Chuyên đề 2 ĐƯỜng lối lãnh đẠo củA ĐẢng soi sáng con đƯỜng cách mạng việt nam


II- SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẢNG ĐẠT THÀNH TỰU TO LỚN, CÓ Ý NGHĨA LỊCH SỬ



tải về 42.53 Kb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích42.53 Kb.
#57217
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Chuyen de 2 Đảng lãnh đạo CM Việt Nam

II- SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẢNG ĐẠT THÀNH TỰU TO LỚN, CÓ Ý NGHĨA LỊCH SỬ.
1. Đảng khảo nghiệm, hoạch định và phát triển đường lối đổi mới (1976 - 2021)
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngày 25/4/1976, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội sau khi đất nước thống nhất đã thành công. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI họp tại Hà Nội đã quyết định các vấn đề quan trọng: đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc kỳ là nền đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca; Thủ đô là Hà Nội; quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh... Việc thống nhất về mặt nhà nước đã tạo nên sự thống nhất, ổn định về chính trị - xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản nhất để Đảng thống nhất sự lãnh đạo, đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng họp tại Hà Nội, đề ra đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cả nước.
Tuy nhiên, sau năm 1975, tình hình thế giới có những biến động, cơ hội và thách thức đan xen: Chiến tranh lạnh tiếp tục diễn ra căng thẳng; mâu thuẫn giữa Liên Xô, Trung Quốc vẫn tồn tại sâu sắc; chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu bộc lộ những dấu hiệu bất ổn, khủng hoảng.
Ở trong nước, đất nước chịu hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh; viện trợ nước ngoài giảm sút mạnh; Mỹ và các nước phương Tây tiến hành bao vây, cấm vận; đất nước phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam (1978) và biên giới phía Bắc (1979); một số chủ trương, chính sách của Đảng chưa phù hợp với tình hình đất nước sau chiến tranh; đời sống của nhân dân ngày càng khó khăn; đất nước từng bước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng; niềm tin của nhân dân đối với Đảng giảm sút nghiêm trọng.Thực tế đó đặt ra cho Đảng yêu cầu phải lãnh đạo đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng.
Bản lĩnh, trí tuệ và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng tiếp tục được thể hiện và khẳng định trong quá trình Đảng lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn, khủng hoảng, đề ra đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này được minh chứng qua quá trình Đảng không ngừng nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn để từng bước đổi mới tư duy lý luận và sự lãnh đạo.
Quá trình tìm tòi, xác định đường lối đổi mới đất nước của Đảng trải qua các bước đột phá. Bước đột phá thứ nhất thể hiện trong Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (diễn ra từ ngày 15 đến ngày 23/8/1979), đánh dấu sự khởi đầu đổi mới tư duy kinh tế của Đảng, mở đầu quá trình Đảng tìm kiếm các giải pháp để từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, chú trọng kế hoạch gắn với thị trường, vận dụng các quan hệ thị trường. Quá trình tìm tòi bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Bước đột phá thứ hai là Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V (diễn ra từ ngày 01 đến ngày 07/6/1985) bàn về giá - lương - tiền, chủ trương xóa bỏ dứt khoát cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đây là sự đổi mới trên lĩnh vực lưu thông, phân phối, tiếp tục thể hiện tư duy đổi mới của Đảng trên lĩnh vực kinh té. Bước đột phá thứ ba là Hội nghị Bộ Chính trị (8/1986) thảo luận và đưa ra kết luận ba vấn đề lớn về kinh tế thời kỳ quá độ (về cơ cấu kinh tế, về cải tạo xã hội chủ nghĩa, về cơ chế quản lý). Kết luận của Bộ Chính trị có giá trị quan trọng về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Từ Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (tháng 8/1979) đến Hội nghị Trung ương 8 khóa V (tháng 8/1986), Đảng đã từng bước đưa ra những chủ trương, đổi mới từng phần, phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Đó là những cơ sở quan trọng để Đảng hình thành nên đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới về tư duy nhận thức, hội nhập quốc tế; đổi mới cơ cấu kinh tế, coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Đồng thời bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư và tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế lớn; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp, xây dựng cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; đổi mới và tăng cường vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước về kinh tế; đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại; đổi mới chính sách văn hóa - xã hội; đổi mới sự lãnh đạo của Đảng.
Đại hội VI của Đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chính từ bản lĩnh dám nhìn thẳng vào sự thật, mạnh dạn từ bỏ lối tư duy bảo thủ, nhận thức đúng những khó khăn, sai lầm, khuyết điểm đã qua, Đảng đã đổi mới tư duy, tổ chức và phong cách lãnh đạo, đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, phù hợp, từng bước đưa đất nưốc thoát ra khỏi khủng hoảng, củng cố niềm tin của dân với Đảng, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với Việt Nam. Đường lối dổi mới là sự kết tinh trí tuệ, tư duy khoa học của toàn Đảng, toàn dân, thể hiện quyết tâm đổi mới của Đảng.
Đường lối đổi mới của Đại hội VI tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước. Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Dảng khóa VI (4/1987) họp bàn về vấn đề phân phối lưu thông. Ngày 20/5/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13-NQ/TW “Về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới”, trong đó nhấn mạnh chính sách “thêm bạn bớt thù”, đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng.
Bên cạnh đó, còn có hàng loạt các quyết định, nghị quyết, chính sách trên các lĩnh vực cụ thể được ban hành và triển khai thực hiện.
Cuối thập niên 1980 và đầu những năm 1990, trong nước xuất hiện những tư tương bi quan, dao động đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội do tác động từ sự khủng hoảng của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ỏ Đông Âu và Liên Xô. Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp tại Hà Nội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó đúc rút 5 bài học kinh nghiệm, xác định 6 đặc trưng của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng: “Do nhân dân lao động làm chủ. Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tiếp tục khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Cương lĩnh của Đại hội khẳng định con đường, mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn và phù hợp với Việt Nam. Dồng thời, xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; khẳng định Việt Nam tiếp tục đi theo con đường đã lựa chọn là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng. Đảng đã kiên trì lãnh đạo và từng bước bổ sung, hoàn thiện đường lối đổi mới, bước đầu hình thành một hệ thống các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, tiếp tục nghiên cứu nhận thức lý luận về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, phù hợp với thực tế của Việt Nam.
Đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện trong các kỳ Đại hội Đảng tiếp theo. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) khẳng định Việt Nam đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, kéo dài, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội coi đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Mục tiêu tổng quát là xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Tiếp đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) chủ trương phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội xác định mô hình kinh tế tổng quát thời kỳ quá độ là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) Đảng khẳng định chủ trương tiếp tục phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa đất nước sóm thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, vươn lên trở thành một nước công nghiệp theo hưóng hiện đại. Các nhiệm kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI (2011), lần thứ XII (2016) và lần thứ XIII (2021) của Đảng tiếp tục bổ sung, cụ thể hóa đường lối, mục tiêu, lộ trình xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng đã bổ sung hai đặc trưng của mô hình chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng với quan điểm “dân là gốc” và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, tiếp tục khẳng định con đường đã chọn và xác định các mục tiêu phát triển tổng quát của đất nước: đến năm 2025, là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao .

tải về 42.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương