Của Con Người Tác giả: dr. K. Sri Dhammananda Dịch giả: tk pháp Thông o0o Nguồn


PHẦN II : Vai Trò Của Tôn Giáo 01.Tôn Giáo Có Thể Giải Quyết Những Vấn Đề Của Chúng Ta Như Thế Nào



tải về 1.04 Mb.
trang10/31
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34457
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   31

PHẦN II : Vai Trò Của Tôn Giáo

01.Tôn Giáo Có Thể Giải Quyết Những Vấn Đề Của Chúng Ta Như Thế Nào


Khi người ta gặp chuyện rắc rối họ nhớ đến các bậc trưởng lão hay các bậc thầy tâm linh của họ và đi tìm sự giúp đỡ nơi các vị ấy, thậm chí có khi còn thỉnh cầu các vị cầu nguyện cho họ nữa. Khi họ gặp rắc rối họ mới nhớ đến tôn giáo và cầu xin phước lành che chở cũng như hướng dẫn cho họ. Trước đó có thể họ không nghĩ rằng việc biết những gì nên làm và những gì không nên làm theo tín ngưỡng hay tôn giáo của họ là điều thực sự cần thiết đối với họ.

Cuộc hành trình hướng thượng trong đời sống tâm linh có thể được những người sơ cơ xem là khó nhưng nếu bạn thực hiện được bước đầu tiên hướng tới, dùng nghị lực và chút kiến thức bạn có, lúc đó một nửa khó khăn đã được vượt qua. Chúng ta nên nhớ rằng đỉnh Núi Everest không phải chạm tới được với một bước chân mà bằng từng bước một với sự kiên nhẫn, vượt qua muôn ngàn gian khổ. Mục đích chính của một tôn giáo là để giúp chúng ta đi theo một số nguyên tắc cao thượng nào đó nhằm tránh rất nhiều vấn đề do chính chúng ta tạo bằng cách tu tập nội tâm trước khi những vấn đề ấy chạm tới và gây đau khổ cho chúng ta. Tất nhiên những gì chúng ta đang nói đến ở đây không phải là việc hiểu các pháp thuần trên phương diện tri thức bởi vì có rất nhiều thứ trong cuộc đời này không thể nào giải thích một cách hợp lý được. Chúng ta cần phải có một sự an ủi tinh thần.

Thực ra kiến thức kinh viện không dính líu gì đến kinh nghiệm cá nhân hoặc kinh nghiệm tâm linh. Trang bị với kiến thức kinh viện một số người ca tụng khoa học nghĩ rằng họ có thể giải quyết được mọi vấn đề thế gian. Khoa học có thể giúp con người vượt qua những vấn đề liên quan đến những nhu cầu vật chất và cũng có thể tạo thêm nhiều vấn đề nhưng khoa học không thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề tinh thần của chúng ta. Không gì có thể thay thế cho người trí đã trải nghiệm thế gian này được.

Hãy suy nghĩ câu nói này xem, ‘khi tôi 18, tôi nghĩ cha tôi là một người dốt đặc, bây giờ 28 tuổi tôi ngạc nhiên không hiểu sao trong mười năm ông già này lại học được nhiều đến thế’. Thực ra không phải cha bạn học. Chính bạn đã học để thấy mọi sự mọi vật theo một cách chín chắn hơn với trí tuệ trong đôi mắt của cha bạn. Hơn hai mươi lăm thế kỷ trước Đức Phật, Khổng Tử (Confucius), Lão Tử (Lao Tzu) và nhiều bậc thầy tôn giáo khác đã cho chúng ta lời khuyên hết sức kỳ diệu. Lời khuyên này không bao giờ lỗi thời, vì nó được dựa trên Chân Lý. Nó sẽ mãi mãi giữ được vẻ mới mẻ như vậy. Không thể nào vượt qua những vấn đề nhân sinh của chúng ta bằng cách phớt lờ trí tuệ cổ xưa ấy được.

Tại Hội Nghị WFB tổ chức ở Malaysia vừa rồi, vị Thủ Tướng trước đây của chúng ta, Tun Dr. Mahathir Mohd. nói, ‘Khoa học có thể giải thích (nó là) cái gì và (nó) như thế nào nhưng khoa học không bao giờ giải thích được tại sao (nó như vậy).’ Chỉ có trí tuệ thu thập được qua hàng thế kỷ kinh nghiệm cá nhân, và chứa đựng trong lời dạy của tôn giáo mới có thể giúp chúng ta hiểu được tại sao các pháp (mọi sự, mọi vật) xảy ra. Trí tuệ này dẫn đến sự phát triển phẩm cách của con người, hiểu được giá trị của sự bình yên và hạnh phúc.

Có lẽ nguồn gốc chính sinh ra những khó chịu vốn làm đảo lộn quan niệm thường tình của chúng ta về hạnh phúc là những mối quan hệ của chúng ta với mọi người chung quanh. Hàng ngày cảm xúc của chúng ta được thử nghiệm theo cách chúng ta phản ứng lại với những người chúng ta thương, những người chúng ta ghét và những người chúng ta không thương không ghét.

Tất cả những vấn đề khó khăn của cuộc sống sẽ được hiểu dễ dàng hơn nếu người ta học được những lời dạy của Đức Phật. Lối tiếp cận của Đức Phật về chủ đề này là trực tiếp và khoa học ­­— vì vậy rất hiệu quả và có ảnh hưởng sâu rộng.

‘Giáo dục những người không tôn giáo bạn chỉ làm cho họ thành những con ác quỷ thông minh.’ (Duke of Wellington )

---o0o---

02.Đạo Phật Đòi Hỏi Những Gì Nơi Con Người


Đạo Phật đòi hỏi con người những gì? Một học giả Trung Hoa có lần đã hỏi một nhà sư cái gì tạo thành cốt tuỷ của Đạo Phật và vị sư trả lời:

Tránh làm điều ác

Làm các điều lành,

Thanh tịnh tâm ý

Đây lời (chư) Phật dạy.

Dĩ nhiên vị học giả này chờ đợi một câu trả lời ‘thâm sâu’ hơn thế, một điều gì đó phải thực sâu sắc và khó hiểu, thế nên ông nhận xét là chuyện đó ngay cả một đứa bé lên ba cũng có thể hiểu. Nhưng vị sư trả lời rằng trong khi một đứa bé lên ba có thể hiểu được điều đó, một ông già tám mươi chưa chắc đã thực hành nổi!

Đức Phật cũng đã cảnh báo vị thị giả của Ngài tương tự như vậy, Ananda không nên xem những lời dạy chừng như đơn giản ấy là một điều gì đó dễ thực hành.

Đây là cốt tử của Đạo Phật — Con người được đòi hỏi phải tuân theo những giới ‘đơn giản’ trên bước đường tầm cầu sự giải thoát của mình, tuy nhiên việc thực hành những giới này có thể là cực kỳ khó. Bắt đầu với:

Ta không được cố ý sát hại bất kỳ một sinh vật nào;

Ta không được lấy của không cho;

Ta phải tránh tà hạnh trong các dục (tà dâm);

Ta phải tránh nói dối và những lời nhảm nhí thô ác;

Ta không được dùng bất cứ thứ gì (thuốc và rượu) khiến cho ta mất ý thức.

Đây là những nguyên tắc quan trọng mà người Phật tử phải giữ. Những nguyên tắc này không có ý định để phô trương bề ngoài mà đơn giản là để đưa vào thực hành với sự hiểu biết. Vấn đề chính yếu của đời sống tâm linh là vấn đề áp dụng thực tiễn, năng động, chứ không phải  vấn đề tri thức suông.

Mục đích tối hậu của con người trong Đạo Phật là bẻ gãy những xích xiềng cuối cùng từng trói buộc họ vào vòng tử sanh không ngừng trong luân hồi (saṃsāra). Sở dĩ con người bị tiền định phải chịu luân chuyển bất tận trong tử sanh luân hồi là vì trong sự vô minh của mình, con người đã tưởng tượng ra một thực thể vững bền gọi là ‘cái tôi’ hay ‘bản ngã’.

Mang ảo tưởng về một cái tôi cho là thực con người phát triển những tham muốn ích kỷ. Vì thế họ cứ mãi phấn đấu không ngừng để thoả mãn những khát ái của mình nhưng có bao giờ được thoả mãn. Việc làm đó chẳng khác gãi một vết thương để tìm sự nhẹ nhõm tạm thời, chỉ để khám phá ra rằng càng làm vậy thì cơn ngứa càng gia tăng bởi vì vết thương đã trầm trọng thêm.

---o0o---



tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương