Chương 1: Lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự án tại nhtm khái quát chung vể dadt


Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam



tải về 0.92 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.92 Mb.
#9952
1   2   3   4   5   6   7   8

Chương 3:
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại
sở giao dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

  1. 3.1. Định hướng phát triển của công tác thẩm định tại SGD NHNTVN trong tương lai

    1. 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển chung của SGD NHNT


Chiến lược

- Tiếp tục bồi dưỡng nhân lực, hiện đại hóa mọi mặt. Thực hiện chuyên môn hóa thẩm định

- Phát huy thế mạnh sẵn có để mở rộng đầu tư về chiều sâu

-Với bối cảnh kinh tế suy thoái, dư nợ tín dụng ngày càng giảm, chất lượng tín dụng cũng không được cao cho nên NH phải mở rộng đầu tư sang những lĩnh vực mới phù hợp với thời buối kinh tế suy thoái và thu hẹp đầu tư các dự án , nhất là với các ngành nghề nhạy cảm với thời buổi khó khăn ( sản xuất ôtô, đồ điện tử)


      1. 3.1.2. Chiến lược cụ thể:


- Nâng cao năng lực cạnh tranh lấy hiệu quả kinh tế và an toàn lên hàng đầu

- Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với bền vững vì thời kỳ suy thoái tiềm ấn rất nhiều rủi ro, có nhiều NH đã phải phá sản.

- Áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh, làm mới sản phẩm NH.

- Hoàn thiện bộ máy thẩm định hơn nữa, tuyển dụng những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm, am hiểu nhiều lĩnh vực, đào tạo cán bộ theo từng chuyên ngành thẩm định ngoài ra Cán bộ thẩm định đòi hỏi tính chủ động, năng lực sáng tạo, khả năng tổng hợp phân tích và tổng hợp thực tiễn.

-Công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phải xuất phát từ tình hình thực tiễn trong ngành và nhằm mục đích phục vụ hoạt động cho vay của ngân hàng trong từng giai đoạn. Trong giai đoạn hiện nay cần phải thận trọng hơn. Xây dựng quy trình sao cho phù hợp với thời buổi kinh tế hiện nay.

- Có chính sách hạn chế cho vay các ngành nghề nhạy cảm


    1. 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định


Sau một thời gian dài học tập ở trường và tkinh nghiệm thực tập tại SGD NHNT được xem xét các DA và các tài liệu tại ngân hàng em xin nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của SGD ngân hàng ngoại thương Việt Nam:
      1. 3.2.1.Giải pháp về phương pháp thẩm định


Trong phương pháp thẩm định cần chú ý tới cả chỉ tiêu định tính cũng như định lượng:

Về chỉ tiêu định lượng cần chủ ý:

Giá trị thời gian của dòng tiền và thời gian hoàn vốn nội bộ. Đây chính là 2 chỉ tiêu quan trọng nhất của thẩm định dự án đầu tư. Cần chú ý tính toán thêm chỉ tiêu NPV vì chỉ tiêu này có thể hiện tại hóa dự án đưa tổng dòng tiền về kỳ đầu phân tích. Ngoài ra cũng cần phải chú ý tính toán dựa trên lãi xuất chiết khấu, không nên coi nó bằng với lãi suất ngân hàng bởi lẽ nguồn vốn tham gia có thể đến từ nhiều nguồn với chi phí khác nhau. Sau đó CBTD sẽ có thể từ đó tính được chính xác hơn thời gian hoàn vốn của dự án



Ngoài ra còn có các chỉ tiêu định tính cần chú ý

Trên thực tế, thẩm định các yếu tố định tính vẫn còn chưa đạt được một sự quan tâm đúng mực. Tuy rằng trong báo cáo thẩm định hay quy trình CBTD có đưa ra những báo cáo thẩm định về mặt định tính tuy nhiên đây vẫn chỉ là những chỉ tiêu được thực hiện mang tính lý thuyết thủ tục. Do vậy giải pháp là cần tăng cường chỉ tiêu định tính:



Về ban quản trị doanh nghiệp: Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong qus trình thẩm định dự án đầu tư. Nhìn chung đánh giá về mặt này cần đến 2 vấn đề. Một là, năng lực pháp lý. Đây là chi tiêu đã được các CBTD luôn chú ý, tuy nhiên vấn đề 2 chính về chủ thể kinh doanh lại được tiến hành sơ sài. Danh tiếng, trình độ và khẳ năng quản lý cũng như tầm nhìn của chủ thể kinh doanh là rất quan trọng bởi thực chất có thể nói NH là người cho ban quản lý doanh nghiệp vay vốn kinh doanh. Mặc dù trên thực chất doanh nghiệp vay vốn, các BCTC thể hiện đầy đủ về doanh nghiệp tuy nhiên nếu nhìn vào thực tế thì ban quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất. Ban quản trị không có uy tín, ban quản trị năng lực kém có thể tạo ra những nguy cơ về rủi ro tiềm ẩn với NH. Do vậy canas bộ thẩm định phải tìm hiểu rõ về ban quản trị doanh nghiệp, phải nắm rõ được uy tín tính cách hay năng lực của những thành phần chủ chốt trong DN.

Về vị trí môi trường của doanh nghiệ ,kế hoạch phát triển trong tương lai:

Nhìn chung về mặt này NH đã thực hiện khá tốt , đánh giá môi trường hoạt động, đánh giá ngành, đánh giá mức độ cạnh tranh chi tiết và khoa học tuy nhiên đánh giá về , mặt phát triển trong tương lai lại không chi tiết, các đánh giá không có căn cứ sát thực cần phải chú ý hoàn thiện hơn. Phải xem xét về các kế hoạch tương lai của công ty, các chiến lược tương lai của công ty về: Phát triển sản phẩm, về phương thức sản xuất, marketing, nhân sự, tài chính… Để xem xét về tính khả thi và sự thành công của kế hoạch trong tương lai.


      1. 3.2.2. Giải pháp thông tin tín dụng


- Nguồn thông tin tín dụng dung để thẩm định thực tế có thể đúng với các giấy tờ của doanh nghiệp cung câp song thực trạng có thể khách so với các giấy tờ đó, các báo cáo tài chính có thể phản ánh sai thực trạng doanh nghiệp. Do vậy CBTD cần phải kết hợp với các tổ chức thông tin chuyên nghiệp để xây dựng hệ thống thông tin cũng như mối quan hệ thông tin thống nhất giữa các NH. Trước tiên cần phải tăng cường hệ thống thông tin nội bộ:

Hiện nay NHNT VN đã có được trung tâm tín dụng là nơi lưu trữ thu thập và nghiên cứu… thông tin của các doanh nghiệp tuy nhiên hiệu quả chưa thể hiện rõ rệt, do vậy cần phải tăng cường hiệu quả thông tin bằng cách kết hợp nhiều hơn với các đơn vị chi nhánh, các chi nhánh sẽ thu thập và lưu trữ thông tin cụ thể về tình hình ở khu vực, địa bàn hoạt động của mình. Sau đó cập nhật thường xuyên lên phòng thông tin tín dụng. Một mặt, thông tin được phân loại và tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau và nếu có khả năng, Ngân hàng nên tổng hợp thông tin của một số Tổng công ty lớn mà Ngân hàng có quan hệ thường xuyên, lâu dài. Mặc khác, để nâng cao được tính khả thi của giải pháp trên đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng được một phần mềm tin học chuyên dụng. Ngân hàng có thể giao cho phòng Tin học phụ trách lập trình phần mềm này hoặc đặt mua của các công ty tin học nổi tiếng.



Về nguồn thông tin thu thập từ bên ngoài: Ngân hàng nên phát triển hệ thống thu thập thông tin từ bên ngoài theo xu hướng mở rộng các nguồn thông tin:

- Thông tin từ phía đối tác của khách hàng: Từ nguồn thông tin này cán bộ thẩm định có thể thấy được tình hình hoạt động hiện tại cũng như trong quá khứ của doanh nghiệp. Ngoài ra còn thấy rõ được uy tín kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp.

- Thông tin từ các công ty kiểm toán cũng là một nguồn mang tính chính xác cao.

- Thông tin từ khách hàng mà NH đã quan hệ: Đây là nguồn thông tin rất hữu ích cho việc tìm hiểu thị trường ngành hay giá bán chung và những vấn đề riêng cụ thể trong từng ngành nhất định.

- Từ các chuyên gia tư vấn: Ngày nay thị trường tư vấn dự án hoạt động rất mạnh và hiệu quả, các NH có thể thông qua các chuyên gia để tìm hiểu về phương diện kỹ thuật của dự án . Trong những dự án phức tạp mang tính chuyên môn cao, cán bộ NH không thể biết được các vấn đề về chỉ số kỹ thuật của những loại máy móc chuyên biệt do đó nhờ đến các chuyên gia tư vấn là rất hiệu quả.

      1. 3.2.3. Giải pháp nguồn nhân lực


Nguồn nhân lực luôn là tiền đề quan trọng nhất quyết định chất lượng của ngân hàng. Vai trò nguồn nhân lực luôn phải đặt lên hàng đầu. NHNT cần phải :

Đào tạo và tuyển dụng cán bộ

Trong thời gian tới NH cần phải tích cực đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi nhân lực đối với NH là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành bại của NH. Cần phải tuyển dụng những cán bộ giàu kinh nghiệm theo tững lĩnh vực thẩm định.

- Nên tổ chức cho cán bộ học tập làm việc cộng tác ở nước ngoài, những nước đã có kinh nghiệm về NH lâu năm để xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn vè truyền đạt kinh nghiệm cho đồng nghiệp hoặc tham gia xây dựng quy trình. Bên cạnh đó tuyển dụng một vài cán bộ có các chuyên ngành mũi nhọn của NH ví dụ như cán bộ đã tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng sau đó đưa đi đào tạo chuyên ngành ngân hàng, những cán bộ này không những nắm rõ các yếu tố kỹ thuật mà còn hiểu rõ vị trí doanh nghiệp trong ngành nằm ở đâu, do đó họ sẽ đóng vai trò cố vấn kỹ thuật của ngành giúp đỡ các dự án thực hiện hiều quả hơn và đào tạo truyền kinh nghiệm cho các cán bộ khác…

- Tổ chức nâng cao khả năng ngoại ngữ tin học của đọi ngũ cán bộ một cách thường xuyên nhằm mục đích có thể ứng dụng các công nghệ tiên tiến

-Ngoài ra cũng nên có thêm những buổi tổng kết kinh nghiệm về từng ngành nghề đã cho vay, tỏ chức các buổi họp tổng kết sau những dự án lớn…. Hàng năm tổ chức sát hạch trình độ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao chất lượng và chọn lọc những cán bộ có năng lực làm hạt nhân của NH.
Chính sách đãi ngộ

Cũng cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi cho cán bộ thẩm định để khuyến khích trách nhiệm, ý thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ. Ngoài chế độ hàng năm cho cán bộ đi du lịch, Ngân hàng cần có các chính sách khuyến khích các cán bộ tự đào tạo như bố trí thời gian, trợ cấp học phí, hỗ trợ tiền mua tài liệu, sách tham khảo về thẩm định dự án của nước ngoài, áp dụng khung lương thưởng hợp lý đối với những cán bộ đã bảo vệ thành công luận án khoa học hay công trình nghiên cứu khoa học.

Xây dựng chính sách tiền lương hợp lý, đảm bảo công bằng cho mọi người, khuyến khích được cán bộ cống hiến cho NH. Ngoài ra còn có chế độ khen thưởng hợp lý với những thành tích. Hình thức khen thưởng kết hợp vật chất lẫn tinh thần, và đi song song là kỷ luật với những trường hợp làm sai quy tắc…

Thực hiện chế độ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định về cơ hội thăng tiến phát triển.



      1. 3.2.4. Giải pháp về quản trị, tổ chức điều hành


Quản trị điều hành công tác thẩm định cần được chú trọng hơn nữa vì đầy là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định của Ngân hàng Ngoại Thương nói chung cũng như SGD NHNT nói riêng.

Cần đồng thời hoàn thiện tổ chức thẩm định trong toàn hệ thống sao cho phối hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng, phối hợp các phòng ban cần phải được khớp hơn nữa. Ngân hàng nên thiết lập một cơ chế liên hệ giữa các phòng ban để có thể đáp ứng được cho khách hàng một cách tốt nhất và nâng cao chất lượng thẩm định

Chuyên môn hóa, chia nhỏ từng khâu thẩm định lập thêm phòng ban quản lý từng lĩnh vực riêng. Tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa song lại phải tránh sự chồng chéo. NH nên chuyên môn hóa quá trình thẩm định, chia ra làm nhiều phòng ban. Thẩm định một dự án nên chia ra 1 phòng riêng chuyên đi tìm kiếm khách hàng, phòng này sẽ chuyên đi tìm kiếm những khách hàng tiềm năng và chăm xóc khách hàng lớn, nhân viên sẽ được đào tào có kỹ năng giao tiếp cao hơn, sau khi hồ sơ chuyển về sẽ có phòng hỗ trợ hồ sơ tín dụng, giúp doanh nghiệp làm được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh hơn, chỉnh sửa lại bộ hồ sơ theo quy chuẩn chung dễ tiếp cận hơn, xử lý sơ bộ thông tin thẩm định, cuối cùng sẽ là phòng thẩm định, phòng này phụ trách chuyên công việc thẩm định dự án với những cán bộ am hiểu các ngành nghề và nhiều kinh nghiệm. Như vậy ta thấy rằng mội công đoạn đòi hỏi những yêu cầu riêng sẽ được đáp ứng bởi một nhóm người có các tiêu chuẩn phù hợp với các yêu cầu riêng điều này sẽ tôt hơn nhiều sự tập trung bởi một người khó có thể giỏi nhiều lĩnh vực hơn nhiều người khác. Như vậy công việc sẽ xuôn sẻ hơn, các nhân viên sẽ tập trung nghiên cứu lĩnh vực của mình nhiều hơn và sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn nữa dẫn tới NH sẽ hoạt động mạnh mẽ phát triển hơn trong tương lai.

Việc phân nhiệm phải gắn chặt với trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định và kết quả của mỗi dự án mà người đó đảm nhiệm vì như thế trách nhiệm của cán bộ thẩm định mới ngày được nâng cao. Ngân hàng nên quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các cán bộ đối với kết quả thẩm định dự án đầu tư. Từ đó kết quả thẩm định sẽ ngày càng tốt hơn. Phân công cán bộ sao cho phù hợp với năng lực và khả năng mỗi người, phải có sự kết hợp chặt chẽ, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Cán bộ giỏi cùng làm với cán bộ chưa có kinh nghiệm để học hỏi đào tạo nguồn nhân lực sau này.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần hình thành một mối quan hệ về thẩm định với Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục đầu tư, bộ phận thẩm định ở các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động thẩm định dự án. Nên tạo kênh chia sẻ thông tin mở giữa các NH với nhau để nắm rõ hơn nhìn khái quát hơn về thực trạng của từng doanh nghiệp , từng ngành nghề.

      1. 3.2.5. Giải pháp hỗ trợ thẩm định


Tăng cường thêm trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường các phần mềm thẩm định chuyên dụng thẩm định dự án đầu tư.

Đôi khi có những dự án phức tạp, công tác thẩm định phức tạp và khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi mất rất nhiều công sức và thời gian của cán bộ thẩm định. Do đó cần những phần mềm ứng dụng để tính toán các chỉ tiêu nhằm giảm bớt khối lượng công việc, tạo thuận hợi cho cán bộ thẩm định trong việc tính toán. Mặt khác các chỉ tiêu như NPV, IRR hay phân tích độ nhạy của dự án trên thực tế khá phức tạp mà trong thực tế với phòng tài trợ dự án các dự án có thời gian dài thì độ chính xác thường không cao bởi mỗi thông tin đầu vào đều có 1 sai số nhất định và sai số sẽ càng lớn theo thời gian. Với mỗi thay đổi của tỷ suất hiện đại hoá sẽ làm thay đổi giá trị hiện tại ròng của dự án. Trong trường hợp dự án có vấn đề cần phải điều chỉnh thời hạn thu nợ thì việc tính toán chọn phương án thích hợp là phức tạp. Vì vậy Ngân hàng nên đưa ra các thông tin tổng hợp về doanh nghiệp và dự án đầu tư vào máy tính để ứng dụng các chương trình phần mềm. Mỗi khi có nhân tố nào đó thay đổi thì phần mềm có thể giảm bớt cho cán bộ khối lượng công việc tính toán mà tập trung đến việc thẩm định tổng quát và các mặt quan trọng khác

Ngoài ra để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư thì SGD NHNT có thể tìm kiếm đối tác tư vấn kỹ thuật chuyên môn và các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp. Việc dự án bao gồm nhiều ngành nghề có thể được tổ chức tư vấn giải quyết dễ dàng và thuận lợi hơn NH. Hay việc tìm đến các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp thì Nh có thể giảm đi được rất nhiều thời gian và rủi ro cho mình


      1. 3.2.6. Giải pháp về chiến lược khách hàng


Mở rộng khách hàng mới

Trước tiên phải phát triển mối quan hệ với khách hàng lâu năm đã quen thuộc với khách hàng sau đó sẽ mở rộng ra khách hàng mới, nhưng việc mở rộng trong thời kỳ này phải hết sức cẩn thận, phải mở rộng có chọn lọc khách hàng. Đối với khách hàng lâu năm SGD cần phải duy trì mối quan hệ tốt, tạo điều kiện cho KH hơn nữa. Đối với KH mới cần phải chọn lọc trước khi tiến hành cấp tín dụng. Khách hàng mới nên là những khách hàng thuộc khu vực DN nhà nước, đây là những doanh nghiệp có thể chống lại rủi ro tốt hơn các DN tư nhân khác, ưu tiên khách hàng thuộc nhóm an toàn, nên cân nhắc kỹ khi quân hệ tín dụng với mặt hàng xuất khẩu, ôto đồ điện tử bởi đây là các mặt hàng khó phát triển trong tương lai gần. Như vậy chất lượng tín dụng hay việc thẩm định dự án sẽ cao hơn, tiến hàng đơn giản hơn.



Tạo quan hệ lâu bền với khách hàng truyền thống

Việc tạo mối quan hệ với khách hàng cũ là rất quan trọng vì các KH này đã giao dịch với NH và NH biết rõ được tình hình doanh nghiệp do vậy có thể thẩm định dễ dàng hơn. Ngoài ra việc tạo mối quan hệ với KH có thể giúp cho NH có đk tham gia vào dự án từ giai đoạn tiền khả thi để có thể tư vấn dự án cho doanh nghiệp và giúp cho NH phân tích DA được hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Ngoài ra cần có thêm chính sách ưu đãi với các khách hàng truyền thống tốt một mặt khuyến khích khách hàng hướng tới uy tín doanh nghiệp mình, một mặt hướng đến tạo quan hệ tốt, giữ chân khách hàng.



Nâng cao vai trò hỗ trợ tư vấn với khách hàng

Ngày nay vai trò tư vấn của NH ngày càng được thể hiện rõ rệt. Tư vấn cho các doanh nghiệp chính là NH giúp chủ đầu tư xây dựng dự án, sản xuất và nghiên cứu tính toán các phương pháp hợp lý cho doanh nghiệp. Ngoài ra NH còn giúp chủ đầu tư tính toán hợp lý hiệu quả kinh tế, cảnh báo rủi ro. Điều này có thể thu hút thêm khách hàng vừa tạo cho NH có cơ hội tiếp xúc với dự án xin vay sâu hơn nữa. Để đạt được tốt điều này cán bộ ngân hàng cần phải am hiểu về chế độ quản lý kinh tế trong nước, hiểu biết các nghiệp vụ ngân hàng, có kiến thức sâu rộng về quản trị đầu tư dự án…



    1. Каталог: luanvan
      luanvan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
      luanvan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
      luanvan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
      luanvan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
      luanvan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
      luanvan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
      luanvan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
      luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
      luanvan -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
      luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN

      tải về 0.92 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương