Chuyên đề 2 ĐƯỜng lối lãnh đẠo củA ĐẢng soi sáng con đƯỜng cách mạng việt nam


c) Lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)



tải về 42.53 Kb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích42.53 Kb.
#57217
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Chuyen de 2 Đảng lãnh đạo CM Việt Nam

c) Lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, đất nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền Nam - Bắc với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Miền Bắc được giải phóng, về cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tạo điều kiện bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. ở miền Nam, đế quốc Mỹ dựng lên chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, xóa bỏ phong trào cách mạng, ngăn chặn “làn sóng đỏ”, chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.
Tháng 11/1954, chính phủ Mỹ cử tướng Côlin sang làm Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, sử dụng chính quyền Sài Gòn với hệ thống cố vấn Mỹ đông đảo, buộc miền Nam Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào chính phủ Mỹ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa...
Tiếp theo, đế quốc Mỹ lần lượt tiến hành các chiến lược chiến tranh: “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965); “Chiến tranh cục bộ” (giữa năm 1965 - 1968); “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1975), cùng với đó là các cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiềm lực kinh tế, quốc phòng miền Bắc, hậu phương lớn của cuộc kháng chiến; ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc, của quốc tế cho miền Nam và uy hiếp tinh thần, ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng của nhân dân miền Bắc và của cả dân tộc Việt Nam; răn đe các nước xã hội chủ nghĩa... Đây đều là những chiến lược chiến tranh mạnh, được thực hiện ở miền Nam Việt Nam, tập trung nỗ lực cao của chính phủ Mỹ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cùng với những trang thiết bị, vũ khí tối tân, hiện đại có sức tàn phá, hủy diệt lớn và các biện pháp thâm độc.
Bên cạnh sự phát triển của “ba dòng thác cách mạng” trên thế giới, cách mạng Việt Nam cũng đứng trước một số thách thức, khó khăn. Sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1951 - 1953), xu thế hòa hoãn giữa các nước lớn xuất hiện. Trong khối xã hội chủ nghĩa, hai nước lớn là Liên Xô và Trung Quốc xuất hiện mâu thuẫn, bất đồng ngày càng nghiêm trọng. Điều đó đã tạo ra những bất lợi đốỉ với Việt Nam trong việc lựa chọn và kiên định con đường đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Một lần nữa, Đảng khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và sự lãnh đạo đúng đắn, tiếp tục là nhân tố quan trọng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam nói chung và quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng thể hiện ở quá trình Đảng hoạch định đúng đường lối kháng chiến. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là sự kế thừa và phát triển đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp “toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính” ở một tầm cao mới, trong những điểu kiện mới và trên thực tế đã phát triển thành nghệ thuật chiến tranh cách mạng với đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc. Đối với đế quốc Mỹ, kẻ thù mà nhân dân ta phải trực tiếp đương đầu mạnh hơn ta gấp nhiều lần, Đảng đã sáng suốt, độc lập, tự chủ từng bước hoạch định và bổ sung, hoàn chỉnh từng phương châm, sách lược cụ thể của đường lối ở mỗi giai đoạn kháng chiến. Từ đó đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ giành thắng lợi từng phần tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
Trước tiên, Đảng đã khẳng định quyết tâm giải phóng miền Nam bằng con đường bạo lực cách mạng. Nghị quyết Trung ương 15 khóa II xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam là “khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang đế đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”. Từ tinh thần của Nghị quyết Trung ương 15 khóa II, nhân dân miền Nam đã thực hiện phong trào Đồng khởi (1960) mạnh mẽ, rộng khắp. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã bước đầu làm thất bại một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới mà Mỹ áp dụng ở miền Nam Việt Nam; đánh dấu bước phát triển quan trọng của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trên toàn miền Nam; tạo cơ sở vững chắc để đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
Tiếp theo, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định rõ tình hình, tính chất, mục tiêu, vai trò và nhiệm vụ cách mạng của mỗi miền và của cả nưóc. Đó là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Hai nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Trong đó, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có nhiệm vụ trực tiếp đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng để giải phóng miền Nam. Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền, song trước mắt đều hướng vào thực hiện mục tiêu chung là xây dựng đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.
Đại hội đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt của cả nước là giải phóng miền Nam, hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Đó cũng chính là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đường lối ấy vừa phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng mỗi miền và cả nước, vừa phù hợp, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, vừa phù hợp với tình hình quốc tế. Vì thế, đã phát huy được sức mạnh của cả dân tộc, sức mạnh của quốc tế, thời đại, tranh thủ được sự giúp đỡ của bạn bè thế giới, tạo nên nguồn sức mạnh tổng hợp, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
Trong thực tiễn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đường lối cách mạng giải phóng miền Nam không ngừng được Đảng bổ sung, hoàn chỉnh, lãnh đạo quân và dân miền Nam lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Song hành cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam, nhân dân miền Bắc vừa ra sức sản xuất, chi viện tiền tuyến với tinh thần “vì miền Nam ruột thịt”, “tất cả cho tiền tuyến”, “tất cả để thắng lợi”, vừa kiên cường chiến đấu giành nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống đế quốc Mỹ leo thang hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhất là cuộc tập kích chiến lược dùng B.52 ném bom rải thảm Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh thành khác trong 12 ngày đêm cuối năm 1972.
Những thắng lợi đó một lần nữa đã khẳng định sức chiến đấu bền bỉ, kiên cường, quật khởi của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam, đánh bại ý chí chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (27/01/1973), buộc quân Mỹ và đồng minh phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta tiến lên “đánh cho ngụy nhào”, đánh đổ chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trước tình hình chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari, liên tiếp mở các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng của ta, với tinh thần độc lập, tự chủ. sáng tạo, quyết tâm và táo bạo, Đảng đã kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến. Trung ương Đảng đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch giải phóng miền Nam, tập trung mọi nguồn lực để “đánh mạnh, đánh nhanh, thắng gọn và thắng triệt để trong hai năm 1975 - 1976”. Kế hoạch cơ bản là giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, đồng thời có kế hoạch thời cơ, nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn và kịp thời của Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, quân và dân ta đã toàn thắng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975, chỉ trong 55 ngày đêm, qua ba chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu bằng trận dánh Buôn Ma Thuật, mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của quân đội và chính quyền Sài Gòn; Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, quét sạch quân đội Sài Gòn ở ven biển miền Trung, tạo ra tâm lý tuyệt vọng trong chính quyền Sài Gòn, đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo; và kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn - Gia Định, buộc chính quyền Sài Gòn phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện, tạo điều kiện cho quân và dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đến ngày 02/5/1975, tất cả các tỉnh, thành phố, các đảo, quần đảo của Việt Nam trên biển Đông đã hoàn toàn giải phóng. Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi vĩ đại, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, tạo điều kiện thuận lợi để thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của cuộc chiến tranh chính nghĩa chống lại cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa, thực dân mới của đế quốc Mỹ; thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thắng lợi của lòng yêu nước, sự đoàn kết và ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của cả dân tộc Việt Nam; thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối ngoại giao đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước “là thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo”. Đây cũng là “một trong những chiến công oanh liệt vĩ đại nhất của loài người”, “một trong những sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử hiện đại, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mưòi, sau chiến thắng chủ nghĩa phát xít”. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) đánh giá: Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự thắng lợi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc.
Thắng lợi của 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã chứng tỏ vai trò lãnh đạo quyết định thắng lợi của Đảng trong việc đề ra đường lốì cách mạng đúng đắn trong những thời khắc cam go nhất, mang tính bước ngoặt của lịch sử dân tộc. Đường lối đó đã đoàn kết, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thắng lợi của 30 năm kháng chiến (1945 - 1975) đã chứng minh tính chính nghĩa, ý chí độc lập, tự chủ, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam; trở thành nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần to lớn để Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

tải về 42.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương