Của Con Người Tác giả: dr. K. Sri Dhammananda Dịch giả: tk pháp Thông o0o Nguồn



tải về 1.04 Mb.
trang13/31
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34457
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   31

08.Những Bấp Bênh Trong Cuộc Sống


Nhờ hiểu biết tính chất vô thường, bất tọai nguyện, và vô ngã vốn biểu thị đặc tính của sự sống, chúng ta có thể hiểu bản chất thực của cuộc đời và hành xử một cách kiên quyết hơn. Nếu không thì, chúng ta sẽ luôn luôn sống trong một thế giới của ảo tưởng, lo những nỗi lo không đáng, và hoãn lại việc thực hiện những bổn phận tinh thần của chúng ta tới một ngày trong tương lai nào đó cho đến khi nó đã trở thành quá trễ. Có một truyện ngụ ngôn minh hoạ cho điểm này.

Một lần nọ có con ong đậu trên một đoá sen để hút mật. Nó say sưa trong công việc hút mật này đến nỗi không nhận ra rằng những cánh sen đang từ từ khép lại. Khi con ong khám phá ra là mình đã bị mắc bẫy, nó không lo lắng quá mức. Không do dự, nó tự nhủ, ‘Ta sẽ ngủ lại đêm ở đây và sáng hôm sau khi đoá sen nở ra lại ta sẽ được tự do.’ Nhưng ngay khi nó đang suy nghĩ như vậy thì một con voi đi đến, bứt lấy bông sen và ăn ngấu nghiến, giết chết con ong xấu số. Tựa như con ong trên, chúng ta tạo ra những giấc mơ hão huyền về tương lai của chúng ta và cố gắng làm việc để thực hiện những giấc mơ ấy. Cái chúng ta thường không nhận ra là cuộc sống vận hành trên những nguyên tắc mà vốn không do chúng ta quyết định hoàn toàn vì thế những nỗ lực để thực hiện giấc mơ của chúng ta có thể bị kết liễu. Đây là một vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm nếu chúng ta muốn hoãn lại việc tu tập tinh thần của chúng ta đến một ngày trong tương lai nào đó thay vì cố gắng ngay bây giờ.

Tất nhiên khi chúng ta tu tập để hướng tới sự giải thoát tinh thần chúng ta sẽ gặp phải những điều không chắc chắn và những chướng ngại. Một hôm, Đức Phật tình cờ thấy một khúc gỗ lớn đang trôi xuôi theo sông Hằng. Ngài quay qua 500 vị Tỳ-kheo lúc đó đang ở bên Ngài và so sánh khúc gỗ ấy với một người đang đi tìm sự giải thoát cuối cùng khỏi những khổ đau của cuộc đời. Đức Phật nói rằng không có gì bảo đảm là khúc gỗ ấy sẽ ra được tới biển. Nó có thể bị vướng vào bờ; nó có thể bị chìm xuống nước; nó có thể tắp vào một hòn đảo nào đó trên sông; nó có thể bị con người vớt lên; nó có thể bị mục nát; hoặc nó có thể chìm vào một xoáy nước.

Đức Phật nói rằng một người tầm cầu sự giải thoát cuối cùng cũng giống như khúc gỗ bồng bềnh trên đại dương. Cuộc hành trình đi đến đích của người ấy có thể bị cản trở trên nhiều phương diện: người ấy có thể bị vướng mắc vào các dục lạc (tài, sắc, danh, lợi v.v... ), bị luyến ái thân tâm, trở nên kiêu căng tự phụ, lẫn lộn với những người tà kiến đưa đến sự lầm lạc, bị tái sanh trong cõi dục, và mất ý thức kiểm soát đạo đức.

Nếu một người thực sự muốn ‘đi ra đến đại dương’, họ phải kiên quyết giữ ở ‘giữa dòng’, đó là, tuân theo những nguyên tắc của thánh hạnh, phát triển giới, định, và trí tuệ của mình. Bất cứ con người cao thượng nào cũng có thể đạt đến sự giải thoát với điều kiện là người ấy hiểu được bản chất con người của mình và biết hướng đi đến giải thoát của mình nằm ở đâu. Ấn Độ giáo cũng làm nổi bật số phận con người theo lối triết học như thế này:

Từ bóng tối đi đến ánh sáng



Từ phi chơn đi đến thực chơn

Từ cái chết đi đến bất tử.’

(Upanishad)

Chúng ta sống trong một thế gian không thăng bằng. Nó không tuyệt đối tươi thắm như hoa hồng, song nó cũng không hoàn toàn gai góc. Hoa hồng thì mềm mại, xinh đẹp và ngát hương; nhưng cuống của nó lại đầy cả gai. Vì hoa hồng, người ta phải chịu đựng gai góc. Tuy nhiên, bạn sẽ không vì gai mà coi rẻ hoa hồng. Đối với một người lạc quan, thế gian này tuyệt đối tươi thắm như hoa hồng; đối với một người bi quan, thế gian hoàn toàn gai góc. Nhưng đối với một người có đầu óc thực tế, thế gian này không tuyệt đối tươi thắm như hoa hồng cũng không hoàn toàn gai góc. Mà nó có cả hai, những bông hoa hồng xinh đẹp lẫn những mũi gai nhọn hoắc.

Một người hiểu biết sẽ không bị cái đẹp của hoa hồng làm cho cuồng dại, mà sẽ nhìn nó đúng như nó là. Biết rõ bản chất của gai, họ sẽ thấy gai là gai và rất thận trọng không để bị nó làm cho đau.

Tựa như quả lắc đồng hồ đung đưa qua lại mãi không ngừng, bốn pháp thế gian đáng mong muốn, và bốn pháp thế gian không đáng mong muốn cũng vậy, cứ mãi thịnh hành trong thế gian này. Mọi người không ngoại trừ ai đều phải đương đầu với những pháp thế gian ấy trong suốt cuộc đời mình. Tám pháp đó là: được và mất, danh thơm và tiếng xấu, khen và chê, hạnh phúc và khổ đau. ‘Đừng sợ sự chống đối. Hãy nhớ rằng cánh diều bay lên ngược chiều gió, chứ không xuôi theo chiều gió.’ (Hamilton Mabie)

---o0o---


09.Được và Mất


Những doanh nhân, theo quy luật, phải chịu cả được lẫn mất (lời và lỗ). Khi được lợi người ta sung sướng là điều hoàn toàn tự nhiên. Điều này tự thân nó không có gì sai cả. Những lợi nhuận chính đáng hay không chính đáng như thế đều tạo ra một số niềm vui mà con người bình thường mong tìm. Không có những giây phút sung sướng, dù thoáng qua ấy, cuộc sống sẽ chẳng đáng sống.

Suy cho cùng, đó là những gì để phân biệt thế gian của chúng ta với địa ngục, nơi mà không có thậm chí chỉ một thoáng vui sướng. Trong cái thế gian đua tranh và hỗn loạn này, việc người ta phải hưởng được một vài loại hạnh phúc nào đó để làm sung sướng cõi lòng họ là điều chính đáng. Hạnh phúc ấy, dù là vật chất, cũng dẫn đến sự khỏe mạnh và sống lâu.

Thái độ của đạo Phật đối với sự giàu có là thái độ không bao giờ quy định một mức thu nhập nào cả. Những gì đạo Phật quy định là sự giàu sang phải có được bằng những phương tiện làm ăn chân chính và điều này cũng còn mở rộng đến cả cách cư xử chân chính nữa. Của cải kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, không làm hại, lừa đảo hay bóc lột người khác được ca ngợi rất mực. Đạo Phật luôn luôn nhấn mạnh rằng của cải chỉ có giá trị như một phương tiện mà thôi.

Của cải phải được dùng cho (a) sống một cuộc sống thoải mái và làm cho gia đình, cha mẹ, những người nương nhờ và bè bạn của mình được vui vẻ hạnh phúc, (b) bảo hiểm bản thân phòng những tai họa có thể xảy ra do hỏa hoạn, bão lụt v.v..., (c) thực hiện những bổn phận đối với thân quyến, tân khách và đất nước, cũng như đối với các hoạt động văn hóa-tôn giáo, và (d) hỗ trợ những người tu hành (người đang thực hiện những tiến bộ tâm linh). Tùy phương tiện (sinh nhai) của mình, ở mức lớn hay nhỏ, mỗi người phải cố gắng vận dụng hết khả năng của mình theo cách chân chính nhất.

Vấn đề thường phát sanh trong trường hợp mất mát hay thua lỗ, đặc biệt là đối với những người có ít hiểu biết về bản chất của sự hiện hữu. Được lợi thì vui vẻ chấp nhận, nhưng thua lỗ thì không vậy. Những mất mát luôn luôn dẫn đến tình trạng đau khổ về tinh thần và ngay cả tự tử khi những mất mát là quá lớn không thể chịu đựng nổi. Chính trong những hoàn cảnh bất lợi như vậy chúng ta nên thể hiện dũng khí đạo lý cao và giữ một trạng thái quân bình tâm lý thích hợp mới phải. Mọi người chúng ta ai cũng có những thăng trầm trong khi vật lộn với cuộc sống. Chúng ta phải chuẩn bị đón nhận cả cái tốt lẫn cái xấu. Lúc đó may ra sẽ ít thất vọng hơn.

Khi bị mất cắp một vật gì, đương nhiên người ta sẽ cảm thấy buồn. Nhưng do buồn như vậy, bạn không thể lấy lại được vật đã mất. Bạn nên chấp nhận sự mất mát ấy một cách bình thản. Bạn nên tỏ thái độ rộng lượng rằng ‘sự cần thiết của hắn lớn hơn sự cần thiết của ta’. Mong cho hắn được an vui và hạnh phúc.

Có lần, vào đầu Năm Mới của người Hoa, đứa bé lên mười nọ nhận được rất nhiều phong bao lì-xì (ang pow) nhưng đêm ấy kẻ trộm đột nhập vào nhà và lấy cắp hết tất cả. Sự mất mát đó làm cho cha mẹ nó cảm thấy buồn, nhưng đứa bé chỉ nhận xét, ‘Sao lại phải buồn nhỉ? Suy cho cùng thì tiền ấy đâu phải của chúng ta vì nó được người ta cho cơ mà, vậy thì thực sự chúng ta có mất cái gì của chúng ta đâu.’ Điều này cho thấy đứa bé mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng đã nhận thức được rằng khóc than những vật ít có ý nghĩa đối với chúng ta rõ ràng là vô ích.

Thời Đức Phật, một phụ nữ cao quý nọ cúng dường thức ăn đến các vị Tỳ Khưu. Khi đang làm phận sự, bà nhận được giấy báo cho biết rằng gia đình bà đã gặp những điều bất hạnh. Không bị xúc động, bà điềm tĩnh nhét miếng giấy vào túi và tiếp tục phục vụ các vị Tỳ-khưu như thể không có chuyện gì xảy ra vậy. Một người nữ tỳ mang bình sữa đến cúng dường các vị sư đã vô ý trượt chân làm bể. Nghĩ rằng nữ chủ đương nhiên sẽ tiếc chiếc bình đã bể, các vị Tỳ-khưu an ủi bà, nói rằng những vật mỏng manh chắc chắn phải chịu bể. Người phụ nữ trí tuệ lúc ấy mới nói, ‘Bạch các Ngài, sá gì sự mất mát tầm thường này! Con vừa nhận được giấy báo cho biết những bất hạnh đã xảy ra với gia đình con. Con nhận tin đó mà không mất thăng bằng so với một ‘chiếc bình’ này có ăn thua gì. Con vẫn phục vụ các ngài bất chấp tin buồn ấy.’ Một thái độ can đảm như thế thực là đáng ngợi khen.

Một lần nọ Đức Phật đi khất thực trong làng. Do sự can thiệp của Ác Ma (Māra) Đức Phật không được chút vật thực nào cả. Khi Māra, với vẻ khá châm biếm, hỏi Đức Phật  rằng Ngài có đói hay không, Đức Phật đã giải thích một cách nghiêm trang với thái độ của người đã thoát khỏi mọi trở ngại, ngài trả lời, ‘Này Ác Ma, chúng tôi sống an vui, chúng tôi sống không có những chướng ngại. Được nuôi dưỡng bằng niềm hỷ lạc chúng tôi sống giống như các vị chư thiên của Cõi Quang Âm (cõi thứ ba của Nhị Thiền) vậy.’

Một dịp khác, Đức Phật và các vị đệ tử của ngài an cư mùa mưa trong một ngôi làng nọ theo lời mời của một vị Bà-la-môn. Song người này đã quên khuấy mất bổn phận của mình là chăm sóc những nhu cầu của Đức Phật và Tăng chúng. Suốt ba tháng an cư ấy, mặc dù Tôn giả Mục-kiền-liên (Moggallana) đã tự nguyện xin được lấy thực phẩm bằng năng lực thần thông của mình, Đức Phật vẫn hài lòng với món thức ăn dành cho ngựa do một người buôn ngựa dâng cúng mà không hề phàn nàn. Do đó chúng ta phải cố gắng chịu đựng những mất mát một cách vui vẻ với sức mạnh của đấng trượng phu. Không ai ngờ được, những mất mát thường xuất hiện liên tiếp chứ không chỉ một lần (hoạ vô đơn chí). Vì thế chúng ta phải tập đương đầu với những mất mát ấy bằng thái độ bình thản (upekkha – xả) và xem nó như một cơ hội giúp chúng ta trau dồi những đức tính cao quý.

---o0o---



tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương