CHÍnh phủ Số


Điều 24. Quyền, trách nhiệm của Bộ Công Thương



tải về 0.57 Mb.
trang6/20
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.57 Mb.
#24512
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

Điều 24. Quyền, trách nhiệm của Bộ Công Thương


Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước của PVN có các quyền, trách nhiệm sau đây:

1. Trình Chính phủ ban hành Điều lệ của PVN, việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của PVN, các cơ chế, chính sách đặc thù đối với PVN theo đề nghị của Hội đồng Thành viên PVN.

2. Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các vấn đề quy định tại Điều 23 của Điều lệ này.

3. Quyết định hoặc phê duyệt chủ trương đối với các vấn đề sau trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Thành viên PVN:

a) Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với các chức danh: thành viên Hội đồng thành viên (trừ chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên), Kiểm soát viên chuyên ngành;

b) Phê duyệt chủ trương để Hội đồng Thành viên PVN quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với chức danh Tổng giám đốc PVN;

c) Phê duyệt danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm của PVN và Công ty con của PVN và thông báo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát; giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp hàng năm cho PVN và thông báo cho Bộ Tài chính để tổng hợp và có ý kiến;

d) Quyết đinh chủ trương đầu tư/quyết định đầu tư các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định, đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác, điều chỉnh/bán/thoái/chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng, tài sản cố định, khoản đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác, huy động vốn, cho vay... của PVN khi vượt mức phân cấp thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên PVN quy định tại Chương IV Điều lệ này.

đ) Phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của PVN và đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận.

e) Quyết định tiền lương, thù lao, tiền thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch và Thành viên Hội đồng Thành viên, Kiểm soát viên chuyên ngành và trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng và lợi ích khác cho Kiểm soát viên chuyên ngành; Quyết định quỹ tiền lương, thù lao hàng năm của Người quản lý PVN sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

g) Chấp thuận để Hội đồng thành viên phê duyệt báo cáo tài chính của PVN (gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất), phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

h) Quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trong việc thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của PVN; Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của PVN; Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong quản lý, điều hành của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên ngành, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành PVN.

5. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của chủ sở hữu nhà nước và Điều lệ này.


Điều 25. Quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính


1. Trình Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Nghị định về Quy chế quản lý tài chính của PVN.

2. Thẩm định để Thủ tướng Chính phủ quyết định mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối với PVN.

3. Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu và yêu cầu phá sản PVN; phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của PVN (bao gồm chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của Tập đoàn); chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản công ty con do PVN nắm giữ 100% vốn điều lệ các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo của PVN; tổ chức lại doanh nghiệp cấp II thành tổng công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con; phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của PVN (bao gồm Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của Tập đoàn).

4. Có ý kiến với Bộ Công Thương đối với các nội dung thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Bộ Công Thương liên quan đến đầu tư, góp vốn của PVN quy định tại Điều 24 Điều lệ này.

5. Phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện kiểm tra, giám sát về tài chính, kết quả và hiệu quả kinh doanh của PVN.

6. Thẩm định và chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài không có bảo lãnh Chính phủ của PVN sau khi có ý kiến của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật. Đối với các khoản vay nợ nước ngoài có bảo lãnh Chính phủ thực hiện theo quy định hiện hành về vay nợ nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ.

7. Kiến nghị, đề nghị các giải pháp với Bộ Công Thương về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại PVN.

8. Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Kiểm soát viên tài chính tại PVN và trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng và lợi ích khác đối với chức danh này.

9. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của chủ sở hữu nhà nước và Điều lệ này.


Điều 26. Quyền, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư


1. Phối hợp với Bộ Công Thương giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của PVN.

2. Thẩm định để Thủ tướng Chính phủ quyết định: thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; việc tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu và yêu cầu phá sản đối với PVN.

3. Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của PVN trong quá trình hoạt động; phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản công ty con do PVN nắm giữ 100% vốn điều lệ; thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo của PVN; tổ chức lại doanh nghiệp cấp II thành tổng công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con; phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của PVN (bao gồm Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của Tập đoàn).

4. Có ý kiến với Bộ Công Thương đối với các nội dung thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Bộ Công Thương liên quan đến đầu tư, góp vốn của PVN quy định tại Điều 24 Điều lệ này.

5. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của chủ sở hữu nhà nước và Điều lệ này.




tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương