Chính sách đỔi mới sáng tạo của một số NƯỚc châU Á VÀ HÀM Ý chính sách cho việt nam hà Nội, tháng 1-2021



tải về 1.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/37
Chuyển đổi dữ liệu20.12.2023
Kích1.79 Mb.
#56060
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   37
tl1-2021

2.2. Hàn Quốc 
Thực hiện các chính sách ĐMST 
Hàn Quốc là một quốc gia nổi tiếng đã đạt được thành công lớn nhờ áp dụng kịp 
thời các chính sách khác nhau đối với ĐMST. Bảng 7 cho thấy trong 5 thập kỷ qua, 
Hàn Quốc đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về đầu vào và đầu ra ĐMST và tăng trưởng 
kinh tế. Hàn Quốc cũng trở thành quốc gia có các công ty dẫn đầu ĐMST, với chi tiêu 
cho R&D của tư nhân vượt qua chi tiêu cho R&D khu vực công kể từ giữa những năm 
1980. 
Bảng 2.3. Những thay đổi theo thời gian trong việc thực hiện chính sách ĐMST của Hàn 
Quốc 
Các chỉ số 
1960 
1970 
1980 
1990 
2000 
2010 
2018 
Tăng 
trưởng 
kinh tế 
GDP (Tỷ USD) 


65 
279 
562 
1,094
1,619 
(12th) 
GDP bình quân đầu 
người (USD) 
158 
279 
1.705 6.516
11.948 22.087 31.363 
(29th) 
GNI bình quân đầu 
người (USD 
120
(1962)
280
1.860 6.360
10.740 21.260 30.600 
(26th) 
Đầu 
vào 
ĐMST
Chi cho R&D (%
GDP 
0,38
0,54
1,62
2,18
3,47
4,53 
Chi 
cho 
R&D 
(công: tư) 
97:3 
(1963)
71:29 49:41 15:85 28:72 28:72
22:78
Số 
lượng 
nhà 
nghiên cứu trong 
R&D (tính trên 1 
triệu dân) 
2.173 
(1996) 
2.287 
5.330 
7.980
Số lượng kỹ thuật 
viên trong R&D 
(tính trên 1 triệu 
dân) 
625.0 
(1996) 
447 
960 
1,311 
Đầu 
ra 
ĐMST 
Xuất khẩu công 
nghệ cao (% xuất 
khẩu các sản phẩm 
chế tạo) 
15,9 
18,0 
35,1
29,5 
32 
(2019) 
Đăng ký patent của 
người dân trong 
nước 
1.241 9.082
72.831 131.805 162.561 
Đăng ký patent của 
người dân nước 
3.829 16.738 29.179 38.296 
47.431 


18 
ngoài 
Số lượng công bố 
khoa học và công 
nghệ 
11.324 
(1999) 
23.201 
(2003) 
50.935 
66.376 
Sự phát triển của chính sách ĐMST 
Các chính sách ĐMST của Hàn Quốc đã phát triển theo ba giai đoạn. Trong giai 
đoạn tiền công nghiệp hóa, Hàn Quốc không đủ khả năng để suy nghĩ về các chính 
sách ĐMST hoặc KH&CN vì nhu cầu cấp thiết khi đó là giải quyết tình trạng thiếu 
hàng hóa nghiêm trọng và tái thiết sau chiến tranh. Trong giai đoạn bắt kịp và công 
nghiệp hóa, nhiều công cụ chính sách khác nhau nhằm nâng cao năng lực KH&CN 
của Hàn Quốc đã xuất hiện bởi vì Hàn Quốc nhận ra rằng KH&CN là một cách tiếp 
cận quan trọng để công nghiệp hóa và phát triển kinh tế. Trong giai đoạn sau bắt kịp, 
các chính sách theo định hướng KH&CN bao gồm khái niệm ĐMST là kết quả của 
KH&CN và mở rộng sang các chính sách STI. Các chính sách ĐMST giải quyết các 
vấn đề xã hội và các vấn đề KH&CN đang xuất hiện gần đây. 
Giai đoạn tiền công nghiệp hóa (1945–1959) 
Hàn Quốc đã thoát khỏi thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản vào năm 1945. Tuy nhiên, 
Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950, chưa đầy 5 năm sau khi giành được độc 
lập. Do đó, tất cả các cơ sở hạ tầng bị phá hủy, và Hàn Quốc bị đặt dưới chế độ quân 
sự của Hoa Kỳ. Trong giai đoạn này, viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ đã đóng một vai trò 
quan trọng trong sự phát triển của kinh tế Hàn Quốc. Từ năm 1946 đến năm 1976, 
Hoa Kỳ đã viện trợ kinh tế trị giá 6 tỷ USD cho Hàn Quốc, tương đương với tổng viện 
trợ cho tất cả các nước châu Phi. Khác với các quốc gia hưởng lợi khác của Hoa Kỳ, 
Hàn Quốc sử dụng phần lớn viện trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng và chống nạn mù chữ. 
Do đó, tỷ lệ mù chữ ở Hoa Kỳ giảm từ 78% năm 1945 xuống còn 22% năm 1959. Hoa 
Kỳ cũng thực hiện cải cách đất nông nghiệp, nâng tỷ lệ dân số làm nông từ 35% năm 
1945 lên 88% năm 1950. Theo đó, nông dân có thể đủ khả năng để giáo dục con cái 
của họ. Hàn Quốc đã sử dụng chính sách thay thế nhập khẩu thay vì chiến lược hướng 
vào xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước thông qua việc tăng cường sản xuất các 
mặt hàng thiết yếu hàng. Cuối cùng, họ tập trung vào việc ổn định giá cả bằng cách 
giữ cho giá ngũ cốc, lãi suất và tỷ giá hối đoái ở mức thấp. 
Giai đoạn công nghiệp hóa và bắt kịp (1960–1999) 
Mặc dù Hàn Quốc đã sử dụng các công cụ chính sách khác nhau, nhưng triết lý 
chính sách nhất quán là do Chính phủ đưa ra, hướng vào xuất khẩu, công nghiệp hóa 
và tăng trưởng cao. Trên cơ sở đó, các chính sách lớn mà Hàn Quốc sử dụng trong 
thời kỳ này như sau. 
Đầu tiên là Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm. Kế hoạch này được khởi xướng vào 
năm 1962 và kéo dài 7 lần cho đến năm 1996, trước khi Hàn Quốc được đặt trong 
chương trình cứu trợ của IMF do Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. 
Chính sách này đặt ra các mục tiêu quốc gia rõ ràng và các hành động được tổ chức 
trên toàn ngành công nghiệp, công nghệ, thương mại, giáo dục và các lĩnh vực cơ sở 
hạ tầng để hỗ trợ tạo ra các năng lực trong nước. Một nhân tố chính của kế hoạch là 
Ban Kế hoạch Kinh tế (EPB) với tư cách là cơ quan lập kế hoạch. Mục tiêu của kế 


19 
hoạch cũng thay đổi theo thời gian. Ban đầu nó là một kế hoạch cấp thiết nhấn mạnh 
vào việc tìm kiếm và nuôi dưỡng các dự án đầu tư và sau đó được thay đổi thành một 
kế hoạch chỉ dẫn khuyến khích sự tham gia của các công ty tư nhân. 
Thứ hai là tận dụng các chaebols, vốn là các tập đoàn do gia đình kiểm soát. Các 
công ty chaebols, chẳng hạn như Samsung, Hyundai và LG, đã nổi lên và đóng vai trò 
hàng đầu trong sự phát triển kinh tế. Chính phủ Hàn Quốc đã cung cấp ngoại tệ, tài 
chính ưu đãi và các đặc quyền khác cho các chaebols để đổi lấy việc đạt được hiệu 
quả kinh tế theo quy mô trong các ngành đã trưởng thành, phát triển các ngành chiến 
lược và thúc đẩy xuất khẩu. 
Thứ ba là sự chuyển dịch từ ngành công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng và 
công nghệ cao bằng cách nuôi dưỡng các tác nhân R&D, tăng cường đầu tư và nguồn 
nhân lực cho R&D, và thiết lập các thể chế. Hàn Quốc nhận thấy tầm quan trọng của 
năng lực R&D trong nước vì chủ nghĩa bảo hộ công nghệ của các nền kinh tế tiên tiến 
khiến việc tiếp thu công nghệ tiên tiến khó hơn trước, và sự phát triển của công nghiệp 
nhẹ không giúp ích gì cho việc bắt kịp các nền kinh tế tiên tiến. Do đó, Chính phủ Hàn 
Quốc đã tiến hành các hoạt động dẫn đến việc xây dựng hệ thống ĐMST sáng tạo 
quốc gia (NIS) bằng cách nâng cao năng lực của các công ty, các tổ chức nghiên cứu 
của chính phủ (GRI), các trường đại học là những thành phần hoặc tác nhân chính của 
NIS. 
Thứ tư là nhập khẩu công nghệ tiên tiến thông qua các khoản nợ nước ngoài hơn 
là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hàn Quốc hạn chế FDI để đảm bảo sự độc lập 
trước các công ty đa quốc gia. Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua các khoản vay nước 
ngoài như một công cụ chính để khuyến khích các doanh nghiệp bản địa tiếp thu, 
đồng hóa và cải tiến các công nghệ tiên tiến. Do đó, các công ty bản địa có thời gian 
để xây dựng năng lực công nghệ của mình mà không có sự cạnh tranh trực tiếp từ các 
công ty đa quốc gia. 
Cuối cùng là điều hành các chương trình R&D quốc gia quy mô lớn, trung và dài 
hạn. Để nâng cao năng lực KH&CN quốc gia và nâng cao các công nghệ công nghiệp 
cốt lõi, Hàn Quốc đã lập kế hoạch và điều hành các chương trình R&D quốc gia trong 
các lĩnh vực mà các doanh nghiệp tư nhân khó phát triển. Trong các chương trình 
R&D quốc gia, các tổ chức nghiên cứu của chính phủ (GRI) đóng vai trò quan trọng 
với tư cách là người điều phối, người ĐMST và người hợp tác, và các công ty tư nhân 
tham gia vào các chương trình với các quỹ kết hợp giữa tư nhân và công cộng. Các dự 
án R&D quốc gia thành công nhất bao gồm hệ thống chuyển mạch điện tử kỹ thuật số 
nội địa TDX, chíp DRAM và đường sắt tốc độ cao; thương mại hóa các công nghệ 
CDMA và DMB; tiêu chuẩn hóa WiBro; và phóng tên lửa Naro.

tải về 1.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương