Chư­ơng 1 những vấN ĐỀ chung về thưƠng hiệU


Các bước cần tiến hành để đặt tên thương hiệu



tải về 3.44 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.44 Mb.
#33516
1   2   3   4   5   6

1.2. Các bước cần tiến hành để đặt tên thương hiệu


Hình 3.1. Trình tự đặt tên thương hiệu

Việc đặt tên thương hiệu không thể tuỳ tiện, chọn lựa theo kiểu ngẫu nhiên mà phải có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp hoặc chiến lược xây dựng thương hiệu cũng như những đặc điểm thị trường hàng hoá của doanh nghiệp mà quy trình đặt tên thương hiệu có thể có những bước đi khác nhau. Tuy nhiên, một cách khái quát có thể hình dung trình tự đặt tên thương hiệu như trong hình 3.1:



  • Xác định phương án và mục tiêu của thương hiệu

Đây là bước khởi đầu và rất quan trọng. Như đã nói ở trên, việc đặt tên hiệu không phải là ngẫu nhiên, tuỳ tiện, muốn đặt thế nào thì đặt mà bao giờ cũng phải thể hiện được những ý tưởng sáng tạo hoặc ngầm định một quan niệm nào đó. Vì thế phương án và mục tiêu đặt tên hiệu phải được

thống nhất ngay từ đầu. Mục tiêu hàng đầu của đặt tên thương hiệu là làm sao cho cái tên đó phải có ý nghĩa, thoả mãn được các yêu cầu về tên gọi của thương hiệu như tránh trùng lặp, có khả năng phân biệt cao, đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ, thẩm mỹ và dễ đăng ký bảo hộ. Tên gọi phải luôn gắn liền với hàng hoá, phù hợp với hàng hoá và tập khách hàng tiềm năng cũng như hiện hữu. Một cái tên hoặc một hình tượng về con ngựa rõ ràng là không thích hợp để đặt cho sản phẩm là đồng hồ (đây là chiến lược đặt tên rất mạo hiểm của Gimiko nhằm tạo ra một sự độc đáo và khác biệt - khả năng thành công trong phương án này là không cao). Các thương hiệu. mới nên khắc phục nhược điểm và kế thừa những tính cách nổi trội của thương hiệu cũ hoặc tạo ra một hệ thống liên hoàn dạng phát triển tên hiệu lặp lại một phần (như trường hợp của Nestle đã phát triển hàng loạt tên tiếp theo là Nestea, Nescafe... Theo logic này, rất có thể chúng ta sẽ bắt gặp các tên như Nescream, Nescacao).

Có thể lựa chọn các phương án đặt tên như sau:

- Tạo tên từ những từ ghép hoặc rút gọn từ: Saigontourism, Sunsilk, Vinataba, Plano (phẳng là nó)...

- Sử dụng dạng từ đồng âm: 4U, Ez-up, Kiz...

- Sử dụng các nhóm từ mô tả: Head&shoulder (đầu và vai), Clear (sạch), Dream, Future, Power 1...

- Sử dụng các danh từ đẹp đẽ: Tên người, tên hoa, cây cỏ,...

- Tạo tên thương hiệu mới từ một tên cũ: Nestea, Nescafe... (xuất phát từ Nestle)

- Tạo ra một dạng tên mới, không có nghĩa trong bất kỳ một ngôn ngữ nào: Kodak, Bino...


  • Khai thác các nguồn sáng tạo

Thực tế thì không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tự đặt tên và thiết kế thương hiệu, vì thế bước thứ 2 này là khai thác mọi nguồn sáng tạo trong thiết kế thương hiệu nói chung và đặt tên nói riêng. Không nên dè dặt và hạn chế sự tham gia sáng tạo. Tuy vậy cần có kế hoạch cụ thể để phát huy tối đa các nguồn sáng tạo và hạn chế chi phí cũng như thời gian cho bước này. Thông thương các doanh nghiệp tổ chức các cuộc thi sáng tác tên và biểu trưng thương hiệu trong nội bộ doanh nghiệp hoặc bên ngoài doanh nghiệp (thậm chí có thể sử dụng các ý tưởng của khách hàng và đối tác của doanh nghiệp) . Thực tế đã chứng minh rằng, không ít doanh nghiệp lựa chọn được tên và biểu trưng thương hiệu thông qua các cuộc thi. Tính chuyên nghiệp của các tên và biểu trưng thương hiệu đó chẳng hề thua kém khi sử dụng các chuyên gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề cần chú ý trong bước này là mọi yêu cầu về thương hiệu được đặt ra càng chi tiết và chặt chẽ sẽ càng tốt cho các bước tiếp theo. Một ưu điểm rất nổi bật khi tổ chức các cuộc khi sáng tác thương hiệu là đôi khi doanh nghiệp nhận được những ý tưởng sáng tạo rất độc đáo, nằm ngoài sự tưởng tượng và dự kiến của doanh nghiệp.

Không loại trừ việc sử dụng các chuyên gia trong đặt tên thương hiệu. Tại Việt Nam đã có không ít doanh nghiệp sử dụng chuyên gia để xây dựng thương hiệu. Họ sẽ giúp doanh nghiệp trong việc tư vấn chiến lược, định vị tập khách hàng và định vị sản phẩm, từ đó đưa ra phương án cụ thể để xây dựng thương hiệu (kể cả việc đặt tên, thiết kế lo go, khẩu hiệu và thậm chí lo quảng cáo cho thương hiệu). Tất nhiên, chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra là không nhỏ, ưu điểm chính của việc sử dụng chuyên gia là tính chuyên nghiệp cao và trong nhiều trường hợp thương hiệu rất ấn tượng (như trường hợp của Binh, Nutifood, Number 1) và đặc biệt rất thích hợp khi doanh nghiệp thâm nhập vào các thị trường ngoài nước với hệ thống luật pháp phức tạp, như vào Mỹ chẳng hạn. Nên ghi nhận rằng, không phải khi nào việc sử dụng chuyên gia cũng là đắt.

Các tên hiệu thu được ở bước này có thể rất khác nhau về hình thức cũng như nội dung.



  • Xem xét và chọn lựa các phương án đặt tên

Trên cơ sở các phương án đặt tên đã có, nhiệm vụ quan trọng của nhóm chuyên gia hoặc tư vấn là phải cân nhắc các tên đó, chọn ra một số tên thoả mãn các yêu cầu đề ra. Thực tế, có không nhiều phương án đặt tên thoả mãn hầu hết các yêu cầu. Vì thế cần xác định hệ số quan trọng của các yêu cầu nêu ra. Yêu cầu nào quan trọng nhất thì phải được thoả mãn trước. Có thể sử dụng phiếu cho điểm đối với các tên thương hiệu để dễ lựa chọn. Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong bước này là rất hợp lý, nhất là các chuyên gia ngôn ngữ học.

Một vấn đề không kém phần quan trọng là xác định hệ số quan trọng của các tiêu chí đưa ra để lựa chọn. Hệ số quan trọng của các tiêu chí chính là hệ số đặc trưng cho tầm mức quan trọng của từng tiêu chí. Tiêu chí nào quan trọng nhất, tiêu chí nào ít quan trọng hơn. Hệ số quan trọng được tính theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là tính toán sao cho tổng các hệ số quan trọng của tất cả các tiêu chí bằng 1 và khoảng nhảy bậc là 0,1. Theo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp đã xây dựng thành công thương hiệu và theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu thì tiêu chí không trùng lặp và có khả năng phân biệt cao thường có hệ số quan trọng lớn nhất, tiếp theo sau đó là tiêu chí có khả năng gây ấn tượng mạnh. Tiêu chí dễ đọc và thẩm mỹ thường có hệ số quan trọng là thấp nhất. Tuy vậy, cũng cần căn cứ vào từng thị trường cụ thể, từng loại hàng hoá cụ thể và tuỳ theo chiến lược của doanh nghiệp mà thứ tự đó có thể thay đổi.

Cần có những phương án đặt tên khác nhau được lựa chọn vì không ai có thể chắc chắn rằng cái tên đó chưa có ai sử dụng khi chưa tra cứu và tìm hiểu.

Phương pháp đánh giá tổng hợp rất thường hay được chọn để xác định điểm trong lựa chọn tên thương hiệu. Mô hình chung của phương pháp này là tính tổng điểm mà mỗi tên thương hiệu có được theo công thức (1), sau đó so sánh giá trị điểm của mỗi tên hiệu để chọn ra những tên hiệu có số điểm cao nhất:



(1) với (2)

Trong đó:

Nj- Điểm tổng hợp của tên hiệu theo chuyên gia thứ j

m- Số lượng chuyên gia

Pi- Điểm của chỉ tiêu thứ i

Mi- Hệ số quan trọng của chỉ tiêu thứ i

n- Số lượng chỉ tiêu

Lưu ý:

* Để đánh giá, trước hết phải xác định số lượng chỉ tiêu và cụ thể từng chỉ tiêu cần đánh giá. Có thể chọn các chỉ tiêu như: Tính phân biệt cao, không trùng lặp; ngắn gọn; dễ đọc, dễ nhớ; Thẩm mỹ và gợi cảm; Cá biệt, đặc sắc; thể hiện ý tưởng.



* Có thể sử dụng thang điểm 10 cho các chỉ tiêu (điểm tối đa cho 1 chỉ tiêu là 10 và tối thiểu là 1, với khoảng nhảy bậc là 1).

* Hệ số quan trọng được xác định với khoảng nhảy bậc là 0,1 với điều kiện

Ví dụ, doanh nghiệp cần xác định điểm tổng hợp của 6 phương án đặt tên khác nhau (ký hiệu lần lượt là A, B, C, D, E, F) với 3 chuyên gia trong hội đồng đánh giá (lần lượt là S1, S2, S3). Hệ thống chỉ tiêu (tiêu chí đưa ra lựa chọn) là 5 gồm: dễ nhớ, ngắn gọn, ấn tượng, độc đáo, thể hiện ý tưởng của doanh nghiệp; không trùng lặp; dễ đọc và có tính thẩm mỹ.



Bảng các dữ liệu liên quan (của phương án đặt tên A) như sau:

Tên chỉ tiêu

Hệ số quan trọng (Mi)

Điểm của chỉ tiêu (Pi) theo chuyên gia

S1

S2

S3

Dễ nhớ, ngắn gọn

0,2

7

9

7

ấn tượng, độc đáo

0,2

8

8

9

Thể hiện được ý tưởng của DN

0,2

8

9

8

Không trùng lặp

0,3

10

10

8

Dễ đọc và có tính thẩm mỹ

0,1

6

7

8

Tổng điểm cho phương án đặt tên A sẽ là:

Tương tự như vậy, ta xác định tổng điểm cho các phương án B, C, D, E, F còn lại và so sánh các phương án. Giả sử điểm tổng hợp của từng phương án tương ứng là: A = 8,37; B = 8,6; C = 8,2; D = 8,15; E = 7,95; F = 8,5. Khi đó doanh nghiệp có thể lựa chọn 3 phương án có điểm cao nhấ là B, F, A.



  • Tra cứu và sàng lọc tránh trùng lặp, gây nhầm lẫn

Bước này nhằm mục đích xác định xem các tên được chọn có trùng lặp với những tên đã được đăng ký bảo hộ hoặc có gần giống một tên nào đó đang được doanh nghiệp khác sử dụng hay không. Thiếu cân nhắc hoặc sơ suất trong sàng lọc có thể dẫn đến rủi ro trong đăng ký thương hiệu.

Trong bước này cần phải tiến hành tra cứu trong các công báo về các tên thương hiệu đã đăng ký hoặc đang làm thủ tục đăng ký. Ngoài ra còn phải khảo sát cụ thể trên thị trường. Thực tế thì việc tra cứu tên hiệu để phát hiện trùng lặp không phải là chuyện dễ dàng, nhất là khi tiến hành đăng ký tại nước ngoài. Nếu không thông thạo và không có vốn ngoại ngữ tốt thì khó lòng có thể tra cứu được. Các công ty tư vấn về sở hữu trí tuệ hoặc các luật sư liên quan sẽ giúp rất nhiều trong bước này, tuy nhiên chi phí trả cho các công ty tư vấn trong trường hợp này cũng không nhỏ (có thể đến 600 USD nếu sử dụng một số công ty tư vấn của Mỹ để tra cứu khi muốn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ).

Sử dụng tên hiệu dưới dạng ghép từ trong tiếng Việt (như Plano, Bino...) hoặc dùng các từ tượng thanh (như Kodak...) sẽ hạn chế tối đa sự trùng lặp. Nguy cơ bị trùng lặp nhiều nhất là khi sử dụng các từ đẹp (như tên người, tên cây cối, các danh từ chỉ tính chất) hoặc cố tạo ra một tên hàm chỉ lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Nếu các tên hiệu đã chọn từ bước trên vẫn bị trùng hoặc gần giống những tên đã có thì khả năng đăng ký tên thương hiệu sẽ không được chấp nhận, vì vậy quy trình đặt tên lại phải lặp lại bước thứ hai (sáng tạo những tên mới). Do không có đủ thông tin, đã có doanh nghiệp phải lặp lại bước thứ hai đến lần thứ ba. Sự gia tăng chi phí trong những trường hợp thế này là không thể tránh khỏi.


  • Thăm dò phản ứng của người tiêu dùng

Chỉ còn lại vài phương án được chọn sau bước thứ tư này. Để tên hiệu nhanh chóng đến được với người tiêu dùng, doanh nghiệp nên thăm dò ý kiến khách hàng qua các chương trình giao tiếp cộng đồng lấy phiếu điều tra. Nội dung quan trọng trong bước này là phải biết được phản ứng của người tiêu dùng đối với tên hiệu đã chọn thế nào. Nó có gây được ấn tượng không? Có bị hiểu sai lệch sang một nghĩa khác không. Có vi phạm những quy tắc đạo đức và phong tục bản xứ không? Khả năng truyền miệng đến đâu? Tuy nhiên bước này không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện thực hiện và thực tế không phải khi nào với sản phẩm nào việc thực hiện bước này cũng cần thiết và hợp lý, có hiệu quả.

Với một thị trường mới và một tên thương hiệu mới thì nghe ngóng phản ứng từ phía người tiêu dùng là quan trọng để có được các quyết định lựa chọn hợp lý tên hiệu và kịp thời điều chỉnh chiến lược nếu tên gọi đó không được lòng khách hàng hoặc tạo ra một sự phản cảm trong công chúng.

Sự không hài lòng từ phía người tiêu dùng có thể sẽ dẫn đến phải lặp lại bước 2 trong quy trình.


  • Lựa chọn phương án cuối cùng và tên chính thức

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng và nghe ngóng phản ứng từ phía người tiêu dùng, phương án cuối cùng sẽ được lựa chọn.

II. BIỂU TRƯNG VÀ BIỂU TƯỢNG CỦA THƯƠNG HIỆU

2.1. Khái niệm

Biểu trưng (logo) của thương hiệu là những dấu hiệu cũng rất quan trọng. Nếu coi tên thương hiệu là trung tâm của thương hiệu thì biểu trưng và biểu tượng là những yếu tố làm cho thương hiệu nổi bật hơn, có tác dụng bổ sung, minh hoạ và tạo ra những dấu ấn riêng biệt. Xác xuất trùng lặp về tên gọi thường cao hơn nhiều so với biểu trưng và biểu tượng. Biểu trưng đã xuất hiện trong thương hiệu từ rất sớm. Hàng thế kỷ trước, những nhà chăn nuôi gia súc đã biết tạo ra những dấu trên các con vật, trên những hàng hoá để dễ dàng phân biệt chúng. Ngày nay, biểu trưng và biểu tượng mang những thông điệp nhiều hơn, đa dạng và phong phú hơn.

Logo làm nổi bật hơn các yếu tố thương hiệu, nó tạo ra một sự nhận biết rất mạnh bằng thị giác, đặc biệt trong điều kiện khi mà người tiêu dùng có rất ít thời gian để tiếp nhận các thông tin về hàng hoá. Hình vẽ quả táo khuyết một góc (logo của máy tính Apple) được tiếp nhận dễ dàng và nhanh hơn dòng chữ Apple. Tương tự như vậy, hình vẽ con hổ màu vàng và con voi sẽ giúp nhận biết nhanh hơn nhiều so với dòng chữ Tiger và Halida. Trong nhiều trường hợp, do tên thương hiệu khó đọc hoặc không thể đọc thì biểu trưng sẽ là dấu hiệu đặc biệt quan trọng để khách hàng lựa chọn hàng hoá. (Ví dụ: Trường hợp đầu video Qisheng của Trung Quốc do người tiêu dùng Việt Nam hầu hết không thể đọc được thương hiệu bằng tiếng Trung (mặc dù đã được Latinh hoá) nên thường gọi là đầu video “ng­ời trọc đầu” - biểu tượng của loại đầu video này). Một sự kết hợp hài hoà giữa tên hiệu và logo sẽ tạo ra một sự liên tưởng tốt và dễ gợi nhớ đến thương hiệu.

Logo với đặc điểm là có tính trừu tượng rất cao, nên nó có thể được dùng để gắn lên từng chủng loại sản phẩm hoặc tất cả các loại sản phẩm mang những tên hiệu khác nhau. Tuy vậy, cũng có không ít trường hợp logo chỉ được nhận dạng và để ý khi nó đi kèm tên hiệu, người tiêu dùng không thể luận hoặc liên tưởng được ý nghĩa và thông điệp của chúng nếukhông được chỉ dẫn một cách tỉ mỉ hoặc có những dấu hiệu khác minh hoạ thêm. Trường hợp logo của Nutifood hay Kinh Đô là mang ý nghĩa như vậy.

• Biểu tượng (symbol) trong thương hiệu có thể là hình ảnh của một tuýp người nào đó hoặc một nhân vật cụ thể mà công chúng ngưỡng mộ, cũng có thể biểu tượng là sự cách điệu từ một hình ảnh gần gũi với công chúng. Hình ảnh người đàn ông phong trần với chiếc mũ rộng vành và bộ quần áo rất “đàn ông” của thuốc lá Marlboro hoặc thuốc lá Camel đã để lại ấn tượng rất đẹp cho nhiều người tiêu dùng. Thật ra, đây là hình ảnh của một người đàn ông không có thật nó được tạo ra theo sự tưởng tượng của người thiết kế thương hiệu. Hình ảnh các người mẫu và diễn viên nổi tiếng cũng hay được dùng làm biểu tượng cho thương hiệu.

Trong thực tế xây dựng thương hiệu, người ta sử dụng rất nhiều cách khác nhau để thể hiện biểu trưng hoặc biểu tượng. Có thể đó là những biểu trưng rất đơn giản nhưng cũng có thể là rất phức tạp. Tuy nhiên yêu cầu chung khi tạo logo cho thương hiệu là:



  • Đơn giản, dễ nhận biết và có khả năng phân biệt cao

Cũng giống như tên thương hiệu logo phải được thiết kế sao cho thật đơn giản và có khả năng phân biệt cao. Một logo đơn giản thường dễ nhận biết và dễ nhớ hơn. Nhưng hình như có gì đó mâu thuẫn ngay trong yêu cầu này. Nếu mọi logo đều đơn giản thì khả năng phân biệt liệu có bị hạn chế Một nét phẩy cong hình lưỡi liềm (logo của Nike), ba nét vạch song song (của Ericsson) có lẽ là những logo đơn giản nhất và cũng dễ nhận biết nhất. Sự đơn giản của logo không chỉ thể hiện bởi sự đơn giản trong các chi tiết hoạ tiết cấu thành logo mà còn được thể hiện thông qua sự hài hoà và đơn giản của màu sắc. Quan điểm của một số chuyên gia cho rằng, logo có 2 màu được coi là đơn giản. Càng nhiều màu thì càng phức tạp cho dù hoạ tiết có rõ ràng và đơn điệu. Một logo nhiều màu sẽ ảnh hưởng trực tiếp ngay đến khả năng nhận dạng và ghi nhớ của khách hàng. Sự kết hợp 2 gam màu nóng có độ tương phản cao sẽ dễ phân biệt và nhận biết hơn. Theo một số luật sư của Mỹ thì logo đen trắng sẽ có phạm vi bảo hộ cao nhất, càng nhiều màu thì phạm vi bảo hộ càng hẹp, vì logo đen trắng đã bao trùm được mọi màu khác.

Thực tế tại Việt Nam cho thấy có không ít doanh nghiệp cho rằng logo là yếu tố cực kỳ quan trọng, vì thế họ đã tập trung rất nhiều cho việc sáng tạo logo. Sự đòi hỏi quá nhiều và quá cao ở logo sẽ dẫn đến một logo rối rắm, cồng kềnh. Cần nhớ rằng ý tưởng trong logo đôi khi do ta tự nghĩ ra, cùng một nét vẽ nhưng dài ngắn khác nhau, dáng khác nhau sẽ thể hiện những ý tưởng khác nhau. Vì thế cần hạn chế tối đa việc "nhồi nhét" vào logo những hình ảnh cụ thể minh hoạ cho lĩnh vực hoạt động. Đã có rất nhiều logo mà trong đó có cả bông lúa (thể hiện nguyên liệu dùng để sản xuất), bánh xe răng cưa (thể hiện lĩnh vực hoạt động), quyển vở và bút (thể hiện lĩnh vực đào tạo), cây lá... trông chẳng khác nào một chiếc huy chương khách hàng rất khó có thể hình dung và không thể nào ghi nhớ nổi. Một logo đơn gian là một logo có tối thiểu các đường nét và màu sắc.

Nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài đã chỉ ra rằng, người đi đường chỉ có tối đa là 15 giây để nhận dạng và nhớ các tên hiệu hay logo trên các quảng cáo ngoài trời. Thời gian này trên truyền hình sẽ còn ngắn hơn. Vì thế, một khi logo được thiết kế phức tạp sẽ không có khả năng ghi nhớ. Tuy nhiên, không phải bao giờ sự đơn giản cũng tạo khả năng ghi nhớ tốt mà nó còn phụ thuộc vào nhiều các yếu tố khác như tính ấn tượng, đặc sắc, sự cá biệt ít thấy.


  • Thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp

Một logo hoặc symbol luôn chứa đựng trong nó một ý tưởng hoặc hàm ý nào đó mà người sở hữu nó muốn gửi gắm. Các ý tưởng đó có thể là lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, định hướng doanh nghiệp trong tương lai, những tính năng hữu dụng của hàng hoá hoặc mong muốn vươn tới của doanh nghiệp, những giá trị thực dụng và tiềm ẩn mà hàng hoá mang lại cho người tiêu dùng... Khi tạo ra một logo hay symbol cần phải thoả mãn được tối đa các ý đồ đó. Trở lại với ví dụ biểu tượng của thuốc lá Marlboro là người đàn ông phong trần với chiếc mũ rộng vành, nó như muốn nói rằng loại thuốc lá này dành cho những người năng động, táo bạo. Biểu tượng của nước làm mềm vải Comfort là một cô người mẫu bế đứa trẻ trên tay. Hình ảnh này cho ta sự liên tưởng đến sự yêu thương, chăm sóc, gần gũi và âu yếm. Tất cả những cảm giác đó gắn liền với sự mềm mại, thơm tho của trang phục nhờ sử dụng Comfort. Sữa Dumex với hình chú gấu nhỏ dễ thương cho ta liên tưởng đến một sinh lực dồi dào, Sữa Dielac Ma ma với hình ảnh người phụ nữ mang thai sẽ ngay lập tức tạo hình dung và liên tưởng đây là loại sữa dành cho các bà mẹ mang thai, nó có tác dụng rất nhiều cho thai nhi.

Thể hiện ý tưởng không nhất thiết phải là sử dụng các hình vẽ cụ thể liên quan như quyển vở và cái bút thể hiện lĩnh vực giáo dục, cái cân đĩa thể hiện sự công bằng, ống khói thể hiện nhà máy... mà quan trọng là sử dụng các hình vẽ trừu tượng. Ý tưởng có thể được thể hiện dưới dạng liên tưởng gần và liên tưởng xa. Dạng liên tưởng gần thường dễ dẫn đến bị hạn chế về nội dung hoặc sự phức tạp của logo, nhưng dễ liên tưởng và ghi nhớ. Ngược lại, dạng liên tưởng xa (trường phái ấn tượng trong mỹ thuật) sẽ khó tư duy, nhưng truyền tải được nhiều nội dung hơn và dễ phát triển nội dung theo ý đồ của doanh nghiệp.

Tham vọng thể hiện các ý đồ trong logo luôn đưa đến một sự giằng co giữa tính đơn giản, dễ cảm nhận và nội dung muốn thể hiện. Logo với những chi tiết thể hiện lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là cách lựa chọn không khôn ngoan trong nhiều trường hợp nhất là khi doanh nghiệp có ý định mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình. Logo với những bông lúa, bánh xe, cái cân, quyển sách là những logo dễ trùng lặp nhất vì chúng thể hiện những lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp và chúng ta đều biết có quá nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động gắn với các biểu trưng đó.

Thực tế thì không phải bất kỳ người tiêu dùng nào cũng có thể hiểu được những ý tưởng ẩn chứa trong logo. vì thế xu hướng chung là phải chọn lọc ý tưởng sao cho “đắt” và dễ hiểu. Ý tưởng trong logo có thể được bình phẩm và hiểu khác nhau qua những thị trường khác nhau với những tập khách hàng khác nhau. Hiện nay có không ít logo, do quá tham lam nhồi nhét ý tướng và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà trở nên quá rối rắm khó hiểu thậm chí khó có thể nhận ra các chi tiết cấu thành logo.



  • Dễ thể hiện trên các phương tiện và chất liệu khác nhau

Logo phải dễ thể hiện trên các chất liệu khác nhau và trên các phương tiện khác nhau, vì bao bì hàng hoá có thể được sản xuất từ những vật liệu khác nhau thương hiệu cũng phải được quảng bá trên các phương tiện khác nhau như trên báo chí, truyền hình, trên mạng, trên các panô áp - phích ngoài trời... Logo có thể được in bằng các phương pháp khác nhau hoặc có thể được dập nổi dập chìm hoặc thể hiện ở dạng phù điêu, hiện nay có khá nhiều công ty đã cho in logo của công ty ngay trên bề mặt sản phẩm như trên mỗi chiếc bánh, chiếc kẹo thỏi sôcôla; hoặc sữa “cô gái Hà Lan” đã dập logo của chương trình thương hiệu quốc gia lên ngay lớp sữa bột bên trong mỗi hộp sữa). Sự đơn giản sẽ làm cho khả năng thể hiện qua các cách khác nhau được dễ dàng hơn nhiều. Điều này sẽ liên quan trực tiếp đến cách sử dụng màu sắc trong logo, mức độ chi tiết của các họa tiết và độ mảnh của các nét vẽ. Về khía cạnh này, cũng cần lưu ý đến sự phù hợp của logo với hình dáng, màu sắc của bao bì hàng hoá hoặc của chính hàng hoá mang logo đó.

Không nên cố định màu sắc của logo vì bao bì hàng hoá có thể sẽ phải thay đổi với những màu khác nhau. Vì vậy khi thiết kế logo cần lựa chọn kỹ màu sắc để hạn chế sự rắc rối khi thay đổi bao bì



  • Có tính mỹ thuật cao và phải tạo được ấn tượng nhờ sự đặc sắc

Tính mỹ thuật trong logo là một khái niệm tương đối, nó phụ thuộc rất nhiều vào nhân sinh quan cũng như thế giới quan của người đánh giá. Xét ở một góc độ nào đó thì logo là một tác phẩm nghệ thuật, nhưng khi gắn liền với thương hiệu thì nó là một dấu hiệu quan trọng để nhận dạng và truyền tải thông tin, vì vậy sự tham lam thể hiện giá trị nghệ thuật sẽ dễ vi phạm các yêu cầu khác của một logo và ngược lại. Tính mỹ thuật luôn gắn liền với nội dung và sự đơn giản theo như quan niệm trong mỹ thuật thực dụng. Sự cẩu thả và thiếu chọn lọc trong thiết kế logo sẽ mang đến cảm giác

thiếu tin tưởng của người tiêu dùng đối với hàng hoá.

Một logo cũng phải phù hợp với truyền thống văn hoá và phong tục của tập khách hàng và từng khu vực thị trường. Hãy tránh những hoạ tiết bị coi là cấm kỵ ở những thị trường khác nhau. Sử dụng hình vẽ đầu con bò hoặc con lợn để làm logo cho các sản phẩm thực phẩm sẽ là sự lựa chọn thiếu khôn ngoan tại các nước đạo Hồi như Ấn Độ hay Afganistan. Biểu trưng với hình bông hoa hồng màu vàng cho các sản phẩm mỹ phẩm của phụ nữ là điều không nên tại các nước Châu âu.

Người ta thường nói nhiều đến tính ấn tượng và đặc sắc của một logo. Sự đặc sắc và ấn tượng mạnh sẽ mang lại cho logo một sự cảm nhận nhanh hơn và cuốn hút hơn từ phía người tiêu dùng. Hãy ví dụ logo của thuốc lá “555”. Trên nền màu vàng là một hình tròn với các riềm cạnh trông y hệt một chiếc huy chương. Thay vào vị trí thể hiện lĩnh vực của huy chương là tên thương hiệu “555”. Một ấn tượng "Huy chương" được tạo ra ngay khi nhìn thấy Logo này. Tính ấn tượng của một logo không hoàn toàn phụ thuộc vào tính mỹ thuật của nó mà còn phụ thuộc nhiều vào sự tuyên truyền và quảng bá của doanh nghiệp. Đôi khi, ấn tượng mạnh được tạo ra từ một câu chuyện huyền thoại về sự ra ười của logo đó hoặc một sự kiện giật gân nào đó hên quan đến logo. Ví dụ, logo của Nike chỉ là một nét cong như hình trăng lưỡi liềm (cực kỳ đơn giản) nhưng chuyện kể rằng, đã có rất nhiều người tham gia thiết kế logo cho Nike nhưng đều không được chấp nhận do không thể hiện hết ý tưởng và không đặc sắc. Một cậu bé 3 tuổi (con trai một ng­ời hoạ sĩ) đã nghịch bút vẽ của bố và vô tình tạo ra nét cong ấn tượng đó. Ngay lập tức nó được chọn làm biểu trưng cho Nike vì thể hiện được rất nhiều ý tưởng sáng tạo, gây được ấn tượng mạnh và rất dễ thể hiện.



2.3. Những phương án thiết kế và lựa chọn biểu trưng, biểu tượng

  • Sử dụng biểu trưng riêng biệt

Đây là phương án được sử dụng từ lâu trong xây dựng thương hiệu. Một biểu trưng riêng biệt bên cạnh tên thương hiệu sẽ là một tập hợp dấu hiệu hấp dẫn bổ sung cho nhau nhằm tạo ra sự cá biệt và dễ nhận biết cho thương hiệu. Sử dụng biểu trưng riêng biệt đồng thời với tên thương hiệu sẽ mang lại nhiều thông tin hơn, thông tin đa dạng hơn và tách biệt hơn bởi lẽ biểu trưng có thể dùng chung cho tất cả các loại hàng hoá của doanh nghiệp trong khi tên thương hiệu có thể lại được dùng cho riêng từng loại hàng hoá. Theo ph­ơng án này, logo cần phải thể hiện được tính đặc trưng cao, thậm chí có thể là khá cầu kỳ để nêu bật được ý tưởng của doanh nghiệp. Logo của Điện cơ Thống nhất là một hình vuông trong đó thể hiện 3 cánh quạt cho ta thấy ngay sản phẩm chủ đạo của doanh nghiệp là quạt điện. Tên Vinawind (Gió Việt - Th­ơng hiệu của Công ty Điện cơ Thống nhất) trong trường hợp này đã được định hình rõ hơn. Logo của ti vi LG cũng thật đơn giản và ngộ nghĩnh. Đó là một vòng tròn, bên trong đó là chữ G chạy quanh vòng tròng và chữ L mảnh mai được sổ chính giữa vòng tròn. Thêm vào đó là một dấu chấm nhỏ nằm ở vị trí mà ta có liên tưởng ngay đến một khuôn mặt với chiếc mũi xinh xinh là chữ L và con mắt xoe tròn là dấu chấm.

Sử dụng biểu trưng riêng biệt là một phương án tốt trong xây dựng thương hiệu do nó tạo ra được nhiều dấu hiệu phân biệt, từ đó làm cho thương hiệu dễ được đăng ký bảo hộ hơn (ngay cả trong trường hợp tên hiệu có những dấu hiệu trùng hợp); thương hiệu chứa đựng nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng cách này cần lưu ý hạn chế tối đa sự cản trở lẫn nhau giữa tên hiệu và ý tưởng trong logo. Sử dụng không hợp lý màu sắc hoặc thiếu tính đặc trưng của logo có thể dẫn đến hiện tượng nghi ngờ về nguồn gốc sản phẩm của người tiêu dùng. Khi đó thương hiệu luôn là cái bóng của một thương hiệu đã nổi tiếng, không gây chú ý và hấp dẫn người tiêu dùng.

Thực tế, có không ít doanh nghiệp Việt Nam khi xây dựng thương hiệu đã cho rằng logo là yếu tố không thể thiếu của thương hiệu, mọi thưong hiệu đều phải có một logo riêng biệt, và thế là họ đầu tư không ít tiền của để có được một logo riêng. Sự nhồi nhét ý tưởng đã tạo ra cho logo của họ trông giống như một huy chương hay huy hiệu. Sự phản cảm xuất hiện ngay khi lần đầu tiếp xúc với logo kiểu này. Việc tạo ra một logo riêng biệt đôi khi cũng rất đơn giản. Nét phẩy hình trăng lưỡi liềm của Nike có xuất xứ từ một nét vẽ nguệch ngoạc của một đứa 3 tuổi. Sự thể hiện ý tưởng ban đầu trong trường hợp này rõ ràng là bằng không, thế nhưng mọi nội dung thể hiện sau đó đã được gán lên biểu trưng này thông qua ngôn ngữ trừu tượng của hội hoạ. Hình như một sự đơn giản tối thiểu đã tạo ra một sự liên tưởng tối đa khi thiết kế logo này.


  • Sử dụng hình ảnh nhân vật làm biểu tượng

Bên cạnh việc tạo ra một logo riêng biệt cho thương hiệu như rất nhiều trường hợp đã gặp trong thực tế, hiện nay có không ít doanh nghiệp đã lựa chọn phương án tạo ra một biểu tượng của thương hiệu thông qua việc sử dụng hình ảnh của một yếu nhân hay một nhân vật mà đang được ưa

chuộng như người mẫu, diễn viên điện ảnh nổi tiếng, ca sĩ hay vận động viên.

Sử dụng hình ảnh của một nhân vật nào đó làm biểu tượng cho thương hiệu thường mang lại hiệu quả khá cao trong tuyên truyền và thu hút sự chú ý của khách hàng. Castrol Power 1 với hình ảnh ngôi sao bóng đá David Beckham đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều người, nhất là giới trẻ. Các loại dầu gội đầu Sunsilk, Clear, Doublerich,... sử dụng những người mẫu và diễn viên được ­a chuộng rộng lãi làm biểu tượng đã gây được thiện cảm và sự chú ý cao của công chúng.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý ràng, việc sử dụng hình ảnh nhân vật làm biểu tượng có thể dẫn đến hậu quả xấu, nếu nhân vật được chọn làm biểu tượng có những rắc rối, xì-căng-đan. Chỉ cần một sự rắc rối của nhân vật hay sự quay lưng lại của công chúng với nhân vật trung tâm sẽ làm cho uy tín và hình ảnh của hàng hoá bị phai nhạt. Vì vậy, nên có chiến lược thay đổi biểu tượng sau một thời gian sử dụng nhất định. Các công ty lớn thường xuyên thay đổi biểu tượng, một phần vì lý do tạo ra một sự đổi mới liên tục trong cảm nhận của người tiêu dùng, phần khác nhằm hạn chế những bất cập do nhân vật được chọn làm biểu tượng có thể mang đến và hơn thế họ đã tạo ra một phong cách riêng cho thương hiệu do đã thu hút được rất nhiều yếu nhân tham gia tạo dựng hình tượng, tính cách thương hiệu. Xu hướng này hiện nay đang được rất nhiều các công ty lớn chú ý và khai thác triệt để.

Để khai thác triệt để hình tượng nhân vật điển hình và hạn chế bất cập do nhân vật có thể mang đến, thuốc lá Marlboro đã khôn khéo tạo ra cho riêng mình hình ảnh một người đàn ông phong trần với khuôn mặt rất “đàn ông”, đội mũ rộng vành - hình ảnh của một chàng cao bồi đích thực, nhưng không có thật (đây là hình ảnh mà họ tự nghĩ ra chứ không phải là một nhân vật thực tế cụ thể nào) đã tạo ra một giá trị cá nhân riêng cho những ai dùng loại thuốc lá này. Dầu ăn Neptune với hình ảnh ông già râu tóc bạc phơ, đôn hậu và cường tráng, tay cầm cây gậy đã tạo ra một ấn tượng đẹp thể hiện tất cả sinh lực do loại dầu ăn này mang lại - cũng là một nhân vật được "sáng tạo". Gà quay Kentucky, sữa Ông Thọ… cũng tạo được những ấn tượng đẹp nhờ những nhân vật sáng tạo kiểu này. Rõ ràng cánh lựa chọn này đã hạn chế rất nhiều sự lạc hậu từ biểu tượng.


  • Cách điệu chữ viết và tạo những diềm nhấn trong tên thương hiệu

Phương án cách điệu ngay tên hiệu hiện cũng đang được sử dụng rộng rãi. Theo cách này, một thương hiệu sẽ không có logo đi kèm mà logo cũng chính là tên hiệu, nhưng đã được cắt tỉa, được cách điệu theo những lối viết và font chữ khác nhau với những điểm nhấn hoặc các dấu ấn bổ sung. Biti's với font chữ đậm, tròn hở thật sự khoẻ khoắn và gần gũi, dễ đọc cho dù kích thước rất nhỏ. Dấu chấm của chữ "i" trong chữ Biti's được phóng rất to và có màu đỏ đã tạo được một điểm nhấn và gây ấn tượng mạnh cho thương hiệu. Bên cạnh đó, ngay bên trên dấu chấm của chữ "i" là hai nét phẩy đậm như thể hiện ánh sáng lan toả từ vòng tròn màu đỏ (thật thú vị là trước đây hai nét cong này - cánh buồm theo ý tưởng thiết kế của công ty, được thiết kế nằm rất xa hàng chữ Biti's, rõ ràng ấn tượng sẽ không mạnh và hầu như chả ai để ý đến hai nét cong này). Sam sung chỉ thay đổi đôi chút hàng chữ tên hiệu với chữ A thiếu nét ngang; IBM với các vạch ngang tạo ra nét đứt cho cả dòng chữ IBM; Sanyo cách điệu chữ N bằng các vạch liền và đứt quãng, hai đầu mút chữ N được kéo dài về 2 phía; Dell với chữ E cách điệu (đẩy nghiêng 45 độ...); SYM với chữ Y được tách thành 2 màu, Kotex với sự “biến dạng” táo bạo đến phóng khoáng của 2 chữ đầu và cuối (K và X), thể hiện sự trẻ trung, sảng khoái; Pieeardin sử dụng ngay chữ ký làm lo go. Còn rất nhiều các ví dụ khác như Future, Super Dream, Wave , VTV, Lavie, Vital,...

Sử dụng ph­ương án cách điệu ngay tên thư­ơng hiệu có ­ưu điểm là làm cho th­ương hiệu đơn giản hơn, dễ nhớ và dễ nhận biết hơn, ấn t­ượng hơn, nh­ưng cũng có những hạn chế. Thứ nhất, đòi hỏi khi thiết kế phải có tính chuyên nghiệp cao để đảm bảo vừa sống động lại vừa thể hiện đ­ược ý tưởng. Thứ hai, khó kết hợp biểu tr­ưng chung trong tr­ường hợp th­ương hiệu nhóm hay đa thương hiệu. Thứ ba, dễ bị hàng giả xâm phạm. Khi cách điệu tên hiệu để tạo ra sự cá biệt cũng đồng nghĩa với khả năng phải chấp nhận sự xuất hiện của một tên khác nhưng có cùng cách thể hiện. Vì thế trong trường hợp này cần có sự kết hợp đồng bộ và nhuần nhuyễn giữa tên hiệu đã cách điệu với sự trang trí và kiểu dáng bao bì để hạn chế tối đa sự tấn công của hàng giả.



Hãy thử phân tích một vài ví dụ theo phương án này. Nước khoáng Vital với dòng chữ Vital chạy chếch được viết đơn giản. Sự cách điệu chỉ xuất hiện ở chữ V. Đầu chữ V được tô rất đậm, có dáng của một cánh chim hải âu, còn một cạnh khác của chữ V được vuốt mảnh dạng nét chữ viết của bút lông sẽ là một dấu hiệu hạn thế sự bắt chước của hàng giả. Nhìn tổng thể, chúng ta sẽ nhận ra ngay toàn bộ chữ V giống hệt một chú chim hải âu đang nghiêng mình ở tư thế vút lên sau cú bắt cá ngoạn mục trên sóng biển. Dấu chấm của chữ I được khai thác trong tư­ơng hiệu Vital có lẽ cũng giống như trong nhiều trường hợp khác - được phóng to và có màu đỏ, thể hiện mặt trời. Tất cả sự cách điệu của thương hiệu Vital chỉ ở đó, nhưng đã tạo ra một hình ảnh rất sống động, giống một chú chim hải âu đang lao về phía mặt trời rạng đông. Thế nhưng, nếu có một loại nước khoáng khác mang thương hiệu Kitak, họ cũng có thể tạo ra một hình ảnh tương tự.

Trong trường hợp của OMO, một loại bột giặt khác mang tên TOMOT với 2 chữ T đầu và cuối được viết mờ nhạt đã làm cho người tiêu dùng không phân biệt được OMO với TOMOT và lầm tưởng TOMOT là OMO trong cả một thời gian dài. Lavie có lẽ là thương hiệu bị bắt chước nhiều nhất bởi những tên hiệu khác (kể cả đã được đăng ký bảo hộ) như Aquasie, La Vilage.

Tuy nhiên, sự cách điệu tên hiệu vẫn là phương án hay, có nhiều sáng tạo, dễ tạo ra được ấn tượng mạnh cho thương hiệu, gây hấp dẫn và sự chú ý của người tiêu dùng. Mỗi một phương án thiết kế logo bao giờ cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Sự lựa chọn đúng đắn phư ơng án sáng tạo biểu trưng là một bài toán cho doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu.


  • Kết hợp các phương án

Sự kết hợp các phương án nêu trên cũng đã được các công ty hoặc hãng lớn trên thế giới sử dụng khi thiết kế logo, biểu tượng. Một thương hiệu sẽ vừa có biểu trưng (hoặc biểu tượng) riêng biệt lại vừa có tên hiệu được thiết kế đặc biệt theo cách tạo điểm nhấn với kiểu chữ cách điệu. Khi đó, sự cá biệt của thương hiệu đã được thể hiện rất rõ, khả năng nhận biết của người tiêu dùng sẽ cao hơn nhiều. Biểu tượng hoặc biểu trưng sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin, tạo cảm hứng và ấn tượng cho tên gọi và ngược lại. Phương án tạo biểu trưng theo kiểu kết hợp thường được áp dụng khi doanh nghiệp lựa chọn chiến lược đa thương hiệu. Biểu trưng riêng biệt sẽ đại diện cho thương hiệu gia đình còn sự cách điệu chữ viết tên thương hiệu là của hàng hoá cụ thể. Tuy nhiên, một sự kết hợp không hoàn hảo thường mang lại những rắc rối về khía cạnh thẩm mỹ và hiệu quả cảm nhận. Nên nhớ rằng, trong thực tế, ngoài biểu trưng và tên thương hiệu, trên sản phẩm còn có các yếu tố khác như khẩu hiệu, các dấu chứng nhận chất lượng hoặc nguồn gốc xuất xứ. Vì thế, đôi khi có quá nhiều các dấu hiệu trên bao bì hàng hoá sẽ gây rối loạn cảm xúc và sự ghi nhận trung thực về chất lượng hàng hoá cũng như hình ảnh về một thương hiệu. Bánh đậu xanh Rồng Vàng BT là một ví dụ trong trường hợp này. Trên bao bì của loại bánh đậu xanh này, chúng ta có thể nhận thấy ngoài tên hiệu, logo còn có đến 4 huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm của Việt Nam và dấu chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Quả thật khi đó người tiêu dùng cảm thấy rối, không biết thực hư ra sao và hiệu quả thẩm mỹ của bao bì bị giảm sút.

Cách mà nhiều tập đoàn lớn thường làm khi kết hợp các phương án thể hiện logo là sử dụng cách bố trí song song hoặc bất song song, thường là bất song song. Tức là logo chủ đạo được thể hiện trang trọng và chiếm diện tích lớn hơn, nổi bật hơn. Bên cạnh đó logo phụ sẽ được đặt ở vị trí thứ yếu hơn và diện tích hẹp hơn. Tuỳ theo chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mà chọn thương hiệu gia đình hay thương hiệu hàng hoá làm chủ đạo.

Hãy xem xét các ví dụ sau để hình dung về phương án thiết kế biểu trưng theo cách kết hợp của một số công ty. Honda với kiểu chữ viết in thông th­ờng, biểu trưng là cánh đại bàng được cách điệu. Loại xe máy Future với tên hiệu được cách điệu rất trẻ trung, phóng khoáng với điểm nhấn là chữ F và chữ R bị thiếu nét sổ. Honda Future có sự kết hợp của cả hai phương án trên đã tạo ra một lực hấp dẫn từ uy tính chất lượng cao và truyền thống của Honda; sự trẻ trung, phóng khoáng của Future.

Cũng như vậy, Lipton được viết theo kiểu thông thường nhưng lại được đưa vào trong khung nền đỏ, viền vàng sang trọng theo dạng hình học được biến dạng từ hình chữ nhật (với 2 cạnh bên được cong lên Ở giữa). Sự kết hợp ở đây là biểu trưng của Lipton được đặt ngay trên cạnh trên của hình chữ nhật. Biểu trưng của Lipton Lon don là hai chữ L được viết theo lối cổ (với các đuôi chữ kéo dài chia nhánh - trông giống như hình một lâu đài) đặt trong vòng tròn được kết bởi hai bông lúa. Như vậy biểu trưng được gắn cố định với tên hiệu đã được cách điệu để tạo ra một thể thống nhất. Rất tiếc rằng, lại có quá ít người biết đến biểu trưng của Lipton London, trong khi rất nhiều người ­a chuộng tên Lipton.




tải về 3.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương