Chuyên đề 2 ĐƯỜng lối lãnh đẠo củA ĐẢng soi sáng con đƯỜng cách mạng việt nam


b) Lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954)



tải về 42.53 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích42.53 Kb.
#57217
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Chuyen de 2 Đảng lãnh đạo CM Việt Nam

b) Lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954)
Sau hơn một năm quay trở lại xâm lược Nam Bộ, bằng mọi thủ đoạn từ quân sự, chính trị, đến “đổi chác", thỏa thuận với Trung Hoa Dân quốc, thương lượng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thực dân Pháp đã đưa quân ra Bắc và không ngừng thực hiện kế hoạch mở rộng chiến tranh khắp Việt Nam. Thực dân Pháp liên tiếp vi phạm các điều khoản trong Hiệp định Sơ bộ ngày 06/3/1946, Tạm ước ngày 14/9/1946 đã ký kết.
Ngày 19/10/1946, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự toàn quốc, xác định: “Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”. Ngày 05/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết văn kiện: Công việc khẩn cấp lúc bây giờ, xác định tư tưởng, chủ trương kháng chiến, kiến quốc trong tình hình mới.
Đảng ra lời kêu gọi: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Những hành động của quân Pháp xâm phạm đến chủ quyền Việt Nam rất có thể lan rộng. Tình thế vô cùng nghiêm trọng. Hãy sẵn sàng chiến đấu để tự vệ bất cứ lúc nào và chỗ nào! Mỗi ngươi dân Việt Nam lúc này phải gánh vác nghĩa vụ thiêng liêng; bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Đoàn kết phấn đấu, nhất định chúng ta sẽ thắng”.
Ngày 20/11/1946, quân Pháp tạo cớ để nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. Tại Hà Nội, quân Pháp đốt nhà Thông tin, chiếm đóng Bộ Tài chính, tàn sát đẫm máu người dân ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh (ngày 17/12/1946) dẫn tới nguy cơ chiến tranh ngày càng đến gần.
Nhằm chuẩn bị sẵn sàng chiến tranh khi mọi nhân nhượng cứu vãn nền hòa bình đến giới hạn cuối cùng, ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, nêu rõ mục đích kháng chiến là đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập. Tính chất là trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Hội nghị các Khu trưởng (từ chiến khu 4 trở ra) họp tại Hà Đông ngày 13/12/1946 bàn về cách đánh trong thành phố, thống nhất: quyết giành thế chủ động bất ngờ tiến công địch ngay khi có lệnh nổ súng trong toàn quốc. Bộ Tổng chỉ huy giao nhiệm vụ tác chiến cho các chiến khu từ Bắc vĩ tuyến 16 trở ra.
Song song với công tác chuẩn bị cho cuộc chiến tranh khi trường hợp xấu nhất xảy đến thì Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân đã nỗ lực không ngừng, nhân nhượng hết mức có thể mong vãn hồi hòa bình, tránh được chiến tranh. Trả lời phóng viên báo Pari - Sài Gài (ngày 13/12/1946), Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Tôi biết là nhân dân Pháp không muốn chiến tranh. Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách. Chúng tôi tha thiết muốn nền độc lập, nhưng nước Việt Nam độc lập ở khối Liên hiệp Pháp”. Song, thực dân Pháp đã khước từ mọi thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam.
Trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam không còn con đường nào khác là phải đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập mới giành được. Đỉnh điểm giới hạn, ngày 18/12/1946, Pháp gửị tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để chúng làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chậm nhất sáng 20/12/1946, quân Pháp sẽ chuyển sang hành động. Ngày 19/12/1946, phía Pháp lại gửi tiếp một tối hậu thư nữa đòi tước vũ khí của tự vệ và đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến của ta. Trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp Hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc, Hà Hông (nay là Hà Nội), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội nghị nhận định: âm mưu của Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược đã chuyển sang một bước mới, thời kỳ hòa hoãn đã qua, khả năng hòa bình không còn nữa. Hội nghị quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên quy mô cả nước.
Chiều ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ soạn Lời kêu gọi loàn quốc khắng chiến tại gác xép nhỏ trong căn nhà Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc, và được đưa ra xin ý kiến trong cuộc họp Ban Thường vụ Trung ương. Để chủ động giành lợi thế ban đầu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp hạ lệnh cho toàn thể lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tổng tham mưu nhanh chóng chuyển mật lệnh chiến đấu cho các đơn vị.
Tối ngày 19/12/1946, cuộc chiến đấu trong toàn quốc chống thực dân Pháp nổ ra tại Hà Nội, sau đó lan rộng ra tất cả các đô thị từ Đà Nẵng trở ra Bắc. Sáng ngày 20/12/1946, tại hang Trầm, huyện Chương Mỹ, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cùng với đó, báo Cứu quốc và các báo Hà Nội như Đồng Xuân, Đông Kinh Nghĩa Thục, Cảm tử, Tiền phong, Chiến thắng đều đăng trang trọng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khẳng định rõ tinh thần; “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Nhân dân Việt Nam quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc với kẻ thù mạnh hơn ta nhiều lần. Để giành thắng lợi, ta cần có sức mạnh tổng hợp, sự đoàn kết, kiên cường chiến đấu của toàn dân tộc. Bởi thế bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỹ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.
Giải thích rõ quan điểm kháng chiến toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trở thành lời hiệu triệu toàn dân đứng lên chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc với ý chí, tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến không chỉ là văn kiện thể hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài của Đảng, mà còn thể hiện quyết tâm của cả dân tộc chiến đấu bảo vệ độc lập, bảo vệ thành quả cách mạng.
Sự tài tình, sáng suốt của Đảng được thể hiện ở chỗ, mặc dù đốì diện với bốì cảnh quốc tế và trong nước không thuận lợi nhưng Đảng đã chủ động, sớm hoạch định đường lối kháng chiến đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước, yêu cầu của cuộc kháng chiến. Ngay từ sớm, Đảng đã nhận thức và xác định đúng kẻ thù cụ thể, nguy hiểm, trực tiếp, chủ động chuẩn bị mọi mặt để xây dựng thực lực, từ đó có các biện pháp đối nội, đối ngoại hiệu quả. Hàng loạt các văn kiện như: Chỉ thị về Kháng chiến kiến quốc (ngày 25/11/1945), Chỉ thị Tình hình và chủ trương (ngày 03/3/1946), Chỉ thị Hòa để tiến (ngày 09/3/1946), Nghị quyết Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng (ngày 19/10/1946), Công việc khẩn cấp bây giờ (ngày 05/11/1946), Toàn dân kháng chiến (ngày 12/12/1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (ngày 19/12/1946), Kháng chiến nhất định thắng lợi (Trường Chinh, tháng 9/1947)... khẳng định rõ nội dung kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Khi các biện pháp hòa bình không thể ngăn chặn được chiến tranh thì Đảng đã chủ động tiến hành kháng chiến để giành lợi thế ban đầu, hạn chế tổn thất.
Đường lối kháng chiến của Đảng được bổ sung, hoàn chỉnh trong thực tiễn cuộc kháng chiến. Đảng kế thừa, phát triển truyền thống dân tộc, từ truyền thống dựng nước gắn liền với giữ nước; truyền thống nhân văn, hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình; truyền thống yêu nước; từ kinh nghiệm, nghệ thuật đánh giặc giữ nước của cha ông từ ngàn đời xưa “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu thắng mạnh”; từ hoàn cảnh thực tiễn, mục tiêu, tính chất cuộc kháng chiến trong tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch... để đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn. Đường lối đó đã phát huy được mọi nguồn lực, sức mạnh của đất nước, dân tộc, ý chí của nhân dân và tranh thủ được cả sức mạnh quốc tế cho công cuộc trường kỳ kháng chiến.
Từ đường lối đúng đắn, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc kháng chiến từng bước giành được những thắng lợi quyết định: Một là, phát huy tinh thần, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bằng sức mạnh nội lực, từng bước đưa đất nước thoát khỏi thế “ngàn cân treo sợi tóc”; chủ động bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc trường kỳ vừa đánh vừa xây dựng chuyển hóa lực lượng để dần đưa kháng chiến phát triển. Hai là, thắng lợi của chiến dịch phản công Việt Bắc thu đông năm 1947 đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, chuyển cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang thế cầm cự, giằng co. Ba là, thắng lợi trên mặt trận ngoại giao đầu năm 1950 qua chuyến thăm bí mật của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Trung Quốc, Liên Xô, dẫn đến việc Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và chính thức đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bốn là, chiến thắng của chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 đã khai thông cả về ngoại giao, quân sự, hoàn toàn phá thế bị bao vây, nối cuộc kháng chiến chính nghĩa của Việt Nam vói nhân dân tiến bộ thế giới. Năm là, chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) tạo lợi thế cho Việt Nam tại bàn đàm phán Hội nghị Giơnevơ với kết quả là Hiệp định đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết (7/1954), cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước trên bán đảo Đông Dương. Cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đã chứng minh: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nưóc thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”. Đó là kết quả lãnh đạo đúng đắn của Đảng từ nhận định tình hình đến hoạch định chủ trương, đường lối và chỉ đạo thực tiễn.

tải về 42.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương