BÁo cáo tổng kết năm họC 2007-2008 & phưƠng hưỚNG, nhiệm vụ NĂm họC 2008-2009



tải về 0.62 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.62 Mb.
#18673
  1   2   3   4


UBND TỈNH PHÚ YÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: 1077 /BC-GDĐT-VP Tuy Hòa, ngày 6 tháng 8 năm 2008

BÁO CÁO

TỔNG KẾT NĂM HỌC 2007-2008 & PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008-2009

CỦA NGÀNH GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO PHÚ YÊN

Năm học 2007-2008 là năm học thứ hai toàn ngành triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; Tiếp tục tổ chức triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục;

Triển khai Chỉ thị 39/2007/CT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục Mầm non, Giáo dục phổ thông,Giáo dục Thường xuyên trong năm học 2007-2008;

Toàn ngành GD-ĐT Phú Yên phấn đấu vượt qua những khó khăn, khắc phục các mặt hạn chế trong năm học 2006-2007, đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”, thực hiện đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học, tiếp tục củng cố nền nếp, kỷ cương, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Năm học 2007-2008 đã kết thúc, căn cứ vào hướng dẫn tổng kết của Bộ, Sở GD-ĐT đánh giá các mặt công tác trong toàn ngành như sau:

1. Thuận lợi:

- Ngành GD-ĐT Phú Yên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Bộ GD-ĐT và sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp.

- Nhận thức của xã hội về vai trò của GD-ĐT ngày càng cao, phong trào xã hội hoá giáo dục được mở rộng.

- Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD được nâng lên, tất cả cùng nỗ lực, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

- Cơ sở vật chất trường học được tăng cường, ngày càng có nhiều trường học, phân trường được kiên cố hoá.

2. Khó khăn, hạn chế:

- Học sinh bỏ học vẫn còn xảy ra ở một số vùng dân cư miền núi, ven biển, vùng khó khăn. Một bộ phận phụ huynh học sinh chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc học, nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình.

- 2 cơn lũ lụt cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2007 đã làm thiệt hại nặng về người (2 HS chết), CSVC của ngành, và ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học.

- Cơ sở vật chất tuy có được tăng cường song chưa đáp ứng yêu cầu phát triển GD, còn thiếu phòng học, phòng bộ môn, nhà công vụ, nhà vệ sinh…

- Kinh phí dành cho sự nghiệp giáo dục chưa đáp ứng các hoạt động chuyên môn của ngành.

- Một bộ phận CBQL, GV, NV chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm; CBQL, GV, NV ở các trường bán công chưa yên tâm công tác.



A. PHẦN THỨ NHẤT:

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NĂM HỌC 2007-2008

I/ VỀ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, QUI MÔ HỌC SINH VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC:

+ Mầm non: 127 trường, giảm hơn cùng kỳ năm trước 1 trường. Trong đó: công lập 32 trường, ngoài công lập 95 trường; (8 trường đạt chuẩn quốc gia, so cùng kỳ năm học trước tăng 3 trường).

+ Trường tiểu học : 165 trường, tăng hơn cùng kỳ năm trước 2 trường.

(đạt chuẩn Quốc gia: 46 trường), tăng hơn cùng kỳ năm trước 2 trường; 1 trường dạy trẻ em khuyết tật (Niềm Vui).

+ Trường PTCS : 6 trường, giảm so năm học trước 4 trường.

+ Trường THCS : 97 trường, tăng hơn cùng kỳ năm trước 5 trường. Trong đó có 10 trường đạt chuẩn quốc gia.

+ Trường trực thuộc Sở : 29 (15 THPT+ 5 THPT Bán công + 6 Trường THCS&THPT + 3 THPT dân lập), tăng hơn cùng kỳ năm trước 1 trường. Trường THPT Lê Trung Kiên đạt chuẩn quốc gia đầu tiên cấp THPT.

+ Trung tâm KTTH-HN : 8, TT GD Thường xuyên : 1.



2. Số học sinh / lớp đến cuối tháng 4/2008:

+ Mầm non: Tổng số : 29.215 cháu/1.108 lớp, tăng hơn cùng kỳ năm học trước: 898 cháu (tỷ lệ tăng 3,17 %), trong đó gồm:

- Nhà trẻ : 3.697 cháu / 86 nhóm , đạt tỷ lệ 6,7% so độ tuổi (tăng 0,7%).

- Mẫu giáo 3 độ tuổi : 25.518 cháu/1.022 lớp,đạt tỷ lệ 53,15% so độ tuổi.

Tổng số trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường : 15.319 cháu / 737 lớp, đạt tỷ lệ 96,4% so độ tuổi.

+ Tiểu học: Tổng số : 80.270 học sinh / 3.235 lớp (có 39.386 nữ), giảm so cùng kỳ năm học trước: 1078 học sinh (tỷ lệ giảm 1,32%). Trường Niềm Vui: 85 học sinh/11 lớp, giảm so cùng kỳ năm trước 5 học sinh. Số học sinh bỏ học trong năm là 21 em.

Trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 15.670 học sinh/660 lớp , đạt tỷ lệ 99,7 % so độ tuổi.

+ THCS: Tổng số 64.414 học sinh/1.854 lớp (có 32.449 học sinh nữ). Giảm so cùng kỳ năm trước 4.852 HS (tỷ lệ giảm 7,0 %, do số dân trong độ tuổi giảm).

Tuyển mới vào lớp 6: 17.248 học sinh/453 lớp, đạt tỷ lệ 99,5 % so với số học sinh tốt nghiệp tiểu học năm trước.

+ THPT: Tổng số 32.201 học sinh/741 lớp (có 17.685 học sinh nữ). So với cùng kỳ năm trước giảm 642 HS (tỷ lệ giảm: 1,95%). Trong đó: Học sinh công lập: 21.086 HS/506 lớp, đạt 65,5 %. Học sinh ngoài công lập: 11.115 học sinh/235 lớp, đạt 34,5 % so với tổng số HS THPT.

Tuyển mới vào lớp 10 : 11.474 HS/253 lớp đạt tỷ lệ 77,21% so với học sinh tốt nghiệp THCS năm học trước. Trong đó công lập có 7.916 học sinh/183 lớp (67,38%); ngoài công lập 3831 học sinh/70 lớp, chiếm 32,62 % tổng số HS lớp 10.

* Học sinh dân tộc ít người:

Tổng số học sinh dân tộc ít người: 11.802 học sinh. So cuối năm học trước giảm 1430 HS, tỷ lệ giảm 10,8%. Trong đó:

- Nhà trẻ+Mẫu giáo : 1.850 cháu.

- Tiểu học : 5.825 học sinh

- THCS : 3.091 học sinh

- THPT : 1.036 học sinh

3. Số học sinh bỏ học đến cuối năm học:



BẬC HỌC

N H (2006-2007)

NH (2007- 2008)

So sánh cùng kỳ

Số HS

Tỷ lệ %

Số HS

Tỷ lệ %

Số HS Giảm

Tỷ lệ Giảm

Tiểu học

251

0,31

220

0,27

31

0,04

THCS

1.868

2,62

1.718

2,58

150

0,04

THPT

1.303

3,79

1.216

3,62

87

0,17

TỔNG CỘNG

3.422

1,82

3.154

1,74

268

0.08

So với cuối năm học 2006-2007 số học sinh bỏ học trong toàn ngành năm học 2007-2008 đã giảm 268 HS, tỷ lệ giảm 0,08% , giảm ở cả 3 cấp học.

Cấp tiểu học ở 3 huyện miền núi có tỷ lệ học sinh bỏ học chiếm tỷ lệ cao: 202 em = 91,8 % số học sinh bỏ học trong toàn tỉnh làm cho công tác phổ cập giáo dục phổ thông thêm khó khăn.

Cấp trung học cơ sở có số học sinh bỏ học nhiều nhất : 1.718/3.154 học sinh phổ thông bỏ học.

Cấp trung học phổ thông: khối ngoài công lập học sinh bỏ học chiếm tỷ lệ cao: 713/1216= 58,6% so với tổng số học sinh trung học phổ thông bỏ học trong toàn tỉnh.

Nguyên nhân chủ yếu học sinh nghỉ học là do năng lực học tập quá yếu, chán nản bỏ học, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không đủ điều kiện tiếp tục học, một số học sinh THCS ở các xã ven biển bỏ học trong học kỳ II để theo gia đình đi biển…

Học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học:

Nhà trẻ : 7/1850 = 0,37 % .

Tiểu học: 187/5825 = 3,2 %.

THCS : 327/3091 = 10,57 %.

THPT : 77/1036 = 7,43 %.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOACH THỜI GIAN NĂM HỌC 2007-2008:

Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT, được sự thống nhất của UBND tỉnh Phú Yên, Sở GDĐT đã xây dựng kế hoạch thời gian năm học phù hợp với thực tế địa phương: Tất cả các ngành học, cấp học đều thực hiện theo Quyết định số 38/2007/QĐ – BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Riêng đối với cấp Tiểu học, Sở GDĐT đã hướng dẫn thực hiện theo công văn số 1035/GD-ĐT ngày 27/7/2007 : Tựu trường ngày 15/8/2007, thời gian năm học chia làm 5 đợt từ 20/8/2007 đến 23/5/2008, trong đó giữa các đợt có nghỉ học 1 tuần, Tết Nguyên đán Mậu Tý nghỉ học 2 tuần ( tổng thời gian học sinh được nghỉ học trong năm: 5 tuần) được cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh đồng tình, học sinh phấn khởi, giảm được sức ép về thời gian học tập.



III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2007-2008:

1.Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Hai không” và các cuộc vận động khác:

1.1.Chỉ đạo triển khai của các câp lãnh đạo địa phương:

Sở GD&ĐT đã cụ thể hoá việc triển khai thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg; Chỉ thị 06/CT-TW; thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg; Chỉ thị 06/CT-TW như sau:



1.1.1. Về ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện cuộc vận động:

Căn cứ Phương hướng nhiệm vụ năm học và kế hoạch triển khai cuộc vận động “Hai không ” với 4 nội dung lồng ghép với cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “ Học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông” của Bộ GD&ĐT.

+ Sở GD-ĐT Phú Yên đã tổ chức sơ kết sau một năm triển khai thực hiện và xây dựng Kế hoạch triển khai cuộc vận động số 1058/GDĐT- VP ngày 08 tháng 8 năm 2007. Kế hoạch này đã được triển khai đến tất cả các Phòng Giáo dục huyện, thành phố; các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục trong tỉnh.

+ Sở GD&ĐT ban hành văn bản số 1120/GDĐT ngày 15/8/2007 chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các trường trực thuộc về triển khai thực hiện cuộc vận động ngay từ trước, trong và sau ngày khai giảng năm học mới.

+ UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 25/ CT- UBND ngày 18 tháng 8 năm 2006 Về việc triển khai cuộc vận động “Hai không”.

+ UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 12/ CT- UBND ngày 18 tháng 4 năm 2007 Về việc thực hiện các quy định về dạy thêm học thêm nhằm khắc phục tiêu cực trong dạy thêm học thêm

+ Đầu năm học 2007-2008 Chủ tịch UBND tỉnh đã có Thư gửi ngành giáo dục động viên, nhắc nhở ngành tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung của Bộ GD&ĐT.

+ Chủ tịch UBND Tỉnh ban hành văn bản số 2406/UBND-VX ngày 31/12/2007 chỉ đạo Sở GD&ĐT thực hiện Chỉ thị số 8077/CT-BGĐT ngày 21/12/2007 về “Tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi phậm đạo đức nhà giáo”.

Với công tác tham mưu cho Lãnh đạo Tỉnh và sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT, toàn ngành GD&ĐT Phú Yên đã thực hiện tốt Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 06/CT-TW.

1.1.2. Sự tham gia của các ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền vào cuộc vận động

+ Sở GD&ĐT đã củng cố Ban chỉ đạo cuộc vận động “Hai không” theo Quyết định số1943/QĐ-GDĐT, ngày 03 tháng 10 năm 2006 của Giám đốc Sở GD-ĐT trên cơ sở nâng cao chất lượng cuộc vận động với 4 nội dung, lồng ghép với cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “ Học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông” trong năm học 2007-2008. Cuộc vận động đã được các ngành, các cấp chính quyền, đoàn thể và các hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức đồng tình ủng hộ.

1.2. Kết quả đạt được:

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh và Bộ GD&ĐT về thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh”. Sở GD&ĐT đã hướng dẫn các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc tổ chức cho đội ngũ CB-GV tham gia học tập quán triệt cuộc vận động do Huyện uỷ, Tỉnh uỷ tổ chức. Tính đến thời điểm 5/10/2007 từ Sở GD&ĐT đến các đơn vị đã tổ chức sinh hoạt quán triệt cuộc vận động và đã có 42 CB-GV tham gia dự thi kể chuyện về “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Huyện uỷ, Tỉnh uỷ tổ chức; qua hội thi nhiều CB-GV đã đạt giải cao.

Để thiết thực phục vụ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh” và xác định đây là cuộc vận động có tính chất thường xuyên và lâu dài nhằm nâng cao phẩm chất, đạo đức CB-GV của ngành, Sở GD&ĐT đã giới thiệu đến các đơn vị nhiều tác phẩm viết về “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và sách “Những gương mặt giáo dục Việt Nam- 2007” của Bộ GD&ĐT cấp.

Chuyển biến rõ rệt nhất qua thanh tra thực hiện cuộc vận động “ Hai không” là việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh ở hầu hết các cơ sở giáo dục. Kết quả xếp loại năm học 2007-2008 qua kiểm tra cho thấy đã từng bước đáng giá thực chất hạnh kiểm và năng lực học tập của học sinh. Hầu hết các trường đều có tổ chức phụ đạo học sinh yếu, không đủ điều kiện lên lớp. Tổ chức thi cử nghiêm túc, khách quan.



a) Thực hiện quy định về Dạy thêm học thêm và kế hoạch thanh tra, kiểm tra Dạy thêm học thêm:

- Thực hiện Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Phú yên đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 12/2007/CT-UBND ngày 18/4/2007; công văn số 1396/GDTrH ngày 14/9/2007 về hướng dẫn việc cấp giấy phép đạy thêm; công văn liên Sở số 1538/GD&ĐT-KHTC ngày 24/9/2007 giữa Sở GD&ĐT và Sở Tài chính về hướng dẫn việc thu, chi học phí Dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh.

- Kết quả kiểm tra công tác quản lý, tổ chức dạy thêm học thêm theo quy định của UBND tỉnh: Hướng dẫn các cơ sở giáo dục kiểm tra điều kiện, Sở đã cấp giấy phép Dạy thêm học thêm cho 414 giáo viên và 10 đơn vị.

- Số đợt kiểm tra: Đã tổ chức kiểm tra 23 GV dạy tại nhà, kết hợp thanh tra toàn diện ở 04 đơn vị trực thuộc Sở. Qua thanh tra, kiểm tra hầu hết các cá nhân và đơn vị chấp hành nghiêm các quy định dạy thêm học thêm, các sai phạm như vượt số lượng học sinh/nhóm, dạy học quá giờ quy định đã được nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời.



b) Tồn tại về vi phạm đạo đức nhà giáo:

Kết quả qua thanh, kiểm tra đã phát hiện, xử lý 5 trường hợp giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vi phạm đạo đức nhà giáo.



2. Thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục. Đẩy mạnh giáo dục toàn diện:

2.1. Giáo dục Mầm non:

Trong năm học Sở đã chỉ đạo các phòng Giáo dục Đào tạo các huyện, thành phố tập trung mở lớp mẫu giáo 5 tuổi công lập ở vùng khó khăn và vùng dân tộc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu vào lớp 1 năm học 2008-2009. Kết quả đã có 1982 trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp chiếm 95% trẻ trong độ tuổi ở 3 huyện miền núi, vùng khó khăn.

Việc chuyển đổi các loại hình GD Mầm non theo yêu cầu Nghị quyết 05/2005/NQ-CP, Sở đã có tờ trình ngày 2/3/2007 trình Ủy ban Nhân dân tỉnh. Hiện nay tỷ lệ cháu nhà trẻ, MG đang học tại các trường ngoài công lập của tỉnh là 82,7%, công lập 17,3%. Đã tổ chức kiểm tra các trường mầm non tư thục, nhà nhóm trẻ gia đình, kịp thời chấn chỉnh các tồn tại, đưa hoạt động của tường, nhà nhóm trẻ tư thục và nền nếp.

Sở GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai QĐ 45 của Bộ về xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho ngành học mầm non trên 7 tỷ đồng. Cuối năm học đã có 8 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia, tăng hơn cùng kỳ năm trước 3 trường.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có 99,54% trẻ nhà trẻ được tổ chức ăn tại nhà trẻ, 18,74% số trẻ mẫu giáo được tổ chức ăn bán trú tại trường mầm non. 100% trường thực hiện tốt công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không có tình trạng ngộ độc thực phẩm trong các trường mầm non, . Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các nhà trẻ là 3,9%, giảm 3,44% so với cuối năm học trước.

Dựa vào các tiêu chí của Bộ, các trường mầm non đã đánh giá sự phát triển của trẻ MG 5 tuổi, kết quả trẻ phát triển tốt về các lĩnh vực: tình cảm-quan hệ xã hội, nhận thức, ngôn ngữ và thể chất. Các cháu người dân tộc đã được cô chú ý dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Việt chuẩn bị cho các cháu vào lớp 1 cấp Tiểu học. 70% số lớp xây dựng môi trường học tập theo hướng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ.

Sở đã chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật. đã có 86/129 trẻ khuyết tật trong độ tuổi ra lớp các trường mầm non. 100% trường mầm non tổ chức dạy lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo.

2.2.Giáo dục tiểu học:

2.2.1. Đảm bảo chất lượng giáo dục Tiểu học

Việc bố trí kế hoạch thời gian năm học 18 tuần cho Học kỳ I và 17 tuần cho Học kỳ II để đảm bảo đủ 35 tuần thực học theo chương trình do Bộ quy định được triển khai thực hiện chu đáo. Riêng học sinh dân tộc chủ yếu là giao tiếp bằng ngôn ngữ phổ thông (sống chung với người Kinh) không có nhu cầu dạy tiếng dân tộc. Tổ chức dạy 2 buổi/ngày ở những trường có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất và nhu cầu của cha mẹ học sinh, yêu cầu của địa phương với 102 trường/ 169 trường TH và PTCS ( hơn 60%) , 646 lớp, 18.805 học sinh được học 2 buổi/ngày; có 101 Trường, 965 lớp, 26.631/HS học Tiếng Anh và hai trường TH dạy Tiếng Pháp tăng cường từ lớp 1 đến lớp 5. việc bố trí thời gian, chương trình và nội dung học tập đúng theo văn bản chỉ đạo của Bộ GD& ĐT.

Qua kiểm tra, thanh tra, dự giờ đột xuất cho thấy giáo dục tiểu học Phú Yên đã triển khai thực hiện khá tốt các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy- học theo yêu cầu đổi mới sách giáo khoa. Việc tổ chức tập huấn thay sách được thực hiện triệt để và chu đáo.

Việc đánh giá xếp loại học sinh được thực hiện đúng theo tinh thần QĐ 30 của Bộ GD& ĐT. Từ đó có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, khắc phục được tình trạng học không đảm bảo kỹ năng và kiến thức theo chuẩn (đã có 2.221 học sinh phải lưu ban ở năm học trước). Từng trường, từng Phòng GD& ĐT đều có kế hoạch theo dõi đôn đốc việc đánh giá chất lượng đúng thực chất, nghiêm túc, xem đây là động lực phát triển giáo dục.

Học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng khó khăn, học sinh khuyết tật học hoà nhập được quan tâm hơn về chế độ, chính sách như đề xuất với Ban Tôn giáo Dân tộc hỗ trợ Sách Giáo khoa, tăng cường công tác phụ đạo học sinh yếu. Riêng học sinh khuyết tật dạy hoà nhập có 700 học sinh học hòa nhập trong 540 lớp ở 143 trường Tiểu học. Thực hiện tốt khâu giao quyền tự chủ về thực hiện chương trình để đảm bảo tính linh hoạt, đạt hiệu quả, chất lượng.

2.2.2. Xây dựng trường Chuẩn Quốc gia cấp tiểu học:

Xây dựng và đánh giá trường Tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia theo Quyết định 32 của Bộ GD& ĐT tính đến nay đã kiểm tra giữ vững, kiểm tra công nhận có 46 trường Tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia (Đạt 27,38%), trong đó năm học 2007- 2008 đã kiểm tra công nhận 04 trường. Kế hoạch đến tháng 12/2008 sẽ tiếp tục kiểm tra công nhận thêm 04 trường nữa. Tất cả 9/9 huyện, thành phố đều có Đề án, kế hoạch xây dựng trường Tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia.



2.2.3. Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học:

- Đã tham mưu UBND Tỉnh triển khai thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính Phủ, đến nay hầu hết các trường công lập MN và phổ thông đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và ứng dụng phần mềm kế toán sự nghiệp Misa trong công tác tài chính.

Toàn ngành tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp chấn chỉnh nền nếp, kỷ cương trường học từ khâu soạn, giảng, chấm, nghiên cứu khoa học giáo dục cho đến công tác chủ nhiệm,chấp hành nội quy, quy chế nhà trường trong năm học 2007- 2008, không để xảy ra hiện tượng xấu ảnh hưởng đến uy tín đạo đức nhà giáo. CBQL ngày càng được nâng cao trình độ quản lý thông qua việc tham gia học tập các lớp QLGD do Sở GD& ĐT tổ chức. Ý thức tốt việc xây dựng giáo dục tiểu học phát triển bền vững theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

2.2.4. Các hoạt động khác:

Thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá trong quá trình triển khai thực hiện chương trình , sách giáo khoa mới; 100% giáo viên được bồi dưỡng thay sách, tổ chức trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, hội thảo đánh giá sách giáo khoa mới. Hình thành và chỉ đạo 50 cụm chuyên môn để giáo viên có điều kiện học tập, tự nghiên cứu thảo luận trao đổi chuyên môn, thao giảng chuyên đề nâng cao kiến thức nghiệp vụ , phương pháp dạy- học mới. Việc kiểm tra đánh giá được tổ chức thường xuyên ở các phòng GD& ĐT và phòng GD Tiểu học Sở.

Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, Hội thi giáo viên dạy giỏi từ trường đến tỉnh được tổ chức chu đáo, Sở GD& ĐT chọn 43 tiết hội giảng cấp tỉnh trong tháng 03/2008 và giao lưu GV dạy giỏi. Qua dự giờ kiểm tra giáo viên dạy giỏi có kết hợp đánh giá phong trào tự làm đồ dụng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học (Đã có 1.540 GV và 368 CBQL được tập huấn công nghệ thông tin). Tổ chức Hội nghị giao lưu học sinh học tốt từ cấp trường đến huyện, tỉnh, tạo điều kiện cho các em trao đổi kinh nghiệm học tập cho nhau góp phần nâng cao chất lượng giáo dục được cán bộ, giáo viên phụ huynh học sinh đánh giá cao.

Tổ chức chỉ đạo thực hiện giáo dục môi trường, xây dựng nhà trường Tiểu học Xanh- Sạch- Đẹp, nề nếp giữ vệ sinh uống nước sạch được thực hiện đồng bộ ở tất cả các trường Tiểu học; có kiểm tra đánh giá, phân loại theo tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Chú trọng giáo dục An toàn giao thông, đưa nội dung giáo dục ATGT vào giảng dạy chính khoá, phối hợp chặt chẽ với Ban ATGT tỉnh tổ chức 9 lớp tập huấn ở 9 huyện, thành phố ; trong tuyên truyền, truyền thông giáo dục ATGT còn thực hiện các kịch bản với hình ảnh và hoạt động của 2 nhân vật mà trẻ rất ưa thích là “Picachu và Đô rê mon”. Việc triển khai quyền và bổn phận trẻ em và giáo dục thể chất học sinh được thực hiện đầy đủ.



2.3.Giáo dục trung học:

2.3.1. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục có hiệu quả:

-Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học 2007-2008. Thực hiện tốt chương trình, sách giáo khoa lớp 11, phân ban trung học phổ thông; tổng kết 5 năm đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.

-Thực hiện đúng kế hoạch dạy học, không cắt bỏ chương trình.

-Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục do Bộ GD&ĐT chủ trì; đã tổ chức tốt các hoạt động chuyên đề như:

* Hội giảng thay sách lớp 11 phân ban trong toàn tỉnh ở 3 khu vực với 10 bộ môn, 90 giáo viên tham gia hội giảng, hầu hết các tiết hội giảng đều sử dụng giáo án điện tử và thiết bị dạy học. Kết quả xếp loại Giỏi : 85 GV; Khá : 05 GV.

* Tổ chức tổng kết 5 năm đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở cho toàn ngành bằng hình thức báo cáo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm và dạy học minh họa. Có 9 chuyên đề và 78 tiết dạy/ 9 bộ môn; kết quả xếp loại chuyên đề : 3 xuất sắc, 6 tốt; xếp loại tiết dạy: 78 tiết giỏi.

* Thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2007- 2008: Đạt 29 giải (2 giải nhì, 12 giải ba và 15 giải khuyến khích); Thi Casio khu vực III : Đạt 16 giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 5 giải ba, 8 khuyến khích), xếp thứ 3 toàn đoàn.

*Chủ động triển khai ngay từ đầu chương trình dạy nghề phổ thông cho học sinh lớp 10, dạy nghề phổ thông cho học sinh lớp 11 và có kiểm tra đánh giá vào cuối học kì.

*Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tăng cường việc tự học, tự tìm hiểu, nghiên cứu; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học trong dạy và học . Đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh thông qua đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra.

*Tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục thể chất và Hội khỏe phù đổng các cấp , giáo dục quốc phòng và an ninh.

Chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành các qui định về quản lý dạy thêm-học thêm. Thực hiện có hiệu quả việc phụ đạo học sinh yếu kém, kết quả xếp loại học lực HKI so với năm học trước đối với THCS và THPT loại yếu, kém đều có giảm. Đã triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động xã hội, quản lý chặt chẽ học sinh chấp hành nghiêm pháp luật trật tự an toàn giao thông; chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường; giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.

2.3.2. Phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục trung học.

- Củng cố và phát triển đa dạng mạng lưới trường trung học công lập và ngoài công lập. Năm học 2007- 2008 tăng 1 trường Trường THCS và THPT công lập (THCS và THPT Nguyễn Bá Ngọc); đến cuối năm học Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh ra quyết định thành lập trường THCS và THPT Chu Văn An huyện Đồng Xuân bắt đầu hoạt động từ đầu năm học 2008-2009.

- Chú trọng tăng cường xây dựng CSVC và đầu tư trang thiết bị dạy học cho các trường THCS, THPT, THCS và THPT hiện có trên địa bàn. Số phòng học mới xây dựng: 160 phòng (THCS: 130 phòng, THPT: 30 phòng); xây dựng phòng học bộ môn, thiết bị , thư viện tăng hơn so với năm trước . Thiết bị dạy học lớp 11 THPT cung ứng chậm so qui định của Bộ GD&ĐT, số lượng thiết bị (bộ): 04 bộ / đơn vị; Sách giáo khoa cung ứng kịp thời, đầy đủ.



2.3.3. Xây dựng trường chuẩn quốc gia cấp trung học:

Năm học 2007-2008, có 11 trường THCS đạt chuẩn QG (tăng 01 trường so năm học trước), đang chuẩn bị kiểm tra 2 trường THCS Hoà Định Đông, huyện Phú Hoà và THCS Trần Hưng Đạo, huyện Đông Hoà ; xây dựng được 1 trường THPT đầu tiên đạt chuẩn quốc gia (THPT Lê Trung Kiên, huyện Đông Hòa).



2.3.4. Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường nề nếp kỉ cương và ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục; thông tin báo cáo kịp thời và có chất lượng:

-Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị , đạo đức và pháp luật bằng nhiều hình thức đạt hiệu quả; tiếp tục củng cố mô hình Trường-Phường ( xã, thị trấn). Tăng cường nền nếp, kỉ cương, chủ động ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

-Thực hiện nghiêm các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trong việc ôn tập, tổ chức xét tốt nghiệp lớp 9 THCS và thi lớp 12 THPT. Không để xảy ra những sai sót trong việc thực hiện chương trình và quản lý hồ sơ học sinh. Chống các biểu hiện tiêu cực trong dạy thêm-học thêm. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác quản lý của các trường học và hoạt dộng chuyên môn của giáo viên.

-Thực hiện cuộc vận động rèn luyện tính trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra, thi; nâng cao ý thức trách nhiệm của từng giáo viên trong khi giám sát HS làm bài kiểm tra và thi, từng bước đánh giá đúng thực chất chất lượng học tập của từng HS.

- Quán triệt thực hiện Điều lệ trường Trung học, Qui chế dân chủ cơ sở, tăng cường ý thức trách nhiệm công dân cho giáo viên và học sinh trong chấp hành luật pháp.

2.4.Giáo dục thường xuyên:

- Tiếp tục hướng dẫn các đơn vị thực hiện Đề án tổ chức và quản lý dạy học và tổ chức thi tốt nghiệp Ngoại ngữ, Tin học trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh ra Quyết định ban hành.

- Số học viên các lớp bổ túc THPT năm học 2007-2008: Lớp 10: 197 học viên/6 lớp, Lớp 11:247 học viên/ 9 lớp, lớp 12: 260 học viên/7 lớp.

-Kiểm tra công tác liên kết đào tạo Đại học tại chức tất cả các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra nhìn chung các đơn vị thực hiện đúng các văn bản qui định của bộ GD-ĐT.

Công tác GDTX trong năm học 2007-2008 đã có nhiều cải tiến và quản lý chặt chẽ theo đúng các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT . Tổ chức các kỳ thi nghiêm túc, an toàn và đúng qui chế.

2.5.Giáo dục chuyên nghiệp:

2.5.1. Quản lý GDCN: Số trường Cao đẳng:2, Trung cấp chuyên nghiệp: 1 , phân viện ngân hàng; Sở GD&ĐT đã hướng dẫn các đơn vị thuộc khối GDCN thực hiện nhiệm vụ năm học theo hướng dẫn của Bộ. Công tác phối hợp triển khai nhiệm vụ năm học của các trường CĐ và TCCN đồng bộ có hiệu quả.

2.5.2. Công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên: Trong năm học đã tổ chức tốt công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình thay sách giáo khoa lớp 11 cho 1511 người. Có 4056 CBQL, giáo viên các cấp được bồi dưỡng công nghệ thông tin (Soạn và thiết kế giáo án điện tử); Sở GD&ĐT đã tổ chức thi, kiểm tra công nhận hoàn thành chuyên đề cho 2613/3047 ngời dự thi, tỷ lệ đạt 85,7%.

- Phối hợp với công ty thiết bị giáo dục TW2 tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý thiết bị cho 465 cán bộ phụ trách thiết bị các trường tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp và giáo viên các môn Lý, Hóa, Sinh. Phối hợp với công ty cung ứng thiết bị Anpha tập huấn sử dụng thiết bị cho 472 GV Lý, hóa, Sinh trung học phổ thông.Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức tập huấn công tác quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản cho thủ trưởng và kế toán các đơn vị trực thuộc sở và các Phòng GD&ĐT huyện, thành phố (154 người tham dự). Tập huấn sửa chữa và bảo trì máy vi tính cho 34 GV, tổ chức lớp tiếng Anh giao tiếp cho 24 CB quản lý.

- Năm 2008 đã hoàn thành công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non, TH, THCS và THPT theo đúng tiến độ qui định củ Bộ GD&ĐT. Phối hợp với trường Đại học Phú yên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chuẩn hóa giáo viên hè 2007 và triển khai kế hoạch năm 2008. Số CBQL và GV tham gia học các lớp chuẩn hóa GV hè 2007:252/289 GV dự thi, tỷ lệ 88,1%. Năm 2008, đào tạo chuẩn hóa cho 483 GV mầm non và tiểu học lên trình độ cao đẳng, 296 GV lên trình độ đại học sư phạm thuộc các chuyên ngành: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục chính trị, Giáo dục thể chất. Ngoài ra có 1550 GV các cấp đang theo học hệ từ xa trình độ ĐHSP các ngành.

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên trong năm học 2007-2008 của ngành luôn được cải tiến cả nội dung, hình thức tổ chức, đối tượng và cách tiến hành các lớp bồi dưỡng, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GV, đặc biệt là chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học theo tinh thần chỉ thị 40/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.



3.Phát triển hệ thống khảo thí và kiểm định chất lượng, tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phản ánh đúng chất lượng:

3.1.Áp dụng tin học trong giảng dạy và quản lý:

Trong năm học đã tổ chức các lớp bồi dưỡng và thi chứng chỉ sử dụng phần mềm Powerpoint và Violet trong thiết kế giáo án điện tử cho 1.700 cán bộ, giáo viên các trường tiểu học, THCS và THPT trong toàn tỉnh. Bồi dưỡng cho GV phần mềm hỗ trợ dạy học môn toán .

Sở GD&ĐT đã trang bị máy chiếu projector và máy tính xách tay (laptop) cho tất cả các trường trực thuộc để giảng dạy theo giáo án điện tử.

Trong các kỳ thi trong năm học đã sử dụng phần mềm quản lý thi của Bộ và phần mềm tuyển sinh lớp 10 do Sở GD&ĐT xây dựng.



3.2.Về thực hiện đổi mới ra đề kiểm tra, thi cử:

Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện chủ trương đổi mới kiểm tra đánh giá và thi kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan với tự luận theo tỷ lệ từ 40-60% trên cơ sở xây dựng ma trận đề và tạo nhiều mã đề thi. Tổ chức kiểm tra nghiêm túc, đánh giá đúng thực chất. Hướng dẫn học sinh biết kỹ năng làm bài trắc nghiệm.

Hướng dẫn và xây dựng cho học sinh phong cách học tập mới chủ động, phát triển năng lực tư duy độc lập sáng tạo. Quan tâm bồi dưỡng năng lực tự học cho HS.

* Xét tốt nghiệp Tiểu học lần 1 : 16.109/16.497 HS lớp 5, đạt tỷ lệ : 97,6%.

* Kết quả xét tốt nghiệp THCS lần 1: 15.027/15.485 HS, đạt tỷ lệ : 97,04%.

* Kết quả kỳ thi TN THPT và BT THPT năm học 2007-2008 :

a. Tốt nghiệp THPT:

- Tổng số thí sinh tốt nghiệp sau khi phúc khảo: 7.577/10.972 thí sinh dự thi. Tỷ lệ tốt nghiệp: 69,06%. Trong đó:



- Loại giỏi 174 , tỷ lệ : 2,3 % - Loại khá : 564, tỷ lệ : 7,44 %.

- Học sinh người dân tộc : 128 - Đặc cách tốt nghiệp : 4.

- Trường có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất : THPT Lương Văn Chánh : 99,71%. Trường có tỷ lệ thốt nghiệp thấp nhất : THPT DL Lê Thánh Tôn : 22,43%.

- Thí sinh có điểm tốt nghiệp cao nhất : Huỳnh Thị Thu Hường , học sinh trường THCS &THPT Võ Thị Sáu huyện Tuy An (57 điểm) .



2. Kỳ thi TN THPT đối với giáo dục thường xuyên (BT THPT):

- Tổng số thí sinh đăng ký dự thi : 524 .

- Tổng số tốt nghiệp sau phúc khảo : 47/503 thí sinh dự thi, tỷ lệ tốt nghiệp : 9,34%.

4.xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:

4.1. Ngành học mầm non: Sở và các Phòng GD&ĐT tập trung kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD Mầm non từ nhiều năm qua. bằng nhiều hình thức : tập trung, tại chức, từ xa. Hiện có tổng số giáo viên và CBQL : 1.455, trong đó: trình độ trên chuẩn 101 người, tỷ lệ 6,94% (tăng 0,73% so năm học trước) ; đạt chuẩn 1.391 người, tỷ lệ 95.61% (so chỉ tiêu Bộ giao vượt 15,61%) (Bộ giao tỷ lệ từ 80-85%) ; dưới chuẩn 64 người, tỷ lệ 4,39%. Hầu hết cán bộ quản lý GDMN đã qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD. Hiện nay , có 439 CBGV đang học các lớp ĐHSP và CĐSP Mầm non, chiếm tỉ lệ 30% số CBGV Mầm non .

4.2. Cấp tiểu học: Thực hiện tốt việc đánh giá xếp loại giáo viên theo Quyết định 14 của Bộ GD& ĐT (từ chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học). Năm học 2006- 2007 đã tổ chức đánh giá 2.320 giáo viên theo hướng dẫn của Dự án Phát triển giáo viên tiểu học; năm học 2007- 2008 đã đánh giá được 400 CBQLGD ở 169 trường Tiểu học và PTCS và 9 Phòng GD& ĐT. Từ đó, các Phòng GD& ĐT tiếp tục triển khai đánh giá 100% GV nhằm thực hiện tốt công tác quản lý đội ngũ góp phần chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương và nâng cao chất lượng đội ngũ. Đội ngũ nhà giáo và CBQL Giáo dục Tiểu học hiện có : 5.141, trong đó: trên chuẩn: 3.347 (65,1%); đạt chuẩn:1.756 người (34,1%); đưới chuẩn: 42 người (0,8%). Đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết đã qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD; trong đó một số có trình độ cử nhân QLGD và đang học cử nhân QLGD.

4.3. Cấp trung học: Có 100% số CBQL và GV Trung học tham gia bồi dưỡng chương trình SGK mới theo đúng nội dung, chương trình và hình thức tổ chức mà Bộ GD-ĐT đã qui định; Công tác BDTX giáo viên chu kỳ III đối với CBQL và GV phổ thông đến nay cơ bản đã hoàn thành theo đúng tiến độ qui định của Bộ GD-ĐT.

-Đánh giá, bố trí, sắp xếp, luân chuyển, đào tạo đào tạo lại giáo viên, nhân viên; đội ngũ giáo viên, nhân viên đủ phẩm chất chính trị, đạo dức, đủ về số lượng, đồng bộ, đạt chuẩn và trên chuẩn:

Giáo dục THCS: Tổng số giáo viên và CBQL: 4.531, trong đó trên chuẩn: 1.293 (28,54%); đạt chuẩn: 3.204 người (70,71%); đưới chuẩn: 34 người (0,75%).

Giáo dục THPT: Tổng số giáo viên và CBQL: 1.512, trong đó: trên chuẩn: 71 người (4,7%); đạt chuẩn: 1.440 người (95,23%); đưới chuẩn: 01 người (0,07%).

Hầu hết cán bộ QLGD trung học đều qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD, trong đó một số có trình độ cử nhân QLGD và đang học cử nhân QLGD .

Hằng năm bố trí, thuyên chuyển cán bộ, giáo viên giữa nơi thừa đến nơi thiếu, có kế hoạch bổ sung kịp thời. Căn cứ Thông tư 35 bố trí lại đội ngũ nhân viên: thư viện, thiết bị, thí nghiệm đáp ứng yêu cầu của công tác đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.



5. Nâng cao năng lực của hệ thống quản lý giáo dục từ cấp tỉnh đến các cơ sở giáo dục:

5.1. Tổng số CB, GV, NV toàn ngành : 14.440 người (tăng hơn so cuối năm học trước 503 người). Trong đó: Biên chế: 11.824 người, ngoài biên chế (hợp đồng): 2.616 người.

- Tổng số CB, GV, NV thuộc 9 phòng GD (huyện, thành phố) do UBND huyện, thành phố quản lí: 12.244 người (biên chế: 10.085 người, hợp đồng: 2.159 người) .

- Tổng số CB, GV, NV các trường, đơn vị trực thuộc do Sở GD&ĐT Quản lí: 2.196 người (biên chế: 1.739 người, hợp đồng: 457 người kể cả các trường THPT ngoài công lập).

Thống kê trình độ đào tạo sư phạm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên toàn ngành đến cuối năm học 2007-2008(đã tốt nghiệp).


BẬC GIÁO VIÊN

ĐẠT CHUẨN VÀ TRÊN CHUẨN %

TRONG ĐÓ TRÊN CHUẨN %

Mầm non

96,40

11,80

Tiểu học

99,26

65,11

THCS

99,25

28,54

THPT

99,30

3,70

5.2. Công tác Đảng trong trường học:

Thực hiện Chỉ thị 34 CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Đảng uỷ DCĐ, các Huyện, Thành uỷ và Đảng ủy Sở Giáo dục – Đào tạo đã có sự quan tâm đúng mức trong việc tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên trong toàn ngành gắn với cuộc vận động “Hai không” và “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở phối hợp với Ban Tuyên giáo các Huyện, Thành uỷ tổ chức quán triệt kịp thời và triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên.

Công tác phát triển Đảng đã được chi bộ các trường quan tâm đúng mức. Nhiều đơn vị làm tốt công tác phát triển Đảng trong cán bộ, giáo viên nhân viên. Trong năm học toàn ngành đã kết nạp được 321 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên lên 3.834 đồng chí, chiếm tỷ lệ 26,37% so với tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành (tăng hơn cùng kỳ năm trước: 1,57 %).



6. Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, phát triển mạng lưới trường, lớp học, phòng học bộ môn, nhà công vụ cho giáo viên; thu hút các nguồn lực cho xây dựng cơ sở vật chất, trường , lớp học, thiết bị, kinh phí giáo dục:

6.1.CSVC: Toàn ngành có 5.343 phòng học, trong đó có 1.871 phòng học kiên cố chiếm 35,01%, số còn lại là phòng học cấp 4. Để chuẩn bị cho năm học 2007-2008 đã tu sửa và xây dựng mới 826 phòng với tổng kinh phí 46,98 tỷ đồng, trong đó kinh phí nhà nước đầu tư: 14,2 tỷ đồng, nhân dân đóng góp và các nguồn khác: 32,78 tỷ đồng. Phòng làm việc của các đơn vị tạm đủ.

Triển khai thực hiện kế hoạch cung ứng Sách-TBGD lớp 11 thay sách với kinh phí hơn 5,9 tỉ ( SGK gần 270 triệu); TBGD cung ứng chậm đến cuối tháng 1-2008 do nguyên nhân khách quan là chủ yếu. Công tác thư viện, thiết bị và thí nghiệm thực hành ở các trường học tuy có quan tâm tăng cường , nhưng việc bảo quản, sử dụng, huy động tối đa cho phục vụ hoạt động dạy và học, giáo dục toàn diện chưa đúng mức; công tác xây dựng thư viện chuẩn, phòng thí nghiệm thực hành còn chậm… Toàn tỉnh có 37 thư viện trường học đạt chuẩn.



6.2.Kinh phí:

+Khối trực thuộc Sở: Năm 2007 kinh phí nhà nước đã chi cho sự nghiệp giáo dục : 57.343 triệu đồng, chương trình mục tiêu quốc gia: 16.204 triệu đồng.

+Khối phòng GD&ĐT các huyện, thành phố: Ngân sách nhà nước đã chi 341.425 triệu đồng, nhân dân đóng góp các khoản: 8.729 triệu đồng.

7. Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đàm bảo kết quả vững chắc; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân:

7.1.Công tác phổ cập giáo dục:

7.1.1.Phổ cập tiểu học-Chống mù chữ và PCTH đúng độ tuổi:

Duy trì thành tựu và củng cố được kết quả Phổ cập giáo dục tiểu học-Chống mù chữ, có 100% xã, phường, thị trấn ở 9/9 huyện, thành phố giữ vững mục tiêu PC/GDTH- CMC đã hoàn thành từ năm 1998.

Thực hiện Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTHĐĐT). Qua kiểm tra tính đến thời điểm tháng 02/2008 có 7/9 huyện, thành phố đạt mục tiêu chuẩn PCGDTHĐĐT với 98/108 xã, phường, thị trấn, đang chỉ đạo tập trung phấn đấu đạt chuẩn QG cấp tỉnh cuối năm 2008.

7.1.2. Thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở:

- Vào đầu năm học, Sở GD &ĐT đã lập kế hoạch triển khai công tác PCGD phổ thông toàn tỉnh (bao gồm điều tra bổ sung số liệu, huy động ra lớp, mở các lớp BT THCS, tổ chức duy trì sĩ số, tổ chức các chiến dịch ánh sáng văn hoá hè…). Hiện nay, cùng với việc đổi mới công tác giáo dục phổ thông, nhiệm vụ PCGD THCS ngày càng đi vào nề nếp, thực chất, gắn với cuộc vận động “2 không” với 4 nội dung do Bộ GD &ĐT phát động.

- Đến nay, toàn tỉnh có 7/9 huyện thành phố (77,8%), 102/108 xã đạt chuẩn PCGD THCS; đã tham mưu với Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 18 ngày 06/3/2008 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCGD phổ thông; tích cực phấn đấu đạt chuẩn QG cấp tỉnh cuối năm 2008. Những xã, phường, thị trấn và các thành phố, huyện đã hoàn thành PCGD THCS đã lập đề án PCGD trung học trình HĐND cùng cấp để triển khai.

7.2.Công tác xã hội hóa giáo dục:

Năm học 2007-2008, công tác XHHGD trong toàn ngành Giáo dục Đào tạo Phú Yên tiếp tục được duy trì, có mặt phát triển tốt, thể hiện ở các nội dung sau:

* Thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD-ĐT về công tác XHHGD, Sở GD-ĐT Phú Yên đã xây dựng Đề án trình UBND tỉnh và được HĐND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1740/QĐ-UBND ngày 17/4/2007 về việc phê duyệt Đề cương thuyết minh và dự toán kinh phí thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình xã hội học tập ở Phú Yên”, tổng kinh phí của đề tài là 224.910.000đ do Sở KH-CN Phú Yên làm chủ Đề tài; Hội khuyến học Phú Yên chủ trì.

* Tổ chức Đại hội giáo dục các cấp: 100% xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố tổ chức xong Đại hội giáo dục. Các địa phương chưa hết nhiệm kỳ mở hội nghị chuyên đề về giáo dục. Hội đồng giáo dục lâm thời cấp tỉnh tiếp tục duy trì.

* Hiệu quả hoạt động của Hội đồng Giáo dục các cấp: Hội đồng giáo dục các cấp có qui chế hoạt động, đã tổ chức hội nghị chuyên đề (đầu năm học, đầu học kỳ II) để bàn công tác giáo dục, huy động nguồn lực, kiến nghị UBND cùng cấp giải quyết những vấn đề bức xúc do tình hình giáo dục của địa phương đặt ra.

* Năm học 2007-2008 đã huy động được trên 2 tỷ đồng để tu sửa, xây dựng trường học, xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm, khen thưởng GV, học sinh. Huy động gần 300 triệu để xây dựng nhà công vụ.

* Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội và các nhà hảo tâm: Hội đồng giáo dục với các tổ chức Hội cha mẹ học sinh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tích cực trong việc huy động nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục của địa phương, tuyên truyền, vận động học sinh bỏ học ra lớp, làm công tác phổ cập giáo dục.

7.3.Hoạt động Hội khuyến học:

Đã huy động hơn 3,3 tỷ đồng để chăm lo việc học tập của học sinh trong diện chính sách, HS nghèo vượt khó, học giỏi, khen thưởng GV, học sinh có thành tích xuất sắc. Đến nay trên toàn tỉnh đã có 100% địa phương từ cấp tỉnh đến xã, phường đã thành lập Hội khuyến học, 839 chi hội cơ sở, 78 dòng họ có Hội khuyến học, 3.495 gia đình hiếu học.



7.4.Công tác xây dựng trung tâm học tập cộng đồng:

Đến nay đã có 102/108 xã, phường, thị trấn thành lập Trung tâm học tập cộng đồng, mở 224 chuyên đề, lớp bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp tại các TT HTCĐ, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống khu dân cư và cộng đồng. Nhiều trung tâm đã mở được các lớp Ngoại ngữ, Tin học trình độ A cho cán bộ và nhân dân tại các địa phương.

Trong năm học đã tổ chức 4 lớp tập huấn cán bộ quản lý trung tâm HTCĐ theo chương trình dự án Liferss cho 147 người. Đã sưu tầm và cung cấp nhiều tài liệu cho Trung tâm học tập cộng đồng để phổ biến cho nhân dân.

8.Thực hiện công bằng trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn, giáo dục khuyết tật:

8.1.Nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc:

8.1.1. Chất lượng dạy và học trong trường nội trú, bán trú:

* Trong năm học 2007-2008, chất lượng dạy và học trong các trường nội trú, bán trú tiếp tục được cải thiện và củng cố. Ở các trường Dân tộc nội trú và bán trú dân nuôi của 3 huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã tăng cường kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, kém, học sinh không đạt chuẩn kiến thức lớp đang học với các hình thức phù hợp. Năm học 2006 – 2007 học sinh THPT của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp hơn 86 %; trong đó các môn Ngoại ngữ, Toán, Văn có phần hạn chế. Từ đầu năm học này, nhà trường đã tăng tiết phụ đạo các môn nói trên và tăng cường quản lý giờ tự học ban đêm.

* Tổ chức các hoạt động giáo dục: Sở GD & ĐT đã chỉ đạo các trường Dân tộc nội trú, bán trú dân nuôi tăng cường các hoạt động giáo dục đạo đức, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, nghề phổ thông. Qua các hoạt động giáo dục, các trường nắm bắt được diễn biến tâm lý, tình cảm của học sinh dân tộc, giáo dục tính tập thể, tình đoàn kết, ý thức chấp hành kỉ luật...

Hầu hết các trường đều hưởng ứng và thực hiện tốt chương trình an toàn giao thông, chương trình phòng chống tội phạm và phòng chống ma tuý trong trường học do Sở Giáo dục & Đào tạo và Công an tỉnh triển khai. Các trường đã tổ chức cho học sinh ký cam kết thực hiện tốt nội quy trường học, nội quy sinh hoạt khu nội trú; thành lập Ban Quản lý nội trú, Đội cờ đỏ, Đội thanh niên xung kích. Tiếp tục củng cố mô hình “Trường – Xã”; tình hình trật tự, an ninh trường học được giữ vững, không có tình trạng học sinh dân tộc hút, chích ma túy và vi phạm các tệ nạn xã hội .

* Về giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề: đến nay có 100% học sinh được các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp tư vấn hướng nghiệp trên phần mềm, hơn 80% học sinh THCS được học nghề phổ thông (có một số nghề dân tộc như thêu ren, đan, dệt thổ cẩm…), hơn 90% học sinh THPT được học nghề phổ thông (trong đó 100% HS lớp 11 được học Hoạt động giáo dục nghề phổ thông lớp 11).

8.1.2. Chất lượng dạy Tiếng Việt và tiếng dân tộc cho học sinh là người dân tộc:

* Mở lớp Mầm non 5 tuổi cho vùng khó khăn: 100% số xã đặc biệt khó khăn và vừa ra khỏi diện đặc biệt khó khăn có trường Mẫu giáo công lập, thu nhận 1.982 trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp, chiếm tỷ lệ 98,7% so với trẻ trong độ tuổi. Hiện nay, 100% các xã trong tỉnh đều có lớp mẫu giáo 5 tuổi, ở độ tuổi này vùng dân tộc rất thuận lợi trong việc làm quen Tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

*Vận dựng linh hoạt công văn số 896/BGDĐT-GDTH ngày 13/02/2006: Thực hiện chương trình, nội dung cho các xã khó khăn, tăng cường Tiếng Việt gắn với bồi dưỡng Tiếng Dân tộc (bố trí giáo viên dân tộc đứng lớp), giám sát chất lượng học sinh hàng tuần, tích hợp Tiếng Việt vào các môn học khác, tổ chức làm đồ dùng dạy học gắn với dạy Tiếng Việt, tổ chức sinh hoạt tập thể… Năm học 2007-2008, nhìn chung chất lượng học lực của HS dân tộc học lớp 1 có chuyển biến hơn so với năm học trước .

8.2.Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên người dân tộc:

-Đội ngũ CB-CNV-GV được bố trí đầy đủ, đáp ứng nhu cầu giảng dạy ; hầu hết đều đạt trình độ sư phạm chuẩn và trên chuẩn , đạo đức tốt, nhiệt tình trong công tác, yêu nghề . Số giáo viên người dân tộc thiểu số đã không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập ở các buôn làng.

Thống kê đội ngũ giáo viên MN, TH và THCS ở 2 năm học gần đây:

Năm học

Mầm non

Tiểu học

THCS

TS

Nữ

Đạt chuẩn

TS

Nữ

Đạt chuẩn

TS

Nữ

Đạt chuẩn

2006-2007

32

32

90,6%

140

90

97,1%

23

5

100%

2007-2008

34

34

91,2%

142

91

98,5%

25

5

100%


Каталог: vanban -> vb phapquy
vanban -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
vanban -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004
vb phapquy -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 1127/bgdđt-gdcn v/v hướng dẫn tuyển sinh tccn năm 2009 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vb phapquy -> Ubnd tỉnh Phú Yên CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dụC& ĐÀo tạO Độc lập- tự do- hạnh phúc
vb phapquy -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 164
vb phapquy -> Thông tư liên tịch số 27/2013/ttlt-bgdđt-btc hướng dẫn thực hiện Quyết định 12/2013/QĐ-ttg
vb phapquy -> Ubnd tỉnh phú YÊn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dụC & ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
vb phapquy -> Thanh tra số: 260/TTr V/v: Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra thi tốt nghiệp thpt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vb phapquy -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐIỀu lệ
vb phapquy -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam công đOÀn giáo dụC Độc lập – Tự do Hạnh phúc

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương