Các yếu tố Ảnh hưỞng đẾN Ý ĐỊnh quay trở LẠI ĐIỂm du lịch bình quới của du khách nộI ĐỊa nguyễn Phương Tường Lan, Nguyễn Văn Thích


  Lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu



tải về 0.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu21.11.2023
Kích0.79 Mb.
#55712
1   2   3   4   5   6   7   8   9
6019-Article Text-25578-1-10-20220704


Lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 
Theo Jafari, du lịch là hoạt động con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, hoạt động 
này chịu sự tác động của văn hóa - xã hội, kinh tế và môi trường. Đồng tình với quan điểm khi 
cho rằng du lịch là hoạt động của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, Lieper [7] bổ 
sung thêm thời gian đi có thể là một hoặc nhiều đêm và hoạt động này không nhằm mục đích 
kiếm tiền.
Căn cứ vào nội hàm của khái niệm du lịch, khách du lịch có thể được xác định dựa vào 
các hoạt động của họ, du khách là những người có các hoạt động liên quan đến một kỳ nghỉ xa 
và rời khỏi nơi cư trú thường xuyên ít nhất một đêm [8]. 
Du lịch là hoạt động có hướng đích không gian. Người đi du lịch rời khỏi nơi cư trú 
thường xuyên để đến một địa điểm cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi. 
Nhiều nghiên cứu về điểm đến du lịch ở những góc độ khác nhau nên cũng đưa ra các khái 
niệm về điểm đến du lịch chưa có sự thống nhất. Điểm đến du lịch (Tourism destination) là một 
trong những khái niệm rất rộng và đa dạng. Điểm đến du lịch là nơi diễn ra quản trị cầu đối với 
du lịch, và quản trị sự tác động của nó tới điểm đến. Hay điểm đến du lịch là nơi có các yếu tố 


Nguyễn Phương Tường Lan, Nguyễn Văn Thích 
Tập 130, Số 5C, 2021 

hấp dẫn, các yếu tố bổ sung và các sản phẩm kết hợp những yếu tố này để đáp ứng các nhu cầu 
và mong muốn của du khách [7]. 
Khái niệm ý định quay trở lại (Return Intention) có nguồn gốc từ lý thuyết hành vi dự 
định (Theory of Planned Behavior) và được định nghĩa là “một hành vi dự định/kiến trong 
tương lai” [9]. Nó trở thành thước đo và công cụ quan trọng để hiểu và dự đoán các hành vi xã 
hội [10]. Hành vi dự định luôn kèm theo hành vi quan sát được [11] và một khi dự định được 
hình thành thì hành vi sẽ được thể hiện sau đó [12]. 
Tương tự nghiên cứu trên, đã có rất nhiều lý thuyết, mô hình nghiên cứu liên quan được 
xây dựng nhằm chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến của du khách: 
Yumi Park và David Njite [1] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa Hình ảnh điểm đến và 
Hành vi dự định của du khách tại đảo Jeju, Hàn Quốc. Trong nghiên cứu này Hình ảnh điểm 
đến được đo lường thông qua 04 yếu tố: (1) Môi trường, (2) Sự thu hút của điểm đến, (3) Giá trị 
của đồng tiền, (4) Khí hậu. Các tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu để kiểm định mối quan 
hệ giữa các thành phần của Hình ảnh điểm đến tới Sự hài lòng của du khách, từ đó ảnh hưởng 
đến Ý định quay trở lại của du khách. 
Asuncion Beerli và Josefa D. Martín [2] đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của các 
đặc tính cá nhân của du khách đối với các thành phần khác nhau về nhận thức của du khách về 
hình ảnh điểm đến. Các yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức của du khách về hình ảnh điểm 
đến bao gồm: (1) Môi trường tự nhiên, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Hạ tầng du lịch, (4) Dịch vụ giải trí, 
(5) Giá trị văn hoá, lịch sử và nghệ thuật, (6) Các yếu tố về chính trị và kinh tế. 
Tun Thiumsak và Athapol Ruangkanjanases [3] đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng 
đến du khách du lịch quốc tế quay trở lại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Nghiên cứu này tuy đề 
cập đến du khách quốc tế nhưng là cơ sở lý thuyết và xây dựng một số yếu tố tác động đến ý 
định của khách du lịch nội địa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra được năm yếu tố tác động đến ý định 
quay trở lại Bangkok, Thái Lan của du khách nước ngoài, bao gồm: (1) Cảm nhận sự hài lòng về 
thuộc tính điểm đến, (2) Sự hài lòng tổng thể, (3) Nhận thức sự hấp dẫn của điểm đến, (4) Hình 
ảnh tổng thể của điểm đến, (5) Động cơ của khách du lịch. 
Mai Ngọc Khương và Nguyễn Thảo Trinh [6] đã nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh 
hưởng đến ý định trở về của khách du lịch đối với thành phố Vũng Tàu, Việt Nam - Một phân 
tích về sự hài lòng của điểm đến”. Nghiên cứu tiến hành để xác định yếu tố quan trọng ảnh 
hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa cũng như ý định trở lại của họ đối với địa 
điểm du lịch Vũng Tàu. Mối quan hệ giữa các biến cho thấy hình ảnh điểm du lịch, môi trường 
tự nhiên và văn hoá, giá cả, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận, ẩm thực địa phương, giải trí, và sự 
hài lòng của điểm đến có thể dẫn đến ý định trở lại của khách du lịch. Ngoài ra, kết quả thực 
nghiệm cho thấy hình ảnh đích đến, cơ sở hạ tầng, giá cả, môi trường tự nhiên và văn hoá ảnh 


jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 5C, 2021 

hưởng tích cực đến mục tiêu trở về của khách du lịch. Ngược lại, an toàn và an ninh đã cung 
cấp ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến ý định quay trở lại của khách du lịch. 
Hồ Huy Tựu và Trần Thị Ái Cẩm [4] đã thực hiện nghiên cứu về chủ đề ý định quay lại 
và truyền miệng tích cực của du khách quốc tế đối với Nha Trang. Các tác giả kiểm định các 
ảnh hưởng gián tiếp thông qua sự hài lòng đến ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du 
khách quốc tế đối với Nha Trang của các nhân tố môi trường, văn hóa và xã hội, ẩm thực, vui 
chơi giải trí, cơ sở vật chất và xu hướng tìm kiếm sự khác biệt của du khách. Kết quả chỉ ra rằng 
ngoại trừ hai nhân tố vui chơi giải trí và cơ sở vật chất tác động không có ý nghĩa đến sự hài 
lòng, các nhân tố còn lại đều có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định quay lại. 
Hồ Huy Tựu và Nguyễn Xuân Thọ [5] đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh 
điểm đến và cảm nhận rủi ro đến ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách đối với 
khu du lịch biển Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Tác giả đã xây dựng một mô hình lý thuyết về sự tác 
động cùng chiều của các nhân tố thuộc hình ảnh điểm đến và sự tác động ngược chiều của các 
nhân tố thuộc rủi ro cảm nhận trong du lịch tới sự trung thành của du khách. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy có bốn yếu tố tác động đến Ý định quay lại điểm du lịch, bao gồm: (1) Môi trường, 
(2) Con người, (3) Rủi ro tâm lý, (4) Rủi ro tài chính. 
Dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu của các tác giả Tun Thiumsak và Athapol 
Ruangkanjanases [3], Hồ Huy Tựu và Trần Thị Ái Cẩm [4], Hồ Huy Tựu và Nguyễn Xuân Thọ 
[5], đặc biệt là mô hình của Mai Ngọc Khương và Nguyễn Thảo Trinh [6], tác giả đề xuất mô 
hình nghiên cứu như sau (Hình 1). 
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 
Hình ảnh điểm du lịch 
Môi trường tự nhiên và văn hoá 
Sự hợp lý của giá cả 
Cơ sở hạ tầng du lịch 
Khả năng tiếp cận 
Ẩm thực địa phương 
Dịch vụ giải trí 
Ý định quay lại 
điểm du lịch Bình 
Quới của khách du 
lịch nội địa 
Con người địa phương 


Nguyễn Phương Tường Lan, Nguyễn Văn Thích 
Tập 130, Số 5C, 2021 
10 
Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau: 

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương