Của Con Người Tác giả: dr. K. Sri Dhammananda Dịch giả: tk pháp Thông o0o Nguồn



tải về 1.04 Mb.
trang7/31
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34457
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   31

12.Những Lợi Ích của sự Tri Túc


Có lần một vị Vua nọ đến gặp Đức Phật và hỏi một câu hỏi, ‘Bạch đức Thế Tôn, khi nhìn vào các vị đệ tử của Ngài con có thể thấy nơi họ sự an tịnh, vui tươi và nước da rất sáng. Con cũng được nghe rằng họ chỉ ăn ngày một bữa, nhưng thực sự con không thể hiểu họ giữ được nếp sống ấy như thế nào.’ Đức Phật đã đưa ra một câu trả lời rất hay.

‘Thưa đại Vương, đệ tử của Như lai không hối tiếc những việc đã làm trong quá khứ mà lúc nào cũng cố gắng tạo tác thiện nghiệp. Không phải do hối tiếc, không phải do cầu xin và cúng bái mà chính do thực hiện những công việc phục vụ tha nhân người ta mới có thể vượt qua những lầm lỗi họ đã làm trong quá khứ. Đệ tử Như Lai không bao giờ lo nghĩ chuyện tương lai. Họ thoả mãn với bất cứ những gì họ nhận được, và vì vậy giữ được sự tri túc. Họ không bao giờ nói rằng thế này hay thế nọ là không đủ đối với họ. Đó là lối sống của đệ tử Như Lai. Vì thế họ có thể giữ được trạng thái an tịnh, vui tươi và một màu da sáng kể như kết quả của đức tri túc ấy.’

Bất cứ ai cũng có thể giữ được sự vui tươi này bằng cách biết sống tri túc. Nếu có ai hỏi tại sao chúng ta không thể cảm thấy hài lòng trong cuộc sống mặc dù chúng ta đã có đầy đủ mọi thứ, đâu sẽ là câu trả lời chính xác? Câu trả lời chính xác phải đưa ra ở đây là: ‘Chúng ta không có sự tri túc.’ Thực sự nếu có tri túc, chúng ta sẽ không bao giờ nói rằng chúng ta không cảm thấy thoả mãn với điều này điều nọ. Sở dĩ chúng ta không thể thoả mãn với chính mình là do sự xung đột giữa tham muốn vị kỷ không có giới hạn và quy luật tự nhiên của vô thường (anicca) vậy.

Một trong những lời khuyên quý giá mà Đức Phật đưa ra cho chúng ta để thực hành như một nguyên tắc là ‘Tri túc là giàu sang bậc nhất’. Một người giàu có không hẳn đã là người giàu. Một người giàu lúc nào cũng nơm nớp lo sợ cho sinh mạng của mình. Anh ta luôn luôn ở trong tình trạng nghi ngờ và sợ hãi, nghĩ rằng người ta đang chờ để bắt cóc anh (nhằm đòi tiền chuộc). Người giàu đi đâu cũng phải có nhân viên bảo vệ, và cho dù trong nhà có nhiều lớp cửa sắt và ống khoá an toàn, anh ta cũng không thể ngủ  mà không ở trong tâm trạng lo lắng và sợ hãi.

So ra, một người biết tri túc quả thực là người may mắn nhất bởi vì tâm anh ta thoát khỏi mọi thứ phiền toái ấy. Vì lẽ đó anh ta thực sự là người giàu sang. Vậy thế nào là tri túc? Khi một người nghĩ, ‘chừng này là đủ cho tôi và gia đình tôi rồi, tôi không muốn điều gì hơn thế nữa,’ thì đó là sự tri túc. Nếu mọi người đều suy nghĩ theo cách ấy, sẽ không thể có bất cứ một vấn đề nào nữa trong cuộc đời này.  Khi chúng ta giữ được hạnh tri túc này, thói ganh tỵ không bao giờ làm vẩn đục tâm chúng ta và bằng cách ấy chúng ta cũng để cho mọi người vui hưởng cuộc sống của họ. Nếu không có ganh tỵ, thù hằn không thể sanh. Nếu không có thù hằn, sẽ không có bạo lực và đổ máu và mọi người có thể sống với nhau một cách bình yên.

Một cuộc sống tri túc luôn luôn cho người ta niềm tin và hy vọng. Đây không phải là chủ nghĩa lý tưởng. Trong hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, những người nam và nữ trong cộng đồng các vị sư và tu nữ Phật giáo đã sống cuộc sống bình yên như vậy. Họ chỉ có bốn món vật dụng cần thiết: thực phẩm, chổ ở, y phục và thuốc men (trị bịnh). Rất nhiều gia đình Phật tử cũng thế, đã sống một cách tri túc không để cho lòng tham của họ vượt quá những nhu cầu căn bản. Thật là một điều đáng ngạc nhiên, để được sống tri túc chúng ta thực sự cần ít như thế nào. Hãy nghĩ về điều đó xem.

---o0o---

13.Bản Chất của Tâm


Những giá trị nhân bản phát sinh trong con người — từ cái tâm có thể suy luận của chúng ta. Chính vì lý do đó mà chúng ta được mô tả như những ‘manussa’ — ‘người có một cái tâm để suy nghĩ’. Chữ ‘người - man’ tự nó đã bắt nguồn từ chữ Sankrit ‘Manas’ — nghĩa là người có tâm để suy luận. Đức Phật tuyên bố rằng ‘Tâm là người đi trước các pháp (mọi sự mọi việc) trong thế gian này’ – như vậy đã phân biệt chúng ta, những người có khả năng (suy nghĩ) này với những chúng sinh khác không có khả năng để luyện tập tư duy hợp lý.

Các chúng sinh khác như loài vật chẳng hạn, không có những nét đặc trưng của con người – chúng không thể sử dụng khả năng tranh luận như con người, chúng không thể suy ngẫm như con người. Như vậy con người được xem như độc nhất trên thế gian này. Bởi vì là độc nhất, nên tâm con người phải được tu tập đúng đắn và phải được hướng dẫn về mặt tâm linh qua những lời dạy cao quý của tôn giáo, để cho tâm có thể suy luận và làm việc vì sự tốt đẹp của nhân loại thay vì gây ra những thảm họa trên đời này. ‘Nói không suy nghĩ như bắn không nhắm đích.’

Lời mở đầu cho hiến pháp của ‘UNESCO’ (tổ chức giáo dục khoa học và văn hoá của Liên Hiệp Quốc.) có một đoạn rất ý nghĩa: ‘Bởi lẽ các cuộc chiến tranh đều bắt đầu nơi tâm của con người, nên chính nơi tâm của con người sự bảo vệ hoà bình phải được xây dựng.’ Trong tâm của con người phát sanh ra mọi tội ác trên thế gian này, và chính qua sự trau dồi tâm thích hợp mà chúng ta có thể diệt trừ mọi tội ác vì sự tốt đẹp của nhân loại.

Trong khi chúng ta may mắn có được khả năng trau dồi tâm để làm việc một cách thông minh và để phục vụ cho nhân loại, thì lại có một phương diện không may trong nhân cách của chúng ta mà vốn không tìm thấy nơi các chúng sanh khác, đó là tính xảo quyệt hay thói gian manh. Nét đặc biệt của sự xảo quyệt hay gian manh này dễ che lấp mọi giá trị nhân bản quan trọng khác. Có thể nói rằng hầu như mọi vấn đề, mọi khổ đau và những tình trạng hỗn loạn đang phổ biến trên thế gian này đều là kết quả của tính ích kỷ, xảo quyệt và bất chính của con người — một cá tính được bảo là cực kỳ khó trừ diệt.

Nếu con người được cho toàn quyền tự do để xử sự theo những tham vọng cá nhân của mình, thậm chí họ có thể huỷ diệt cả thế gian trong nhấp nháy. Qua những phát minh mới, con người đã trở nên nguy hiểm đến độ ngay cả chính sự hiện hữu của họ cũng bị đặt vào vấn đề hoài nghi. Tuy nhiên, tôn giáo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hướng con người ra khỏi những xảo quyệt và mánh khoé không may ấy. Tôn giáo, với những luật tắc cư xử cao quý của nó, đang làm việc vì sự thăng hoa tinh thần của con người, và sự diệt trừ mọi điều ác, sẽ tác hành như một chiếc la bàn để hướng dẫn tâm con người đi đến đạo lộ bình yên và vắng  lặng vì sự tốt đẹp và hạnh phúc của tất cả chúng sinh.

Theo Đức Phật, tài sản giá trị nhất đối với chúng ta là khả năng có thể trau dồi và nuôi dưỡng tâm của chúng ta để thành tựu trí tuệ. Đây là nền tảng của đạo Phật. Những giá trị nhân bản đích thực có thể tìm thấy trong số những con người đã phát triển tâm của họ đến mức toàn hảo theo những Lời Dạy của Đức Phật. Không may thay đối với phần đông chúng ta, tâm đã bị mê hoặc và che phủ bởi vô minh và tính ích kỷ, mặc dù tất cả chúng ta đều có khả năng để đạt đến sự tối hậu — bản chất thiêng liêng và ưu việt nhất. Do si mê, một vài phiền não như nóng giận, ganh tỵ, và thù hằn hiện hữu trong chúng ta. Những phiền não này tác hành như những chướng ngại cho sự giác ngộ với hậu quả là chúng ta không thể nhận ra những giá trị nhân bản đích thực sẵn có trong chúng ta.

---o0o---



tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương