất định, song Luận cương chính trị về cơ bản thống nhất với nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên, xác định nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược cách mạng trong giai đoạn mới.
Ngày 11/4/1931, Quốc tế Cộng sản ra Nghị quyếl công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là Chi bộ độc lập, khẳng định vai trò của Đảng. Trước bối cảnh cách mạng Đông Dương gặp nhiều khó khăn, toàn bộ hệ thống tổ chức, bộ máy đảng bị đánh phá và tổn thất, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong và một số cán bộ chủ chốt tổ chức Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 6/1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã ban hành Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra những nhiệm vụ cụ thể trong tình hình mới để phục hồi cơ sở đảng, lãnh đạo đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, đòi ân xá tù chính trị, đấu tranh chống khủng bố trắng, cải thiện điều kiện lao động. Chương trình hành động của Đảng đã cụ thể hóa cương lĩnh của Đảng trong thời kỳ thoái trào, đề ra những yêu cầu chính trị trước mắt, những biện pháp tổ chức và đấu tranh, góp phần nhanh chóng khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức đảng. Từ năm 1932, các tổ chức cơ sở đảng trong nước đã phát triển các đoàn thể quần chúng cách mạng dưới hình thức hợp pháp như hội cày, hội cấy, hội đá bóng, hội đọc sách, để tập hợp, giáo dục hướng dẫn quần chúng đấu tranh hợp pháp và nửa pháp. Nhờ vậy, phong trào đấu tranh thu hút được quần chúng tham gia ngày càng đông, lan đến nhiều nơi ở miền núi Việt Nam, ở Lào và Campuchia. Đặc biệt, sự kiện các đảng viên cộng sản trúng cử Hội đồng thành phố Sài Gòn (năm 1933), Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (năm 1935), đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân thành thị, mở rộng ảnh hưỏng của Đảng.
Được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, tháng 3/1934, Chỉ huy ở ngoài của Đảng được thành lập, đứng chân trên đất Trung Quốc, do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu, nhằm tiếp tục phối hợp với các đảng viên trong nước từng bước khôi phục tổ chức đảng để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào.
Trước sự xuất hiện và tạm thời thắng thế ở một số nước của chủ nghĩa phát xít, nguy cơ chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới dâng cao. Tháng 5/1935, Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt giành được thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội. Sau khi thành lập (tháng 6/1936), Chính phủ Mặt trận nhân dân đã ban hành một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa như: lập ủy ban điều tra tình hình ở các thuộc địa, ân xá tù chính trị, thi hành một số cải cách xã hội...
Nắm bắt thời cơ đó, tháng 7/1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh trong thời kỳ mới. Hội nghị quyết định lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, với nòng cốt là liên minh công nông để tập hợp các giai cấp, đảng phái, dân tộc, đoàn thể chính trị, xã hội và tôn giáo khác nhau cùng tranh đấu đòi những điều dân chủ đơn sơ” . Hội nghị nêu khẩu hiệu ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp và Chính phủ Lêông Blum nhằm tranh thủ sự ủng hộ, buộc chính quyền thuộc địa ở Đông Dương cải thiện quyền tự do, dân chủ, dân sinh, thả tù chính trị và nới lỏng một số định chế hà khắc. Hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp kết hợp với bí mật, bất hợp pháp. Cùng với đó, các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương họp tháng 3/1937 và tháng 9/1937 tập trung bàn về công tác tổ chức của Đảng, tiếp tục củng cố tổ chức bí mật của Đảng để giữ vững sự lãnh đạo.
Trước phong trào đấu tranh của quần chúng, tháng 10/1936, chính quyền thuộc địa Đông Dương phải đưa ra một số quy định về quyền lợi cho công nhân và lao động làm thuê như: ngày làm 8 giờ, nghỉ ngày chủ nhật và hằng năm nghỉ 10 ngày có lương; thi hành một phần việc "ân xá” tù chính trị. Đến tháng 10/1937, đã có 1.532 tù chính trị, phần lớn là đảng viên cộng sản ra khỏi nhà của đế quốc. Đây là thắng lợi lớn của Đảng, cách mạng Việt Nam. Việc các trí thức, tư sản dân tộc, địa chủ tiến bộ do Đảng vận động tham gia tranh cử và trúng cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ đã mở rộng lực lượng của Mặt trận dân chủ, kết hợp đấu tranh quần chúng ở bên ngoài với đấu tranh nghị trường chống chính sách thuộc địa phản động của Pháp, bênh vực quyền lợi của quần chúng. Thông qua đó, cán bộ, đảng viên có điều kiện tiếp xúc với quần chúng công khai, hợp pháp, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, và qua thực tiễn đấu tranh hằng ngày, xây dựng được đội quân chính trị hùng hậu, hàng triệu người để tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc.
Trước nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ hai đến gần, phát xít Nhật chuẩn bị chiếm Đông Dương, Chính phủ Pháp ngả dần về phía cánh hữu, chính quyền thuộc địa ra sức đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3/1938 đã xác định nhiệm vụ trung tâm là thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương, đề ra những chủ trương cụ thể về vận động các tầng lớp nhân dân; đồng thời, quyết định củng cố và phát triển cơ sở Đảng, củng cố cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương đến địa phương.
Từ cuối năm 1938, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Trung Quốc để chuẩn bị về nước chỉ đạo phong trào đấu tranh. Chủ trương của Đảng và những chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc đã đưa phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ của nhân dân dâng cao mạnh mẽ: đòi triệu tập Đại hội Đông Dương và các quyền dân sinh, dân chủ; đấu tranh thông qua báo chí công khai; đấu tranh nghị trường, phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ...Trong quá trình lãnh đạo phong trào đấu tranh, Đảng cũng kịp thời chấn chỉnh những quan điểm sai trái, để thống nhất nhận thức, tư tưởng trong nội bộ Đảng về những vấn đề chiến lược, sách lược của Mặt trận dân chủ, trên cơ sở đó tăng cường đoàn kết, nhất trí trong Đảng. Từ đầu năm 1939, phong trào Mặt trận nhân dân Pháp tan rã. Các cuộc đấu tranh chống phát xít, đòi phòng thủ Đông Dương, cải thiện đời sống... bị đàn áp dữ dội.
Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chính quyền Pháp ở Đông Dương thẳng tay khủng bố đảng viên cộng sản và người liên quan. Một số quyền tự do, dân chủ giành được trong thời kỳ 1936 - 1939 bị thủ tiêu. Lợi dụng lúc Pháp thua Đức ở châu Âu, ngày 22/9/1940 quân đội Nhật Bản tiến vào Lạng Sơn. Ngày 23/9/1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật. Trong Thông cáo ngày 29/9/1939, Trung ương Đảng nêu rõ “tình hình đã thay đổi nhiều. Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng”, cách mạng Đông Dương sẽ tiến đến mục tiêu giải phóng dân tộc, đồng thời chỉ thị cho toàn Đảng kịp thời rút vào bí mật và chuyển hướng hoạt động.
Trước những chuyển biến của tình hình, liên tiếp các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp vào tháng 11/1939, tháng 11/1940 và tháng 5/1941, đã nhận định tình hình, đề ra chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng. Về nhiệm vụ cách mạng, Đảng xác định đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu, vì “nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” . Về tập tập hợp lượng cách mạng, Hội nghị Trung ương tháng 5/1941 chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) “là điều kiện cốt yếu để đánh đổ đế quốc Pháp” và làm cho Mặt trận Việt Minh “cho có tính chất dân tộc hơn, cho có một mãnh lực dễ hiệu triệu hơn và nhất là có thể thực hiện được trong tình thế hiện tại”, để trong thì đoàn kết toàn dân, ngoài thì kêu gọi sự ủng hộ quốc tế cho sự nghiệp giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Mọi chương trình, hoạt động của Việt Minh đều nhằm mục đích giành độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân .Về phương pháp, hình thức tiến hành cuộc cách giải phóng dân tộc, Đảng xác định rõ là khởi nghĩa vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: “ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”. Trong đó, công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng Đông Dương, cuộc đấu tranh giành độc lập “phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang” . Về chính thể nhà nước sau khi cách mạng thành công, Đảng ta xác định là Nhà nước dân chủ nhân dân, quyền làm chủ là của mọi người dân Việt Nam. Về xây dựng Đảng, Đảng quan tâm đến việc “đủ năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng Đông Dương đi đến toàn thắng”, coi đây là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc. Những chủ trương đúng đắn trên là nhân tố quan trọng, quyết định góp phần vào thắng lợi của Tổng khỏi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Đây là con đường cách mạng giải phóng dân tộc mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã chỉ ra (02/1930).
Sau khi ra đời, ngày 25/10/1941, Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ, nói rõ tôn chỉ, mục đích của Mặt trận, đã tạo sức thu hút to lớn trong quần chúng nhân dân. Thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng mở rộng các tổ chức quần chúng và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh, tiểu thương ở nhiều địa phương Bắc Kỳ và Trung Kỳ: hội Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Tự vệ cứu quốc...
Để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa, cuối tháng 02/1943 Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) vạch kế hoạch cụ thể xây dựng lực lượng cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang: phổ biến kinh nghiệm khởi nghĩa và chiến thuật du kích; tổ chức và huấn luyện các đội tự vệ, các tiểu tổ du kích; công tác vận động công nhân tham gia khởi nghĩa.... Năm 1943, Đảng ban hành Đề cương về văn hóa Việt Nam, vũ trang cho toàn Đảng và những người hoạt động văn hóa yêu nước phương hướng chống lại văn hóa phát xít, phong kiến, chuẩn bị nền tảng văn hóa của xã hội mới. Đầu tháng 5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa. Trong hai năm 1943 - 1944, phong trào cách mạng ở hai miền Bắc, Trung có bước phát triển mới. Tổ chức của Việt Minh mở rộng ở các thành thị và nông thôn.
Cùng với việc xây dựng lực lượng chính trị, Trung ương Đảng lãnh đạo từng bước xây dựng lực lượng vũ trang. Đội du kích Bắc Sơn được duy trì, phát triển làm nòng cốt, thành lập căn cứ du kích, lấy vùng Bắc Sơn - Võ Nhai làm trung tâm, do Trung ương trực tiếp chỉ đạo. Tháng 02/1941, trên cơ sở Đội du kích Bắc Sơn, Trung ương thành lập Đội Cứu quốc quân I. Tiếp đó, ngày 15/9/1941, Trung đội Cứu quốc quân II được thành lập. Đến ngày 25/02/1944, tại Khuổi Kịch (Sơn Dương, Tuyên Quang) Trung đội Cứu quốc quân III được thành lập gồm 30 người và trở thành lực lượng vũ trang nòng cốt của trung tâm căn cứ địa Đại Từ - Định Hóa - Sơn Dương.
Nhận định chủ trương phát động chiến tranh du kích của Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng chưa chín muồi, nhất là kinh nghiệm sau thiệt hại do sai lầm từ chủ trương khởi nghĩa chống càn quét của cấp ủy ở Võ Nhai (Thái Nguyên), tháng 10/1944, từ Trung Quốc về tới Pác Bó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh quyết định hoãn chủ trương này của Liên tỉnh ủy; đồng thời, giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp nhiệm vụ thành lập lực lượng vũ trang tập trung, lấy chi bộ đảng làm hạt nhân lãnh đạo, hoạt động dựa vào nhân dân. Ngày 22/12/1944 tại núi Dền Sinh (Nguyên Bình, Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy đã đọc tuyên bố thành lập và nêu rõ nhiệm vụ của Đội. Đây là tổ chức vũ trang tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trên cơ sở lực lượng vũ trang làm nòng cốt, Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo dựng căn cứ địa ở Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng. Tháng 4/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự Bắc Kỳ ở Hiệp Hòa (Bắc Giang), quyết định thành lập 7 chiến khu: Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Trần Hưng Đạo (ở Bắc Kỳ), Phan Đình Phùng, Trưng Trắc (ở Trung Kỳ) và Nguyễn Tri Phương (ở Nam Kỳ). Theo đó, từ hai căn cứ địa đầu tiên, đã hình thành nhiều căn cứ địa, chiến khu nối liền Cao Bằng với Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Bắc Giang, Vĩnh Yên; các an toàn khu của Trung ương Đảng xứ ủy, thành ủy, tỉnh ủy..., góp phần quan trọng vệ Trung ương và duy trì cơ sở cách mạng ở đồng bằng, thành thị. Nhiều đội du kích thoát ly ra đời. Việc mở rộng căn cứ địa, xây dựng các chiến khu, an toàn khu đã nối liền phong trào cách mạng giữa các vùng, thúc nhanh quá trình xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa ở các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc.
Đến tháng 6/1945, Khu Giải phóng Việt Bắc gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang được thành lập, trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước.
Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cùng với việc chuẩn bị các điều kiện trong nước, Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh còn chủ động tìm kiếm sự hợp tác, giúp đỡ của quốc tế, với phương châm “trong cuộc chiến đấu giải phóng cho ta, cố nhiên là phải kiếm bạn đồng minh dầu rằng tạm thời bấp bênh có điều kiện, nhưng công việc của ta trước hết ta phải làm lấy”. Nhờ các nỗ lực, Việt Minh đã thiết lập được sự hợp tác với các lực lượng Đồng minh để chống phát xít Nhật. Tuy sự hợp tác không lớn, song đã có ý nghĩa, vai trò nhất định đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và tạo thuận lợi để giải quyết các vấn đề phức tạp những năm 1945 - 1946.
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc với những thắng lợi liên tiếp thuộc về phe Đồng minh. Trước tình thế đó, ngày 09/3/1945, phát xít Nhật tiến hành đảo chính, lật đổ thực dân Pháp ở Đông Dương. Đêm 09/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại Từ Sơn (Bắc Ninh) đã nhận định, phân tích tình hình và ban hành Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (ngày 12/3/1945), xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật, thay đổi khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” chống lại chính quyền Nhật và chính phủ thân Nhật.
Ban Thường vụ Trung ương Đảng chỉ rõ: Nhật đảo chính Pháp đã làm cho Đông Dương lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, tuy nhiên những điều kiện khởi nghĩa chưa thực chín muồi, do đó chủ trương phát động cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa và “sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện”. Với tư tưởng chỉ đạo phải hành động ngay, hành động cương quyết, nhanh chóng, sáng tạo, chủ động, táo bạo, Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta là kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của Mặt trận Việt Minh trong cao trào Kháng Nhật, cứu nước, quyết định trực tiếp đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa.
Cao trào Kháng Nhật, cứu nước đã được dấy lên sôi nổi, rộng khắp cả nước. Làn sóng khởi nghĩa từng phần dâng lên mạnh mẽ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, làm tan rã một bộ phận chính quyền cơ sở của phát xít Nhật và tay sai ở nông thôn, tạo đà cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, một số lượng lớn cán bộ thoát khỏi nhà tù đế quốc, nhanh chóng trở về các địa phương tham gia cách mạng. Đặc biệt, tháng 6/1945, Khu Giải phóng Việt Bắc ra đời đã trở thành hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. Giữa lúc phong trào phát triển mạnh, do chính sách bóc lột, vơ vét của Nhật - Pháp, nạn đói xảy ra ở các tỉnh phía Bắc làm hai triệu người bị chết đói. Đảng đã kịp thời phát dộng phong trào “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” và lấy làm khẩu hiệu phát động phong trào chống Nhật, cứu nước. Cuộc đấu tranh phá kho thóc diễn ra khắp Bắc Kỳ, là cuộc đấu tranh rộng lớn và sâu sắc tập dượt quần chúng đi từ hình thức đấu tranh thấp đến những hình thức đấu tranh cao, kết hợp đấu tranh kinh tế, chính trị, vũ trang chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
Ngày 12/8/1945, phát xít Nhật đề nghị các nước Đồng minh mở cuộc đàm phán ngừng bắn. Nhận được tin, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động toàn dân tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Ngay trong ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Úy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Vào 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ra Quân lệnh số 1, phát động tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
Hội nghị toàn quốc của Đảng diễn ra tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, thống nhất nhận định điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, quyết định phải khẩn trương, kịp thời giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; lập ngay ủy ban nhân dân ở những nơi giành được chính quyền.
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân diễn ra tại Tân Trào, đã tán thành và ủng hộ chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng; thông qua Mười chính sách của Việt Minh; thành lập ủy ban Dân tộc Giải phóng; định Quốc kỳ, Quốc ca của nước Việt Nam mới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam từ Bắc tới Nam nhất tề vùng dậy giành chính quyển, Từ ngày 14/8/1945, các đơn vị giải phóng quân các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái liên tiếp hạ nhiều đồn Nhật. Chỉ trong vòng 15 ngày, dưới sự lãnh đạo của các xứ ủy và tổ chức đảng, các địa phương trong cả nước lần lượt giành được chính quyển, Trong đó, thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa quyết định. Ngày 28/8/1945, chính quyền hai tỉnh cuối cùng là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng (thuộc tỉnh Lâm Đồng ngày nay) về tay nhân dân, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của Tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước.
Ngày 02/9/1945, tại cuộc míttinh lớn ở Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền vối chủ nghĩa xã hội
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã làm thay đổi vận mệnh của dân tộc Việt Nam, đưa người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Đây cũng là thắng lợi vĩ đại đầu tiên sau 15 năm cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, “lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”, lập nên nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Thắng lợi này không những cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới mà còn khẳng định con đường cách mạng vô sản do Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng sản Đông Dương và nhân dân ta đã lựa chọn là duy nhất đúng đắn, khẳng định vai trò lãnh đạo quyết định của Đảng đối vói sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, xây dựng chính quyền thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, vai trò lãnh đạo quyết định của Đảng thể hiện qua những nội dung sau: Một là, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi thuộc về phe Đồng minh, phát xít Nhật bị thất bại nặng nề, các nưóc đế quốc tư bản cũng bị suy yếu là điều kiện thuận lợi cho tất cả các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên giành độc lập, nhưng chỉ có nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia ở Đông Nam Á giành được độc lập dân tộc. Hai là, cơ hội đó cũng trao cho tất cả các đảng phái, lực lượng, tổ chức chính trị ở Việt Nam lúc bấy giờ, nhưng cũng chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Ba là, trên thực tế, không phải lực lượng phát xít Nhật ở Việt Nam đã hoàn toàn đầu hàng và sẵn sàng trao trả độc lập cho nhân dân Việt Nam, thừa nhận Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương. Lực lượng phát xít Nhật vẫn còn khoảng 80.000 quân, đến ngày 16/8/1945, khi Giải phóng quân tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, phát xít Nhật vẫn ngoan cố chống lại. Cho tới khi nhận tin Nhật hoàng đã tuyên bố đầu hàng, lực lượng Nhật ở Thái Nguyên mới ngừng kháng cự. Trên cơ sở thực lực cách mạng và khả năng đấu tranh ngoại giao của Đảng ta, lực lượng Nhật không cung cấp vũ khí, vũ trang cho các thế lực phản động, không hỗ trợ cho chính quyền tay sai khi Việt Minh giành chính quyền.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của sự hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa", thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minli, Mặt trận Việt Minh cùng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thắng lợi đó không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả của cả một quá trình chuẩn bị 15 năm của Đảng, của nhân dân Việt Nam với rất nhiều tổn thất, mất mát và hy sinh; là thắng lợi của ý chí, khát vọng hòa bình, độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Đó còn là thắng lợi của niềm tin giữa nhân dân với Đảng, thắng lợi của bản lĩnh, trí tuệ, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng từ hoạch định chủ trương, đường lối, chỉ đạo thực hiện trong thực tiễn để xây dựng, phát triển nội lực và tranh thủ chớp thời cơ quốc tế thuận lợi giành thắng lợi hoàn toàn.

tải về 42.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương