Cục bảo vệ MÔi trưỜng chưƠng trình bảo tồN Đa dạng sinh học vùng đẤt ngập nưỚc sông mê KÔNG


Cấu trúc của hệ sinh thái đầm nước ngọt nội địa



tải về 2.02 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/54
Chuyển đổi dữ liệu22.02.2024
Kích2.02 Mb.
#56599
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   54
Phân loại đất ngập nước

2.2. Cấu trúc của hệ sinh thái đầm nước ngọt nội địa 
Hệ thực vật ở các đầm nước ngọt nội địa được nghiên cứu chi tiết trong rất nhiều công 
trình khác nhau. Các loài chiếm ưu thế là khác nhau đối với các đầm ở các vùng khác 
nhau, nhưng cũng có một số giống chung đối với tất cả các địa điểm trong vùng ôn 
đới. Đó là các loài Phragmites communis, Typha spp.; Panicum hemitomonCladium 
jamaisenceCarex spp., Scirpus spp..


11
2.2.1. Các sinh vật tiêu thụ 
Giống như các hệ sinh thái đất ngập nước khác, các đầm nội địa là các hệ sinh thái 
mùn bã. Rất tiếc, chúng ta còn hiểu biết rất ít về các sinh vật đáy nhỏ bé - những sinh 
vật tiêu thụ sơ cấp ở các vùng đất ngập nước, kể cả ở các đầm nội địa. Chắc hẳn là vai 
trò của các sinh vật nhỏ bé - chẳng hạn như giun tròn và enchytraeids là rất quan trọng. 
Các loài động vật không xương sống dễ gặp nhất là ruồi, muỗi - Diptera). Rất nhiều 
trong số đó là động vật ăn cỏ, đặc biệt là ở giai đoạn trưởng thành; ấu trùng của chúng 
làm thức ăn cho nhiều loài cá.
Có một số động vật có vú sống ở các đầm nội địa như chuột nước. Các động vật ăn cỏ 
này sinh sản rất nhanh và quần thể của chúng đạt tới mức độ có thể tàn phá, gây ra 
những thay đổi lớn về đặc điểm của đầm. Cũng giống như các loài thực vật, mỗi loài 
động vật có vú cũng có nơi sống ưa thích của chúng.
Các loài chim, đặc biệt là các loài chim nước cũng rất phong phú. Phần lớn trong số 
này là chim ăn cỏ hay ăn tạp. Chim nước rất phong phú ở tất cả các vùng đất ngập 
nước có thể do nguồn thức ăn phong phú và sự đa dạng của các nơi sống thích hợp cho 
việc làm tổ và nghỉ ngơi của chúng. Các loài khác nhau phân bố theo sự biến thiên độ 
cao tuỳ theo cách chúng thích nghi với nước .
2.2.2. Các chu kỳ của đầm 
Một đặc trưng duy nhất về mặt cấu trúc của các đầm lầy đồng cỏ trũng là một chu 
trình đặc thù từ 5 đến 20 năm của đầm khô (dry marsh), đầm tái sinh (regenerating 
marsh), đầm không tái sinh (degenerating marsh) và hồ điển hình (Weller và Spatcher, 
1965; Van der Valk và Davis, 1978b), đặc trưng này có liên quan tới các thời kỳ khô 
hạn. Trong những năm khô hạn cỏ lác bị vùi lấp ở các bãi sình lầy được lộ ra nảy mầm 
và hình thành các cây một năm (Bidens, Polgonum, Cyperus, Rumex) và cây lâu năm 
(Typha, Scirpus, Sparganium, Sagittaria). Khi có mưa, các bãi sình lầy lại ngập nước, 
các cây một năm biến mất, chỉ còn lại các loài thuỷ sinh lâu năm. Các loài sống chìm 
trong nước cũng xuất hiện trở lại. Một vài năm sau, trong giai đoạn phục hồi, quần thể 
cây thuỷ sinh tăng cả về phát triển và mật độ.

tải về 2.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   54




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương