Cục bảo vệ MÔi trưỜng chưƠng trình bảo tồN Đa dạng sinh học vùng đẤt ngập nưỚc sông mê KÔNG



tải về 2.02 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/54
Chuyển đổi dữ liệu22.02.2024
Kích2.02 Mb.
#56599
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   54
Phân loại đất ngập nước

1. Đất ngập nước là gì? 
ĐNN rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các cảnh quan 
trên mọi miền của thế giới. Hàng thế kỷ nay, con người và các nền văn hoá nhân loại 
được hình thành và phát triển dọc theo các triền sông hoặc ngay trên các vùng ĐNN. 
ĐNN đã và đang bị suy thoái và mất đi ở mức báo động, mặc dù ngày nay người ta đã 
nhận biết được các chức năng và giá trị to lớn của chúng (Mitsch và Gosselink, 
1986&1993; Dugan, 1990; Keddy, 2000). 
Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học về ĐNN đã xác định được những điểm chung 
của ĐNN thuộc các loại hình khác nhau, đó là chúng đều có nước nông hoặc đất bão 
hoà nước, tồn trữ các chất hữu cơ thực vật phân huỷ chậm, và nuôi dưỡng rất nhiều 
loài động vật, thực vật thích ứng với điều kiện bão hoà nước.
Tuỳ thuộc vào sự khác nhau về loại hình, phân bố cùng với những mục đích sử dụng 
khác nhau mà người ta định nghĩa về ĐNN rất khác nhau. 
Trên thế giới hiện đã có trên 50 định nghĩa về ĐNN (Mitsch and Gosselink, 1986 & 
1993; Dugan, 1990). Nhiều tài liệu ở các nước như Canada, Hoa Kỳ và Úc (Zoltai, 
1979), (33 CFR323.2 (c); 1984) (trong Hoàng Văn Thắng, 1995), Uỷ ban ĐNN của 
Liên Hiệp Quốc (UN Committee on Characterization of Wetlands, 1995) (trong Vũ 
Trung Tạng, 2004) v.v... đã định nghĩa về đất ngập nước theo nhiều mức độ và mục 
đích khác nhau. 
Định nghĩa về ĐNN của Công ước RAMSAR (Công ước về các vùng ĐNN có tầm 
quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước - Convention on 
wetland of intrenational importance, especially as waterfowl habitat) có tầm khái quát và 
bao hàm nhất. Theo định nghĩa này, ĐNN là: "Các vùng đầm lầy, than bùn hoặc 
vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, có nước thường xuyên hay tạm thời, nước đứng 
hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả các vùng nước ven biển có 
độ sâu không quá 6m khi thuỷ triều thấp đều là các vùng đất ngập nước" (Điều 
1.1. Công ước Ramsar, 1971). 


8
Dù định nghĩa thế nào đi chăng nữa thì nước - chế độ thuỷ văn vẫn là yếu tố tự nhiên 
quyết định và đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định, duy trì và quản lý các 
vùng ĐNN, đặc biệt là các vùng ĐNN nước ngọt nội địa. 
Đất ngập nước có vai trò quan trọng đối với đời sống của các cộng đồng dân cư. Hiện nay, 
khoảng 70% dân số thế giới sống ở các vùng cửa sông ven biển và xung quanh các thuỷ 
vực nước ngọt nội địa (Dugan, 1990). Đất ngập nước còn là nơi sinh sống của một số 
lượng lớn các loài động vật và thực vật, trong đó có nhiều loài quí hiếm. 
Ở Việt Nam, ĐNN rất đa dạng với diện tích xấp xỉ 5.810.000 ha, chiếm khoảng 8% 
toàn bộ các vùng ĐNN của Châu Á (Lê Diên Dực, 1989a, 1989b; Scott, 1989). Trong 
đó ĐNN nước ngọt chiếm khoảng 10% diện tích của các vùng ĐNN toàn quốc. Trong 
số các vùng ĐNN của Việt Nam thì 68 vùng (khoảng 341.833 ha) là có tầm quan trọng 
về đa dạng sinh học và môi trường thuộc nhiều loại hình ĐNN khác nhau, phân bố 
khắp trong cả nước (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2001). 
Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, ĐNN đang bị giảm diện tích và suy thoái 
ở mức độ nghiêm trọng. 
Năm 1989, Việt Nam đã tham gia công ước quốc tế Ramsar về bảo tồn ĐNN như là nơi 
sống quan trọng của các loài chim nước. Thêm vào đó, Việt Nam cũng đã có những cố 
gắng trong công tác nghiên cứu, quản lý và bảo tồn ĐNN như: “Chương trình bảo tồn đất 
ngập nước quốc gia”; Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững các 
vùng ĐNN; “Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 
2010” (số 192/2003/QĐ-TTg), v.v... 

tải về 2.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   54




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương