Chính sách đỔi mới sáng tạo của một số NƯỚc châU Á VÀ HÀM Ý chính sách cho việt nam hà Nội, tháng 1-2021


Quản lý/quản trị chính sách đổi mới sáng tạo



tải về 1.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/37
Chuyển đổi dữ liệu20.12.2023
Kích1.79 Mb.
#56060
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   37
tl1-2021

1.5. Quản lý/quản trị chính sách đổi mới sáng tạo 
Quản trị ĐMST là khả năng đưa ra quyết định về việc sắp xếp các mục tiêu và 
phân phối các nguồn lực trong việc tạo ra ĐMST. Như đã thảo luận trước đây, ĐMST 
là một khái niệm lớn hơn sáng chế, dùng để chỉ những thay đổi thực sự có ảnh hưởng 
đến kinh tế xã hội và đòi hỏi sự tham gia của các chủ thể khác nhau. Mặc dù hình thức 
quản trị ĐMST đôi khi mang tính hội tụ, hoạt động thực tế của hệ thống hơi khác nhau 


10 
tùy thuộc vào di sản thể chế vốn có của quốc gia và tình hình bối cảnh mà xã hội phải 
đối mặt. 
Hai xu hướng được quan sát thấy trong quản trị chính sách ĐMST. Thứ nhất, các 
tổ chức khu vực công chuyên trách hỗ trợ ĐMST đã xuất hiện ở nhiều quốc gia. Một 
nghiên cứu đã xác định khoảng 50 “nền tảng ĐMST quốc gia” (Ezell và cộng sự, 
2015). Các tổ chức này [ví dụ: Quỹ Độc lập Phần Lan (Suomen itsenäisyyden 
juhlarahasto) và DARPA của Hoa Kỳ] đã và đang nổi lên ở các nước phát triển và 
đang phát triển.
Xu hướng thứ hai là sự tham gia ngày càng nhiều của các bộ khác nhau, không chỉ 
giới hạn ở những bộ liên quan đến KH&CN. Ngoài các bộ, các cấp thể chế khác nhau 
(ví dụ, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội thương mại và 
hiệp hội ngành hàng) cũng tham gia vào chính sách ĐMST vì ĐMST phải giải quyết 
các thách thức khác nhau, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, năng lượng và sức khỏe. 
Quản trị chính sách ĐMST được cho là quan trọng đối với việc thiết kế và thực 
hiện các chính sách ĐMST hiệu quả. Tuy nhiên, đó là một chủ đề chưa được nghiên 
cứu nhiều. Do đó, các nghiên cứu có lợi từ góc độ liên ngành (bao gồm cả khoa học 
chính trị/hành chính công) là cần thiết. 
II. CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á 
Phần này điểm lại chính sách ĐMST của 6 quốc gia châu Á qua các thời kỳ. 
Những quốc gia này có mức thu nhập và quy mô thị trường khác nhau, được phân 
thành 3 nhóm: 1) các quốc gia có thu nhập cao (Nhật Bản và Hàn Quốc), 2) các quốc 
gia có thị trường lớn (ví dụ, Trung Quốc và Ấn Độ), 3) các quốc gia có thu nhập trên 
trung bình (Thái Lan và Malaysia). 

tải về 1.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương