Bodhicaryàvatàra nhập hạnh bồ TÁT



tải về 1.04 Mb.
trang17/21
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.04 Mb.
#37805
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

Tổng kết


174. Thân càng được che chở
Nó càng nhỏng nhẽo hơn
Nó càng bị sa đọa.

175. Và nó càng sa đọa


Ái dục nó càng tăng
Cả tài sản quả đất
Cũng không thỏa mãn nó.

176. Ai ham đắm điều gì


Mà không thể có được
Thì chuốc lấy thất vọng ;
Kẻ dứt hết cầu mong
Sẽ được phước vô biên.

177. Hãy ngăn chận phóng túng


Trong vấn đề hưởng lạc 
Để phục vụ thân xác.
Hãy mong cầu những gì
Mà ta không muốn nhận.

178. Thân xác này không sạch


Trông đáng sợ làm sao !
Cuối cùng chết cứng đơ
Và trở thành tro bụi.
Tại sao ôm giữ nó
Và xem nó là “Ta” ?

179. Dù sống hay là chết


“Bộ máy” này ích gì?
Nó khác gì cục đất?
Ôi ý thức chấp “Ta” 
Hãy diệt đi cho rồi !

180. Vì phục dịch thân này,


Tôi chịu bao đau khổ.
Dù bị ghét, được thương
Nó cũng như khúc gỗ.
Tôi cũng không được gì !

181. Dù che chở thế nào


Hay vứt cho quạ ăn 
Nó chẳng biết thương, ghét
Một tấm thân như thế
Thương mãi để làm chi?

182.  Nó không hay, không biết


Khi nó bị lăng nhục
Song tôi sôi tiết lên
Khi nó được tôn vinh
Thì tôi rất hả dạ
Vì ai tôi như thế?

183. Ai thương thân xác tôi


Kẻ ấy trở thành bạn 
Ai thương thân của họ
Sao không là bạn tôi?

184. Bởi thế, tôi thản nhiên


Cống hiến thân xác này
Vì sự nghiệp giải thoát
Cho tất cả chúng sinh.
Từ nay tôi mang nó
Như là một công cụ
Dù nó đầy lỗi lầm.

185.-186 Thôi đã đủ lắm rồi


Nếp sống kẻ phàm phu
Nay theo chân Hiền giả
Khắc ghi lời giáo huấn
Chánh niệm luôn giữ gìn
Chống lại tính dã dượi
Và lừ đừ ngủ gật. 

187. Để chướng ngại tiêu trừ


Tâm phải rời tà kiến
Tinh tấn luôn phát huy 
Chuyên cần tu chánh định.
 
 
---o0o---

CHƯƠNG CHÍN - TRÍ TUỆ

Dẫn nhập


1. Đức Phật tuyên bố rằng
Các hạnh Ngài khuyên dạy
Đều đưa đến trí tuệ.
Bồ Tát mong trừ khổ
Phải phát huy trí tuệ.
 

---o0o---


Hai chân lý


Định nghĩa

2. Có hai loại chân lý


Tương đối của thế gian 21
Và chân lý tuyệt đối 22
Tuyệt đối vượt tương đối;
Đối tượng của trí thức
Không phải là chân lý;
Nhưng chân lý thế gian 
Được xem là trí tuệ.  

---o0o---


Trình độ nhận thức khác nhau


3.-4.Tương ứng hai chân lý
Cũng có hai hạng người
“Thiền gia” và “người thường”
Thiền gia hay bác bỏ
Quan niệm của người thường;
Thiền gia có hai cấp
“Thấp”, “cao” tuỳ trí tuệ;
Thiền gia và người thường
Cả hai đều công nhận
Hiện hữu của các pháp
Nhưng người thường khẳng định
Các pháp là chân lý;
Song thiền gia quan niệm
Thế giới là mộng ảo
Tất cả là hiện tượng
Chúng không có tự tính
Nhưng vì muốn giác ngộ
Thiền gia phải tu học
Dùng chúng làm phương tiện
Để dần dần tiến lên.

5. Người thường nhìn các pháp


Xem chúng là có thật;
Ngược lại, các thiền gia
Xem chúng là ảo tưởng
Đó là sự khác biệt
Giữa thiền gia, người thường.  

---o0o---


Phản bác lập trường chấp vào thật hữu


6. Theo quy ước thế gian
Mọi đối tượng cảm nhận 
Được xem như có thật
Song dưới mắt trí tuệ
Thì quy ước ấy sai
Như xem bẩn là sạch.

7. Để người thường hiểu đạo


Phật giảng pháp vô thường.
Nhưng trong mỗi sát na
Pháp cũng không có thật.

- (Hỏi) Phải chăng ý ấy nói


Pháp có trong thoảng chốc
Là chân lý thế gian?
Điều này thật mâu thuẫn 
[Đối với sự cảm nhận 
Về chân lý tuyệt đối].

8. (Đáp) Mâu thuẫn ấy không có


Vì thiền gia nhận thức
Rằng chân lý thế gian
Vốn không có tự tính
Mọi pháp đều vô thường
Có đó liền tan biến
Khác nhận thức người thường
Nếu không anh mâu thuẫn
Với quan niệm thế gian
Khi anh đánh giá rằng
Nữ sắc không sạch sẽ 
[Trong khi người thế gian
đánh giá họ là sạch]

9.- (Hỏi) Làm sao đạt công đức


Khi thờ một vị Phật
Được xem như ảo tưởng?
Và sẽ như thế nào
Đối với vị Phật thật?

(Đáp) Cúng dường vị Phật thật


Sẽ có công đức thật
Cúng dường vị Phật ảo
Sẽ có công đức ảo.

- (Hỏi) Nếu như một hữu tình


Được xem như ảo tưởng
Làm sao nó chết được?
Và có thể tái sinh?

10. (Đáp) Người ảo chỉ tồn tại


Cho đến khi nhân duyên
Còn phối hợp đầy đủ.
Đâu vì sự liên tục 
Của nhân duyên kéo dài
Mà có thể khẳng định
Con người hiện hữu thật!

11. Khi giết hại người ảo


Không thể bị tội lỗi
Vì họ thiếu tâm ý.
Song với một hữu tình
Trang bị tâm ý ảo
Thì tội phước phát sinh.

12.-13.  – (Hỏi) Thần chú và ảo thuật


Không thể có công năng
Tạo tác ra tâm ảo!

(Đáp) Tâm ảo vốn đa dạng


Sinh từ nhiều loại duyên
Chỉ một duyên đơn độc
Không thể sinh tất cả.

14.-15. - (Hỏi) Theo chân lý tuyệt đối


Thì tất cả chúng sinh
Đều ở trong Niết Bàn
Và chúng chỉ luân hồi 
Theo chân lý thế gian,
Vậy Phật cũng luân hồi,
Như thế ích lợi chi
Khi tu hạnh Bồ Tát?

(Đáp) Chừng nào duyên chưa dứt


Ảo tưởng vẫn tồn tại.
Khi duyên bị gián đoạn
Thì ảo tưởng không còn,
Nhưng Phật đã dứt sạch
Mọi nhân duyên ảo tưởng
Nên không còn luân hồi.  

---o0o---


Phản bác lập trường Duy Thức


Duy Thức (viết tắt: DT)
Trung Quán (viết tắt :TQ)

16. (TQ) Nếu pháp không có thực 23


Cả tâm ảo cũng không
Vậy ai biết được ảo?

(DT) Mặc dù pháp bên ngoài


Chỉ là hiện tượng ảo
Song là bóng dáng tâm
Nên vẫn tồn tại riêng!

17. (TQ) Nếu ngay cả tâm thức


Và ảo tưởng là một
Vậy cái gì bị biết?
Đức Thế Tôn từng dạy
Tâm không thấy được tâm!

18. Cũng như một lưỡi gươm


Không thể tự chém mình.
Tâm không thể quán tâm.

(DT) Tâm tự chiếu rọi tâm


Như ánh đèn tự chiếu!

19. (TQ) Điều ví dụ này sai


Ánh đèn không tự sáng
Vì không bị tối che!

(DT) Màu xanh tự nó xanh


Như ngọc lưu ly xanh
Không lệ thuộc vật khác.

20. Cũng thế ta nhận thấy


Có cái tùy nhân duyên
Và có cái độc lập!

(TQ) Ví dụ này cũng sai.


Màu xanh không tự tánh
Xanh nhờ ngọc lưu ly (làm duyên)
Nếu nó thiếu nhân duyên
Không thể tự hóa xanh!

21. (DT) Nếu nói tâm tự biết


Thì cũng có thể nói
Ánh đèn tự chiếu sáng!

(TQ) Ví như thừa nhận rằng


Ánh đèn tự chiếu sáng
Nhưng ai biết điều ấy?
Ai nói tâm tự chiếu?

22. Nếu không có đối tượng


Nhận biết tâm tự chiếu
Thì tâm chiếu hay không
Đều chẳng thành vấn đề.
Giống như bàn chuyện phiếm 
Về sắc đẹp bé gái
Của phụ nữ vô sinh 24 !

23.-24.(DT) Nếu tâm không hiện hữu


Làm sao nhớ chuyện xưa?

(TQ) Ký ức được xuất hiện


Vì nhờ mối tương duyên
Với cảnh vật bên ngoài
Mà đã từng trải nghiệm
Như gấu nhiễm độc chuột 25 .

25. (DT) Người có tâm siêu nhiên 26


Thấy được tâm người khác
Chẳng lẽ họ không thấy
Tâm của mình hay sao?

(TQ) Mắt nhờ bôi nước phép


Thấy kho tàng dưới đất
Nhưng mắt không thể thấy
Nước phép bôi trên mắt.

26. Trong thế giới kinh nghiệm


Chúng tôi không phủ nhận
Những điều được nhận biết
Từ giác quan cảm thụ
Từ lưu truyền đáng tin.
Song chúng tôi bác bỏ
Giả định chúng là thật
Vì đó là nguyên nhân
Tạo nên sự khổ đau.

27. Nếu các anh nghĩ rằng


Ảo tưởng chẳng khác tâm
Song chúng tôi nhận xét
Chúng không thể giống nhau
Nếu ảo tưởng thật có
Thì nó  phải khác tâm
Nếu ảo tưởng giống tâm
Nó đâu còn là nó.

28. (TQ) Dầu cảnh ảo không thật


Song nó vẫn bị thấy
Dầu tâm không thật có
[Theo chân lý thế gian]
Tâm vẫn thấy cảnh ảo.

(DT) Luân hồi của hiện hữu


Phải dựa vào hiện thực
[Tức là dựa vào tâm]
Nếu không thì luân hồi
Chẳng khác nào hư không
[Tức là không thể có
Tác dụng của nghiệp quả].

29. (TQ) Làm sao cái không thực


[Như luân hồi chẳng hạn]
Phải dựa nền tảng thật
Để có được tác dụng
[Tạo ra vật có thật]?
Như vậy theo các anh
Tâm không cần đối tượng
Vậy là tâm độc lập.

30. Và nếu tâm độc lập


Với tất cả đối tượng 
Thì tất cả chúng sinh
Đều đã thành Phật rồi.
Và nếu thật như vậy
Thì được công đức gì
Khi chỉ có tâm thôi?  

---o0o---




tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương