Chuyên đề 2 ĐƯỜng lối lãnh đẠo củA ĐẢng soi sáng con đƯỜng cách mạng việt nam


a) Từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, giữ vững chính quyền cách mạng trong những năm 1945 - 1946



tải về 42.53 Kb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích42.53 Kb.
#57217
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Chuyen de 2 Đảng lãnh đạo CM Việt Nam

a) Từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, giữ vững chính quyền cách mạng trong những năm 1945 - 1946
Ngay từ tháng 8/1945, khi quân Đồng minh còn chưa đặt chân đến Việt Nam, Đảng đã chủ trương “phải tránh cái trường hợp một mình đốì phó với nhiều lực lượng Đồng minh (Tàu, Pháp, Anh, Mỹ) tràn vào nước ta... chỉ có thực lực của ta mới quyết định được sự thắng lợi giữa ta và Đồng minh”. Vì thế, ngay sau ngày công bố độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm giải quyết nạn đói, nạn dốt, củng cố, xây xựng chính quyền dân chủ nhân dân, tổ chức tổng tuyển cử, xây dựng và ban hành hiến pháp...
Hơn hai tháng sau, ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc. Chỉ thị phân tích tình hình thưc tế, tình thế trong nước, nhận định những khó khăn, thuận lợi của cách mạng và xác định: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng” với tinh thần “Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết”. Chỉ thị xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là “thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”, chủ trương mở rộng Mặt trận Việt Minh bao gồm mọi tầng lớp nhân dân và đề ra nhiệm vụ cần kíp là củng cố chính quyền; chống thực dân Pháp xâm lược; bài trừ nội phản; cải thiện đời sống nhân dân. Chỉ thị cũng xác định các nhiệm vụ nộị chính, quân sự; đặc biệt chủ trương về ngoại giao cần nắm vững nguyên tắc thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực; kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc “bình đẳng, tương trợ”; đối với chính quyền và quân đội của Trung Hoa Dân quốc, chủ trương “Hoa - Việt thân thiện”, đối với Pháp, thực hành độc lập về chính trị, nhân nhượng kinh tế. Bên cạnh đó, Chi thị còn đề ra các biện pháp thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về chính quyền, về kháng chiến ở Nam Bộ, về phòng, phòng nạn đói... Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc là cương lĩnh hành động trước mắt của Đảng và nhân dân ta, khẳng định hai nhiệm vụ chính của cách mạng Việt Nam là: kháng chiến chống xâm lược và kiến quốc xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trên tinh thần đó, sau khi nhận được tin thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp, nhất trí ra lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ đứng lên kháng chiến bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Ngày 26/9/1945, qua Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho nhân dân Nam Bộ, khẳng định quyết tâm kháng chiến của Trung ương Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước với niềm tin tưởng: “Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc tranh đấu của chúng ta là chính đáng”. Đồng thời kêu gọi nhân dân cả nước chi viện sức người, sức của cho cuộc chiến đấu ở miền Nam. Phong trào Nam tiến, chi viện cho miền Nam chiến đấu, là hình ảnh của cả nước Việt Nam ra trận; là sự phản ánh sinh động ý chí: Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Nhân dân miền Nam “Thành đồng Tổ quốc” chiến đấu với sức mạnh của chiến tranh nhân dân và sức mạnh của cả dân tộc, đã làm thất bại bước đầu âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
Song hành với nhiệm vụ kháng chiến ở miền Nam, Đảng cũng lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân; tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước ngày 06/01/1946; nhân dân đã khẩn trương bầu hội đồng nhân dân và hội đồng nhân dân đã bầu ủy ban hành chính các cấp, thành lập các cơ quan tư pháp tòa án, công an... Ngày 09/11/1946, kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, xác định quyền làm chủ đất nước và các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được củng cố, kiện toàn với đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bên cạnh đó, Mặt trận dân tộc thống nhất được mở rộng, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam ra đời (tháng 5/1946), các tổ chức như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam... lần lượt thành lập; Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập nhằm đoàn kết những trí thức yêu nước Việt Nam. Hàng loạt các biện pháp khôi phục sản xuất, tăng gia sản xuất được thực hiện như: phát động Tuần lễ vàng (từ ngày 17 đến ngày 24/9/1945) trong cả nước, đã quyên góp được 370 kg vàng và 40 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ Đảm phụ quốc phòng và 20 triệu đồng cho Quỹ Độc lập. Đảng đã động viên lòng yêu nước và lòng hảo tâm của nhân dân, đóng góp cho nền tài chính vốn đang rất eo hẹp của đất nước... Đảng, Chính phủ đã cùng nhân dân khắc phục khó khăn về tài chính, đẩy lùi nạn đói, từng bước thanh toán nạn mù chữ. Một năm sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, đã có 2,5 triệu người dân trên cả nước biết đọc, biết viết.
Đặc biệt, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, mềm dẻo, linh hoạt về sách lược ngoại giao nhưng kiên quyết về nguyên tắc chủ quyền quốc gia đối với từng đối tượng, đã tránh được cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Đối với quân Trung Hoa Dân quốc, Đảng chủ trương nhân nhượng, giao thiệp thân thiện, tránh xung đột. Giữa tháng 9/1945, Việt Nam Giải phóng quân đổi thành Vệ Quốc đoàn. Ngày 11/11/1945, Đảng ra thông cáo “tự giải tán” nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật; quyết định dành 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử cho các đảng phái thân Tưỏng là Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội (Việt Cách). Như vậy, trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến có cả đại diện của các tổ chức, các đảng đối lập với Đảng Cộng sản, Mặt trận Việt Minh như Việt Quốc, Việt Cách.
Đối với thực dân Pháp, ngày 28/02/1946, đại diện Chính phủ Trung Hoa Dân quốc và Chính phủ Pháp đã ký kết một bản Hiệp ước tại Trùng Khánh (Trung Quốc). Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt cách mạng Việt Nam trước một thách thức mới.
Phân tích tình thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định chọn giải pháp tiếp tục hòa hoãn với Pháp, vì “vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình biết người, nhận một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng”. Với mong muốn hòa bình, tránh chiến tranh, nhân nhượng về kinh tế, độc lập về chính trị, Việt Nam đã nhân nhượn tối đa với Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ nưốc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ ngày 06/3/1946, họp Hội nghị trù bị tại Đà Lạt (từ ngày 19/4 đến ngày 11/5/1946). Nhưng do phía Pháp thiếu thiện chí, bám giữ lập trường thực dân nên hội nghị không đi đến kết quả. Từ giữa tháng 4/1946, phái đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đã đi thăm hữu nghị Quốc hội và nhân dân Pháp trong thời gian một tháng. Đặc biệt, từ ngày 31/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh, với cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, đã có chuyến thăm nước Pháp nhằm tìm kiếm cơ hội hòa bình. Sau khi cuộc đàm phán tại Phôngtennơblô tan vỡ, để tỏ rõ thiện chí và tranh thủ thêm thời gian hòa bình, trước khi rời nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946 với 11 điều khoản. “Tạm ước ngày 14 tháng 9 là một bước nhân nhượng cuối cùng. Nhân nhượng thêm nữa là phạm đến chủ quyền của nước, là hại đến quyền lợi cao trọng của dân tộc!”.
Những hoạt động ngoại giao kể trên đã giúp cho cách mạng Việt Nam tránh được tình trạng phải đốì phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, có thời gian hòa hoãn quý giá để xây dựng, củng cố lực lượng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá, hơn 1 năm tạm hòa bình đã cho chúng ta thời gian xây dựng lực lượng căn bản để bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.
Nhờ có đường lối đúng đắn, Đảng đã đoàn kết được toàn dân tộc cùng chung ý chí, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng mới giành được, đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, nguy hiểm những năm 1945 - 1946, đồng thời xây dựng được lực lượng cần thiết để chủ động bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc.

tải về 42.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương