Của Con Người Tác giả: dr. K. Sri Dhammananda Dịch giả: tk pháp Thông o0o Nguồn



tải về 1.04 Mb.
trang14/31
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34457
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   31

10.Danh Thơm và Tiếng Xấu


Danh thơm và tiếng xấu là cặp pháp thế gian không thể tránh được khác mà chúng ta phải đối đầu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Danh thơm chúng ta tiếp đón; tiếng xấu chúng ta không ưa. Danh thơm làm chúng ta mát ruột; tiếng xấu làm chúng ta nản lòng. Chúng ta ao ước được nổi danh. Chúng ta mong mỏi được thấy hình ảnh của chúng ta trên báo chí. Chúng ta vô cùng sung sướng khi những hoạt động của chúng ta, dù chẳng có ý nghĩa gì, được đưa ra cho mọi người biết đến. Đôi khi chúng ta còn tìm cách quảng cáo quá mức nữa là khác.

Nhiều người khao khát được thấy hình ảnh của họ trên một tạp chí nào đó dù có tốn kém bao nhiêu cũng được. Đôi khi để có được một vinh dự, vài người phải dâng hiến sự thoả mãn hay quà cáp rất lớn cho những người chức quyền. Vì muốn được nổi tiếng, một số người phô trương sự hào phóng của mình (bằng những đóng góp to lớn) nhưng lại có thể hoàn toàn dửng dưng trước nỗi khổ đau của người nghèo khó và cơ nhỡ ở cận kề bên mình. Đây là những khuyết điểm của con người. Hầu hết mọi người đều có những động cơ kín đáo. Những con người vị tha hành động một cách vô tư, không vụ lợi xem ra hiếm thấy trong cuộc đời này. Đa số người bình thường đều có một điều bí mật nào đó của họ. Vâng, có ai là người hoàn toàn tốt? Có bao người được xem là hoàn toàn trong sạch trong những động cơ của họ? Bao nhiêu người là tuyệt đối vị tha?

Chúng ta không cần phải chạy theo danh vọng. Nếu chúng ta đáng có danh, nó sẽ đến với chúng ta không phải đi tìm. Con ong bị hấp dẫn đến bông hoa, nặng trĩu với mật. Hoa không cần phải mời ong. Quả thực như vậy, chúng ta cảm thấy sung sướng một cách tự nhiên, và còn cực kỳ sung sướng khi tiếng tăm của chúng ta được truyền đi khắp mọi nơi. Song chúng ta phải nhận ra rằng tiếng tăm, danh dự và vinh quang chỉ là những giai đoạn thoáng qua và chẳng bao lâu sẽ biến mất. ‘Nếu bạn muốn sống bình yên, hãy tránh nổi tiếng.’ (Abraham Lincoln)

Còn về tiếng xấu thì sao? Nó không dễ chịu tý nào đối với lỗ tai hay với tâm. Chắc chắn là chúng ta sẽ lo sợ khi những lời tai tiếng ác độc chọc vào tai chúng ta. Nỗi đau trong tâm còn lớn hơn rất nhiều khi cái gọi là lời buộc tội ấy là bất công và hoàn toàn giả dối.

Bình thường người ta phải mất hàng năm để dựng lên một toà nhà nguy nga tráng lệ. Thế nhưng trong nháy mắt, với những vũ khí tàn phá hiện đại, nó có thể bị huỷ diệt một cách dễ dàng. Cũng thế, đôi khi chúng ta phải mất nhiều năm hay mất cả một đời người mới xây dựng được một thanh danh tốt đẹp. Song, chỉ trong chớp nhoáng cái tiếng tốt khó-kiếm ấy có thể bị sụp đổ tan tành. Chẳng người nào tránh khỏi sự nhận xét sốc choáng bắt đầu với chữ ‘nhưng’ ố danh đó. Vâng, anh ta rất tốt; anh ta đã làm được điều này điều nọ, nhưng toàn bộ thành tích tốt đẹp của anh ta đã bị bôi đen bởi cái gọi là chữ ‘nhưng’ ấy. Bạn có thể sống một cuộc sống của một vị Phật nhưng bạn sẽ không thoát khỏi những lời chỉ trích, những sự công kích và xúc phạm.

Đức Phật là người nổi tiếng nhất, ấy vậy mà cũng vẫn mang tiếng là bậc đạo sư xấu nhất vào thời của Ngài. Các bậc vĩ nhân thường được mọi người biết đến; song đôi khi cũng bị người ta biết sai. Một số những đối thủ của Đức Phật đã tung tin đồn rằng một phụ nữ đêm nào cũng ngủ lại trong Tịnh-xá của Ngài. Sau khi thất bại không thuyết phục được công chúng trong cố gắng hèn hạ này, họ lại loan tin thất thiệt là Đức Phật và các đệ tử của Ngài đã sát hại người phụ nữ đó và vùi xác cô ta dưới đống rác hoa héo trong tịnh-xá. Tuy nhiên, sự việc sau đó đã được sáng tỏ, những người âm mưu đã thừa nhận họ là thủ phạm.

Khi sứ mạng hoằng pháp có tính lịch sử của Ngài đạt được thành công và khi nhiều người tìm đến xin xuất gia với ngài, những kẻ thù lại tìm cách vu khống, họ nói rằng ngài là người đã ăn trộm con của các bà mẹ, cướp đoạt vợ của những ông chồng, và ngài đang cản trở sự tiến bộ của đất nước. Thất bại trong mọi âm mưu làm sụp đổ thanh danh của Đức Phật, Đề-bà-đạt-đa (Devadatta), anh bà con và cũng là một người đệ tử có lòng ganh tỵ với ngài, đã cố gắng giết ngài bằng cách lăn một tảng đá từ trên cao xuống, nhưng cũng vẫn không thành công. Nếu những chướng ngại ấy là số phận đáng buồn của Đức Phật, một nhân cách toàn bích và vô lỗi, thì liệu số phận của những con người bình thường, chưa hoàn hảo như chúng ta sẽ như thế nào?

Bạn trèo càng cao lên đồi, bạn càng trở nên dễ thấy hơn và sẽ xuất hiện rõ hơn trong mắt của những người khác. Trong khi lưng bạn để lộ ra, mặt trước của bạn lại bị che khuất đi. Thế gian ưa bới móc này thích phô bày những khuyết điểm của bạn và e sợ nhưng phớt lờ những đức tính dễ nhận ra của bạn. Chiếc quạt lúa thổi đi những vỏ trấu nhưng giữ lại gạo; cái lọc trái cây, trái lại, giữ những chất cặn bã lại nhưng để cho nước ép ngọt ngào chảy qua. Người có văn hoá giữ cái thanh tao và loại bỏ cái thô tục. Người không có văn hoá giữ cái thô tục, và bỏ cái thanh tao.

Khi bạn bị xuyên tạc, dù là cố ý hay vô ý, hãy nhớ lời khuyên của Epictetus: cứ nghĩ hay tự nhủ thầm như vầy, ‘Ồ, may là hắn chỉ quen sơ sơ với ta và hiểu biết còn mơ hồ về ta, nên ta chỉ bị chỉ trích nhẹ thôi đấy. Chứ nếu hắn biết ta rõ hơn, ắt hẳn là những lời kết tội ta còn trầm trọng hơn và nhiều hơn rất nhiều.’

Thực ra không cần thiết phải phí thời giờ để thanh minh những lời đồn đãi sai sự thực trừ phi những tình huống đòi hỏi cần phải có sự sáng tỏ. Kẻ thù sẽ lấy làm thoả mãn khi hắn thấy rằng bạn bị đau khổ. Đó là những gì hắn thực sự mong đợi.

Nếu như bạn không quan tâm, những lời xuyên tạc ấy sẽ bị phớt lờ đi. Khi nghe những lời chỉ trích bất công của người khác, chúng ta nên cư xử giống như một người điếc. Khi muốn nói xấu những người khác, chúng ta nên làm như một người câm. Không ai có thể chấm dứt những lời xuyên tạc, kết tội và đồn đại sai sự thật được.

Thế gian đầy những gai góc và sỏi đá. Nhưng, cho dù những chướng ngại ấy nếu chúng ta phải bước đi, thay vì cố gắng dẹp bỏ chúng, một điều bất khả, hãy mang vào chân đôi dép để   khỏi bị đau, đó là điều đáng làm. Hãy can đảm như sư tử không run sợ trước những âm thanh. Hãy sống giống như gió không dính mắc vào những mắt lưới. Hay như một đoá sen, mọc lên từ bùn mà không bị bùn làm ô nhiễm. Hãy độc hành như tê giác. Sống như chúa sơn lâm, những con sư tử không hề sợ hãi.

Về bản chất, những con vật được tôn là chúa tể sơn lâm này không bị tiếng rống của các loài thú khác làm cho sợ hãi. Trong cuộc đời này cũng vậy, chúng ta có thể nghe những lời đồn đãi ngược ngạo, những cáo trạng giả dối, những lời bình phẩm có tính cách hạ nhục của những cái lưỡi không kiềm chế. Giống như sư tử, chúng ta thậm chí chẳng thèm nghe chúng. Giống như vũ khí bu-mơ-rang (Boomerang, vũ khi của thổ dân Úc, ném đến đích rồi quay trở lại đúngg chỗ người ném), bắt đầu ở đâu chúng sẽ chấm dứt ở đấy (nghĩa bóng: gậy ông rồi lại đập lưng ông). Chó sủa (mặc chó), đoàn lữ hành cứ tiếp tục đi một cách bình yên. ‘Ai không phạm sai lầm thì chẳng làm được trò trống gì cả. Sai lầm luôn luôn là những người thầy tốt nhất.’

Chúng ta đang sống trong một thế gian đầy bùn nhơ. Vô số những bông hoa sen vẫn vươn lên từ đó mà không bị bùn làm cho ô uế, những bông hoa ấy đã trang điểm cho cuộc đời này. Chúng ta cũng nên cố gắng sống một cuộc đời vô lỗi, cao thượng giống như những bông hoa sen ấy đừng để ý đến bùn nhơ mà người ta có thể ném vào chúng ta. Thay vì những bông hoa hồng, chúng ta hãy mong họ ném bùn nhơ vào mình. Như thế sẽ không bao giờ gặp phải những nỗi thất vọng.

Dù khó, chúng ta cũng nên cố gắng giảm dần sự dính mắc. Chúng ta đến (thế gian này) một mình, và ra đi một mình. Không-dính mắc giúp cho tâm chúng ta an tịnh. Một điều khá mỉa mai là các bậc vĩ nhân thường hay bị vu cáo, gièm pha, đầu độc, đóng đinh hay bắn chết. Nhà hiền triết vĩ đại Socrates bị đầu độc, Chúa Jesus bị đóng đinh vào thập tự giá một cách dã man. Mahatma Gandhi, người nổi tiếng thế giới về lòng mộ đạo và những chứng đắc tâm linh của ông, bị bắn chết, nhà viết kịch Bernard Shaw nhận xét, ‘Dường như rằng quá tốt là (một điều) nguy hiểm.’ Nếu các bậc vĩ nhân có thể chết cho những gì họ tin, chúng ta là ai mà phàn nàn khi cái tốt của chúng ta được trả lại bằng thái độ vô ơn? Lạ thật, có phải quá tốt là nguy hiểm không? Đúng vậy, trong suốt cuộc đời họ các bậc vĩ nhân đã bị chỉ trích, bị tấn công và giết chết. Sau khi chết họ được người ta thánh hoá và kính trọng. Các bậc vĩ nhân dửng dưng với danh và ô-danh. Họ không bị đảo lộn khi bị người ta chỉ trích hay phỉ báng vì họ làm việc không phải mong tiếng tăm hay danh vọng. Dù người khác có nhận ra những sự phục vụ của họ hay không, họ không hề quan tâm.

---o0o---




tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương