Cục bảo vệ MÔi trưỜng chưƠng trình bảo tồN Đa dạng sinh học vùng đẤt ngập nưỚc sông mê KÔNG



tải về 2.02 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/54
Chuyển đổi dữ liệu22.02.2024
Kích2.02 Mb.
#56599
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   54
Phân loại đất ngập nước

2.2.3. Chức năng của hệ sinh thái
a. Năng suất sơ cấp 
Năng suất của các đầm nội địa nói chung là khá cao, từ khoảng 1.000g/m
2
/năm trở lên. 
Một số đánh giá chính xác nhất tính toán sản lượng dưới mặt đất cũng như trên mặt 
đất, từ các nghiên cứu về các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở Czechoslovakia. Những đánh 
giá này là cao ở Bắc Mỹ. 
b. Sự phân huỷ và sự tiêu thụ 
Giống như các hệ sinh thái đất ngập nước khác, vai trò của các động vật ăn cỏ được 
coi là không quan trọng lắm tại các đầm nội địa, phần lớn sản lượng hữu cơ bị thối rữa 
trước khi đi vào chuỗi thức ăn cặn bã. Hoạt động của các vi sinh vật phân huỷ không 
chỉ đơn giản là để đồng hoá vật chất hữu cơ thực vật vào trong các tế bào của chúng 
mà trong quá trình đó mà còn phân huỷ và khuếch tán chất hữu cơ trở lại môi trường.
c. Xuất khẩu chất hữu cơ 
Có rất ít thông tin về sự xuất khẩu năng lượng hữu cơ từ các đầm nước ngọt. Sự xuất 
khẩu này bị tác động mạnh mẽ bởi dòng nước chảy qua đầm. Như vậy, các đầm ở 


12
vùng trũng có lượng xuất khẩu nhỏ. Một số vật chất hữu cơ hoà tan có thể xuất ra theo 
dòng nước ngầm đồng thời các sinh vật sống kiếm ăn ở đầm và chuyển năng lượng đi 
nơi khác. Ngược lại, các đầm ven hồ và ven sông có thể xuất khẩu một lượng vật chất 
hữu cơ đáng kể trong thời kỳ ngập lũ. 
d. Dòng năng lượng 
Năng lượng hữu cơ ròng được các thực vật bán ngập tạo ra từ 1.600 đến 16.000 
kcal/m
2
/năm. Phần lớn sản lượng ròng này bị tiêu hao trong quá trình hô hấp của sinh 
vật tiêu thụ. Một nghiên cứu từ rất sớm của Craigg (1961) giả thuyết rằng hô hấp của 
sinh vật trong bãi than bùn ở đồng cỏ Juncus là khoảng 1.760kcal/m
2
/năm.
Trong lớp lắng cặn, các động vật không xương sống - đặc biệt là các động vật không 
xương sống hiển vi, đóng một vai trò quan trọng trong dòng năng lượng hữu cơ qua hệ 
sinh thái.
Pelikan (1978) đã tính được dòng năng lượng qua các động vật có vú ở một hệ sinh 
thái đầm lầy lau lách. Năng lượng tiêu thụ tổng là 235 kcal/m
2
/năm - chủ yếu bởi các 
động vật ăn cỏ. Côn trùng tiêu thụ 10 và động vật ăn thịt là 1 kcal/m
2
/năm. Lượng này 
chiếm khoảng 0,55% sản lượng của thực vật trên mặt đất và 0,18% sản lượng của 
thực vật dưới mặt đất. Phần lớn năng lượng đã được đồng hoá là dùng cho hô hấp.
Nếu coi sản lượng là bằng 5% mức tiêu thụ tổng số, dòng năng lượng hữu cơ tổng số 
qua chim có thể là khoảng 20 kcal/m
2
, hay động vật có vú đóng góp vào 10% sản 
lượng thô. 
Tóm lại, dòng năng lượng qua côn trùng, động vật có vú và chim được đánh giá là ít 
hơn 10% sản lượng sơ cấp của lưới dinh dưỡng. Phần lớn năng lượng còn lại của các 
sản phẩm hữu cơ phải được tiêu thụ do hô hấp của vi sinh vật, một phần được tích trữ 
dưới dạng than bùn, bị khử thành metan, và xuất khẩu vào các thuỷ vực gần kề.

tải về 2.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   54




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương