Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI



tải về 1.4 Mb.
trang4/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

I - GIẢNG NÓI TÊN KINH


Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Một câu này để nói tên Kinh, muốn thuyết minh dễ dàng, nên chia làm:

1) Kim Cang

2) Bát Nhã,

3) Ba La Mật,

4) Kinh.

Bốn đoạn phải giảng:

1) KIM CANG: Hai chữ Kim Cang, trong kinh sách giảng nói rất nhiều, hầu hết đều nói Kim Cương là chất cứng chắc trong vàng, nó bén cắt đứt các vật khác. Hiện nay ở Ấn Độ cũng như các nước đều có nhiều loại kim cương; đá kim cương là một loại quý báu ít có trên thế gian. Nó là một loại khoáng vật, hình trạng rất là trong sáng, tám mặt đều chiếu. Khi ánh mặt trời chiếu hay yến sáng đèn rọi vào thì lung linh ngũ sắc chiếu tỏa ra ngoài. Tính chất của nó rất là chắc bén, hay cắt các loại pha lê, hay điêu khắc trên đá cứng, hay dùi mài tất cả đá quý khác. Kim cương là vật cứng bén nhứt trong tất cả các vật. Thế nên mượn nó đặt tên Kinh này. Kim thì không bao giời thay đổi; Cương là chất chứng bén. Nói đến hình trạng của nó vừa sáng, vừa trong, vừa chiếu, vừa soi, không bị bụi trần nhiễm vào, dù là mảy may. Do đó, nên Kinh này lấy hai chữ Kim Cang đặt tên, dùng nghĩa nói lên sự cứng bén nhất. Cứng để nói lên dù trải qua trăm kiếp nghìn đời, lưu chuyển trong 6 đường (Trời, Người, A Tu La, Súc Sinh, Ngạ Quỉ, Địa Ngục) nhưng tính giác chúng sinh không hoại; Bén là để nói lên chiếu phá các sự vật trong thế gian, cắt đứt lưới vô hình, tham ái, không cò một mảy may nào mà không cắt đứt. Tóm lại, chất cứng Kim Cương dụ cho bản thể Bát Nhã. Chất bén của Kim Cương là dụ cho diệu dụng Bát Nhã.

2) BÁT NHÃ: Hai chữ Bát Nhã là tiếng Phạn trong kinh sách Phật giáo có rất nhiều nơi giải nói và dịch ra Hoa văn là trí tuệ, nhưng dùng hai chữ trí tuệ thì quá dơn giản, sợ người đời hiểu lầm như trí tuệ thông thường của thế gian thì quá cạn cợt, theo ý tôi nên thêm chữ Diệu để tránh sự lầm lẫn. Cũng như chữ lý mà chúng ta thường nói, tế nhị mà phân tách, thực tế có sai khác, có lý thô, lý tế, lý vi, lý huyền, lý diệu. Lý thô rất dễ nói, lý tế thật khó bày, lý kín rất khó mở, lý mầu không dễ gì diễn tả. Nói đến chữ Diệu lý thì tuyệt đối không giải bày được. Thế nên thêm chữ Diệu dùng ba chữ Diệu Trí Tuệ so sánh mới có thể tương đương với chữ Prajna: Trí Tuệ, trong Kinh này.

3) BA LA MẬT: Ba chữ Ba La Mật là dịch âm tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là đáo bỉ ngạn. Chúng sinh quá mê lầm vì cái ngã hằng ngày lặn hụp trong biển khổ phiền não, từ trong biển lới sinh tử phiền não qua đến bờ thanh tịnh an lạc. Không sanh không diệt, tức là đáo bỉ ngạn vậy. Tỷ dụ này để nói lên thoát ly biển khổ. Nhưng vấn đề đến bờ bên kia có chia ra làm hai phần: Đốn và Tiệm.

Đốn nghĩa là một khi nghe đại pháp, biết được năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đều không; Sáu trần (Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) chẳng có, lập tức liễu ngộ thân tâm, thể nhập chơn lý.

Tiệm nghĩa là do tin rồi hiểu, hiểu rồi thật hành, thật hành chắc chắn chứng quả, thứ lớp tiệm tu, cũng có thể ngộ nhập. Đốn, tiệm mặc dù có khác, nhưng đáo bỉ ngạn chỉ có một mà thôi.

4) KINH: Chữ Kinh nói cho đủ là khế kinh (Sutra) hợp chơn lý, xứng căn cơ. Mục đích tu hành là để độ mình, độ người. Chơn tính của mỗi người vốn là hư linh bất muội, nhiều kiếp vẫn thường còn, vì bị vật dục, vọng tưởng che mờ, nên bị chìm đắm nơi biển khổ sanh tử, chưa được thoát ly. Đức Thế Tôn đã dũ lòng từ bi, đặc biệt nói Kinh này để cho chúng sanh đoạn phiền não, thoát ly biển khổ, đến bờ an lạc, siêu thoát nơi cứu kính.

Nhưng mỗi người muốn đạt đến mục đích ấy, cần phải được diệu trí tuệ, mà muốn được Diệu Trí Tuệ là phải có Kim Cương tính cứng, bén, sáng, trong, mới được. Một mảy bụi không cho dính vào, dứt trừ tất cả vọng niệm, chém giết tà ma trong mình, tru lục yêu quái muôn năm. Dõng mãnh tinh tiến, tự tính sáng suốt, để đến bờ bên kia, cùng các Đức Phật, Bồ Tát đồng hưởng an lạc vậy.

Mặt trời Phật sáng thêm,

Xe chánh pháp chạy hoài,

Trên đền đáp bốn ơn,

Dưới cứu giúp ba cõi,

Thế giới được thanh bình,

Nhân sinh thường an lạc,

Đệ tử và chúng sinh,

Đều đi trên đường sáng!
---o0o---

II - LICH SỬ KINH KIM CANG


Kinh Kim Cang, vốn bao quát trong Kinh Đại Bát Nhã, nằm về quyển thứ 577. Cổ nhân thường bình luận quyển kinh này giống như tập luận của Nho giáo. lời lẽ có hạn, nhưng lý luận không cùng. Đức Thích Ca Như Lai giảng kinh Bát Nhã gồm có 600 quyển; địa phương giảng Kinh cũng như thứ lớp pháp hội, cộng tính có 4 chỗ, 16 hội. Giảng bộ Kinh Kim Cang này tại hội thứ 9 trong 16 hội. Địa điểm giảng Kinh ở tại khu vườn ông Cấp Cô Độc (Anathapindika), phía nam kinh thành Xá-Vệ (Sravasti), Trung Ấn Độ. Lúc ấy ở Trung Quốc, nhằm triều đại nhà Châu, Vua Mục Vương năm thứ 9.

4Chỗ16Hội

Tại Linh Sơn, thành Vương-Xá

6 hội




Vườn Cấp Cô Độc, rừng cây của Jéta, thành Thất La Phiệt.

3 hội




Điện Ma Ni Bửu Tàng tại cung Trời Tha Hóa Tự Tại

1 hội




Lại, vường Cấp Cô Độc, rừng cây của Jéta, thành Thất La Phiệt

4 hội




Lại, Linh Sơn, thành Vương Xá

1 hội




Bên ao Bạch Lộ trong vường trúc thuộc thành Vương Xá.

1 hội

---o0o---



III - LƯỢC SỬ VỊ DỊCH KINH NÀY LÀ NGÀI TAM TẠNG PHÁP SƯ CƯU MA LA THẬP, ĐỜI GIAO TẦN.


Ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) là người Ấn Độ, tên của Ngài dịch âm từ tiếng Ấn. Trung Hoa dịch là Đồng Thọ. Thân phụ của Ngài tên là Cưu Ma La Đạm. Thân mẫu của Ngài tên là Thập Bà, em gái vua nước Quy Từ (Kucha). Quy Từ ngày nay là tỉnh Tân Cương. Pháp Sư Cưu Ma La Thập sinh tại nước Quy Từ, họp cả tên cha và mẹ để đặt tên Ngài là Cưu Ma La Thập. Lúc 7 tuổi thường theo thân mẫu là Thập Bà đi du lịch bốn phương, cùng các Chùa. Vị trí nước Kế Tân ở miền Bắc Ân Độ. Ngài theo Đại Đức Bàn Đầu Đạt Đa (Pandudatta), học về Tiểu Thừa Giáo (Hinayana); rồi đến nước Sơ Lặc (Su-Lo), Ngài theo Đại Sư Tu Lợi Gia Sách Ma (Surya-yaksa) học Đại Thừa Giáo (Mahayana), sau đó Ngài về lại nước Quy Từ, lại theo Ngài Tỳ Ma La Nghĩa (Vimalaksa) học Luật Tạng. Từ đó tại nước Quy Từ, Ngài long trọng tuyên bố truyền bá về Đại Thừa Giáo.

Niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 19, Chúa Tiền Tần là Ông Phù Kiên, sai các tướng quân, do Lữ Quang cầm đầu, chinh phạt nước Quy Từ, mời Ngài Cưu Ma La Thập về nước. Khi Ngài về đến Lương Châu, thì nghe tin ông Phù Kiên bị ông Giao Tràng sát hại. tướng quân Lữ Quang phải an trụ độc lập tại Lương Châu với đoàn quân hùng mạnh của ông. Về sau, ông Giao Tràng cũng mến danh đức Ngài La Thập, muốn rước về cung, nhưng Lữ Quang không cho. Sau khi Giao Tràng mất rồi, con là Giao Hưng lên ngôi, liền qua xin rước Pháp Sư, Lữ Quang cũng không chịu. Kế Lữ Quang qua đời, con là Lữ Long lên kế vị; Giao Hưng cử đại binh qua, Lữ Long mới chịu đầu hàng. Lúc bấy giờ nhà Tần rước Ngài Cưu Ma La Thập về Trường An, Giao Hưng suy tôn Ngài làm Quốc Sư, thỉnh ở Tây Minh Các và Tiêu Diêu Viên để phiên dịch các Kinh. Phiên dịch hoàn thành Kinh, Luật, Luận, gồm có 47 bộ, tất cả hơn 380 quyển. Đời Hậu Tần niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ 15, tháng 8, Ngài viên tịch tại ngôi chùa lớn ở Trường An, thọ 74 tuổi.

Hai chữ Tam Tạng là chỉ cho tạng Kinh, tạng Luật và tạng Luận. Nhân vì Ngài tinh thông cả ba Tạng, do đó người đời tôn xưng Ngài là Tam Tạng Pháp Sư. Thế nào gọi là Tam Tạng? Ấy là bao nhiêu giáo pháp đức Thích Tôn đã nói, còn ghi lại, gọi là Tạng Kinh (Sutrapitaka). Những giới luật Đức Phật đã chế ra, kiết tập thành sách, gọi là tạng Luật (Vinayapitaka), và các pháp tướng vấn đáp, hoặc ý chính do Phật nói ra, hay các Thượng Túc đệ tử của Phật bàn luận thêm, sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa Kinh của các vị Bồ Tát đã giải thích thêm cùng với Kinh sách biện luận pháp tướng, ấy gọi là tạng Luận (Abhidharmapitaka).
---o0o---


Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-kim-cang
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương