CHÍnh phủ Số


Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên



tải về 0.57 Mb.
trang8/20
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.57 Mb.
#24512
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20

Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên


1. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu nhà nước đầu tư cho PVN.

2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của PVN (bao gồm chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của Tập đoàn) báo cáo Bộ Công Thương thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm của PVN và gửi quyết định đến Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát.

4. Quyết định các Phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động không quá 30% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của PVN tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.



5. Đề nghị cấp có thẩm quyền việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên PVN, Tổng giám đốc PVN, phê duyệt quỹ thù lao, tiền lương hàng năm của người quản lý PVN;

6. Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc PVN sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Công Thương; Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng PVN trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc PVN.

7. Đề nghị Bộ Công Thương thẩm định trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ PVN; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản PVN. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo sau khi đề nghị Bộ Công Thương thẩm định và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương



8. Quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định trong nước:

a. Triển khai đầu tư các dự án quan trọng Quốc gia và dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo khả thi dự án đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

b. Triển khai đầu tư các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định thuộc Nhóm A có sử dụng vốn đầu tư công sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo khả thi dự án đầu tư của Bộ Công Thương;

c. Quyết định đầu tư các dự án đầu tư quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư 2014 sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;

d. Quyết định đầu tư các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định thuộc Nhóm A không sử dụng vốn đầu tư công và các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định có sử dụng vốn đầu tư công thuộc Nhóm B và Nhóm C sau khi được Bộ Công Thương quyết định chủ trương đầu tư;

đ. Quyết định đầu tư các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định thuộc Nhóm B và Nhóm C không sử dụng vốn đầu tư công không thuộc mục c quy định trên;

e. Quyết định điều chỉnh các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định do PVN làm chủ đầu tư. Đối với các dự án đầu tư do cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư/quyết định đầu tư, PVN được quyền quyết định điều chỉnh dự án đầu tư đến dưới 15% tổng mức đầu tư dự án so với phê duyệt lần đầu; trường hợp điều chỉnh từ 15% tổng mức đầu tư dự án trở lên, PVN quyết định điều chỉnh sau khi được Bộ Công Thương quyết định chủ trương;

g. Quyết định bán/chuyển nhượng/dừng thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định do PVN làm chủ đầu tư. Đối với các dự án đầu tư do cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư/quyết định đầu tư, PVN quyết định bán/chuyển nhượng/dừng thực hiện dự án sau khi được Bộ Công Thương quyết định chủ trương.

h. Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án đầu tư, xây dựng do PVN làm chủ đầu tư. Đối với các dự án quan trọng quốc gia có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, Bộ Công Thương quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.

Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định phải tuân thủ trình tự, thủ tục của pháp luật.

9. Quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí:

Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

10. Quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài ngoài hoạt động dầu khí:

a. Triển khai đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội sau khi có quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

b. Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 54, khoản 2 Luật Đầu tư năm 2014:

  • Triển khai đầu tư các dự án đầu tư mới hoặc đầu tư bổ sung sau khi có quyết định đầu tư của Bộ Công Thương đối với dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 2.300 tỷ đồng;

  • Quyết định đầu tư các dự án đầu tư mới hoặc đầu tư bổ sung có vốn đầu tư ra nước ngoài đến 2.300 tỷ đồng.

c. Căn cứ Kế hoạch sản xuất kinh doanh, Kế hoạch Đầu tư 5 năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, danh mục dự án đầu tư Nhóm A, B hàng năm được Bộ Công Thương phê duyệt, kế hoạch đầu tư hàng năm của PVN, quyết định các dự án đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án không thuộc mục a, b ở trên.

d. Quyết định điều chỉnh các dự án đầu tư ra nước ngoài do PVN trực tiếp đầu tư. Đối với các dự án đầu tư do cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư/quyết định đầu tư, PVN được quyền quyết định điều chỉnh giá trị đầu tư đến dưới 15% tổng vốn đầu tư so với phê duyệt lần đầu; trường hợp điều chỉnh từ 15% tổng vốn đầu tư trở lên, PVN quyết định điều chỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương;

đ. Quyết định bán/chuyển nhượng các dự án đầu tư ra nước ngoài do PVN trực tiếp đầu tư. Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài do cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư/quyết định đầu tư, PVN quyết định bán/chuyển nhượng dự án sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương.

11. Quyền quyết định đầu tư vốn PVN vào doanh nghiệp khác:

a. Quyết định đầu tư thành lập mới Công ty con 100% vốn của PVN sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án;

b. Quyết định đầu tư góp vốn mới, thành lập doanh nghiệp mới trong và ngoài nước dưới các hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương.

c. Quyết định đầu tư bổ sung vốn hoặc không tiếp tục đầu tư vốn bổ sung vào Công ty con, Công ty liên kết của PVN khi đơn vị tăng vốn điều lệ dẫn đến việc PVN chi phối về vốn hoặc mất tỷ lệ chi phối về vốn sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương trừ trường hợp quy định tại điểm e Khoản này.

d. Quyết định đầu tư bổ sung vốn vào Công ty con, Công ty liên kết của PVN sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các khoản đầu tư có giá trị trên 2.300 tỷ đồng;

đ. Căn cứ Đề án tái cơ cấu, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư 5 năm của PVN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hội đồng thành viên PVN quyết định các khoản đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác (bao gồm cả việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng...) không thuộc tiết a, b, c, d nêu trên;

e. Căn cứ Đề án tái cơ cấu của PVN đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, Hội đồng thành viên PVN quyết định bán/thoái/chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn hoặc thay đổi tỷ lệ nắm giữ phần vốn tại doanh nghiệp khác phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành..

12. Quyền phê duyệt/thông qua dự án đầu tư của Công ty con, Công ty liên kết của PVN:

a. Phê duyệt/thông qua chủ trương đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định, đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác của Công ty con, Công ty liên kết cho Người đại diện phần vốn của PVN sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương đối với dự án đầu tư mới có tổng mức đầu tư trên 2.300 tỷ đồng hoặc giá trị đầu tư vốn trên 2.300 tỷ đồng;

b. Phê duyệt/thông qua để Người đại diện phần vốn của PVN biểu quyết/quyết định đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định, đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác của Công ty con, Công ty liên kết đối với dự án đã được Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương đầu tư ở mục a;

c. Phê duyệt/thông qua chủ trương/quyết định đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định, đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác của Công ty con, Công ty liên kết cho Người đại diện phần vốn của PVN đối với dự án đầu tư mới tổng mức đầu tư đến 2.300 tỷ đồng hoặc giá trị đầu tư vốn đến 2.300 tỷ đồng;;

d. Phê duyệt/thông qua cho Người đại diện phần vốn của PVN biểu quyết/quyết định điều chỉnh/bán/chuyển nhượng các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định, đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác của Công ty con, Công ty liên kết.

13. Đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài.

14. Quy định các quy chế quản lý nội bộ của PVN; Phê duyệt báo cáo tài chính của PVN (gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất), phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

15. Phê duyệt thang lương, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động trừ các chức danh Người quản lý PVN. Quyết định lương, thưởng và các lợi ích khác đối với các chức danh do Hội đồng thành viên PVN bổ nhiệm.

16. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của PVN.

17. Thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của PVN (bao gồm Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của Tập đoàn); phê duyệt Phương án tái cấu trúc các doanh nghiệp cấp II phù hợp với Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của Tập đoàn.

18. Thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với công ty con 100% vốn PVN, quyền của cổ đông, thành viên góp vốn tại các công ty con, công ty liên kết của PVN quy định tại Chương V của Điều lệ này; cử Người đại diện theo ủy quyền của PVN tại công ty con, công ty liên kết; quyết định/giới thiệu/chấp thuận để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Người quản lý tại công ty con, công ty liên kết của PVN.

19. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các quyết định của chủ sở hữu nhà nước; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả; báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu nhà nước về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu nhà nước giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.

20. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện của PVN.

21. Các quyền, trách nhiệm khác do chủ sở hữu nhà nước giao hoặc ủy quyền.




tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương