CƠ SỞ khoa học môi trưỜng chưƠng các vấN ĐỀ chung về khoa học môi trưỜNG



tải về 2.15 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích2.15 Mb.
#38192
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Các tính toán của các nhà địa chất cho thấy: theo thành phần trọng lượng, các đá trong vỏ Trái Đất có tỷ lệ phân bố như sau: mắc ma 65%, biến chất 25% và trầm tích 10%.

Phù hợp với các quá trình địa chất trên, các khoáng vật ở vỏ Trái Đất cũng được thành tạo trong các quá trình tương ứng: trầm tích, biến chất và mắc ma. Hai quá trình sau thường xảy ra trong lòng Trái Đất được gọi là quá trình nội sinh. Khoáng vật hình thành trên bề mặt Trái Đất (trầm tích hoặc biến chất) thường gọi khoáng vật ngoại sinh. Tương tự như vậy, các tích tụ khoáng vật hoặc nguyên liệu khoáng ở vỏ Trái Đất dưới dạng các khoáng sản, cũng được gọi tên theo các quá trình hình thành chúng như: Các mỏ nguồn gốc mắc ma, biến chất hoặc trầm tích. Ví dụ:

- Các khoáng sản như kim cương, kim loại quý, quặng sunfua, các quặng phóng xạ thường gặp trong đá mắc ma.

- Các khoáng sản nhiên liệu như than, dầu khí, bauxit, kaolin, muối mỏ,... được tạo ra nhờ các quá trình trầm tích và thường gặp trong các đá trầm tích.

- Một số loại khác như apatit, quặng sắt, ngọc ruby và safia thường gặp trong đá biến chất

2.1.3. Sự hình thành đất và biến đổi của vỏ cảnh quan



Đất (soil) là lớp ngoài cùng của thạch quyển, bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật. Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt, Thành phần chính của đất, được trình bày trong hình 4.

Hình 4. Các thành phần chính của đất (Soil)

Đất có cấu trúc phân lớp rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:

- Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.

- Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất.

- Tầng rửa trôi, do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.

- Tầng tích tụ, chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên

- Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá

- Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi.

Các loại đất phát sinh trên cùng loại đá, trong điều kiện thời tiết và khí hậu tương tự nhau, đều có cùng một kiểu cấu trúc, phẫu diện và độ dày.

Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ, có nguồn gốc chủ yếu từ đá mẹ. Hàm lượng các nguyên tố hoá học của đất không cố định, biến đổi phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hoá học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của các nhân tố khí hậu thời tiết; các quá trình hoá, lý, sinh học xảy ra trong đất và sự tác động của con người. Theo hàm lượng và nhu cầu dinh dưỡng đối với cây trồng, các nguyên tố hoá học của đất được chia thành ba nhóm:

- Nguyên tố đa lượng: O, Si, Al, Fe, Ca, Mg, K, P, S, N, C, H.

- Nguyên tố vi lượng: Mn, Zn, Cu, B, Mo, Co, v.v

- Nguyên tố hiếm và phóng xạ: Br, In Ra, I, Hf, U, Th, v.v.

Hàm lượng các nguyên tố trên dao động trong phạm vi rộng, phụ thuộc vào loại đất và các quá trình sử dụng đất.

Địa hình mặt đất và cảnh quan là kết quả tác động tương hỗ đồng thời, ngược với nhau và liên tục của hai nhóm quá trình nội sinh (sự nâng lên của bề mặt) và ngoại sinh (tác động bào mòn và san bằng của dòng chảy và khí hậu bề mặt). Sự tranh giành ưu thế của hai nhóm yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong việc ảnh hưởng tới địa hình sẽ bắt đầu khi một khu vực nào của Trái Đất nhô lên khỏi mực nước biển. Như vậy, địa hình dương chỉ hình thành khi nội lực chiếm ưu thế, còn địa hình âm khi quá trình sụt lún lớn hơn quá trình bồi tụ. Địa hình phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau trên các cấu trúc địa chất rất khác nhau, nên rất đa dạng. Để thuận tiện cho nghiên cứu người ta tiến hành phân loại địa hình theo các tiêu chí khác nhau: phân loại địa hình theo tương quan với bề mặt nằm ngang, phân loại địa hình theo độ phức tạp của địa hình, phân loại địa hình theo kích thước, phân loại địa hình theo hình thái và trắc lượng hình thái, phân loại địa hình theo nguồn gốc phát sinh. Sự phân loại địa hình theo hình thái và trắc lượng hình thái được thể hiện qua bảng 5.



Bảng 5. Phân loại địa hình theo hình thái và trắc lượng hình thái

Tính chất địa hình

Độ cao tuyệt đối (m)

Đặc điểm hình thái

Đồng bằng

- Trũng


- Thấp

- Cao


- Trên núi

Dưới mực nước biển

0 - 200

200 - 500



500 - 2500

Gợn sóng, chia cắt yếu, có gò thấp, chỗ trũng

Độ chia cắt sâu hoặc dao động độ cao dưới 10m


Đồi

-Đồi ở vùng thấp

- Đồi ở vùng cao

- Đồi ở vùng núi


0 - 200


200 - 500

500 - 2500



Dao động độ cao 10 - 100 m

- Đồi thấp, tỷ cao 10 - 25m

- Đồi trung bình thấp, tỷ cao 25 - 50 m

- Đồi lớn, tỷ cao 50 - 75m

- Đồi rất lớn, tỷ cao 75 - 100 m

- Có dạng bát úp, dạng nón, dạng vách dốc



Núi

- Thấp


- Trung bình thấp

- Trung bình

- Cao vừa

- Cao


- Rất cao

600 - 900

700(900) - 1200

1200 - 2500

2500 - 3000

3000 - 5000

> 5000


Dao động độ cao trên 100 m

Giá trị độ chia cắt sâu:

- Nhỏ 100 - 250 m

- Trung bình 250 - 500 m

- Lớn 500 - 750 m

- Rất lớn 750 - 1000 m

Sườn dốc, thung lũng sâu, đường sống núi có thể sắc nét hoặc mềm mại, xếp thành nhóm, dải hoặc hệ thống các dải núi


2.1.4. Tai biến địa chất, xói mòn, trượt lở

Tai biến địa chất là các hiện tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển".

Tai biến địa chất là một dạng tai biến môi trường phát sinh trong thạch quyển. Các dạng tai biến địa chất chủ yếu gồm núi lửa phun, động đất, nứt đất, lún đất, trượt lở đất. Chúng liên quan tới các quá trình địa chất xảy ra bên trong lòng trái đất.

Nguyên nhân chính là do lớp vỏ trái đất hoàn toàn không đồng nhất về thành phần và chiều dày, có những khu vực vỏ trái đất mỏng manh hoặc các hệ thống đứt gãy chia cắt vỏ trái đất thành những khối, mảng nhỏ. Do vậy, lớp vỏ trái đất trong thực tế luôn chuyển động theo chiều đứng cũng như chiều ngang.

Tại các khu vực vỏ trái đất có kết cấu yếu, dòng nhiệt xuất phát từ mantia dưới dạng đất đá nóng chảy (dung nham) hoặc khói, hơi nước, chảy theo độ dốc địa hình kéo theo các tác động huỷ diệt đối với con người và môi trường sống. Những điểm xuất hiện sự phun trào đất đá nóng chảy hoặc bụi, hơi nước được gọi là núi lửa. Các vùng như vậy phân bố có quy luật trên trái đất tạo thành đai núi lửa. Hai đai núi lửa nổi tiếng được biết trên trái đất là đai núi lửa Địa Trung Hải và đai núi lửa Thái Bình Dương. Sự phun trào dung nham hoặc sự dịch chuyển của các khối đất đá trong vỏ trái đất thông thường xảy ra một cách từ từ nhưng đôi khi cũng xảy ra một cách đột ngột, tạo nên hiện tượng động đất có mức độ phá hoại mạnh. Các hoạt động của con người như khai thác khoáng sản trong lòng đất, xây dựng các hồ chứa nước lớn đôi khi cũng gây ra động đất kích thích và các khe nứt nhân tạo.

Trên bề mặt trái đất, hoạt động của nước và gió gây ra sự xói mòn. Xói mòn do nước mưa là dạng xói mòn phổ biến nhất. ở Việt Nam, hàng năm lượng đất xói mòn do mưa trên một hecta đất vùng núi và trung du có tới vài trăm tấn. Xói mòn do gió thường gặp ở những nơi gió có tốc độ thường xuyên lớn, trong các vùng lớp phủ thực vật kém phát triển.

Trượt lở đất là một dạng biến đổi bề mặt trái đất khác. Tại đây, một khối lượng đất đá khác theo các bề mặt đặc biệt bị trọng lực kéo trượt xuống các địa hình thấp. Bề mặt trượt có thể là các bề mặt khe nứt hoặc các lớp đất đá có tính chất cơ lý yếu như đất sét thấm nước. Hiện tượng trượt lở đất thường xuất hiện một cách tự nhiên trong các vùng núi vào thời kỳ mưa nhiều hàng năm. Các hoạt động như mở đường, khai thác khoáng sản đang làm xuất hiện tác nhân trượt lở đất nhân tạo. Một số hiện tượng tự nhiên khác như sóng biển, thay đổi dòng chảy của các dòng sông cũng tạo nên sự trượt lở đất.

2.2. Thuỷ quyển

Khoảng 71% với 361 triệu km2 bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi mặt nước. Vì vậy, đã có nhà khoa học đề nghị thay vì gọi Trái Đất bằng "Trái Nước". Nước được coi là dạng thức vật chất cần cho tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất và là môi trường sống của rất nhiều loài. Nước tồn tại trên Trái Đất ở cả 3 dạng: rắn (băng, tuyết), thể lỏng và thể khí (hơi nước), trong trạng thái chuyển động (sông suối) hoặc tương đối tĩnh (hồ, ao, biển). Toàn bộ nước trên Trái Đất tạo nên thuỷ quyển. Phần lớn lớp phủ nước trên Trái Đất là biển và Đại Dương. Hiện nay, người ta chia thuỷ quyển làm 4 Đại Dương, 4 vùng biển và 1 vùng vịnh lớn (bảng 6)

Ngoài ra, trên các lục địa còn có mạng lưới sông suối dày đặc và nhiều hồ lớn nhỏ.
Bảng 6. Diện tích Đại dương và các biển chính


Đại dương, Biển

Diện tích

(triệu km2)

Phần trăm (%)

Thái Bình Dương

165,242

46,91

Đại Tây Dương

82,362

23,38

Ấn Độ Dương

73,556

20,87

Bắc Băng Dương

13,986

3,97

Biển Malay

8,143

0,80

Biển Caribbe

2,756

0,71

Biển Địa Trung Hải

2,505

0,64

Biển Bering

2,269

0,64

Vịnh Mexico

1,544




Tổng

252,36

100


Каталог: file -> downloadfile8 -> 200
200 -> Bài 1: ( 5 điểm) A=24,4872 1\ Tính a = 2\ Tính giá trị của biểu thức: B=7,708220309 B= tại X =; z = 4 Bài 2
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
200 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012

tải về 2.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương