Chính sách đỔi mới sáng tạo của một số NƯỚc châU Á VÀ HÀM Ý chính sách cho việt nam hà Nội, tháng 1-2021


I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO



tải về 1.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/37
Chuyển đổi dữ liệu20.12.2023
Kích1.79 Mb.
#56060
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37
tl1-2021

I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 
1.1. Định nghĩa chính sách đổi mới sáng tạo 
Đổi mới sáng tạo (ĐMST) (innovation) có thể được định nghĩa là kết quả của “sự 
kết hợp mới” giữa kiến thức, năng lực và nguồn lực (Schumpeter, 1934). Khác với 
sáng chế (invention), được định nghĩa là “một ý tưởng mới lạ về cách thực hiện mọi 
việc”, ĐMST là một khái niệm bao gồm những gì được “thực hiện trong thực tế”. Góc 
nhìn này có điểm chung là tạo ra điều gì đó mới mẻ; tuy nhiên, liệu các ý tưởng mới 
có được thực hiện về mặt kinh tế và xã hội hay không lại khác nhau. ĐMST cũng bao 
gồm ĐMST sản phẩm và ĐMST quy trình. Do đó, nghiên cứu ĐMST đã được liên kết 
với khoa học và công nghệ (KH&CN), tập trung vào các tổ chức quản lý các hoạt 
động ĐMST và về “sự đồng phát triển của công nghệ và thể chế” đòi hỏi các hệ thống 
mới phù hợp với công nghệ mới (Nelson & Sampat, 2001). 
Các chính sách ĐMST đã được xác định theo nhiều cách khác nhau vào các thời 
điểm khác nhau và các động lực khác nhau. Một số chính sách này có thể liên quan 
đến sự thay đổi thuật ngữ. Ví dụ, phần lớn những gì được gọi là chính sách ĐMST 
ngày nay thực ra trước đây được đưa ra dưới chính sách công nghiệp, khoa học, 
nghiên cứu hoặc công nghệ. Về mặt này, các chính sách ĐMST là khái niệm rộng hơn 
các chính sách công nghệ hiện có, được định nghĩa là “các chính sách liên quan đến sự 
can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế với mục đích ảnh hưởng đến quá trình ĐMST 
công nghệ.” Chính sách ĐMST phải coi ĐMST là một quan điểm tổng thể và rộng 
ngoài sáng chế (Edler & Fagerberg, 2013). Ngoài các mục tiêu kinh tế, nó còn tìm 
cách tích hợp KH&CN với sự xuất hiện của các mục tiêu chính sách mới, chẳng hạn 
như cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao tính bền vững và hội nhập xã hội. Do 
đó, các chính sách ĐMST có thể được chia thành 3 dạng, đó là các chính sách theo 
định hướng sứ mệnh, sáng chế và hệ thống (Edler & Fagerberg, 2013). 
Các chính sách định hướng sứ mệnh có thể được mô tả như một khoa học lớn 
cung cấp các giải pháp cho các vấn đề xã hội thực tế và cụ thể. Đặc điểm nổi bật của 
các chính sách này là tính tập trung. Các nhà hoạch định chính sách tập trung vào một 
số công nghệ, chẳng hạn như hàng không vũ trụ, điện tử và năng lượng hạt nhân. Hơn 
nữa, các nhà hoạch định chính sách đã áp dụng các chính sách như vậy từ rất lâu trước 
khi có chính sách ĐMST, ví dụ, vì mục đích quốc phòng. Nhiều ĐMST quan trọng 
mang lại hiệu quả kinh tế to lớn là kết quả của các chính sách này. 
Các chính sách định hướng sáng chế có trọng tâm hẹp và tập trung vào giai đoạn 
trước, đặc biệt là nghiên cứu và phát triển (R&D) và sáng chế. Hiệu quả kinh tế và xã 
hội thông qua sự lan tỏa và khai thác cho thị trường (Edler & Fagerberg, 2013). Giả 
định cơ bản của các chính sách này là công nghệ có thể có lợi ích tiềm năng cho toàn 
xã hội. Trong giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến những năm 1960, các 
nhà hoạch định chính sách với những giả định này đã đưa ra các chính sách dẫn đến 
việc thành lập các tổ chức công mới, chẳng hạn như hội đồng nghiên cứu. Các chính 
sách định hướng sáng chế thường được coi là một phần của chính sách R& hoặc khoa 
học; tuy nhiên, chúng thường được phân loại đơn giản là các chính sách ĐMST ngày 
nay (Edler & Fagerberg, 2013). 
Các chính sách theo định hướng hệ thống đã được chú trọng trong thời gian gần 
đây. Các chính sách như vậy bắt nguồn từ hệ thống ĐMST quốc gia (NIS). Khái niệm 



về NIS trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm 1980. Lundvall (1992) đã định 
nghĩa NIS là “các yếu tố và mối quan hệ tương tác trong việc sản xuất, truyền bá và sử 
dụng kiến thức mới và hữu ích về mặt kinh tế ... và nằm trong biên giới của một quốc 
gia.” Các chính sách định hướng hệ thống tập trung vào mức độ tương tác giữa các bộ 
phận khác nhau (tác nhân) của hệ thống, thành phần yêu cầu cải tiến hoặc nơi các tác 
nhân nên tham gia. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có các đánh giá và 
tư vấn chính sách theo định hướng hệ thống. 
Các NIS có thể được phân loại rộng rãi thành các nền kinh tế thị trường tự do (ví 
dụ: Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) và các nền kinh tế thị trường phối hợp (ví dụ: Đức 
và Nhật Bản). Mỗi loại có một cách khác nhau để tạo ra ĐMST. Nền kinh tế thị 
trường tự do phù hợp với ĐMST căn bản dựa trên tri thức khoa học và đòi hỏi sự linh 
hoạt trong nguồn vốn. Ngược lại, các nền kinh tế thị trường phối hợp phù hợp với 
ĐMST gia tăng dựa trên bí quyết tích lũy trong lĩnh vực này và các mối quan hệ lâu 
dài với thị trường lao động nội bộ (Coriat & Weinstein, 2004). 

tải về 1.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương