CƠ SỞ khoa học môi trưỜng chưƠng các vấN ĐỀ chung về khoa học môi trưỜNG



tải về 2.15 Mb.
trang14/15
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích2.15 Mb.
#38192
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

6.3. Các công cụ quản lý môi trường

6.3.1. Khái niệm chung về công cụ quản lý môi trường

Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện trong công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi một quốc gia và mỗi địa phương, tùy theo điều kiện có thể lựa chọn các công cụ thích hợp cho từng hoạt động cụ thể. Bên cạnh việc sử dụng các công cụ quản lý môi trường đòi hỏi phải được nghiên cứu và hoàn thiện thường xuyên với xu hướng ngày càng tinh vi, hiệu lực hơn.

Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng thành công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ. Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách. Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế xã hội như các quy định hành chính, quy định xử phạt…và công cụ kinh tế. Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Các công cụ phụ trợ dùng để quan sát, giám sát chất lượng môi trường, giáo dục ý thức môi trường. Công cụ phụ trợ có tác dụng hỗ trợ và hoàn chỉnh hai loại công cụ đã nói ở trên. Thuộc về loại này có công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hóa, đánh giá môi trường,kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường. Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành 3 loại cơ bản sau:



* Công cụ luật pháp chính sách: bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch, chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.

* Các công cụ kinh tế: Gồm các loại thuế, phí…đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.

* Các công cụ kỹ thuật quản lý: Thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh gía môi trường, monitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào.

6.3.2. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường.

1.Thuế và phí môi trường: Thuế và phí môi trường là nguồn thu ngân sách do các tổ chức và cá nhân sử dụng môi trường đóng góp. Khác với thuế, phần thu về phí môi trường chỉ được chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Dựa vào đối tượng đánh thuế và phí có thể phân ra các loại sau:

- Thuế và phí chất thải

- Thuế và phí rác thải

- Thuế và phí nước thải

- Thuế và phí ô nhiễm không khí

- Thuế và phí tiếng ồn

- Thuế và phí đánh vào người sử dụng

- Thuế và phí đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử dụng gây ra ô nhiễm( ví dụ thuế sunfua, cacbon, phân bón…)

- Thuế và phí hành chính nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp phép, giám sát và quản lý hành chính đối với môi trường.

2.Giấy phép chất thải: có thể mua bán được hay là “cota ô nhiễm” được thực hiện ở các nước Tây Âu và Mỹ. Mục đích của cota ô nhiễm là tăng cường hiệu quả kinh tế của công tác quản lý chất ô nhiễm và đầu tư công nghệ xử lý ô nhiễm. Bản chất của cota ô nhiễm là công nhận về pháp luật quyền sản xuất gây thiệt hại về môi trường của nhà sản xuất và cho phép họ trao đổi quyền đó dưới dạng giấy phép chất thải. Trong điều kiện đảm bảo tổng nguồn chất thải khu vực không thay đổi, các xí nghiệp có thể trao đổi mua bán giấy phép chất thải mà không làm gia tăng ô nhiễm. Nhờ vậy, chất lượng môi trường được đảm bảo nhưng chi phí xã hội của các nhà sản xuất giảm.

3.Ký quỹ môi trường: Là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có biện pháp chủ động khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường đúng như cam kết thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho xí nghiệp. Nếu xí nghiệp không thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản, số tiền trên sẽ được rút từ tài khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm đồng thời với việc đóng cửa xí nghiệp.

Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích đối với nhà nước không phải đầu tư kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách, khuyến khích xí nghiệp hoạt động bảo vệ môi trường. Xí nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại vốn khi không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.



4.Trợ cấp môi trường: Là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở rất nhiều nước châu Âu thuộc tổ chức OECD. Trợ cấp môi trường gồm các dạng sau:

- Trợ cấp không hoàn lại

- Các khoản cho vay ưu đãi

- Cho phép khấu hao nhanh

- Ưu đãi thuế

Chức năng chính của trợ cấp là giúp đỡ các nhà công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được với việc xử lý ô nhiễm môi trường. Trợ cấp này chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài có thể dẫn đến không hiệu quả kinh tế vì trợ cấp đi ngược với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.



5.Nhãn sinh thái: Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó. Nhãn sinh thái có tác động thúc đẩy các hoạt động hướng tới việc bảo vệ môi trường. Loại hàng hóa có gắn nhãn sinh thái thường được ưu tiên tiêu thụ. Như vậy nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng tâm lý của khách hàng. Nhãn sinh thái là do một số cơ quan môi trường quốc gia quản lý việc cấp và thu hồi. Có rất nhiều loại nhãn sinh thái khác nhau như nhãn xanh, ecomark…

Việc sử dụng các công cụ kinh tế trên các nước cho thấy một số tác động tích cực như các hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị môi trường của quốc gia.


CHƯƠNG 7
CÁC VẤN ĐỀ NỀN TẢNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

7.1.Vấn đề dân số

7.1.1.Tổng quan lịch sử

Những người đang sống trên Trái Đất đầu tiên định cư ở châu Phi cách đây khoảng 2 triệu năm. Sau đó loài người mở rộng ra sinh sống khắp mọi nơi trên Trái Đất. Tuy vậy dân số trên Trái Đất mới bùng nổ mạnh chỉ trong 1- 2 thế kỷ qua. Tính một cách thô thì dân số hiện nay chỉ bằng 4-5 % số người đã từng sống trên Trái Đất của chúng ta.

Vì các số liệu thống kê chỉ mới được thực hiện từ năm 1650 nên ước tính về số dân và sự biến động của nó ở thời gian trước đó chỉ là suy luận. Ví dụ: Trước những năm 800 trước Công nguyên (B.C) con người sinh sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm trên diện tích đất đai thuận lợi là 52 triệu km2 của Trái Đất. Từ số liệu mật độ dân của các bộ lạc nguyên thủy còn sống đến ngày nay có thể dự tính vào năm 800 B.C dân số thế giới chỉ vào khoảng 5 triệu. Các số liệu về dân số thời kì sau đó được ước tính từ số liệu thu được từ các cộng đồng dân cư nông nghiệp hiện nay và các dẫn liệu về khảo cổ học cũng như các dẫn liệu về mật độ dân cư nông nghiệp. Các phép tính trên cho ta thấy rằng số dân vào đầu Công nguyên ước khoảng 200- 300 triệu. Số dân năm 1650 ước khoảng 500 triệu, số dân này tăng gấp đôi đạt 1 tỷ vào năm 1950, tăng gấp đôi đạt 2 tỷ vào năm 1930.

Bên cạnh sự gia tăng tuyệt đối dân số theo thời gian như trên tốc độ gia tăng dân số thế giới thay đổi. Lấy chỉ số “tăng gấp đôi dân số”: theo nghĩa là quãng thời gian cần thiết ( năm ) để dân số tăng lên 2 lần làm ví dụ. Ta có trong khoảng thời gian từ 8000 B.C đến năm 1650 chỉ số tăng gấp đôi dân số là 1500 năm. Chỉ số tăng gấp đôi dân số từ 500 triệu năm 1650 đến 1 tỷ năm 1850 là 200 năm, từ 1 tỷ năm 1850 đến 2 tỷ năm 1930 chỉ số tăng gấp đôi dân số là 80 năm. Chỉ số tăng gấp đôi dân số từ 2 tỷ năm 1930 đến 4 tỷ năm 1975 là 45 năm. Nếu tiếp tục dự báo như vậy, dân số thế giới sẽ đạt giá trị 8 tỷ vào năm 2010.

Phương pháp dự báo theo kiểu quy nạp như trên không tính đến vai trò của loài người trong vấn đề điều chỉnh sự gia tăng dân số. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng tuyệt đối dân số thế giới giảm từ 1,9% vào những năm 1970 đến 1,7% vào những năm 1990 và khoảng 1% vào năm 2003. Theo các kịch bản khác nhau về tốc độ tăng trưởng dân số thế giới, dân số toàn thế giới vào năm 2050 sẽ có các giá trị:

- Tốc độ tăng trung bình 1,7% dân số thế giới 14 tỷ

- Tốc độ tăng trung bình 1% dân số thế giới 10 tỷ

- Tốc độ tăng trung bình 0,5% dân số thế giới 7,7 tỷ

7.1.2. Đặc điểm của sự phát triển dân số thế giới

Sự phát triển dân số thế giới trong thực tế phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển về kinh tế xã hội loài người. Có thể chia quá trình phát triển dân số theo các giai đoạn lịch sử:

* Giai đoạn sơ khai

Tổ tiên loài người vài triệu năm trước đây( Australopithcus và họ hàng ) có khoảng 125.000 người tập trung sống ở châu Phi. Ngay từ khi ấy, tổ tiên của chúng ta đã có một tư duy sáng tạo và kinh nghiệm lao động được truyền từ đời này sang đời sau. Đương nhiên, sự “sáng tạo” của thời Australopithcus rất thấp so với hiện nay.Thời kì này, văn hóa được truyền miệng và sự biểu diễn từ người già cho người trẻ của bộ lạc. Nội dung gồm săn bắt, hái lượm, chế biến thức ăn, quy ước xã hội, xác định kẻ thù..Do có một nền văn hóa nên loài người đã phân biệt với loài vật. Sự tiến hóa loài người gắn liền với sự phát triển của não bộ (Australopithcus có não bộ ước khoảng 500cm2). Nhân loại đã tích lũy dần tri thức, học hỏi và tìm tòi phát triển tri thức, xây dựng các tổ chức xã hội từ những cá thể sống sót qua thử thách. Não bộ phát triển vừa là kết quả vừa là động cho sự phát triển văn hóa xã hội.Sự phát triển của não bộ như vậy diễn ra liên tục, cho đến cách khoảng 200.000 năm xuất hiện các cá thể mới khác hẳn về chất, đó là người khôn ngoan Homo Sapiense. Homo Sapiense có não bộ khoảng 1350cm2.

Sự tiến hóa về văn hóa đã có một số tác dụng phụ. Dân số thời tiền sử có tỷ lệ sinh ước khoảng 0,4-0,5%. Tiến bộ về văn hóa đưa đến việc giảm phần nào tỷ lệ tử. Nhưng tỷ lệ tử trung bình cho 1000 dân không thể lớn hơn tỷ lệ sinh và tỷ lệ tăng dân số tuyệt đối vào khoảng 0,0004%.

* Giai đoạn Cách mạng nông nghiệp

Chưa thể xác định rõ ràng được là bắt đầu từ khi nào những người Homo Sapiense bắt đầu canh tác nông nghiệp.Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy canh tác nông nghiệp đã xuất hiện vào khoảng 7000-5500 trước Công nguyên ở vùng Trung Đông ngày nay thuộc Iran và Irac. Ở đây người dân đã trồng trọt nhiều loại cây và chăn nuôi gia súc. Những người dân ở vùng này trước đây chủ yếu sống dựa vào nguồn lời động vật và thực vật của tự nhiên thì nay họ đã bắt đầu tự sản xuất. Đây thực sự là bước ngoặt quyết định của lịch sử nhân loại. Thành quả của nó đã làm cho dân số tăng lên đáng kể( sinh tăng, tử giảm ). Đó là do khi tự túc được thức ăn, tỷ lệ sinh tăng lên và việc sản xuất thức ăn thay cho việc phải đi tìm kiếm đã cho phép con người định cư tại một nơi.

Con người có khả năng dự trữ thức ăn vào kho để dùng lâu dài. Sản xuất nông nghiệp phát triển, nhà nông có khả năng nuôi sống không chỉ có gia đình mình. Các thành viên của cộng đồng các gia đình đã chuyển sang làm công việc khác. Cơ cấu tổ chức xã hội mới theo hướng phân công lao động xuất hiện. Mức sống cùng với các công cụ canh tác nông nghiệp và giao thông vận chuyển được cải tiến đã thúc đẩy nhanh đà tăng dân số. Ở thời kỳ này cũng bắt đầu có sự phân hóa về mặt chính trị xã hội. Quá trình đô thị hóa cũng bắt đầu manh nha. Cuộc sống của con người đã được an toàn hơn, ít hiểm họa hơn, tuổi thọ tăng lên hơn mức nguyên thủy ( có lẽ mức nguyên thủy chỉ vào khoảng 20-25 tuổi).

Cách đây không lâu giữa các nhà dân số học xuất hiện ý kiến cho rằng cuộc Cách mạng nông nghiệp thực ra chỉ làm giảm tỷ lệ tử mà thôi. Tuy vậy những dấu hiệu thu được ở các câu lạc bộ châu Phi cho thấy mấu chốt của Cách mạng nông nghiệp là ở chỗ gia tăng tỷ lệ sinh. Những nghiên cứu này chứng minh rằng: Các câu lạc bộ khác nhau vào lúc trước Cách mạng nông nghiệp rất quan tâm đến áp lực dân số và những gì liên quan đến hôn nhân và sinh đẻ. Họ đã thực hiện hạn chế sinh đẻ phù hợp với khả năng cung ứng nguồn thức ăn (nghề nghiệp, sở hữu đất đai trước hôn nhân). Chỉ đến khi có Cách mạng nông nghiệp những hạn chế sinh đẻ mới được bỏ dần, tỷ lệ sinh gia tăng. Hơn nữa đối với xã hội nông nghiệp thì việc có nhiều con trở thành động lực phát triển



* Sau giai đoạn Cách mạng nông nghiệp

Sau Cách mạng nông nghiệp, sự gia tăng dân số không tiếp diễn liên tục, lúc tăng lúc giảm, tuy về cơ bản là vẫn tăng. Nền văn minh nhân loại lúc tiến triển, lúc tụt hậu, suy thoái và lúc thì thời tiết tốt, lúc thì ngược lại, rồi dịch bệnh, đói kém và chiến tranh…tất cả đều là các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự gia tăng dân số.

Không có các ghi nhận thống kê tin cậy về dân số thời kỳ này, tuy nhiên có thể phác thảo được diễn biến dân số như sau: nhìn chung, dân số thế giới tăng, nhưng cục bộ vùng này vùng khác lúc tăng lúc giảm.Ví dụ, bệnh dịch hạch đã làm giảm dân số Châu Âu đến 25% trong những năm 1348-1350. Có nước mất đến 50% dân số vì nạn dịch. Đây thực sự là thảm họa cho nhân loại. Bên cạnh dịch bệnh là nạn đói do mất mùa bởi thiên tai như hạn hán, lũ lụt. Người ta tính từ năm 10 đến 1848 ở Anh có hơn 200 lần gặp nạn đói. Nạn đói cũng hoành hành ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.

Chiến tranh giữa các nước trong vùng và trong từng nước, kéo theo dịch bệnh đã trở thành thảm họa cho nhân loại. Chiến tranh đã hủy diệt dân số nhiều vùng, đặc biệt đối với những dân tộc yếu kém. Trong lịch sử văn minh phương Tây chiến tranh kéo dài liên miên cho mãi đến Hiệp ước hòa bình Westphalia được ký kết vào năm 1643. Quyền lực của nhà nước phong kiến tập trung bị suy yếu và tan rã. Tiểu công nghiệp đã trở thành trung tâm của trật tự kinh tế mới. Nhà nước làm quy hoạch đáp ứng các yêu cầu kinh tế của nhân dân. Dân số thế giới nhìn chung là tăng.



* Giai đoạn tiền cách mạng công nghiệp (1650 -1850)

Từ giữa thế kỷ XVII, thế giới bước sang một giai đoạn tương đối ổn định hòa bình sau chế độ kinh tế phong kiến.Cùng với cuộc cách mạng nông nghiệp ở Châu Âu, cuộc cách mạng thương mại thế giới trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội thế giới vào thế kỷ XVII. Giá cả và nhu cầu cung cấp nông sản cho các thành phố tăng đã thu hút sự phát triển của nông nghiệp. Sự tan rã của chế độ phong kiến đã phá bỏ dần chế độ chiếm hữu thái ấp. Đất nông nghiệp và hoạt động canh tác nông nghiệp trở thành những đối tượng được xã hội quan tâm. Sự chiếm hữu đất đai của các ông chủ đất mới dồn những người nông dân ra khỏi đất đai lâu đời của họ.Qúa trình này diễn ra rất sôi nổi ở Anh với hàng loạt các các luật đã được Quốc hội chấp thuận liên quan đến vấn đề sở hữu đất đai. Những người nông dân làm thuê bị mất việc làm do có các tiến bộ canh tác nông nghiệp và cạnh tranh. Sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hành hóa cho ngành thương mại. Hàng loạt cây con nuôi trồng mới xuất hiện. Trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển, nạn đói kém bị đẩy lùi, dịch bệnh ít xảy ra. Kết quả là dân số thế giới, đặc biệt là dân số Châu Âu gia tăng mạnh mẽ, dân số châu Âu và Nga từ 103 triệu đã tăng lên 144 triệu.

Sự phát hiện và khai thác châu Mỹ đã làm tăng diện tích canh tác nông nghiệp. Năm 1500 bình quân đất canh tác ở châu Âu là 10 người/ km2, sau khi mở mang sản xuất ở châu Mỹ thì tỷ lệ là 2 người/ km2. Sự mở mang về diện tích canh tác đã làm cho nhiều quốc gia và dân tộc trở nên giàu có, đồng thời với việc gia tăng dân số.Nhờ việc khai phá Tây bán cầu, con người biết thêm 2 giống cây lương thực mới có số lượng cao là ngô và khoai tây. Nhờ vậy dân số châu Âu tăng khá rõ. Trong khi đó, do gặp nhiều khó khăn trong khoảng thời gian 1650 -1750, dân số châu Á tăng 50-75%. Ở Trung Quốc sau khi nhà Minh sụp đổ( năm 1964) có một thời kỳ hòa bình làm ăn thịnh vượng, tỷ lệ tử giảm và kết quả là dân số cũng tăng.

Tóm lại: Nhờ sản xuất lương thực phát triển, y tế cải thiện, đói kém và bệnh tật giảm, dân số châu Âu đã tăng khoảng 2 lần trong thời gian này.Mặc dù vậy, vào thời gian này có 2 hiện tượng đã ngăn cản sự gia tăng dân số là số người độc thân chiếm tỷ lệ cao và nạn đẻ trẻ con chết như ở thời trung cổ xảy ra phổ biến ở Anh, Pháp, Đức. Cùng với việc dân số châu Âu tăng lên 2 lần vào lúc này, dân số Hoa Kỳ đã tăng từ 4 triệu năm 1790 lên 23 triệu năm 1850 do di dân châu Âu sang. Dân số châu Á tăng chậm hơn, chỉ khoảng 50% vì các tiến bộ về văn hóa, khoa học và y tế ở đây chậm hơn ,châu Phi không có số liệu thống kê, ước tính dân số vào thời gian này là 100 triệu.

* Giai đoạn cách mạng công nghiệp 1850- 1930

Tỷ lệ tử vong ở châu Âu và Bắc Mỹ giảm trong giai đoạn 1850-1890 chủ yếu nhờ vào việc cải thiện điều kiện sinh hoạt trong cuộc cách mạng công nghiệp.Các tiến bộ nông nghiệp, công nghiệp, giao thông rồi đến những tiến bộ về vệ sinh dịch tễ, y tế đã làm cho tỷ lệ tử ở châu Âu giảm từ 22-24%o xuống 18-20 %o vào năm 1900.

Đến cuối thế kỷ XIX xuất hiện một khuynh hướng khác kéo theo tỷ lệ sinh giảm xuống ở các nước phương Tây. Nó đánh dấu một thời kỳ về dân số mà ta gọi là sự chuyển tiếp dân số (trasition). Sự chuyển tiếp dân số là sự giảm tỷ lệ sinh cùng với sự giảm tỷ lệ tử do công nghiệp hóa. Nguyên nhân của sự giảm tỷ lệ sinh các nước phương tây cũng có nhiều cách giải thích. Nhìn chung, các học giả về dân số cho rằng nhờ có công nghiệp hóa và điều kiện sống tăng lên yêu cầu phải có đông con để lao động mất dần ý nghĩa và thêm vào đó khuynh hướng thích sống độc thân tăng. Qúa trình chuyển tiếp dân số không chỉ ở thành thị mà ở cả nông thôn. Do hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp nên nhu cầu gia đình đông con mất ưu thế, kết quả là tỷ lệ sinh giảm, ngoài ra có xu hướng di cư từ nông thôn đến tìm việc làm tại các đô thị.

Cách lập luận sự chuyển tiếp dân số do công nghiệp hóa như trên không áp dụng cho nước Mỹ và Hungarri. Ở Mỹ quá trình chuyển tiếp dân số bắt đầu sớm hơn cuộc cách mạng công nghiệp còn ở Hungari thì lại muộn hơn. Qúa trình chuyển tiếp dân số trên đây tiếp diễn ở các nước phương tây sang cả thế kỷ XX. Mặc dù số lượng sinh giảm và một số lượng lớn dân di cư sang châu Mỹ, ở nhiều nước châu Âu dân số vẫn gia tăng đáng kể, nhiều nước khác sự gia tăng dân số mang tính chất đột biến

Tỷ lệ tăng bình quân dân số trong thời gian này vào khoảng 0,8% năm( từ năm 1850-1950) dân số Thế giới tăng từ 1 tỷ lên 2,5 tỷ người. Trong quãng thời gian này, dân số châu Á tăng dưới 2 lần, châu Âu và châu Phi tăng 2 lần, Bắc Mỹ tăng 6 lần và Nam Mỹ tăng 5 lần.

* Giai đoạn hiện đại ( Từ 1930 đến nay)

Sang thế kỷ XX, khuynh hướng trên thay đổi dần. Đến những năm 30 ở vài nước Châu Âu tỷ lệ sinh tụt xuống nhanh hơn tỷ lệ tử và làm cho tỷ lệ tăng dân số chậm lại. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, điều kiện sinh sống được cải thiện nhiều, tỷ lệ sinh tăng nhanh hơn tỷ lệ tử cho đến những năm 60. Sau đó lại diễn ra sự giảm tỷ lệ sinh và làm cho một số nước châu Âu mức tăng dân số bằng 0.

Trong khi các nước công nghiệp hóa có tỷ lệ tăng dân số giảm ( do tỷ lệ sinh giảm) thì tại các nước đang phát triển vẫn có tỷ lệ cao do điều kiện sinh sống và phòng dịch bệnh kém. Chỉ sau những năm 40- 50, do đẩy lùi được dịch bệnh, tỷ lệ tử mới giảm.Nhưng mức giảm của tỷ lệ tử vào lúc này thấp hơn nhiều ở mức thời kỳ cách mạng nông nghiệp và cách mạng thương nghiệp.Ở các nước đang phát triển tỷ lệ sinh tiếp tục cao. Từ những năm 40, dân số thế giới bước vào giai đoạn mới: chuyển từ tỷ lệ tử và tỷ lệ sinh cao sang tỷ lệ tử thấp và tỷ lệ sinh cao: “ giai đoạn bùng nổ dân số” . Nếu quãng thời gian từ 1940 – 1950 tỷ lệ tăng hàng năm là 0,9 % thì năm 1950 – 1980 lại là 1,8 %. Đây là thời kỳ dân số tăng từ 2 tỷ năm 1930 đến 5 tỷ 1987, trong đó những nước đang phát triển và kém phát triển có tỷ lệ tăng dân số cao hơn nhiều những nước phát triển.

7.1.3. Phân bố và di chuyển dân cư



*Sự phân bố dân cư

Nhân loại phân bố không đều trên Trái đất. Hơn thế nữa, sự phân bố của nó liên tục thay đổi theo lịch sử và di cư và thay đổi tỷ lệ tăng trưởng dân số. Khi nói tới mật độ dân số (số lượng dân số trên 1km2 hay 1 hải lý vuông ) chúng ta thường nghĩ là các nước phát triển có mật độ cao hơn. Điều này không đúng, trái lại các nước đang phát triển hoặc kém phát triển thường có mật độ dân số cao hơn.

Mật độ và sự phân bố của dân số đóng vai trò quan trọng trong nhiều sự kiện lịch sử của nhân loại. Người ta hay nói đến: “thừa dân số” hoặc “sức ép dân số”. Lịch sử nhân loại chứng kiến hàng nghìn trường hợp di cư từ bộ lạc này sang các vùng lãnh thổ của các bộ lạc lân cận, từ vùng đất này sang vùng đất khác do sức ép dân số và tài nguyên. VD: sự xâm lấm của người Barbare đến Châu Âu vào thời kỳ trước công nguyên, sự xâm chiếm của người Châu Âu tới Châu Mỹ và Châu úc. Áp lực dân số thường dẫn đến mâu thuẫn và chiến tranh. Các nước Châu Âu liên tục đánh chiếm lẫn nhau để trong lịch sử để giành đất đai.

* Sự di cư

Sự di cư được coi là đặc trưng của loài người. Từ một nguồn gốc lúc đầu là ở châu Phi, các nhóm người đã tỉa đi để chiếm cứ tất cả các vùng đất của hành tinh này. Sự di cư thường kéo theo sự phổ biến các tư tưởng văn hoá, tập quán kỹ thuật từ vùng này sang vùng khác. Sự truyền bá canh tác nông nghiệp từ nhóm người mới đến tới nhóm người bản địa cho phép tăng nhanh số lượng lương thực. Ngày nay có một số dân tộc như: Enskimo, Busmen ở Kalahari, thổ dân úc,.. không biết canh tác nông nghiệp do họ định cư ở nơi bị cách ly quá xa với các trung tâm phát triển của loài người.

Nguyên nhân di cư của các nhóm dân số thường là do thừa dân số, sức ép dân số quá lớn, thiếu tài nguyên cơ bản. Nhà dân số học Kingslay Davis còn chứng minh: sự phát triển sai khác giữa các dân tộc về công nghệ dẫn đến xâm lược có công nghệ thấp, hay dân tộc kém phát triển bị thu hút đến nơi có xã hội phát triển. Ví dụ minh hoạ cho trường hợp thứ nhất là sự di cư của người châu Âu đến châu Mỹ, úc, NewZiland và cho trường hợp thứ hai là luồng di cư của người ả Rập, Đông Nam á, châu Phi,…sang các nước tây Âu và Hoa Kỳ. Hàng năm , Hoa Kỳ cho phép nhập cư hàng chục vạn người từ các nước khác, không kể số lượng nhập cư bất hợp pháp gấp hai lần. Sự di cư không gây nên sự gia tăng dân số chung của Thế giới, nhưng nó ảnh hưởng đến cấu trúc dân số của các nước liên quan và đến mật độ dân số ở các khu vực.

* Sự đô thị hoá

Một trong các khuynh hướng định cư lâu đời của con người là đô thị hoá. Khi loài người sinh sống chủ yếu bằng hái lượm thì dân cư phải phân tán bằng các nhóm nhỏ sống ở các cảnh quan khác nhau.Người ta tính rằng vào lúc này 5km2 đất mới cung cấp đủ lương thực cho 1 người. Cách mạng nông nghiệp đã thay đổi bộ mặt trên, nhưng sự đô thị hoá đã không phải diễn ra ngay tức thời, khi bộ phận dân số có thể sống bằng lương thực do người khác làm ra.Có lẽ sự đô thị hoá ra đời vào lúc nền canh tác nông nghiệp đã ở trình độ khá cao: đã có thuỷ lợi, thành lập kho tàng lưu trữ và phân bố lương thực,…Các khu vực đô thị hoá lúc đầu thường mọc lên ở bờ sông, thuận tiện giao thông, nguồn nước. Sự hình thành các khu đô thị gia tăng mạnh mẽ nhờ các tiến bộ công nghiệp của thế kỷ trước và hiện nay. Ở Hoa Kỳ năm 1800 mới có 6% dân số đô thị, tới năm 1850 có 15%, năm 1900 là 40% và ngày nay là 75%. Các đô thị là thị trường lao động rộng lớn của dân cư có mức sống cao với điều kiện giao thông và dịch vụ thuận lợi.

Sự phát triển dân số đô thị quá nhanh ở các quốc gia, nhất là đối với các nước phát triển chậm đã gây ra nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường như : cung cấp nhà ở, cung cấp nước, vệ sinh môi trường, tạo công ăn việc làm, giải quyết giao thông đô thị,… Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự gia tăng dân số đô thị rất đa dạng gồm : Sự gia tăng tự nhiên của dân cư đô thị, sự di cư hợp pháp và bất hợp pháp từ các vùng nông thôn, việc mở mang kinh tế, công nghiệp, giáo dục trong các đô thị,…

Hiện nay, diện tích các thành phố trên thế giới chiếm 0,3% diện tích Trái đất và 40% dân số thế giới. Theo số liệu dự báo của tiểu ban dân số của Hội đồng xã hội và Kinh tế thế giới, thì dân số đô thị trên thế giới từ năm 1960 đến năm 2000 có thể tăng gấp 3 lần, đạt 3200 triệu hay 50% dân số thế giới. Một số liệu và dự báo gia tăng dân số đô thị các vùng khác nhau được trình bày trong bảng.

7.1.4. Các vấn đề môi trường của sự gia tăng dân số thế giới

Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể được mô tả bằng công thức tổng quát:

I = C.P.E

Trong đó: C: sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người

P : sự gia tăng dân số tuyệt đối thế giới

E : sự gia tăng tác động đến môi trường của 1 đơn vị tài nguyên được loài người khai thác

I : tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến dân số

Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số trên thế giới hiện nay được biểu hiện ở các khía cạnh:

Sức ép lớn tới các tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu về nhà ở, sản xuất lương thực thực phẩm, sản xuất công nghiệp,…

Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu đô thị, khu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.

Sự gia tăng dân số đô thị và hình thành các thành phố lớn – siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh, không đáp ứng cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước gia tăng. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.



7.1.5. Các vấn đề dân số Việt Nam

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy Việt Nam hiện là nước đông dân thứ 3 Asean và thứ 13 trên thế giới.

Cụ thể, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,47 triệu người so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm, giảm 0,5%/năm so với 10 năm trước và là tỷ lệ tăng thấp nhất trong vòng 50 năm qua.
Đứng đầu một trong 5 tỉnh thành có số dân đông nhất cả nước, Tp.HCM đang có 7.123.340 người, tiếp đến là Hà Nội với 6.448.837, Thanh Hóa 3.400.239, Nghệ An 2.913.055 và Đồng Nai là 2.483.211 người. Bắc Kạn là tỉnh có dân số thấp nhất cả nước với 294.660 người.
Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm gấp hơn 2 lần mức chung của cả nước là Bình Dương 7,3%, Tp.HCM 3,5%, Kon Tum, Bình Phước, Gia Lai, Đà Nẵng…Đáng chú ý, Bình Dương là tỉnh có quy mô dân số tăng hơn 2 lần trong vòng 10 năm qua.
Kết quả tổng điều tra dân số cũng cho thấy, dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai vùng Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long có tới 43% dân số của cả nước sinh sống. Hai vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên chỉ có 19% dân số cả nước sinh sống.
Số liệu cũng cho thấy, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất với 3,2%/năm; Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ nhập cư rất cao, do vậy dân số đã tăng nhanh với tỷ lệ bình quân 2,3%/năm.
Tỷ lệ tăng dân số ở khu vực thành thị vẫn ở mức cao. Dân số ở thành thị hiện chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, tăng bình quân 3,4%/năm; trong khi tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm. Đông Nam Bộ là vùng có mức độ độ thị hóa cao nhất với dân số thành thị chiếm 57,1%; tiếp đến là vùng Đồng bằng Sông Hồng có mức độ đô thị hóa tương đối cao với 29,2% dân số sống ở thành thị.
Đặc biệt, với sự kiên trì của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, tỷ số giới tính đã dịch chuyển về thế cân bằng hơn và đạt mức 98,1 nam/100 nữ, tăng 1,4 nam/100 nữ so với năm 1999.

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu nam là 24,5, nữ là 23,2.

Ngoài các chỉ tiêu quan trọng nói trên, một con số ấn tượng cũng được công bố trong tổng điều tra dân số năm nay là Việt Nam có trên 7.200 cụ sống thọ trên 100 tuổi.
7.2. Vấn đề lương thực và thực phẩm của loài người

7.2.1. Những lương thực và thực phẩm chủ yếu

Con người đã thuần hoá chừng 80 loài cây lương thực, thực phẩm chủ yếu và trên 20 loài động vật. Về lương thực chủ yếu chỉ có 3 loài ngũ cốc : lúa, mỳ, ngô với quá nửa diện tích đất đai trồng trọt trên hành tinh. Chỉ riêng lúa và mì cung cấp chừng khoảng 40% năng lượng về thức ăn cho loài người.

Lúa là cây lương thực quan trọng hơn cả, do nó thích ứng với điều kiện khí hậu và sinh thái: nhiêt đới, ôn đới, vùng cao, khô, vùng thấp có nước. Diện tích trồng lúa trên thế giới khoảng 140 triệu ha, tập chung chủ yếu (90% diện tích), năng suất trung bình 25 tạ/ ha một vụ với số lượng tổng cộng khoảng 344 triệu tấn.

Mỳ đứng hàng thứ hai sau lúa về cây lương thực chủ yếu. Mỳ thích nghi với khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh ẩm, năng suất bình quân khoảng 20 tạ/ha trên diện tích 210 triệu ha và tổng số lượng trên thế giới là 355 triệu tấn.

Ngô là loại ngũ cốc đứng thứ 3, số lượng ngô trên thế giới khoảng 322 triệu tấn, với 40% diện tích tập trung ở Bắc và Trung Mỹ. Xét về giá trị dinh dưỡng thì lúa có tổng số là 234kcal/100gr và protein 4,4%. Còn ở ngô là 327 kcal/100gr và 7,6% . Tuy nhiên, lúa gạo có khá đầy đủ các axit amin cần thiết. Trong khi đó, ngô thiếu hẳn hai loại quan trọng mà cơ thể không thể tổng hợp được là lizin và priptophan.

Các thực phẩm chủ yếu là rau, quả, thịt cá,…Những thứ này nhằm bổ sung các yếu tố cần thiết cho cơ thể mà ở cây ngũ cốc không có đủ. Về rau củ có khoai tây, khoai lang, sắn,…là những cây vừa là lương thực vừa là thực phẩm. So với khoai tây, khoai lang có tỷ lệ gluxit cao hơn(2,6%) nhưng đạm lại thấp hơn ( 1,4%). Sắn giống như khoai lang, thích nghi với khí hậu nóng. Tổng sản lượng trên thế giới khoảng 90 tấn củ /năm.

Về rau hạt quan trọng nhất là đỗ tương (đậu nành) và lạc. Theo sản lượng thì chúng không thể so với các loại ngũ cốc, nhưng thành phần protein lại cao gấp nhiều lần và rất quan trọng cho dinh dưỡng của con người và động vật. Tổng sản lượng các loại đậu đỗ trên thế giới khoảng 47 triệu tấn/ năm.

Thịt cá là thực phẩm có vai trò quan trọng trong khẩu phần thức ăn để đảm bảo chất lượng protein cần thiết cho con người. Trừ cá ra, 9 loại động vật: trâu, bò, lợn, dê, ngỗng, gà, vịt, gà tây đã cung cấp phần lớn protein nuôi sống con người.

Bò và lợn mỗi loài cung cấp khoảng 45% tổng lượng thịt do gia súc đem lại. Về sữa thì bò đảm bảo 90, trâu khoảng 4 – 5 %, còn lại là dê và cừu.


7.2.2. Sản xuất lương thực và dinh dưỡng thế giới.

Vấn đề lương thực đang ở trong tình trạng báo động trên thế giới. Trong số 5.200 triệu người trên trái đất tính đến năm 1989, thì cứ 10 người dân thì có 1 người bị đói. Số người đói này ngày một tăng lên, từ năm 1985 đã tăng thêm 40 triệu.

Ngoài số người đói liên tục thường xuyên có 500 triệu người thiếu ăn, hầu hết tập trung ở các nước đang phát triển. Theo tính toán của các nhà khoa học, đến năm 2000 thế giới có thêm 1 tỷ miệng ăn. Riêng các nước đang phát triển có khoảng 5 tỷ dân. Chiếm 3/5 dân số thế giới. Để có thể nuôi thêm 1 tỷ dân và duy trì mức sống hiện nay, người ta tính phải tăng thêm 40% sản xuất lương thực. Trong đó, năng suất lương thực phải tăng 26 %. Đó là một bài toán hóc búa. Do việc phá rừng, hàng năm có chừng 20 – 30 tỷ ha đất bị xói mòn. Riêng Châu Phi có 4/5 nước bị nạn đói và thiếu ăn đe doạ. Khối lượng xuất khẩu lương thực, thực phẩm trên thế giới đạt 2000 tỷ USD/ năm. Theo tổng kết của FAO thì Hoa Kỳ sản xuất 17,1 % lương thực của thế giới và chiếm tới 42,9 % xuất khẩu lương thực.

Để đảm bảo cuộc sống, mỗi người có nhu cầu riêng về lương thực và thực phầm, xác định bằng khẩu phần ăn hàng ngày, phụ thuộc vào lứa tuổi, hoạt động nghề nghiệp, vào kích thước cơ thể và giới tính. Nhìn chung, lao động công nghiệp của người Châu Âu trong 8 giờ đòi hỏi khoảng 2.400Kcal đối với nam và 1.600 Kcal đối với nữ.

Đối với người Việt Nam, nhu cầu thấp hơn một ít: 2.100 Kcal và 1.400 Kcal.Trong khẩu phần thức ăn hàng ngày không chỉ tính đến lượng calo, mà còn phải tính đến thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là protein. Nếu thiếu protein động vật trong khẩu phần ăn thì phải bù protein thực vật. Nhưng hàm lượng protein trong thực vật thường rất thấp. Sự thiếu protein trong khẩu phần thức ăn ở các nước đang phát triển, có khi còn nghiêm trọng hơn cả thiếu calo, nhất là đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con và trẻ em. Trong cuốn sách “ cái đói tương lai” cho biết, trong số 60 triệu người chết hàng năm, thì chết do đói ăn là 10-20 triệu người, số còn lại chết vì thiếu dinh dưỡng và bệnh tật.

Qua số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng trong 3 năm 1987, 1988, 1989 ở 23 tỉnh, thành phố trên 1278 hộ cho thấy bữa ăn của nhân dân ta còn thiếu về số lượng, mới đạt 1950 Kcal/1 người/ 1 ngày.Số gia đình dưới mức 1500Kcal được liệt vào loại đói chiếm 17%, từ 1500 – 1800 Kcal vào loại thiếu lên đến 23%, cộng cả 2 loại trên đến 40%. Số người gầy ở nữ chiếm 38%, ở nam giới chiếm 62% và khoảng 40% trẻ em suy dinh dưỡng. Tỷ lệ thiếu vitamin A – một chỉ số tổng hợp về sự đói nghèo ở nước ta cao gấp 8 lần mức quy định của tổ chức Y tế thế giới. Trong protein, khoảng 70% do thức ăn thực vật và 30% do thức ăn động vật cung cấp là vừa phải. Bảng VII.4 và VII.5 cho biết thành phần nhu cầu năng lượng và protein ở những nước khác nhau trên thế giới.

7.2.3. Tiềm năng lương thực và thực phẩm trên thế giới

Tiềm năng gia tăng sản xuất lương thực và thực phẩm trên thế giới dựa vào một số hướng quan trọng như: ứng dụng các thành tựu của cách mạng xanh, khai thác lương thực và thực phẩm từ biển, tăng cường tỷ lệ sử dụng đất và tài nguyên khác cho sản xuất lương thực.



Các thành tựu cách mạng xanh

Cách mạng xanh có 2 nội dung quan trọng hỗ trợ và bổ sung cho nhau là tạo ra những giống mới và năng suất cao, chủ yếu là cây lương thực, sử dụng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy khả năng của các giống mới.

Cuộc cách mạng xanh bắt đầu ở Mehico cùng với việc hình thành một tổ chức nghiên cứu quốc tế là: Trung tâm quốc tế cải thiện giống ngô và mỳ CIMMYT và việc nghiên cứu quốc tế về lúa ở Philippin – IRRI và Ấn Độ- IARI. Về thành tựu của cách mạng xanh có lẽ không ví dụ nào tốt hơn là những thành quả của Ấn Độ, từ một nước luôn có nạn đói, không sao vượt ngưỡng 20 triệu tấn lương thực, thành một đất nước đủ ăn và còn dư để xuất khẩu với tổng sản lượng kỷ lục 60 triệu tấn/ năm. Năm 1963, do việc nhập một số chủng mới của Mehico và xử lý chủng Snora 64 bằng phóng xạ đã tạo ra Sharbati Srona có hàm lượng protein và chất lượng tốt hơn cả chủng Mehico tuyển chọn. Đây là một chủng lúa mì lùn, thời gian sinh trưởng ngắn. Đặc biệt , một số trang trại ở Punjab đạt năng suất trung bình tới 47 tạ/ ha tức là gần bằng năng suất trung bình ở Hà Lan, nước có năng suất lúa mì cao nhất thế giới hồi đó. Ngoài ra, một số loại ngũ cốc khác nhờ tạo giống mới cũng đưa đến năng suất kỷ lục. Baja, một chủng kê có năng suất ổn định 2500kg / ha,ngô cao số lượng năng suất 5000 đến 7300kg/ ha. Lúa miến (Sorga) năng suất 6000- 7000kg/ ha với những tính ưu việt như chín sớm hơn, chịu sâu bệnh tốt hơn hẳn so với các chủng của địa phương. Đặc biệt lúa trên diện tích rộng ở Ấn Độ (trên 35 triệu ha), nhưng năng suất trung bình chỉ đạt 1.1 tấn/ ha. Với cách mạng xanh, giống IR8 đã tạo ra năng suất 8-10 tấn/ ha.

Một điều đáng lưu ý là cách mạng xanh ở Ấn Độ không những đem đến cho người dân những chủng cây lương thực có năng suất cao mà còn cải thiện chất lượng dinh dưỡng gấp nhiều lần. Ví dụ chủng Sharbati hạt vừa to, vừa chắc, chứa 16% protein, trong đó có 3% là lizin. Do tiếp tục cải tiến và tuyển chọn giống nên có nơi chủng này đã cho 21% protein.

Khu vực Đông Nam Á trước đây thường xuyên thiếu 4-5 triệu tấn gạo và đội quân những người nghèo đói không ngừng gia tăng. Nhờ cách mạng xanh, đã trở thành “tủ kính trưng bày những thành tựu và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp mà nhiều nước phải học hỏi”.

Thật vậy, những giống cốc cao do Viện nghiên cứu về giống cây lương thực Quốc tế IRRI, IARI…tạo ra và phổ biến ngày càng rộng, nhất là các nước đang phát triển. Một số liệu ở Đông Nam Á, Nam Á, châu Phi mà Mỹ Latinh đã chứng minh điều này.

Như vậy, cách mạng xanh đã tạo nên những thành tự to lớn trong sản xuất lương thực của thế giới. Bên cạnh đó, cách mạng xanh vẫn tiềm ẩn những hạn chế như: Yêu cầu vốn lớn đề đầu tư cho sản xuất, sử dụng nhiều loại phân bón có thể làm tăng mức độ ô nhiễm khu vực canh tác nông nghiệp, sử dụng đại trà giống mới làm giảm dự trữ các nguồn gen về cây lương thực.

Tiềm năng sản xuất lương thực và thực phẩm của biển

Biển và đại dương trong suốt thời gian qua đã là kho dự trữ lương thực và thực phẩmcủa con người. Trong tình hình khó khăn về lương thực và thực phẩm hiện nay, con người đang có nhiều kỳ vọng vào dự trữ của biển. Từ nửa sau thế kỷ XIX, việc khai thác biển tăng với nhịp độ nhanh, mạnh do tăng dân số dân cư ngư nghiệp và cải tiến kỹ thuật đánh bắt. Trong vòng 100 năm (1850-1950), lượng hải sản đánh bắt đã tăng gần 12 lần, từ 1,5 và 2,0 triệu tấn lên 21,1 triệu tấn. Mức tăng cao nhất là vào những thập kỷ tiếp theo: từ 1946-1955 tăng thêm so với trước 12 triệu tấn và từ năm 1956 đến 1965 lại tăng thêm 22 triệu tấn. Vào những năn 80, sản lượng đánh bắt của thế giới khoảng 75 triệu tấn, nhưng chưa ổn định.

Mặc dù kỹ thuật đánh bắt ngày càng cải tiến, song số lượng đánh bắt đến năm 200 cũng tăng không đáng kể. Đến năm 200 tuy sản lượng đánh bắt của thế giới xấp xỉ 100 triệu tấn/ năm, thì với sự tăng số lượng cá tiêu thụ theo đầu người kém hơn so với năm 1980. Hiện nay, sự khai thác quá mức xảy ra ở nhiều vùng.Ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương nhiều đàn cá voi đã biến mất. Năm 1993, tổng số cá voi đánh bắt là 28.907 con, sản xuất ra 2.606.201 thùng dầu (1 thùng dầu 110 lít), năm 1996 lượng đánh bắt tăng gấp đôi(57.891con) nhưng chỉ cho 1.546.904 thùng dầu, bằng 60% so với mức năm 1993, do lượng cá voi có kích thước lớn (cá voi xanh) đã cạn kiệt. Tiếp đó là cá heo cũng biến dần, buộc ngư dân phải đánh bắt những cá chưa trưởng thành, nhỏ, bé.

Việt Nam có trên 3000 km bờ biển với hơn 1 triệu km2 lãnh hải, nên hải sản là một nguồn tài nguyên quan trọng. Hiện nay chúng ta chưa có điều kiện phát triển nghề cá xa bờ mà vẫn đánh bắt ven bờ, đã có hiện tượng giảm sút số lượng.

Theo dự báo của các nhà hải dương học, tiềm năng hải sản có thể khai thác của biển trong khoảng 100 triệu tấn, riêng Việt Nam khoảng 1 triệu tấn. Bên cạnh hải sản, một số loài thực phẩm biển khác có thể dựa vào khai thác như rong biển, động vật đáy biển. Vùng nước biển nông, các vùng thềm lục địa trong tương lai có thể trở thành nơi sản xuất lương thực và thực phẩm của con người theo các công nghệ kỹ thuật mới.

Tất cả các tiềm năng đó, dù có khai thác tối đa vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của con người với tốc độ gia tăng dân số và gia tăng mức tiêu thụ như hiện nay. Bên cạnh đó, nguy cơ ô nhiễm và suy thoái biển đang tăng lên do sự phát triển kinh tế xã hội của loài người. Nhiều vùng biển lớn bị ô nhiễm do khai thác dầu, khoáng sản biển hoặc nước thải từ lục địa. Biến đổi khí hậu toàn cầu bởi hiệu ứng nhà kính và suy thoái tầng ozon đang gia tăng tác động tiêu cực đối với biển.

Tăng cường tỷ lệ sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất lương thực và thực phẩm

Trước hết, việc tăng diện tích đất canh tác là hướng được ưu tiên hàng đầu. Trong giai đoạn hiện nay, việc khai thác đất rừng làm đất canh tác đang làm cho tỷ lệ che phủ của rừng thế giới ở dưới giới hạn cho phép. Bên cạnh đó, hiện tượng suy thoái đất, xói mòn đất và sa mạc hóa ngày càng tăng lên. Một số vùng đất trồng chưa được khai thác đang ở trong điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi như thiếu nguồn nước, thiếu chất dinh dưỡng…

Tăng diện tích đất dùng trong nông nghiệp đi kèm với nguồn đầu tư về phân bón, thủy lợi, năng lượng. Kết quả cuối cùng tác động mạnh mẽ tới sự duy trì bình thường các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và hậu quả của nó dẫn tới sự thay đổi khí hậu và thời tiết khu vực và thế giới nói chung.

Bên cạnh đó, sức ép của dân số tới nhu cầu tài nguyên, chỗ ở, lương thực, thực phẩm tăng lên không ngừng. Trong khi các hệ sinh thái trên Trái Đất ổn định trong thời gian qua chỉ có khả năng tạo ra một khối lượng sinh khối có giới hạn.

Do vậy, dù có đầu tư, con người không còn nhiều khả năng để sản xuất ra lương thực và thực phẩm đáp ứng với sự gia tăng dân số tối đa. Theo tính toán của các nhà khoa học, các hệ sinh thái trên Trái Đất chỉ có khả năng đáp ứng tối đa cho nhu cầu năng lượng sơ cấp (kể cả lương thực và thực phẩm) cho khoảng 13-14 tỷ người.

7.3. Vấn đề năng lượng

7.3.1. Tổng quan lịch sử về năng lượng

Năng lượng là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và tiến hóa của mọi sinh vật. Năng lượng là một dạng tài nguyên cần thiết cho sự phát triển của xã hội loài người. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nguồn năng lượng mà con người sử dụng thường xuyên chuyển dịch từ dạng này sang dạng khác. Dạng năng lượng thiên nhiên đầu tiên mà con người sử dụng là năng lượng mặt trời dùng để soi sáng, sưởi ấm, phơi khô lương thực, thực phẩm, đồ dùng và nhiên liệu gỗ củi. Tiếp đó là năng lượng gỗ, củi rồi tới năng lượng nước, gió, năng lượng kéo của gia súc. Năng lượng khai thác từ than đá ngự trị trong thế kỷ XVIII – XIX. Năng lượng dầu mỏ thay thế vị trí của than đá trong thế kỷ XX và từng bước chia sẻ vai trò của mình với năng lượng hạt nhân. Các dạng năng lượng gió, nước, thủy triều, năng lượng vi sinh vật thu nhận được với những phương pháp và phương tiện công nghệ tiên tiến cũng đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình.

Nhu cầu năng lượng của con người tăng lên nhanh chóng trong quá trình phát triển. 100.000 năm trước công nguyên, mỗi ngày một người tiêu thụ khoảng 4.000 đến 5.000 Kcal. 500 năm trước công nguyên tăng lên 12.000 Kcal. Đầu thế kỷ XV lên tới 26.000 Kcal, giữa thế kỷ XIX là 70.000 Kcal và hiện nay trên 200.000 Kcal.

Tỷ lệ năng lượng được khai thác theo các nguồn khác nhau thay đổi theo từng loại quốc gia. Tại các nước công nghiệp phát triển, các nguồn năng lượng thương mại chiếm phần lớn. Ngược lại, tại các nước phát triển, các nguồn năng lượng phi thương mại (gỗ, củi, phế thải nông nghiệp) lại chiếm phần chính.

Trong một quốc gia, cơ cấu năng lượng tùy thuộc trình độ phát triển kinh tế và khả năng công nghệ khai thác tài nguyên. Thí dụ ở Hoa Kỳ trước năm 1900 năng lượng khai thác chủ yếu từ gỗ, củi sau đó chuyển dần sang than đá. Vào khoảng 1920 dầu mỏ được khai thác với quy mô lớn, và tiếp đó vào khoảng 1940 việc khai thác khí đốt phát triển mạnh mẽ. Do vậy, gỗ củi không còn được dùng, than đá giữ nguyên tình trạng sử dụng như các năm 1910, 1930, dầu hỏa và khí đốt trở thành nguyên liệu chính. Năng lượng hạt nhân được khai thác với quy mô lớn vào đầu thập kỷ 1970. Vào đầu thập kỷ 1980, 42,5% tổng năng lượng ở Hoa Kỳ do dầu hỏa cung cấp,25% do khí đốt, 22,5% do than, 10% còn lại do thủy điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt và các nguồn khác. 42% năng lượng sản xuất ra được cung cấp cho công nghiệp, 25% cho giao thông vận tải, 33% cho xây dựng và các ngành hoạt động khác. Hiện nay một số nước như Pháp, Nhật Bản sản xuất năng lượng điện chủ yếu từ các nhà máy điện hạt nhân. Trong khi đó Đức, Trung Quốc thì dựa vào dự trữ than có sẵn trong nước. Nhìn chung, mỗi loại nguồn năng lượng đều có nhược điểm riêng của mình. Do đó mỗi quốc gia cần có một hệ thống nguồn năng lượng hoạt động kết hợp và bổ sung cho nhau, tạo nên một cơ cấu hợp lý về năng lượng. Tỷ lệ các nguồn năng lượng ở các quốc gia có nền kinh tế khác nhau trên thế giới được trình bày trong hình.

Khai thác và sử dụng năng lượng không ngừng tăng lên về tổng số lượng và bình quân cho từng người. Hoạt động đó đang tác động mạnh mẽ tới môi trường sống trên Trái Đất như tạo ra các dạng ô nhiễm, gia tăng hiệu ứng nhà kính…

7.3.2. Các nguồn năng lượng của loài người

Các nguồn năng lượng của Trái Đất có thể chia làm 3 nhóm lớn:

+ Năng lượng hóa thạch : Than, dầu, khí đốt.

+ Năng lượng tái sinh nguồn gốc mặt trời : sinh khối thực vật, thủy triều, gió, ánh sáng mặt trời;

+ Năng lượng tàn dư của Trái Đất: địa nhiệt, năng lượng hạt nhân.



Than đá: Than đá là một dạng năng lượng mặt trời được tích trữ trong lòng đất. Trữ lượng các loại than đá trên toàn thế giới có thể đáp ứng nhu cầu của con người trong khoảng 200 năm nữa. Than đá được dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, các hoạt động công nghiệp khác. Sử dụng than đá tạo ra bụi, khí CO2, SO2,NOX và các dạng ô nhiễm khác. Khai thác than tạo ra nhiều loại ô nhiễm.

Dầu mỏ và khí thiên nhiên: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là dạng nhiên liệu hóa thạch lỏng hoặc khí tồn tại trong lòng trái đất. Theo tính toán, dự trữ dầu mỏ và khí đốt đáp ứng cho việc sử dụng của loài người trong khoảng thời gian 30 – 40 năm nữa. Khai thác dầu mỏ tạo ra ô nhiễm dầu. Sử dụng dầu tạo ra các loại ô nhiễm tương tự than.



Thủy điện: Tiềm năng thủy điện của thế giới ước tính vào khoảng 2.214.000 MW. Hiện nay trên thế giới đã khai thác được trung bình 17% tiềm năng. Thủy điện được xếp vào loại năng lượng sạch không thải ra các chất ô nhiễm. Tuy nhiên, việc xây dựng các hồ chứa nước lớn và đập chắn có thể tạo ta các tác động lớn tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên khu vực.

Năng lượng hạt nhân: Năng lượng hạt nhân có 2 dạng : Năng lượng phân hủy chất phóng xạ như uran, thori và năng lượng tổng hạt nhân các nguyên tố nhẹ như deterium và tritium. Hiện nay loại thứ nhất được khai thác dưới dạng các nhà máy điện hạt nhân, loại thứ 2 có trữ lượng lớn, nhưng chưa đủ điều kiện khai thác quy mô công nghiệp. Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới được xây dựng vào năm 1954, đến năm 19970 tổng công suất điện hạt nhân đạt 55 triệu KW. Việc khai thác sử dụng điện hạt nhân tránh được các dạng ô nhiễm thông thường nhưng tiềm ẩn các nguy cơ cho môi trường khu vực như rò rỉ chất phóng xạ, nổ thiết bị…

Các nguồn năng lượng truyền thống khác: Gỗ, củi, năng lượng gió, thủy triều được sử dụng từ thời xa xưa trong nhiều lĩnh vực. Các nguồn năng lượng này thường tồn tại một cách phân tán. Việc khai thác và sử dụng chúng ở quy mô công nghiệp gặp nhiều khó khăn do hiệu suất chuyển hóa thành điện năng thấp. Các nguồn năng lượng truyền thống không gây ra các tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình khai thác và sử dụng.

Năng lượng mặt trời và địa nhiệt : Là 2 dạng năng lượng sạch có tiềm năng nhất trên Trái Đất. Năng lượng mặt trời có thể biến đổi trực tiếp thành điện năng nhờ tế bào quang điện hoặc gián tiếp thông qua các môi trường trung gian như nước. Năng lượng địa nhiệt dưới dạng các dòng điện từ các lò macma ở sâu trong lòng trái đất. Khu vực tập trung loại năng lượng này gần với khu vực hoạt động mạnh của vỏ Trái Đất (núi lửa, khe nứt…).Việc khai thác năng lượng này đang được nghiên cứu và triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển các nguồn năng lượng sạch là nguồn vốn đầu tư và giá thành điện năng cao. Do vậy, để điều tiết cơ cấu năng lượng theo hướng tăng cường các nguồn năng lượng hợp lý, việc đánh thuế với các nguồn gây ô nhiễm và việc nâng cao hiệu suất, giảm giá thành đối với nguồn năng lượng sạch là các điều kiện quan trọng nhất.

7.3.3. Các giải pháp về năng lượng của loài người

Các giải pháp về năng lượng của loài người hướng tới một số mục tiêu cơ bản sau:

Duy trì lâu dài các nguồn năng lượng của Trái Đất; hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường trong khai thác và sử dụng năng lượng; sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật.

Trong điều kiện hiện nay, các dạng năng lượng hóa thạch dễ khai thác và sử dụng đang là đối tượng quan tâm của nhiều quốc gia. Tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch chủ yếu là các nước có công nghiệp phát triển như Mỹ, các nước phương Tây. Do vậy, để giảm sự tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch là nguồn năng lượng gây tác động mạnh mẽ tới môi trường, các nước công nghiệp cần phải thay đổi cơ cấu năng lượng, giảm mức độ tiêu thụ năng lượng trên đầu người. Bên cạnh đó, việc đầu tư triển khai các công nghệ chống ô nhiễm môi trường trong các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, dầu có tác động giảm thiểu lượng các chất thải ra môi trường.

Tăng giá năng lượng như giá điện, giá xăng dầu, than là một phương hướng khai thác để giảm sự tiêu xài lãng phí năng lượng, khuyến khích các nhà đầu tư cho các công nghệ sạch, các dạng năng lượng sạch khác. Đối với các nước đang phát triển, giá điện tăng và các loại năng lượng khác thường thấp do được trợ giá hoặc chưa tính đầy đủ đến các thiệt hại về môi trường. Việc tăng giá năng lượng phải được thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế của từng quốc gia.

Tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái sinh theo hướng hạ giá thành sản xuất sao cho chúng có thể cạnh tranh với các nguồn năng lượng truyền thống.

Nghiên cứu các quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất để tiết kiệm năng lượng. Nghiên cứu sử dụng các dạng năng lượng sạch trong một số lĩnh vực dễ gây tác động xấu đến môi trường như: giao thông, sinh hoạt,…

7.4. Phát triển bền vững

7.4.1. Yêu cầu của phát triển bền vững

Để duy trì sự sống của bản thân và tiếp tục sự phát triển nòi giống, ngay từ kỳ nguyên thủy, con người đã có những hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến thành những vật phẩm cần thiết cho mình, hoặc để cải thiện những điều kiện thiên nhiên, tạo nên môi trường sống thích hợp với mình. Trong lúc tiến hành những hoạt động đó, con người đã ít nhiều biết rằng mọi can thiệp vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường luôn luôn có hai mặt lợi hại khác nhau đối với cuộc sống lâu dài và trước mắt của con người. Một số kiến thức và biện pháp thiết thực để ngăn ngừa những tác động thái quá đối với môi trường đã được đúc kết và được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới dạng tín ngưỡng và phong tục.

Trong các xã hội công nghiệp, với sự phát triển những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới và kỹ thuật sản xuất tiến bộ hơn nhiều, con người đã tác động mạnh mẽ vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường, can thiệp một cách trực tiếp và nhiều khi thô bạo vào các hệ thiên nhiên. Để “chế ngự” thiên nhiên, con người đã tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển xã hội của loài người đối với các quá trình diễn biến của tự nhiên. Để đạt tới năng suất cao của sản xuất nông nghiệp, con người đã chuyển đổi các dòng năng lượng tự nhiên, cắt nối các móc xích thức ăn vốn có của tự nhiên, đơn điệu hóa các HST, sử dụng năng lượng bổ sung to lớn để duy trì những cân bằng nhân tạo mong manh.

Đặc biệt là trong nửa cuối thế kỷ XX, sau những năm hồi phục hậu quả của thế chiến lần thứ 2, hàng loạt nước tư bản chủ nghĩa tiếp tục đi sâu vào quá trình công nghiệp hóa, nhiều nước vừa được giải phóng khỏi chế độ thực dân cũng có điều kiện phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của mình. Một số nhân tố mới như cách mạng khoa học và kỹ thuật, sự bùng nổ dân số, sựu phân hóa các Quốc gia về thu nhập đã tạo nên nhiều nhu cầu và khả năng mới về khai thác tài nguyên thiên nhiên và can thiệp vào môi trường. Trật tự bất hợp về kinh tế thế giới đã tạo nên 2 loại ô nhiễm : “ ô nhiễm do thừa thãi” tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và “ ô nhiễm do đói nghèo” tại các nước chậm phát triển về kinh tế.

Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hóa và ngừng sự phát triển của mình. Đó là quy luật sự sống của tạo hóa mà vạn vật đều phải tuân theo một cách tự giác hay không tự giác. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Phát triển đương nhiên sẽ biến đổi môi trường, nhưng làm sao cho môi trường vẫn có đầy đủ 3 chức năng quan trọng nhất : đảm bảo không gian sống với chất lượng tốt cho con người, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần thiết, tái xử lý các phế thải của hoạt động của con người. Hay nói một cách khác, giữ cân bằng giữa hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội.

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người, nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của hệ thống trong tương lai. Phát triển bền vững là một phương hướng được các quốc gia trên thế giới ngày nay hướng tới, đó la niềm hy vọng lớn của toàn thể loài người.

7.4.2. Các nguyên tắc xây dựng xã hội bền vững

Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển bền vững tại Rio- Janiero (Braxin) tháng 6 năm 1992 đã đưa ý kiến thống nhất của 172 quốc gia về sự cần thiết phải xây dựn một sản xuất phát triển bền vững trên trái đất. Đây là xã hội biết kết hợp hài hòa giữa việc phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường, một xã hội có nền kinh tế và môi trường bền vững.



Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững các nhà môi trường đã đề ra 9 nguyên tắc:

* Nguyên tắc thứ nhất: Tôn trọng và quan tâm tới đời sống cộng đồng.

Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng: nguyên tắc này nói lên phải có trách nhiệm quan tâm tới mọi người xung quanh và các hình thức khác nhau của cuộc sống trong hiện tại cũng như trong tương lai. Đó là một nguyên tắc đạo đức lối sống. Điều đó có nghĩa là, sự phát triển của nước này không làm tổn hại đến quyền lợi của những nước khác, cũng như không gây tổn thất đến thế hệ mai sau. Chúng ta phải chia sẻ công bằng những phúc lợi và chi phí trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các cộng đồng, giữa những thế hệ chúng ta với thế hệ mai sau.

Tất cả các dạng sống trên trái đất tạo thành một hệ thống lớn lệ thuộc lẫn nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, việc làm rối loạn một yếu tố nào đó trong tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến những hành động ngày nay của chúng ta, cũng như trên thế giới thiên nhiên luôn bị con người tác động. Trong các mối quan hệ hữu cơ như vậy, về mặt đạo đức cuộc sống, chúng ta phải sử dụng thiên nhiên một cách khôn khéo, thận trọng để đảm bảo sự sống còn của các loài khác hoặc không làm mất nơi sinh sống của chúng.

* Nguyên tắc thứ hai: Cải thiện chất lượng sống của con người

Mục đích cơ bản của sự phát triển là cái thiện đời sống của con người. Con người phải nhận biết khả năng của mình, xác lập một niềm tin vào cuộc sống vinh quang và thành đạt. Việc phát triển kinh tế là một yếu tô quan trọng trong sự phát triển mỗi dân tộc có những mục tiêu phát triển khác nhau trong sự nghiệp, nhưng lại có một số điểm thống nhất. Đó là mục tiêu xây dựng một cuộc sống lành mạnh, có một nền giáo dục tốt, có đủ tài nguyên, đảm bảo cuộc sống không chỉ cho riêng mình mà cho tất cả thế hệ mai sau, có quyền tự do bình đẳng, được bảo đảm an toàn và không co bạo lực, mỗi thành viên trong xã hội đều mong có cuộc sống ngày một tốt hơn.



* Nguyên tắc thứ ba : Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất

Sự phát triển trên cơ sở bảo vệ đòi hỏi phải có những hành động thích hợp, thận trọng, để bảo tồn chức năng và tính đa dạng của HST. Đa dạng sinh học tích lũy trong hệ thống thiên nhiên của trái đất mà loài người chúng ta đều phải lệ thuộc vào đó. Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống. Chính hệ thống này có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh khí hậu, cân bằng nước và làm cho không khí trong lành, điều hòa dòng chày, chu chuyển các yếu tố cơ bản, phục hồi các hệ sinh thái.

Bảo vệ tính đa dạng sinh học có ý nghĩa không chỉ bảo vệ tất cả các loài động vật, thực vật trên hành tinh này mà còn bao gồm về cả gen di truyền có trong mỗi loài.

Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ cuộc sống cho chính thế hệ chúng ta và mai sau. Vì đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, thủy sản,công nghiệp và du lịch cũng như bảo vệ môi trường, đồng thời bảo vệ đa dạng là góp phần vào việc nâng cao trí thức, thúc đẩy tiến tới một xã hội văn minh.



* Nguyên tắc thứ tư: Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo.

Tài nguyên không tái tạo như: quặng, dầu, khí đốt, than đá, trong quá trình sử dụng sẽ bị biến đổi, không thể bền vững được. Theo dự báo, một số khoáng sản chủ yếu trên trái đất, với tốc độ khai thác và sử dụng như hiện nay sẽ bị cạn kiệt trong tương lai gần, ví dụ khí đốt khoảng 30 năm, dầu mỏ khoảng 50 năm, than đá khoảng 150 – 200 năm,…trong khi loài người chưa tìm được nguồn thay thế. Vì vậy, cần phải sử dụng nguồn tài nguyên không tái tạo được một cách hợp lý và tiết kiệm như: quay vòng tái chế chất thải, sử dụng tối đa các thành phần có ích chứa trong từng loại tài nguyên, dùng tài nguyên tái tạo khác nếu có thể được để thay thế chúng,..Các biện pháp trên là cần thiết để trái đất có thể đáp ứng cho loài người nguồn tài nguyên không tái tạo cần thiết cho tương lai.



* Nguyên tắc thứ năm: Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất

Như chúng ta đã biết, mức độ chịu đựng của trái đất nói chung hay của một HST nào đó, dù là tự nhiên hoặc là nhân tạo, đều có giới hạn. Con người có thể áp dụng công nghệ mới để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhưng nếu không dựa trên quy luật phát triển nội tại của tự nhiên thì thường phải trả giá đắt bằng sự suy thoái, nghèo kiệt đa dạng sinh học hoặc suy nghĩ làm giảm chức năng cung cấp. Các nguồn tài nguyên không phải là vô tận mà bị giới hạn trong khả năng tự phục hồi được của hệ sinh thái, hoặc khả năng hấp thụ các chất thải một cách an toàn.

Sự bền vững không thể có được nếu mức độ dân số thế giới ngày càng tăng. Do dân số tăng, nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên ngày càng lớn vượt quá khả năng chịu đựng của Trái đất. Muốn tìm giải pháp đúng đắn để quản lý, sử dụng bền vững các tài nguyên, chúng ta phải tạo ra một dải an toàn giữa toàn bộ các tác động của con người với ranh giới mà ta ước lượng môi trường Trái đất có thể chịu đựng được. Muốn vậy nguyên tắc thứ năm đề xuất:

- Những người sống ở các nước có thu nhập cao, thích sống xa hoa, tiêu thụ nhiều tài nguyên cần phải giảm bớt chi dùng và nên tiết kiệm.

- Người dân sống ở các nước có thu nhập thấp thường bị các bệnh suy dinh dưỡng, đói nghèo, không có điều kiện học tập. Vì vậy, họ phải cố gắng phát triển kinh tế để nâng cao điều kiện sống.

- Các Quốc gia giầu phải có trách nhiệm giúp đỡ các Quốc gia nghèo.

Muốn đứng vững trong khả năng chịu tải của Trái đất và đảm bảo điều kiện để cải thiện chất lượng sống của con người, các dân tộc anh em trên Thế giới, không phân biệt mầu da, sắc tộc, thu nhập,.. cần có hành động ưu tiên như sau:


  • Quản lý các nguồn tài nguyên một cách bền vững

  • Thống nhất việc quản lý dân số và tiêu dùng tài nguyên

  • Giảm bớt việc tiêu dùng quá mức và lãng phí tài nguyên

  • Cung cấp thông tin, phương tiện chăm sóc y tế và kế hoạch hóa gia đình

  • Nâng cao dân trí, tiến hành các biện pháp để cho tất cả mọi người hiểu rằng khả năng chịu đựng của Trái đất không phải là vô hạn.

* Nguyên tắc thứ sáu: Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân

Trước đây và ngay cả hiện nay nhiều người trong chúng ta không biết cách sống bền vững. Sự nghèo khổ buộc con người phải tìm mọi cách để tồn tại như: phá rừng làm nương rẫy, săn bắn chim thú,… Những hoạt động đó xẩy ra liên tục đã gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm nghèo kiệt quỹ đất, suy giảm tài nguyên. Nạn đói nghèo thường xuyên sẩy ra với các nước có thu nhập thấp. Còn những nước có thu nhập cao thì nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng cao, ở đó họ dùng một cách lãng phí quá mức chịu đựng của thiên nhiên, nên đã làm ảnh hưởng đến các cộng đồng. Vì lẽ đó con người nhất thiết phải thay đổi thái độ và hành vi của mình, không những để cộng đồng biết sử dụng bền vững nguồn tài nguyên mà còn để thay thế các chính sách hỗ trợ về kinh tế và buôn bán trên thế giới.

Mọi người trên hành tinh này không phân biệt giầu nghèo, sắc tộc, tôn giáo, tuổi tác, đều cần phải có quan niệm đúng đắn về giá trị của nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có trên trái đất và những tác động của con người đối với chúng.

* Nguyên tắc thứ bẩy: Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.

Môi trường là ngôi nhà chung, không phải của riêng một cá nhân hay tổ chức nào. Vì vậy, việc “cứu lấy trái đất” và xây dựng một cuộc sống bền vững phụ thuộc vào niềm tin và sự đóng góp của mỗi cá nhân. Khi nào con người biết tự mình tổ chức cuộc sống bền vững trong cộng đồng mình, họ sẽ có một sức sống mạnh mẽ cho dù cộng đồng của họ giầu hay nghèo, thành thị hay nông thôn.

Muốn thực hiện được như vậy cần phải có các hành động ưu tiên như sau:

- Cho phép cộng đồng có thể điều khiển toàn bộ cuộc sống của mình bao gồm: được hưởng, sử dụng nguồn tài nguyên, đồng thời có trách nhiệm quản lý nguồn tài nguyên ở địa phương mình cũng như được tham gia vào bàn bạc và thảo luận các dự án bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Cho phép cộng đồng sử dụng tài nguyên trong vùng thỏa mãn một số nhu cầu trong cuộc sống.

- Tạo mọi điều kiện giúp đỡ cộng đồng bảo vệ môi trường sống của mình

Nếu mỗi cộng đồng tự quản lý được nguồn tài nguyên và phân phối phù hợp lợi ích đa số người sử dụng thì công việc sẽ được thuận lợi.

* Nguyên tắc thứ 8: Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ.

Một xã hội muốn bền vững phải biết kết hợp hài hòa giữa phát tiển và bảo vệ môi trường, phải xây dựng, được sự đồng tâm nhất trí và đạo đức cuộc sống bền vững trong các cộng đồng. Các chính quyền địa phương cũng như trung ương phải có cơ cấu thống nhất về quản lý môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Muốn có một cơ cấu quốc gia thống nhất, phải thống nhất kết hợp các nhân tố con người, sinh thái và kinh tế. Điều này rất quan trọng đối với việc xây dựng cuộc sống tươi đẹp trong mọi lĩnh vực.

Muốn có chương trình hành động thực sự có hiệu quả, điều quan trọng là phải biết lựa chọn những mục tiêu và chương trình ưu tiên như cơ chế hoạt động thống nhất, chính sách hữu hiệu và hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho con người, chính sách kinh tế kỹ thuật hợp lý.



* Nguyên tắc thứ 9: Xây dựng một khối liên minh toàn cầu

Như đã phân tích, nếu muốn bảo vệ môi trường bền vững chúng ta không thể làm riêng lẻ được mà phải có một sự liên minh giữa các nước. Bầu khí quyển và các đại dương tác động qua lại lẫn nhau tạo ra khí hậu trên trái đất, nhiều sông lớn là chung của nhiều quốc gia. Vì vậy, bảo vệ trong sạch của dòng sông là trách nhiệm chung của nhiều nước. Sự bề vững trong mỗi nước luôn phụ thuộc vào các Hiệp ước Quốc tế để quản lý các nguồn tài nguyên chủ yếu.

Do đó, các quốc gia trên Thế giới phải nhận thức rõ quyền lợi chung của mình trong môi trường chung trên Trái đất. Các quốc gia cần tích cực tham gia kí kết và thực hiện các Công ước quốc tế quan trọng về môi trường như Công ước CITES, Công ước bảo vệ tầng Ozôn, Công ước RAMSA,…


Каталог: file -> downloadfile8 -> 200
200 -> Bài 1: ( 5 điểm) A=24,4872 1\ Tính a = 2\ Tính giá trị của biểu thức: B=7,708220309 B= tại X =; z = 4 Bài 2
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
200 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012

tải về 2.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương