Của Con Người Tác giả: dr. K. Sri Dhammananda Dịch giả: tk pháp Thông o0o Nguồn


Chúng Ta Đang Trả Giá Như Thế Nào



tải về 1.04 Mb.
trang6/31
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34457
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31

10.Chúng Ta Đang Trả Giá Như Thế Nào


Chúng ta phải chuẩn bị để đương đầu với những khó khăn và những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Không có cuộc hiện hữu nào mà không có những vấn đề: đó là một hiện thực. Chúng ta có lòng khao khát mãnh liệt muốn hưởng thụ những dục lạc của thế gian. Nhưng khi chúng ta có được sự thoả mãn tạm thời từ việc hưởng những lạc thú này chúng ta phải trả giá dưới hình thức đau đớn về thể xác và thống khổ về tinh thần (khổ thân và khổ tâm) bởi vì những lạc thú ấy không thể trường cửu và sớm muộn gì cũng rời xa chúng ta. Có thể xem việc trả gía của chúng ta cho thân xác này giống như việc trả tiền thuê nhà mà chúng ta thuê mướn vậy.

Cứ nghĩ đến tiền thuê nhà là cái đau thể xác và sự thống khổ tinh thần còn căn nhà là thể xác mà chúng ta đang tạm thời chiếm giữ xem. Qua thân xác này chúng ta hưởng thụ các dục lạc và chúng ta phải trả giá. Chẳng có gì miễn phí trên cõi đời này cả. Bởi thế nếu thực tình chúng ta muốn loại trừ hay muốn chấm dứt khổ thân và khổ tâm, chúng ta phải chế ngự ái lực mạnh mẽ vốn xuất phát từ lòng ham muốn các dục lạc của chúng ta. Bao lâu chúng ta còn bị ái lực này chinh phục, chúng ta sẽ phải gánh chịu những hệ quả đau đớn và thống khổ tất yếu của nó, đồng thời chúng ta cũng trở thành những kẻ nô lệ của nó vậy.

Để loại trừ sự đau đớn thể xác và thống khổ tinh thần cũng như để thành tựu hạnh phúc tâm linh chúng ta phải có sự lựa chọn. Chúng ta hoàn toàn không thể có cả hai. Mặc dù Giáo lý Trung Đạo của Đức Phật cho phép chúng ta thọ hưởng các thú vui một cách tiết độ nhưng trong lúc ấy chúng ta cũng phải mở rộng sự hiểu biết của chúng ta nhằm rèn luyện mình sao để cuối cùng có thể từ bỏ được chúng hoàn toàn. Khi gặp phải một số vấn đề như hệ quả tất yếu của việc hưởng thụ các dục lạc chúng ta không nên tìm cách đổ thừa cho những hoàn cảnh bên ngoài.

Người ta không thể thọ hưởng các thú vui trần tục và tham luyến mà không phải trả giá bằng sự lo lắng và sầu khổ. Nếu thực sự muốn hưởng thụ cuộc sống vật chất bạn phải sửa soạn để đón nhận những hậu quả. Ai không nhận thức được những hậu quả này tất sẽ vô cùng thất vọng. Những đổi thay do tuổi già và bệnh hoạn có thể ngăn được những thú vui ấy, song thường thì người ta phải tự tử hoặc chấm dứt cuộc đời trong những nhà thương điên cũng là vì không sẵn sàng để đương đầu với những vấn đề này. Chúng ta chớ nên gán cho đạo Phật là một tôn giáo bi quan chỉ vì đạo Phật vạch trần những hiện thực ấy của cuộc đời! Tất cả những Lời Dạy của Đức Phật đều nhằm chỉ cho chúng ta biết cách làm thế nào để sống một cuộc sống đầy ý nghĩa và hạnh phúc nhờ hiểu rõ bản chất con người của chúng ta cũng như hiểu rõ hiện thực của thế gian quanh chúng ta.

---o0o---

11.Cuộc Chiến Thất Bại


Nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người đã thống trị thế gian. Con người tin rằng họ có thể biến thế gian này thành một thiên đường bằng cách khám phá những bí mật của thiên nhiên và làm chủ nó. Chính khát vọng khôn nguôi muốn thống trị cõi đất, biển cả và không gian này đã liên tục đẩy họ đi tìm những lĩnh địa mới nhằm chinh phục thế gian bên ngoài đến độ xao lãng cả việc tìm hiểu thế gian bên trong chính họ. Tuy nhiên tất cả những khám phá thế gian bên ngoài ấy không đưa họ đến gần sự bình yên và hạnh phúc chút nào, mà họ chỉ thành công trong việc làm cho tâm mình ngày càng căng thẳng và bất toại nguyện hơn mà thôi. Bình yên và hạnh phúc có thể tìm được nếu chúng ta đem hết nỗ lực của mình ra để đi tìm. Nhưng để có được điều này, trước hết chúng ta phải học cách thấy các pháp (mọi sự mọi vật) đúng theo viễn cảnh thực của chúng. Hoạt động sinh tồn cũng giống như chiến đấu trong một cuộc chiến lớn. Cố gắng hưởng lạc và né tránh khổ đau và cái chết dường như chỉ là một cuộc bại chiến bởi vì mọi chúng sinh cuối cùng rồi sẽ phải chịu sự bất toại nguyện và chết. Trong quá trình chiến đấu ấy, họ hưởng được đôi chút thoả mãn về cảm xúc vốn bị lầm lẫn cho là hạnh phúc. Hầu hết mọi người đều lầm lẫn sự thoả mãn này là hạnh phúc. Làm thế nào con người có thể hưởng được hạnh phúc khi mà tâm và cõi lòng họ chưa hoàn toàn thoát khỏi sợ hãi, căng thẳng hay bất an!

Con người thích nuông chiều các giác quan của mình để nhận được chút thoả mãn vật chất phù du. Sự thoả mãn này cũng có thể dễ dàng biến thành bất hạnh ngay trong khoảnh khắc kế tiếp. Do đó, dường như không có sự thoả mãn hoàn toàn và trường cửu nơi cái gọi là hạnh phúc vật chất và cảm xúc mà con người thọ hưởng trong cuộc đời này. Chỉ nhờ tu tập và an tịnh nội tâm mà tính ích kỷ và tội lỗi mới được vượt qua đồng thời chơn hạnh phúc mới có thể được cảm nghiệm.

Tình trạng bất hạnh giữa những tiến bộ phi thường của văn minh hiện đại được minh chứng bởi sự kiện là khoảng 18,7 phần trăm người lớn tuổi ở Hoa Kỳ (nghĩa là cứ 6 người có hơn một người) bị mắc vào một loại vấn đề tâm lý nào đó. Đây cũng chính là xã hội đã cho con người khả năng đặt chân lên mặt trăng và chinh phục không gian. Con người được gì do đặt chân lên mặt trăng như thế? Liệu họ có khám phá ra điều gì để có thể giúp họ loại trừ những xáo trộn tâm lý, bệnh hoạn, tuổi già và cái chết hay không, hay ngay cả có khám phá ra điều gì để thuần hoá tâm hồn nhằm giúp họ sống một cách bình yên với tha nhân không? Cũng may là họ chưa khám phá ra những kim loại quý như vàng hoặc những loại đá quý giống như kim cương; nếu không thì có lẽ sẽ có một cuộc tắm máu giữa những quốc gia trong cố gắng giành quyền thống trị mặt trăng của họ.

Tất cả các bậc đạo sư tôn giáo từng khuyên nhân loại rằng chơn hạnh phúc không thành tựu bằng cách tìm kiếm để sở hữu những vật chất thế gian qua những phương tiện ích kỷ hay bằng cách chà đạp lên nhân phẩm người khác và tước đi những quyền con người của họ, mà bằng cách chia sẻ hạnh phúc của mình với tha nhân và hoan hỷ với hạnh phúc của mọi người. Chúa Jesus dạy: ‘Lợi ích gì nếu một người khoe được cả thế gian nhưng lại huỷ diệt chính mình (linh hồn) trong tiến trình ấy?’ (Mark 8:36). Chúng ta không nên thâu gom của cải vật chất bằng những phương tiện ích kỷ và vô lương tâm.

Giản dị và tri túc là những chất liệu cần yếu cho hạnh phúc. Theo Gandi (Mahatma: một tâm hồn cao cả (1869-1948), chính trị gia và triết gia Ấn Độ, người đã đề xướng phương pháp “đấu tranh bất bạo động, bất hợp tác” và đã áp dụng phương pháp ấy thành công), ‘càng ít nhu cầu, càng nhiều hạnh phúc.’ Triết gia Hy Lạp, Epicurus (341-270BC), triết gia danh tiếng cổ Hy Lạp, cha đẻ của chủ nghĩa Duy Khoái (thú vui tinh thần) vào đầu bán thế kỷ thứ III trước Thiên Chúa) cũng có lần nói rằng nếu bạn muốn làm cho một người hạnh phúc, ‘đừng thêm gì nữa vào sự giàu có của anh ta mà hãy lấy bớt đi những tham muốn của anh ta.’ Còn W. Evan Wentz đã nói điều này: ‘Ít muốn và thoả mãn với những gì đơn giản là dấu hiệu của một con người cao thượng.’ Một nguyên nhân sanh ra những vấn đề mà hiện tại chúng ta đang phải đương đầu là thái độ không sẵn lòng của chúng ta trong việc chia sẻ những gì mình có hay chia sẻ niềm vui của mình với đồng loại. Trừ phi con người biết cách chia sẻ và tu tập tâm để hiểu mọi sự, mọi vật không thiên kiến và phân biệt, bằng không sẽ là điều bất khả cho hoà bình ngự trị trên cõi đất này.

---o0o---




tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương