Chính sách đỔi mới sáng tạo của một số NƯỚc châU Á VÀ HÀM Ý chính sách cho việt nam hà Nội, tháng 1-2021


Sự cần thiết của chính sách đổi mới sáng tạo



tải về 1.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/37
Chuyển đổi dữ liệu20.12.2023
Kích1.79 Mb.
#56060
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37
tl1-2021

1.2. Sự cần thiết của chính sách đổi mới sáng tạo 
Những cơ sở lý thuyết đằng sau chính sách đổi mới sáng tạo (ĐMST) là gì? Một 
số chính sách ĐMST, chẳng hạn như những chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển 
(R&D) công nghệ quân sự, đã được theo đuổi trong nhiều thế kỷ. Ví dụ, Cơ quan Dự 
án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA) ở Hoa Kỳ tập trung vào việc tìm cách 
tận dụng kiến thức mới thu được từ nghiên cứu. Các công nghệ động cơ phản lực, 
radar, năng lượng hạt nhân, GPS và Internet ban đầu được khởi xướng, tài trợ hoặc 
thậm chí được phát triển bởi các dự án nghiên cứu quân sự. Đầu tư vào việc tạo ra và 
truyền bá kiến thức ngoài mục đích quân sự là điều quan trọng. Nhà nước hiện đại 
luôn ủng hộ việc tạo ra tri thức khoa học, công nghệ và ĐMST, như một phần trong 
các sứ mệnh chính sách cốt lõi của mình. 
Sự cần thiết của một chính sách ĐMST có thể được tóm tắt trong ba cách ứng xử 
(Bảng 1.1). Những lý do sau đây nhấn mạnh sự cần thiết của chính sách ĐMST. Lý do 
đầu tiên là thất bại thị trường (Market Failure). Sáng tạo đã khó và kiếm được tiền 
nhờ ĐMST còn khó hơn. Tuy nhiên, ĐMST lan truyền nhanh chóng giữa các thị 
trường và rất dễ bắt chước. Do đó, các nhà ĐMST có thể thấy khó thu hồi những chi 
phí này mặc dù đã đầu tư rất nhiều tiền vào R&D. Trong nền kinh tế dựa trên tri thức 
ngày nay, sự lan tràn tri thức không chủ định đang ngày càng củng cố sự thất bại của 
thị trường. Ví dụ, các hãng dược phẩm đầu tư hàng tỷ USD vào việc phát triển các 
loại thuốc mới; tuy nhiên, thuốc gốc thường được sản xuất và phổ biến dễ dàng. Do 
đó, các chính phủ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để bảo vệ đặc lợi kinh tế của 
các nhà ĐMST thông qua các chính sách, chẳng hạn như bảo vệ bằng sáng chế và 
quyền sở hữu trí tuệ. 
Nguyên nhân thứ hai là thất bại hệ thống. Khái niệm “path dependency” - sự 
phụ thuộc con đường. Tức là sự phát triển của một quốc gia bị phụ thuộc vào sự lựa 
chọn con đường đi ban đầu, bởi chính sự lựa chọn đó cùng quá trình phát triển hệ 
thống tương ứng sẽ khiến những cải cách về sau trở nên khó khăn và phải trả giá đắt. 
Cũng vậy, từ đặc điểm sự phụ thuộc con đường của quỹ đạo công nghệ, các quá trình 
ĐMST có thể trong nguy cơ bị khóa chặt bởi các công nghệ hiện có. Vì vậy, công 
nghệ được phát triển phụ thuộc vào các mô hình hoặc con đường trước đây (ví dụ, các 



chiến lược và thể chế R&D) khi các kết quả thành công đã được tạo ra trong quá khứ. 
Các công ty và chính phủ có xu hướng gắn bó với các chiến lược hoặc chính sách phát 
triển công nghệ hiện có do chi phí chìm (sunk cost) - những khoản chi tiêu đã thực 
hiện và không thể thu hồi được. Xét cho cùng, trong một tình huống không chắc chắn 
cao, việc tìm kiếm một thứ gì đó mới từ một hệ thống có độ ổn định tương đối cao 
hiện có là rất khó vì các công ty không biết cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề mà 
họ gặp phải. Cuối cùng, hiệu suất của ĐMST công nghệ bị ảnh hưởng bất lợi. Do vậy 
cần có các tác nhân bên ngoài có thể tạo ra động lực, phát triển các giải pháp thay thế 
công nghệ và nuôi dưỡng các hệ thống công nghệ mới nổi. Ví dụ, mua sắm công ở 
Pháp duy trì sự đa dạng về công nghệ bằng cách hỗ trợ hai hệ thống và do đó cung cấp 
cho Pháp khả năng luân phiên giữa chúng. 
Lý do thứ ba là thất bại năng lực. Hệ thống ĐMST là cần thiết cho ĐMST quốc 
gia. Tuy nhiên, hệ thống ĐMST của các nước phát triển có thể được áp dụng gián tiếp 
cho các nước đang phát triển, mặc dù chiến lược xây dựng hệ thống là cần thiết bởi vì 
các nước đang phát triển thường thiếu năng lực áp dụng hệ thống ĐMST của các nước 
phát triển. Ví dụ, các công ty ở các nước đang phát triển có năng lực R&D thấp 
thường mua hoặc vay các công nghệ bên ngoài để giảm thiểu rủi ro. Chính phủ cần có 
cách để trau dồi năng lực R&D bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như quỹ R&D. 
Ví dụ, Hàn Quốc, khi đang trong giai đoạn phát triển, họ đã thành lập và hỗ trợ tích 
cực cho các viện nghiên cứu khác nhau (ví dụ: Viện Khoa học và Công nghệ Hàn 
Quốc (KIST), Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), Viện 
Nghiên cứu Điện tử và Viễn thông (ETRI) và Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) để 
khắc phục tình trạng thiếu năng lực công nghệ. Hơn nữa, Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ 
các chaebols trực tiếp và gián tiếp, giúp họ có được năng lực thực hiện các dự án khác 
nhau.

tải về 1.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương