Bodhicaryàvatàra nhập hạnh bồ TÁT


Ngã cũng không phải là tinh thần – Phản bác phái Số Luận  31



tải về 1.04 Mb.
trang19/21
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.04 Mb.
#37805
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

Ngã cũng không phải là tinh thần – Phản bác phái Số Luận  31


61. (TQ) Nếu nhĩ thức là “Ta”
Thì luôn nghe âm thanh 32
Cả lúc nó vắng mặt
[Vì các anh cho rằng
"Cái Ta" là vĩnh cửu]
Nếu đối tượng cái biết 33 
Không còn có mặt nữa
Làm sao có cái biết?
Vậy vì lý do nào
Gọi đó là nhĩ thức?

62. Nếu xem rằng cái biết


Là những gì không biết
Thì gỗ cũng phải biết
Vậy có thể khẳng định 
Nếu không có quan hệ
Với đối tượng nào đó
Thì không có cái biết.

63. (Số Luận) Vì lẽ nào "Cái Ta"


Khi thấy biết màu sắc
Lại không nghe âm thanh?

(TQ) Tại sao cùng một lúc


Thấy được mà không nghe?

(Số Luận) Vì âm thanh lúc ấy


Không có mối quan hệ.

(TQ) Như vậy thì "Cái Ta"


Không phải là nhỉ thức.

64. Cái mà bản tánh nó 


Vốn thâu nhận âm thanh
Sao lại thấy hình sắc?

(Số Luận) Cùng một người đàn ông


Có thể xem là cha
Vừa cũng xem là con.

(TQ) Như thế là giả danh


Theo chân lý tuyệt đối
Không thể nào như vậy.

65. Bởi vì theo các anh


Thực tại là ba đức 34
Từ bi, mê, bóng tối
Đã tạo ra vật thể
Chẳng là cha hay con
Cả ba không sẵn có
Tính chất nghe âm thanh.

66. (Số Luận) Cũng như một diễn viên


Đóng nhiều vai thay đổi
Tánh thâu nhận âm thanh
Có thể chuyển thành ra
Tánh nhận thấy hình sắc.

(TQ) Thường thay đổi tính chất


Thì không thể vĩnh hằng.
Vậy điều anh nói rằng
Trong cùng một cái ta
[Hay trong một diễn viên]
Chứa đựng nhiều tính chất
Là điều chưa từng có.

67. Nếu tánh chất đổi khác


Thì không thực có được.
Vây xin anh chỉ giúp
Thực tánh nó là gì?
Bản chất nó là gì?

(Thường Luận) 


Đó chính là tánh biết 35

(TQ) Nếu thức là bản chất


Thì chúng sinh như nhau
Cùng một thứ độc nhất!

68. Vã lại mọi chúng sinh


Hữu tâm hay vô tâm
Đều như nhau là “Một” 36
Vì bản chất hiện hữu
Của chúng đều giống nhau.
Nếu hình thái khác biệt
[Các tánh nghe, thấy, ngửi…]
Được xem là không thực
Thì nền tảng của nó ["cái Ta"]
Làm sao có thực được.  

---o0o---


Phản bác phái Thường Luận


69. Hơn nữa cái vô tâm
Cũng không phải là “Ta”
Vì nó không hay biết 
Như khúc gỗ vô tri.

(Thường Luận) 


Dầu bản chất vô tri
Song khi kết với tâm
Liền có ngay nhận thức.

(TQ) Điều này thật vô lý


Vì khi không có tâm
Nhận thức cũng bị diệt.

70. Nếu "Cái Ta" không đổi


Thì tâm giúp được gì
Cho "Cái Ta" như thế?
Nếu xem cái bất động,
Không nhận thức là “Ta”
Vậy thì hư không kia
Cũng phải xem là “Ta”!  

---o0o---


Không cần có "Cái Ta" cũng có được nhân quả của công đức


71. (Thường Luận) Nhưng không có "cái Ta"
Thì không có liên hệ 
Giữa nhân và quả được.
Vì khi làm xong việc
Kẻ tạo nghiệp ("cái Ta") không còn
Vậy ai nhận quả đây?

72. (TQ) Tạo nghiệp và nhận quả


Thuộc hiện hữu khác nhau
[Năm Uẩn 37 của đời này
Là kẻ đã tạo nghiệp
Và năm Uẩn đời sau
Là người nhận quả báo]
Anh bảo có "cái Ta" (có Ngã)
Song không ai nhận quả
Tôi bảo không có “Ta” (Vô Ngã)
Và không ai tạo nghiệp
Cũng không ai nhận quả
Vậy tranh luận "cái Ta" 
Chỉ là một việc thừa.

73. (Thường Luận) [Như trong kinh có nói]


Ai đã tạo ra nghiệp
Thì phải nhận quả báo.

(TQ) Theo lời Phật đã dạy


Trong một dòng tương tục
[Của đời sống một người]
Thì ai làm nấy chịu
[Vì muốn ngăn người ấy
Chối bỏ luật nhân quả]
Chứ Phật không phải dạy
"Cái Ta" là vĩnh hằng.

74. Ý niệm của quá khứ


Cũng như của tương lai
Đều không phải là “Ta”
Vì chúng không có thực
Nhưng ý niệm hiện tại
Cũng không phải là “Ta”.
Ví dù nó là “Ta”
Nghĩ xong nó biến mất
Và “Ta” cũng mất luôn.

75. Ví như thân cây chuối


Khi bẹ bị lột hết
Nó không hiện hữu nữa.
"Cái Ta" chẳng khác hơn
Khi bị phân tích kỹ
Thì không thấy nó đâu
Vậy nó không thật có.
[Không thể nào tìm thấy
"Cái Ta" trong năm Uẩn]  

---o0o---


Không có “Cái Ta” cũng  có thể phát triễn được tâm từ bi


76. - (Hỏi) Nếu chúng sinh không thực
Vậy xót thương ai đây?

(TQ) Đó là những chúng sinh


Được nêu từ mê lầm
Của chân lý thế gian.
Tuy chúng không có thật
Song là đối tượng tốt
Của mục đích tu tập
[Để đạt quả Bồ Tát].

77. - (Hỏi) Nếu chúng sinh không thật


Vậy thì ai là người 
Theo đuổi mục đích ấy?

(Đáp) [Theo chân lý tuyệt đối]


Thực không có chúng sinh.
Tất cả mọi nỗ lực
Đều dựa trên si mê.
[Theo chân lý tương đối]
Ta không nên khước từ
Sự mê mục đích ấy
[Tức tu hạnh Bồ Tát]
Vì muốn dứt khổ đau.

78. Phát sinh từ si mê 


Nên bám víu "cái Ta". (27)
Ý thức chấp “Ta” tăng
Là nguyên nhân khổ đau
Vậy phải trừ diệt nó.
Do đó cách tốt nhất
Là tu quán Vô ngã.    

---o0o---


Chứng minh về tính Vô ngã của vạn pháp thông qua Bốn Niệm  Xứ: thân, thọ, tâm, pháp


Về thân

Tranh luận với trường phái Thường Luận

79.-80. Thân không phải là chân


Đùi, vế, eo, lưng, bụng
Thân không  phải là tay
Ngực, nách, vai, cổ, đầu…
Vậy thứ nào là thân?

81. Nói thân là tất cả


[Thì không thể đúng được]
Vì mỗi một bộ phận
Đều ở vị trí riêng.
Còn cái thân độc lập 
Thì nằm ở chỗ nào?

82. (Với Tiểu Thừa)


Nếu thân xem là “Một”
Nằm riêng trong mỗi phần
Vậy có bao nhiêu phần
Phải có bấy nhiêu thân.

83. Vậy thì thân không nằm


Bên ngoài hay bên trong
[Của tất cả bộ phận]
Song lìa các bộ phận
Tâm cũng không hiện hữu.
[Vậy các anh hãy chỉ]
Thân hiện hữu cách nào?

84. Thân thể không thực có


Vì cấu tạo đặc biệt
Nên lầm nhận có thân
[Ví như đầu, mình, chân …]
Như trong tối lầm nhận
Cây cột là hình người.

85. Chừng nào duyên còn hợp


Cột vẫn trông như người.
Bao lâu mà tay chân
Đầu mình… còn tập hợp
Chừng ấy còn nhận lầm
Đó chính là thân người.

86. Và bàn chân là gì?


Là tập hợp các ngón
Mỗi một ngón là gì
Nếu không là các lóng?

87. Chẻ lóng chân thành bụi


Rồi chẻ mãi không ngừng
Nhỏ tựa như hư không 
Vậy tìm đâu lóng chân?

88. Bởi vậy muôn hình sắc


Khác nào bóng chiêm bao!
Ai là bậc có trí 
Không thể bám víu chúng
Thân còn không có thật
Huống chi sự phân biệt 
Giữa đàn ông, đàn bà.  

---o0o---



Về cảm nhận (cảm thọ)

89. (TQ) Nếu đau đớn có thật 


Sao nó không hành hạ
Một kẻ đang sướng vui?
Nếu thú vui có thật
[Như các món ăn ngon]
Sao không gây thích thú 
Cho kẻ đang u sầu?

90. Nếu bảo rằng cảm giác


Khổ vui vẫn tồn tại
Song không thể nhận ra
Khi chúng bị lấn áp
Bởi cảm giác mạnh hơn.
Nhưng đâu là cảm giác 
Khi không cảm nhận được?

91. (Đáp) Vẫn cảm nhận được chứ!


Vì trong khi đang vui
Khổ vẫn còn tồn tại
Trong trạng thái cực yếu
[Vì khổ bị lấn áp
Bởi cái vui mạnh hơn].

(TQ) Vậy cái khổ cực yếu


Không thể gọi là khổ
Bởi vì một cảm giác
Không thể cùng một lúc
Vừa khổ cũng vừa vui.

92. [Theo một quan niệm khác]


Khổ không thể xuất hiện
Khi cảm giác đối lập (vui) 
Đang xuất hiện trong tâm.
Điều này cũng sai lầm
Vì đó là ảo tưởng 38 
[Xem khổ chưa hiện hữu
Cũng là một cảm giác]

93. Để trừ khử ảo tưởng


Cần trao dồi trí tuệ
Để thấy “tánh không thực”
Của tất cả sự vật.
Vì vậy các Thiền gia
Luôn tự nuôi dưỡng mình
Bằng nhập định quán xét
Về ảo tưởng cảm nhận.

94. Giác quan và đối tượng 39


Khi chúng xúc chạm nhau
Sẽ sinh ra cảm nhận (cảm thọ)
Nếu chúng có khoảng cách
Làm sao chúng chạm nhau?
Nếu không có khoảng cách
Ắt chúng phải là một.
Như vậy thì cái nào
Gặp gỡ với cái nào?

95. Các hạt bụi cực nhỏ 40


Không thể chia nhỏ nữa,
Khép kín và đồng dạng
Không thể xuyên nhập nhau.
Vì không xuyên nhập nhau
Nên không thể hoà hợp
Nếu không có hòa hợp
Thì không có cảm nhận.

96. Nếu vị nào thấy có


Hai vật hết chia được
Mà xuyên nhập với nhau
Làm ơn chỉ cho xem!

97. Nhận thức vốn vô hình


Không thể nào kết nối
Với đối tượng vật chất.
Càng không thể nối kết
Với tất cả giác quan
Như phân tích bên trên 41 
Vậy những gì thành tựu
Thông qua sự tập hợp
Đều không thể có thật.
Cũng không có sự vật
Của tổ hợp vi trần
Vì chúng không thực có. 42

98. Xúc chạm không có thật


Thì cảm giác tìm đâu?
Cảm giác không thật có
Thì tội gì hành thân
Để tìm cầu khoái lạc?
Vậy ai chịu đau khổ?
Cái gì gây khổ đau?

99. Không có người cảm nhận


Cảm giác cũng không nốt
Đứng trước cảnh ngộ này
Ôi hỡi lòng tham ái
Sao không tan biến đi?

100. Ta thấy và cảm được


Vì tất cả đối tượng
Và tâm giao tiếp nhau
[Trong tổng hợp nhân duyên]
Mà biến thành cảm giác
Chúng đều không thật có
Như ảo ảnh cơn mơ.

101. Cảm giác trong quá khứ


[Mà ta hồi tưởng lại]
Và cảm giác tương lai
[Mà ta đang mong cầu]
Đều là sự nhớ tưởng
Chúng không phải cảm giác
Có được nhờ trải nghiệm
Hơn nữa chính cảm giác
Không thể tự trải nghiệm
Cũng như mọi đối tượng
Cũng không thể nào có
Kinh nghiệm của cảm giác.

102. Thế nên không có người


Trải nghiệm những cảm giác
Và không cảm giác nào
Có thể xem thật có.
Vậy cái nhóm năm Uẩn 
Không thể là "Cái Ta".
Vậy sao có cảm giác
Khoái lạc hay đau khổ?  

---o0o---



Về tâm

103. Tâm không nằm trong mắt 


Không nằm trong đối tượng 
Hay giữa hai thứ ấy
Tâm không thể tìm thấy
Trong thân hay ngoài thân
Hay bất cứ nơi nào.

104. Tâm không phải là thân


Cũng không phải khác thân
Nó cũng không hòa hợp
Hoặc khác biệt với thân
Tâm không là gì hết,
Hoàn toàn không thực có
Vậy bản chất chúng sinh
Vốn đã là Niết Bàn.

105. Nếu nhận thức đã có


Trước đối tượng của nó
Vậy nó dựa vào đâu
Để có thể phát sinh?
Nếu nhận thức phát sinh 
Cùng lúc với đối tượng
Như vậy thì cả hai
Dựa vào đâu để sinh?

106. Nếu sinh sau đối tượng


Nhận thức dựa vào đâu 
Để có thể khởi sinh?
[Vì đối tượng không còn].
 

---o0o---



Về pháp (đối tượng)

107. Qua sự phân tích trên


Thì tất cả sự vật
Đều không thực khởi sinh.

(Hỏi) Nếu sự vật không sinh


Thì chân lý thế gian
Cũng không thể có được.
Song tại sao lại có
Cả hai loại chân lý
[Là chân lý thế gian
Và chân lý tuyệt đối
Theo truyền thống Trung Quán?]
Vậy chân lý thế gian
Có phải được sinh từ
Chân lý thế gian khác?
[Tức là được nhận thức 
Đã có sẵn tạo ra?]
Vậy làm sao chúng sinh
Có thể đạt Niết Bàn?.

108. (TQ Đáp) Sự nhận xét như vậy


Phát xuất từ suy nghĩ
Của người chưa giác ngộ
Một chân lý thế gian 
Không thể độc lập có;
Một sự vật nào đó
Nếu nó là hệ quả
Của một chuỗi nhân duyên
Thì chân lý thế gian
Có mặt ngay tức khắc.
Không có nhân quả ấy
Thì chân lý thế gian
Cũng không thể hiện hữu.

109. (Phản bác) Bởi vì tâm nhận xét


Và vật bị nhận xét
Đều lệ thuộc lẫn nhau.

(TQ) Quả thực đúng như vậy


Đó là nhận xét chung
Thế gian ai cũng biết

110. Nếu dùng một nhận xét


Để tiếp tục nhận xét
Cái đã được nhận xét
Thì quá trình nhận xét
Không bao giờ chấm dứt.

111. Nếu đối tượng nhận xét


Không còn cơ sở nào
Cho nhận xét tiếp theo
[Vì nó thật trống rỗng]
Thì cái tâm nhận xét
Không còn nương vào đâu
Để có thể tồn tại
[Vì hết sạch đối tượng]
Tâm cũng không sinh nữa
Đây chính là Niết Bàn.

112. Nếu ai chủ trương rằng 43


Vật và tâm có thật
Sẽ gặp tình trạng rối:
Nếu đối tượng thật có
Nhờ nương vào nhận thức
Vậy thì bằng cách nào
Để nhận thức có thật?

113. Hoặc nhận thức có thật


Nhờ nương cái nó biết
Vậy thì bằng cách nào
Cái được biết có thật?
Và nếu như cả hai
Nương nhau để mà có
Thì chúng không thật có.

114. Ví như người không con


Không được gọi là cha
Và con từ đâu sinh
Nếu không có người cha?
Cũng vậy, tâm và vật
Không hiện hữu độc lập.

115. (DT) Mầm phát sinh từ hạt.


Nhờ mầm mà thấy hạt
Tại sao không chấp nhận
Nhận thức là có thực
Vì nó được phát sinh
Từ sự vật được biết?

116. (TQ) Có thể chấp nhận rằng


Sự hiện hữu của hạt 
Được biết nhờ thấy mầm;
Nhưng mà nhờ cái gì
Để có thể biết rằng
Nhận thức là thực có
Thông qua sự hay biết
Từ cái bị nhận thức?
 
 

---o0o---




tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương