Bodhicaryàvatàra nhập hạnh bồ TÁT


Phương pháp của Trung Quán



tải về 1.04 Mb.
trang18/21
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.04 Mb.
#37805
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

Phương pháp của Trung Quán


31. (Hỏi) Làm sao dứt phiền não
Một khi biết được rằng
Thế gian là ảo tưởng
Giống như người phù thủy
Say mê một ảo nữ
Do mình tạo tác ra?

32. (Đáp) Trong trường hợp như vậy


Người phù thủy chưa dứt
Sự luyến ái đối tượng
Gán người mình tạo ra 
Là hữu thể thật sự.
Hơn nữa có nhận thức 
Yếu ớt về Tánh Không
Nên khi thấy ảo nữ
Liền khởi lên say mê.

33. Khi tu tập Tánh Không


Đến trình độ kiên định
Sẽ trừ được cái thấy
Sự vật vốn thực có
Tu tập càng nhuần nhuyễn
Sẽ nhận thức rõ rằng
Không pháp nào thực có
Thì cuối cùng ý niệm
Về Tánh Không cũng tan.

34. Đến khi hết vấp phải


Bất cứ hiện hữu nào
Mà có thể phủ nhận 
Thì cái không-hiện-hữu
Cũng tan biến trong tâm.

35. Khi cái có, cái không


Không còn khởi trong tâm
Thì đâu còn cái gì
Có thể khởi lên nữa
Và tâm thật thanh tịnh.

36. Cũng như cây như ý 27


Làm thoả mãn ước vọng 
Của bao nhiêu chúng sinh
Vì lời nguyện của Phật
[Thuở tu hạnh Bồ Tát]
Và lòng thành chúng sinh
Mà thân Phật ảnh hiện
[Để giải thoát chúng sinh]

37. Có người Bà La Môn


Xây tháp chim đại bàng
[Để giải trừ chất độc]
Dù ông chết đã lâu
Xá lợi Garuda
Do ông đã trì chú
Vẫn tác dụng trị độc.

38. Lúc còn là Bồ Tát


Đức Phật đã thành tựu
Bao hạnh nguyện bồ đề
Dù Ngài đã nhập diệt
Nhưng xá lợi của Ngài
Vẫn luôn luôn tiếp tục
Đem lợi đến chúng sinh.

39.- 40. (Hỏi) Thờ lạy tượng vô tri


Sao lại được công đức?

(Đáp) Theo kinh điển đã dạy


Nơi chân lý tương đối 
Hay chân lý tương đối
Công đức của thờ lạy
Hoàn toàn giống như nhau
Dù với Phật tại thế
Hay sau khi nhập diệt.  

---o0o---


MỤC ĐÍCH GIẢI THOÁT CỦA TIỂU THỪA CŨNG CẦN PHẢI  CÓ NHẬN THỨC VỀ TÁNH KHÔNG


TL: Thắng Luận
TQ: Trung Quán

41. (TL) Nhờ tu Tứ Diệu Đế


Cũng đủ đạt giải thoát 
Cần chi đến trí tuệ
Thấy rõ được Tánh Không?

(TQ) Kinh Bát Nhã dạy rằng


Thiếu tuệ giác Bát Nhã
Thì không thể giác ngộ  

---o0o---


Tính chân chánh của Đại thừa


42. (TL) Song giáo lý Đại Thừa
Không do Phật thuyết giảng
Nên không đáng tin cậy.

(TQ) Vậy vì lý do nào 


Khiến Tiểu Thừa đáng tin?

(TL) Vì tất cả hai phái


[Tiểu Thừa và Đại Thừa]
Đều xác nhận như vậy.

(TQ) Vậy thì lúc trước đây


Các anh chưa chấp nhận
Không lẽ kinh điển ấy
Không phải lời Phật dạy?

43. (TL- Thắng Luận) Chúng vẫn đáng tin cậy


Vì chúng được truyền thừa
Liên tục không gián đoạn.

(TQ) Lý do các anh tin


Kinh điển của Tiểu Thừa
Chẳng khác chúng tôi tin
Kinh điển của Đại Thừa;
Chúng cũng được các Tổ
Nối tiếp nhau truyền thừa
Không bao giờ gián đoạn;
Lại nữa theo các anh
Tất cả kinh điển nào
Được hai phái chấp nhận
Cũng đều là chân lý,
Vậy thì phải chấp nhận
Cả kinh điển Vệ Đà
Và kinh điển ngoại đạo.

44. (TL-Thắng Luận) Kinh điển của Đại Thừa


Thường hay bị tranh cãi
Vì vậy không đáng tin.

(TQ) Vậy kinh của các anh


Cũng nên từ bỏ luôn
Vì chúng bị ngoại đạo
Và nội phái tranh cãi.  

---o0o---


Sự chưa trọn của Tiểu Thừa


45. Gốc rễ của giáo lý 
Mà đức Phật giảng dạy
Bắt nguồn từ Niết Bàn 
Và đời sống tu hành
Của các vị xuất gia
[Đã sạch mọi phiền não].
Điều này hiếm người đạt
Bởi vì tâm của họ
Còn bám víu đối tượng 28

46.- 47. (TL) Các bậc A La Hán


Dù không hiểu Tánh Không
Cũng vẫn được giải thoát
Vì đã diệt phiền não
Nhờ tu Tứ Diệu Đế.

(TQ) Dù phiền não chấm dứt


Song chắc gì hết khổ?
Nhiều vị vẫn thọ khổ
Do nghiệp lực quả báo
Từ quá khứ vẫn còn
[Thông qua sự lưu truyền
Mà chúng tôi được biết 
Chính ngài Mục Kiền Liên
Tuy thành A La Hán
Song vẫn còn thọ khổ].

48. (TL-Thắng Luận) Ái sinh từ cảm thọ


Những A La Hán ấy 
Vẫn còn có cảm thọ
Tâm còn bám đối tượng 
[Nên không đạt Niết Bàn]

48. (TQ) Không hiểu biết Tánh Không


Thì tâm bám sự vật 
Tâm chỉ tạm lắng yên
Trong những khi nhập định
Rồi trở lại như trước.
Vậy muốn chấm dứt khổ
Phải tu quán Tánh Không.   

---o0o---


Chớ sợ Tánh Không


Câu 49-52.: Bỏ 29

53. (Hỏi) Vừa chấp vào hiện hữu


Vừa sợ hãi Tánh Không
Nên không thể giác ngộ
Vẫn nhận lấy đau khổ
Chìm đắm trong luân hồi.

54. (Đáp) Sự phản bác như vậy


Thực không có căn cứ
Vậy không nên ngại ngần
Thiền quán về Tánh Không.

55. Tánh Không là liều thuốc


Dùng đối trị Vô minh
Của chướng ngại phiền não
Và chướng ngại hiểu biết 30
Muốn đạt “Nhất Thiết Trí”
Phải thiền quán Tánh Không.

56. (Phản bác) Tánh Không gây đau khổ


Nó khiến tôi lo sợ.

(Đáp) Tánh Không làm lắng dịu


Tất cả mọi khổ đau 
Tại sao lại sợ nó?

57. Chừng nào còn tin rằng


“Cái Ta” là có thật
Chừng ấy còn sợ hãi
Về cái này cái kia.
Nếu nhận thức rõ rằng
"Cái Ta" không có thật 
Vậy ai gánh nỗi sợ?  
 

---o0o---


CHỨNG MINH VỀ TÁNH KHÔNG

Chứng minh về  sự Vô ngã của một "Cái Ta" có thật


"Cái Ta" không phải vật chất – 
Phản bác lại chủ nghĩa vật chất

58-60. Răng, tóc, móng, máu xương


Đều không phải là "Ta"
Mủ, đờm, nước miếng, mỡ
Nước tiểu, phân, thịt, gân
Hơi nóng, chín lỗ hổng …
Và tất cả sáu thức
Cũng không phải là “Ta”
 

---o0o---




tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương