Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 4000 (cmktnn 4000)



tải về 225.98 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích225.98 Kb.
#20393
1   2   3   4   5   6   7

Đánh giá rủi ro


21. Đánh giá rủi ro là một phần quan trọng trong thực hiện cuộc kiểm toán tuân thủ. Do những giới hạn tiềm tàng của cuộc kiểm toán, một cuộc kiểm toán tuân thủ không cung cấp một sự đảm bảo tuyệt đối rằng tất cả các trường hợp không tuân thủ sẽ được phát hiện. Những giới hạn tiềm tàng trong kiểm toán tuân thủ có thể bao gồm những nhân tố sau đây:

(i) Lãnh đạo đơn vị được kiểm toán dùng phán đoán chủ quan để giải thích luật và các quy định;

(ii) Những sai sót do con người gây ra;

(iii) Hệ thống được thiết kế chưa phù hợp hoặc vận hành không hiệu quả;

(iv) Các kiểm soát có thể bị bỏ qua;

(v) Bằng chứng có thể bị che giấu hoặc bị bỏ qua.

22. Rủi ro và các nhân tố có thể làm tăng mức độ rủi ro thay đổi tùy thuộc vào nội dung kiểm toán cụ thể và các tình huống kiểm toán khác nhau. Kiểm toán viên nhà nước xem xét 03 yếu tố rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện liên quan đến nội dung kiểm toán và tình huống cụ thể. Ngoài ra, kiểm toán viên nhà nước cần đánh giá khả năng phát sinh việc không tuân thủ và các hậu quả có thể xảy ra nếu việc không tuân thủ phát sinh.

23. Khi đánh giá rủi ro liên quan đến gian lận, kiểm toán viên nhà nước cần cân nhắc một số vấn đề sau:


(i) Việc kiểm toán viên nhà nước xác định, đánh giá rủi ro gian lận và thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp liên quan đến rủi ro gian lận đã xác định thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp. Khi nghi ngờ gian lận đã được xác định thì kiểm toán viên nhà nước cần đảm bảo rằng họ xử lý vấn đề dựa trên thẩm quyền của Kiểm toán nhà nước và tình huống cụ thể.

(ii) Trong lĩnh vực công, rủi ro gian lận và đánh giá trọng yếu liên quan đến gian lận thường là:



        • Các khoản tài trợ và lợi ích của các bên thứ ba;

        • Lĩnh vực đấu thầu;

        • Thực thi các nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

        • Cố ý hiểu sai hay báo cáo sai về kết quả hoặc thông tin;

        • Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước;

        • Mối quan hệ giữa các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hoặc các đơn vị.

Trọng yếu kiểm toán


24. Tính trọng yếu bao gồm cả yếu tố định tính (tính chất) và định lượng (quy mô). Khi thực hiện kiểm toán tuân thủ, tính trọng yếu được xác định để:

(i) Phục vụ mục đích lập kế hoạch;

(ii) Đánh giá các bằng chứng thu thập được và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các trường hợp không tuân thủ phát hiện qua kiểm toán;

(iii) Lập báo cáo kiểm toán.

25. Kiểm toán viên nhà nước lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán tuân thủ và thực hiện kiểm toán để xác định mức độ tuân thủ các tiêu chí đã đề ra của nội dung kiểm toán, xét trên các khía cạnh trọng yếu.

Trong quá trình lập kế hoạch, việc phân tích, đánh giá các thông tin về đơn vị được kiểm toán nhằm đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán.

26. Tính trọng yếu thường được xem xét về mặt giá trị, tuy nhiên trong trường hợp nếu việc không tuân thủ có tính chất nghiêm trọng thì cũng được coi là trọng yếu (bất kể là số lượng, giá trị bao nhiêu). Trong các trường hợp kiểm toán tuân thủ được thực hiện kết hợp với kiểm toán hoạt động, tính trọng yếu về mặt bản chất hoặc hoàn cảnh quan trọng hơn tính trọng yếu xét về mặt số lượng (tham chiếu CMKTNN 100, đoạn 30; CMKTNN 400, đoạn 42). Việc xác định tính trọng yếu thường là vấn đề thuộc xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên nhà nước.

27. Trong kiểm toán tuân thủ, trọng yếu thường tập trung vào các vấn đề sau:

(i) Gian lận;

(ii) Những hành vi phạm pháp hoặc cố ý không tuân thủ;

(iii) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ cho ban lãnh đạo, kiểm toán viên nhà nước hoặc cơ quan lập pháp;

(iv) Cố ý coi thường việc tuân thủ các yêu cầu của ban lãnh đạo, các cơ quan có thẩm quyền;

(v) Thực hiện các hành vi và hoạt động khi thiếu hiểu biết về căn cứ pháp lý đối với hành vi hoặc hoạt động đó.

28. Trong một số trường hợp, các yếu tố định tính quan trọng hơn yếu tố định lượng, chẳng hạn:

(i) Bản chất, tính hữu hình và nhạy cảm của lĩnh vực cụ thể hoặc nội dung kiểm toán là những yếu tố định tính có thể tác động tới việc xác định trọng yếu của kiểm toán viên nhà nước (những nội dung kiểm toán được đối tượng sử dụng, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm; kỳ vọng và quan tâm của công chúng…).

(ii) Tính nghiêm trọng của hành vi không tuân thủ: Các trường hợp vi phạm Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Luật phòng, chống tham nhũng; lập quỹ trái quy định...

29. Khi đánh giá tính trọng yếu của bất kỳ hành vi không tuân thủ được xác định nào, các vấn đề như tiêu chí, điều kiện, nguyên nhân và hậu quả của việc không tuân thủ cũng cần được xem xét.

Nội dung kiểm toán


30. Nội dung kiểm toán tuân thủ đa dạng và có nhiều đặc điểm khác nhau. Nội dung kiểm toán có thể chung chung (như tuân thủ Luật Đất đai) hoặc rất cụ thể (tuân thủ các quy định về quy hoạch trong Luật Đất đai). Một số nội dung mang tính định lượng và thường có thể dễ dàng đo lường (chẳng hạn các điều kiện hoặc hoạt động tài chính), một số nội dung khác lại mang tính định tính và chủ quan hơn (chẳng hạn kiểm toán tính đúng đắn trong hành vi ứng xử). Nội dung kiểm toán phải xác định được và có thể đánh giá được bằng các tiêu chí phù hợp và cho phép kiểm toán viên nhà nước có thể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh cho ý kiến kiểm toán.

31. Căn cứ mục tiêu kiểm toán, dựa vào việc đánh giá rủi ro và xét đoán chuyên môn, kiểm toán viên nhà nước xác định nội dung kiểm toán cụ thể. Khi xác định nội dung kiểm toán của cuộc kiểm toán tuân thủ, kiểm toán viên nhà nước cần lưu ý các vấn đề sau:

(i) Chức năng, nhiệm vụ và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

(ii) Nội dung các luật, các quy định liên quan đến chủ đề và mục tiêu của cuộc kiểm toán tuân thủ.

(iii) Các trường hợp vi phạm tính tuân thủ ở các cuộc kiểm toán trước đó liên quan đến chủ đề kiểm toán.

(iv) Những phát hiện và kiến nghị trong các cuộc thanh tra, kiểm tra và kiểm toán do các tổ chức khác thực hiện liên quan đến chủ đề cuộc kiểm toán.

(v) Những đánh giá rủi ro được thực hiện trong các cuộc kiểm toán tài chính hoặc kiểm toán hoạt động đã xác định những lĩnh vực cụ thể tồn tại rủi ro không tuân thủ liên quan đến chủ đề cuộc kiểm toán

32. Khi cuộc kiểm toán tuân thủ được thực hiện kết hợp với kiểm toán tài chính, nội dung kiểm toán tuân thủ thường là các luật, các văn bản và quy định về quản lý, sử dụng tài chính công. Khi đó kiểm toán tuân thủ thực hiện đánh giá sự tuân thủ pháp luật và các quy định của các hoạt động, giao dịch và thông tin tài chính thể hiện trong báo cáo tài chính.



Каталог: Data -> thuynm -> File
Data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
Data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
Data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
Data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
Data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
Data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
Data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
File -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1550 (cmktnn 1550) CÁc bên liên quan trong kiểm toán tài chính quy đỊnh chung
File -> C dự thảo huẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 3000 (cmktnn 3000) HƯỚng dẫn kiểm toán hoạT ĐỘng quy đỊnh chung

tải về 225.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương