BÁo cáo tổng kết năm họC 2007-2008 & phưƠng hưỚNG, nhiệm vụ NĂm họC 2008-2009



tải về 0.62 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.62 Mb.
#18673
1   2   3   4

Cấp THPT: Có 01 giáo viên dân tộc Chăm làm Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh và 01 giáo viên đang dạy tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp huyện.

- Đã triển khai môđun MBD9 về giảng dạy đối với học sinh dân tộc cho tất cả Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn ở vùng có học sinh dân tộc. Ngoài ra, Sở GD & ĐT đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và trường Chính trị tỉnh bồi dưỡng phương pháp dạy Tiếng Dân tộc cho giáo viên người Kinh đang dạy các lớp đồng bào dân tộc. Trong năm học qua nhiều trường đã tiếp tục triển khai thực hiện cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập sát với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Các trường Phổ thông Dân tộc nội trú đều tổ chức hội giảng, tổng kết 5 năm thực hiện chương trình GDPT, Hội giảng các cấp đạt kết quả khá tốt .

- Tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc: Công tác giáo dục dân tộc được Sở GD & ĐT quan tâm đúng mức; bố trí 1 Phó Trưởng phòng GD trung học làm công tác kiêm nhiệm về giáo dục dân tộc, xây dựng kế hoạch chỉ đạo theo từng năm học.

- Đã tổ chức hội giảng chuyên đề các Trường Dân tộc nội trú và bán trú trong năm học 2006- 2007, đúc rút kinh nghiệm và phổ biến áp dụng cho năm học 2007- 2008; tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng giáo dục học sinh các cấp và các hội nghị cấp Trường, cấp Huyện có sự tham gia lãnh đạo của Cấp ủy, UBND và đoàn thể về giải quyết tình hình học sinh yếu kém, không đạt chuẩn kiến thức lớp đang học và những khó khăn của ngành GD&ĐT theo tinh thần cuộc vận động “ Hai không”; tham mưu với Tỉnh ủy chỉ đạo các Các Cấp ủy Đảng sơ kết việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục và triển khai mạnh mẽ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.



8.3. Thực hiện chế độ, chính sách về giáo dục dân tộc:

- Thực hiện chính sách tuyển sinh, cử tuyển: Công tác tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 hàng năm vùng đồng bào dân tộc đạt chỉ tiêu đề ra, phục vụ tốt cho nhiệm vụ phổ cập giáo dục. Số học sinh cử tuyển đại học luôn đạt từ hơn 50 em mỗi năm; riêng trong năm 2007 có 54 em đủ điều kiện. Dự kiến năm 2008 sẽ có 60 em được cử tuyển bảo đảm đạt chỉ tiêu đề ra.

- Các trường PTDTNT ở tỉnh Phú Yên đều cao tầng, khang trang, sạch, đẹp. Cơ sở vật chất trang thiết bị của các trường cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục toàn diện cũng như nhu cầu nội trú cho học sinh. Các trường đều đảm bảo số phòng học, phòng ở, phòng ăn, thư viện, phòng thí nghiệm, đồ dùng dạy học.




Nội dung

Tỉnh

H.Đồng Xuân

H.Sơn Hòa

H.Sông Hinh


T.Cộng

1

Phòng học


10

07

06

06

30

2

Phòng ở

20

28

18

10

76

3

Thư viện

01

01

01

01

04

4

P. thí nghiệm

01

01

01

01

04

5

TBĐD dạy học

đủ

đủ

đủ

đủ

đủ

-Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với CBNV-GV đầy đủ, kịp thời nên CBNV-GV an tâm công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy . Ngoài các chế độ hiện hành đầy đủ cho học sinh các trường PTDTNT tỉnh và huyện, ngày 13/5/2002, UBND tỉnh Phú Yên đã ra quyết định số 1289/2002/QĐ-UB hỗ trợ 30.000đ/tháng/học sinh cho các trường bán trú dân nuôi và 100.000đ/tháng/học sinh và vé tàu xe cho sinh viên Phú Yên là người dân tộc thiểu số đang học tại các trường ĐH, CĐ trong cả nước. Riêng đối với 1 lớp 10 học sinh dân tộc học tại trường THPT Lê Lợi ( huyện Đồng Xuân ), hàng tháng, huyện hỗ trợ thêm 70.000 đồng/học sinh.

- Công tác chăm sóc nuôi dưỡng học sinh đã được nhà trường quan tâm. Việc ăn, ở của học sinh đảm bảo hợp vệ sinh, thực hiện tốt khâu an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể cho học sinh. Sức khỏe của học sinh được bộ phận y tế chăm sóc tốt, không có bệnh dịch xảy ra ở khu nội trú.

8.4.Đối với học sinh khuyết tật:

Tất cả học sinh khuyết tật trong toàn tỉnh đề được ngành rất quan tâm, tạo điều kiện để các em được đi học: Đối với những em câm, điếc, các em có nhu cầu đi học ngành sẵn sàng nhận vào học tập trung tại trường Niềm Vui , được kinh phí nhà nước và các tổ chức xã hội tài trợ hoàn toàn. Đối với những em khuyết tật khác đều được học hòa nhập cộng đồng học chung với học sinh phổ thông ở tất cả các trường phổ thông. Khối tiểu học có số lượng học sinh khuyết tật đông nhất: 712/80270=0,9% so với tổng số học sinh tiểu học trong toàn tỉnh. Những em này được theo học đầy đủ chương trình ở các lớp đang theo học , nhưng cuối năm không đánh giá xếp loại các mặt.



9. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu nhằm tạo tiền đề cho công tác bồi dưỡng nhân tài:

- Đoàn vận động viên học sinh phổ thông Phú Yên tham gia Hội khỏe Phù đổng cấp khu vực tổ chức tại Huế từ ngày 7/4/2008 đến ngày 18/4/2008. Kết quả đến ngày 16/4/2008: 5 huy chương Vàng (bóng đá tiểu học, đá cầu đôi nữ tiểu học, bóng bàn đồng đội nữ THCS, bóng bàn cá nhân nữ THCS: 2), 6 huy chương Bạc và 11 huy chương Đồng.

- Kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh: 471 học sinh đạt giải cấp tỉnh/1119 học sinh dự thi, tỷ lệ 42,09%. Trong đó giải nhất: 20; giải nhì : 64; giải ba: 88; giải khuyến khích 299.

- Tổ chức thi giải toán bằng máy tính bỏ túi CASIO cấp toàn quốc thuộc khu vực Miền Trung, Tây Nguyên (13 tỉnh, TP tham gia). Kỳ thi có 243 học sinh đăng ký dự thi từ ngày 13/3 - 15/3/2008 tại trường THPT Lương Văn Chánh. Trong đó môn Toán có 168 HS THCS, THPT, BT THPT, các môn Lý, Hóa, Sinh mỗi môn có 25 học sinh dự thi. Kết quả Đoàn học sinh Phú Yên đạt 16 giải cá nhân, toàn đoàn xếp thứ 3/13 đơn vị dự thi.

- Kì thi Olimpic truyền thống ngày 1/4/2008 tại TP Hồ Chí Minh Đoàn HS Phú Yên đạt 39 giải/ 59 học sinh dự thi. Trong đó có 9 HC vàng, 19 HC Bạc, 11 HC Đồng.

- Tổ chức thi chọn HSG Quốc gia lớp 12 năm học 2007-2008 vào ngày 29/1/2008 tại trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Hội đồng thi Phú Yên có tất cả 60 học sinh của 10 môn học (6 HS/môn) . Đoàn CBGV 3 tỉnh Kon Tum, Đắc Lắc, Bình Thuận coi thi tại Phú Yên. Đoàn CBGV Phú Yên coi thi tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Hậu Giang. Kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12, Phú Yên đạt 29 giải (gồm 2 giải Nhì, 12 giải Ba và 15 giải Khuyến khích).



IV.ĐÁNH GIÁ CHUNG:

IV.1.Những mặt công tác làm tốt:

Toàn ngành triển khai tốt cuộc vận động “Hai không” thể hiện ở các nội dung :

1. Chất lượng giáo dục học sinh giữ vững ở các cấp học.

2. Số lượng tuyệt đối và tỷ lệ học sinh bỏ học trong năm có giảm xuống so với cùng kỳ năm học trước.

3. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giáo án và giảng dạy trên lớp bước đầu đạt kết quả tốt.

4. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục; ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp được nâng lên.

5. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật tiếp tục được tăng cường; thành lập thêm các trường THCS, THCS&THPT đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trung học.

IV.2.Những mặt công tác chưa hoàn thành tốt hoặc chưa hoàn thành:

1. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của các cấp học Mầm non, Trung học chưa đạt được chỉ tiêu đề ra. Tiến độ xây dựng các trường học mới còn chậm.

2. Triển khai xã hội hóa giáo dục (chuyển các trường bán công sang dân lập, tư thục) còn lúng túng. Công tác Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và Phổ cập giáo dục trung học cơ sở chưa đạt kế hoạch đề ra.

3. Chế độ chính sách của giáo viên mầm non dân lập, các trường bán công chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời;

4. Một số cán bộ, giáo viên chưa thực hiện tốt cuộc vận động : “Mỗi thầy cô giáo là 1 tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”.

5. Công tác phát triển đảng viên mới còn chậm, còn một số cơ sở giáo dục chưa thành lập được Chi bộ Đảng.





B. PHẦN THỨ HAI:

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

NĂM HỌC 2008-2009
Năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐT xác định chủ đề là “ Năm học đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong

trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ năm học của Bộ, Ngành GD&ĐT Phú Yên tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau đây :
I. Những nhiệm vụ và giải pháp chung:
1.1. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với các cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Phổ biến cho CBGV Quy định đạo đức nhà giáo theo QĐ 16 ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT; tọa đàm về các tấm gương đạo đức nhà giáo ở địa phương và cả nước (theo sách “Gương mặt đạo đức nhà giáo Việt Nam”), từ đó mỗi nhà giáo đăng ký thực hiện những việc làm cụ thể , thiết thực góp phần nâng cao đạo đức nhà giáo, chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường mình;

Các cơ sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động nêu trên, khắc phục cơ bản việc học sinh bỏ học, cho học sinh không đạt chuẩn được lên lớp và các hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra, thi, không vi phạm đạo đức nhà giáo; kế hoạch triển khai phù hợp điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương đăng ký tham gia phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo tinh thần Chỉ thị số 40 và Kế hoạch số 307 ngày 22/7/ 2008 của Bộ GD&ĐT trong các trường mầm non, phổ thông. Trong năm học 2008 – 2009 tập trung 3 vấn đề : Mỗi nhà trường đều có nhà vệ sinh và vệ sinh sạch sẽ ; mỗi trường phổ thông nhận chăm sóc một di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng; lựa chọn và đưa trò chơi dân gian hoặc hoạt động vui chơi tích cực khác vào nhà trường. Sở và các Phòng GD&ĐT xây dựng được ở mỗi cấp học ít nhất 1 trường đạt tiêu chuẩn “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
1.2. Thực hiện công tác phổ cập giáo dục; tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học.

Giữ vững chuẩn quốc gia về PCGD Tiểu học-CMC, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo huy động mọi nguồn lực tập trung cho các huyện miền núi, vùng dân tộc và ven biển đảo, thực hiện đạt chuẩn quốc gia PCGD THCS cấp tỉnh vào cuối năm 2008. Tiếp tục xây dựng đề án và triển khai công tác PCGD THPT .

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với đặc trưng môn học và từng đối tượng học sinh. Thực hiện nghiêm qui chế thi, kiểm tra, đánh giá, phản ánh trung thực chất lượng dạy và học; tiếp tục xây dựng và sử dụng ngân hàng đề thi, kiểm tra các môn học; Thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, GDTX và trung cấp chuyên nghiệp.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học; tiếp tục thực hiện kế hoạch, mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ GV kỹ năng soạn giảng bằng giáo án điện tử (có kế hoạch riêng); ứng dụng có chọn lọc các chương trình phần mềm dạy học và truy cập trên mạng của Bộ và các mạng khác liên quan đến nội dung dạy và học các môn học. Tổ chức các hội thi chuyên đề ở các cấp về ứng dụng CNTT trong dạy học và các hoạt động giáo dục khác.

Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tăng cường giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, giáo dục pháp luật; kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong rèn luyện lối sống lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm, HIV/AIDS và giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên. Thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục môi trường, thể chất và quốc phòng.
1.3. Tiếp tục chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN và Tiểu học theo Quyết định số 02/ 2008 và số 14/ 2007 của Bộ GD&ĐT.

Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trường học; phấn đấu 95% GVMN, 100% GV Tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn và trên chuẩn. Đến cuối năm 2010 có 100% số GVPT, các Trung tâm GDTX, KTTH-HN và 40% số GVMN có trình độ A trở lên về Tin học (có kỹ năng soạn giáo án điện tử đối với GVPT), Ngoại ngữ. Tiếp tục đào tạo trình độ cử nhân QLGD khóa IV cho đội ngũ đương chức và kế cận.

Củng cố, kiện toàn CBQL các cơ sở GD&ĐT; thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và luân chuyển CBQL trường phổ thông; giải quyết kịp thời các chế độ chính sách đối với nhà giáo và CBQL, tiếp tục thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Cân đối, điều chuyển GV các bộ môn bảo đảm định biên theo TT 35/LB/NV-GDĐT ở các trường; tiến hành việc đánh giá toàn diện đội ngũ GV trường chuyên THPT để củng cố, điều chuyển bộ phận GV không đáp ứng yêu cầu mục tiêu đào tạo theo Quy chế Trường chuyên THPT của Bộ GD&ĐT.

Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong các nhà trường theo tinh thần Chỉ thị 34/CT-TW và Nghị quyết 09 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
1.4. Phát triển mạng lưới trường lớp, củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục; hoàn thành chỉ tiêu chương trình kiên cố hóa phòng học và xây nhà công vụ; phát triển cơ sở hạ tầng CNTT.

Tiếp tục củng cố, phát triển mạng lưới trường lớp gắn với việc quy hoạch đất cho các trường học. Tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai chuyển các Trường Mầm non, THPT bán công sang công lập hoặc ngoài công lập theo hướng dẫn của TW.

Xây dựng nhà trường “Xanh – Sạch – Đẹp” gắn với việc sắp xếp, bố trí, trang trí các phòng làm việc, phòng học, phòng bộ môn… cổng trường và khuôn viên nhà trường thể hiện yêu cầu giáo dục và mỹ thuật (giao cho Phòng GD&ĐT thành phố Tuy Hòa chỉ đạo Trường THCS Hùng Vương chuẩn bị Báo cáo chính và tham quan thực tế nhà trường về chuyên đề này ở Hội nghị Hiệu trưởng các trường PT trong Học kỳ I kết hợp với nội dung về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ tổ chức tại trường). Tăng cường CSVC, nhất là xây dựng phòng học bộ môn , thư viện trường học đạt chuẩn gắn với việc tập trung triển khai bảo đảm chất lượng và tiến độ chương trình kiên cố hoá phòng học và xây nhà công vụ năm 2008, phấn đấu không có tình trạng học ca 3 từ đầu năm học. Tiếp tục triển khai Dự án “ GDTH cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”; Dự án THCS giai đoạn II; xây dựng CSVC các Trường PT Cấp 2-3 Sơn Thành, Trần Phú, Lương Văn Chánh, Trần Quốc Tuấn, các trường mới thành lập và các Trung tâm KTTH-HN, GDTX Tỉnh ...

Xây dựng đội ngũ giáo viên chuyên trách về tin học ở các trường THCS và THPT, xin biên chế chuyên trách GV Tin học ở Tiểu học và GV kiêm nhiệm có trình độ cao đẳng tin học trở lên ở các trường Mầm non; tăng cường trang bị máy vi tính và nối mạng Internet đến tất cả các trường học có điện lưới. Đẩy mạnh ứng dụng việc truy cập Internet các nội dung thông tin về GD&ĐT; phổ biến sử dụng thông tin giáo dục trên Website Bộ : www.moet.gov.vn và www. edu.net.vn và Website của Sở GD&ĐT ( từ quý IV/ 2008).


1.5. Nâng cao năng lực của hệ thống QLGD; đổi mới quản lý tài chính, huy động các nguồn lực phát triển giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong QLGD.

a) Triển khai thực hiện Thông tư 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV Liên Bộ GD&ĐT – Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở và các Phòng GD&ĐT; thực hiện Điều lệ trường MN, TH, Trung học và trường PT có nhiều cấp học; Quy chế trường tư thục, trường PTDT nội trú, Trung tâm KTTH-HN; Quy định về phòng học bộ môn.

Kiện toàn bộ máy thanh tra giáo dục cấc cấp; tăng cường thanh tra hành chính và chuyên ngành các cấp học. Chú ý thanh, kiểm tra đánh giá phát triển số lượng chất lượng dạy-học và việc duy trì sĩ số ở từng nhà trường. Thanh kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động “Hai không”, việc phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo.

Thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong ngành theo TT 21/2008/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT; tiếp tục xây dựng gương điển hình tiêu biểu ở các cấp học và cơ quan QLGD ; tổ chức giao lưu, tuyên dương GV giỏi các cấp năm 2009.

b) Triển khai thực hiện cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng tin học hóa công tác quản lý ở Sở và các Phòng GD&ĐT. Áp dụng các phần mềm về thi, kiểm tra; quản lý học sinh, giáo viên; hỗ trợ sắp xếp thời khóa biểu; quản lý thư viện trường học; e- Learning … do Bộ cung cấp hoặc tự chọn lọc trang bị. Sở, các Phòng GD&ĐT và các cơ sở GD&ĐT tích cực sử dụng email để giao dịch văn bản; thí điểm tổ chức hội nghị, hội thảo qua video ( web hoặc thoại). Tiếp tục tập huấn về ứng dụng CNTT trong QLGD, đưa nội dung này là 1 tiêu chí thi đua đối với Cán bộ QLGD và các cơ sở GD&ĐT.

c) Thực hiện lập kế hoạch và giao trần ngân sách trung hạn (3 năm); Sở GD&ĐT là cơ quan đầu mối cấp Tỉnh tổng hợp kế hoạch ngân sách GD&ĐT địa phương để báo cáo UBND Tỉnh và Bộ GD&ĐT theo quy định tại TT LB số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV. Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý tài chính cho các cơ sở GD&ĐT; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường quản lý và điều hành thu , chi tài chính.

*Thực hiện 3 công khai ở tất cả các cơ sở GD&ĐT công lập và ngoài công lập: - Chất lượng đào tạo.

- Các điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên.

- Về thu , chi tài chính;

* Công tác kiểm tra tập trung 4 nội dung:

- Phân bố và sử dụng ngân sách GD&ĐT.

- Việc thu và sử dung học phí.

- Việc sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân và các tổ chức.

- Thực hiện chương trình kiên cố hóa phòng học và xây nhà công vụ cho GV.

Thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; tiếp tục thực hiện triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách…

Phát huy hiệu quả công tác xã hội hóa GD; thực hiện Nghị định số 69/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề… tạo môi trường thuận lợi cho các trường ngoài công lập phát triển. Đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, đảm bảo việc mở rộng qui mô hợp lý với việc liên thông, phân luồng học sinh, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 05 của Chính Phủ và Quyết định số 112 của Thủ tướng Chính Phủ về “Xây dựng xã hội học tập”.


1.6. Triển khai thực hiện 3 chương trình cấp Quốc gia :

a) Phổ cập một năm mẫu giáo 5 tuổi giai đoạn 2009- 2015 tạo điều kiện trẻ 5 tuổi tiếp cận GD Tiểu học có chất lượng ; chuẩn bị Tiếng Việt, nhất là trẻ vùng khó khăn, dân tộc trước khi vào lớp 1. Bảo đảm trẻ 5 tuổi ở vùng khó khăn, dân tộc được đi học tại trường mẫu giáo công lập; ở các vùng còn lại tăng cường huy động trẻ 5 tuổi được học ở các loại hình trường .

b) Phát triển và hiện đại hóa trường THPT chuyên : Triển khai nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất và tăng cường trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng thực chất đội ngũ CBQL và GV; bảo đảm chế độ chính sách cho CBGV và HS trường chuyên.

c) Củng cố và phát triển các trường phổ thông DTNT và nội trú dân nuôi.



II. Nhiệm vụ cụ thể của từng bậc học ngành học:

2.1. Giáo dục Mầm non:

2.1.1. Mục tiêu phát triển số lượng, chất lượng:

- Tổng số : 30.650 cháu, trong đó nhà trẻ : 2.850 cháu, tỷ lệ: 5,2 % so độ tuổi; mẫu giáo: 27.800 học sinh, tỷ lệ: 59,1 %. Trẻ 5 tuổi ra lớp: 15.357 cháu, đạt tỷ lệ trên 98%.

- Trẻ đến trường lớp tư thục, gia đình đạt tỷ lệ trên 13%.

- Tất cả các cháu được chăm sóc, giáo dục tốt, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn dưới 6%, ngăn ngừa bệnh béo phì của trẻ.

- Phấn đấu xây dựng 3 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thuộc các huyện: Sông Cầu, thành phố Tuy Hoà và huyện Sông Hinh.

2.1.2. Biện Pháp:

- Tuyên truyền, vận động thực hiện phổ cập trẻ MG 5 tuổi; nâng cao kỹ năng Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số.

- Khuyến khích phát triển MN tư thục, nhóm trẻ gia đình ở các vùng nông thôn. Quản lý GDMN mầm non tư thục theo Quy chế mới ban hành.

- Triển khai có chất lượng chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ, các chuyên đề giáo dục mẫu giáo trên cơ sở đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kết hợp ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non; quan tâm thực hiện nhiệm vụ giáo dục hoà nhập trẻ Mẫu giáo khuyết tật.

- Tăng cường phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức chăm sóc bảo vệ trẻ, tuyệt đối an toàn trong nhà trường; tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức nuôi dạy trẻ tại gia đình và cộng đồng.
2.2. Giáo Dục Tiểu học:

2.2.1. Mục tiêu phát triển số lượng, chất lượng:

- Tổng số học sinh: 78.871 HS, trong đó học sinh lớp 1 là: 15.076. Riêng trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1 đạt trên 99,5% so với độ tuổi.

- Học sinh khuyết tật vào trường Niềm Vui: 115 ( tuyển mới 24 học sinh khiếm thính và khiếm thị).

- Củng cố và giữ vững 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH. Phấn đấu 99/109 xã, phường, thị trấn và 9/9 huyện, TP đạt chuẩn quốc gia về PCGD Tiểu học đúng độ tuổi.

- Tiếp tục xây dựng thêm 6 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức 1 (theo QĐ 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005). Tích cực xây dựng 3 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức 2 (giai đoạn 2001-2005): Tiểu học Lạc Long Quân, Tiểu học Hoà trị 2, Tiểu học La Hai 1.

- Xây dựng kế hoạch phát triển số lượng: Trường, lớp học 2 buổi/ ngày, Ngoại ngữ, Tin học ở Tiểu học.



2.22. Biện pháp:

- Tăng cường tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”. Quan tâm đúng mức việc chuẩn bị và tăng cường Tiếng Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.

- Đổi mới phương pháp dạy và học. Triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tất cả các môn học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tổ chức hội giảng, hội thảo chuyên đề các cấp ; thi chọn Học sinh giỏi lớp 5 cấp trường, cấp huyện, thành phố.

- Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp”; “ Rèn kỹ năng tiếng Việt” . Tổ chức giao lưu GV dạy tốt, học sinh học tốt để nhân rộng điển hình dạy và học.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày, Ngoại ngữ, Tin học... Ổn định chương trình tiếng Pháp tăng cường ở Tiểu học.

- Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, kém đặc biệt là Tiếng Việt và Toán; giao trách nhiệm cụ thể cho từng trường, từng GV. Không để cho học sinh bỏ học vì lý do học yếu kém.


2.3. Giáo dục Trung học:

2.3.1. Mục tiêu phát triển số lượng, chất lượng:

- Tổng số học sinh THCS: 67.394 HS; xét tuyển 16.845 học sinh vào lớp 6 công lập. Huy động học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 THCS đạt trên 90% ở vùng khó khăn và 100% ở vùng có điều kiện.

- Tổng số học sinh THPT: 35.608 HS; trong đó công lập: 23.182 HS, ngoài công lập: 12.426 HS, tỷ lệ 34,9%.

- Học sinh các trường PTDTNT: 690 HS (THCS: 500 HS, THPT: 190 HS).

- Học sinh trường THPT chuyên Lương Văn Chánh: 1.014 HS, trong đó: Học sinh chuyên ban: 773 HS, học sinh không chuyên: 241 HS. Tuyển mới lớp 10 : 356 HS, trong đó chuyên ban : 265 và 91 HS kề chuyên).

- Đánh giá các mặt giáo dục hạnh kiểm, học lực và kết quả tốt nghiệp các lớp cuối cấp sát thực chất.

- Bảo đảm chỉ tiêu tối thiểu học sinh tham gia học nghề PT ở lớp cuối cấp là 80% đối với trường công lập và 85% đối với trường ngoài công lập.

- Huyện Phú Hoà, Đông Hoà, Tây Hoà và TP Tuy Hoà tiếp tục xây dựng ít nhất 2 trường THCS và các huyện còn lại ít nhất 1 trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng 1 đến 2 trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

- Phấn đấu đạt chuẩn PCGD THCS 9/9 huyện, thành phố và toàn tỉnh vào tháng 12/2008.



2.3.2 Biện pháp:

- Triển khai thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới (cấp THCS và cấp THPT), đặc biệt là chương trình và sách giáo khoa 12, đảm bảo sát, đúng chuẩn chương trình. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học. Đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức, GDCD, Tiến hành kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tự học và ý thức sáng tạo của học sinh, giảm yêu cầu học thuộc lòng, không làm bài khuôn sáo theo mẫu.

- Thực hiện phân ban cho học sinh các lớp 10, lớp 11, lớp 12 THPT đúng quy định chung, phù hợp nguyện vọng của học sinh và điều kiện của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tinh thần cuộc vận động “Hai không” , giáo dục cho học sinh tính trung thực; đảm bảo hình thức trắc nghiệm, tự luận phù hợp với bộ môn và chỉ đạo chung của Sở GD & ĐT. Từng trường tiếp tục xây dựng ngân hàng đề thi từng môn học tiến tới xây dựng ngân hàng đề thi chung toàn tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng kiểm tra, thi cử.

- Từng đơn vị, từng trường học chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm học, đầu cấp học; khắc phục tình trạng học sinh bỏ học; tổ chức tốt kỳ thi chọn HSG các cấp, tổ chức sớm kỳ thi tuyển sinh THPT năm học 2009-2010.

- Tất cả các trường, các Trung tâm KTTH-HN, Trung tâm GDTX tỉnh cần tổ chức phân tích, đánh giá nghiêm túc kết quả thi tốt nghiệp THPT và GDTX hệ THPT để có biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là các trường có tỷ lệ đỗ thấp dưới 60% (có báo cáo về Phòng GD Trung học Sở GD&ĐT trước 15/10/2008). Trong năm học tới, toàn ngành phấn đấu đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn tỷ lệ bình quân chung cả nước.


2.4. Giáo dục thường xuyên:

Tiếp tục triển khai công tác XMC và sau XMC, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt trên 98%, trong đó số người 15 đến 35 tuổi đạt trên 99%.

Thực hiện đổi mới chương trình, SGK lớp 12 hệ GDTX, phát triển và nâng cao chất lượng dạy và học các lớp hệ GDTX .

Đẩy mạnh chức năng GDTX tại các Trung tâm KTTH-HN các huyện. Tiếp tục thành lập Trung tâm học tập cộng đồng tại 6 xã còn lại, tổ chức có hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng.

Tăng cường kiểm tra công tác đào tạo, liên kết đào tạo, đào tạo từ xa… của các đơn vị trên địa bàn tỉnh, thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” .

Tiếp tục triển khai thực hiện QĐ số 31/2007 và QĐ số 30/2008 của Bộ GD&ĐT về việc dạy Ngoại ngữ và Tin học. Khuyến khích các đơn vị đủ điều kiện mở Trung tâm đào tạo Ngoại ngữ và Tin học trình độ A, B. Đưa tin học đến với mọi người nhất là ở các xã miền núi, vùng xa.



2.5. Giáo dục chuyên nghiệp:

Củng cố và từng bước mở rộng ngành đào tạo mới ở các đơn vị ; baûo ñaûm đủ giáo viên các bộ môn văn hoá, bộ môn chung; 100% CBGV đạt trình độ A ngoại ngữ và tin học trở lên.

Tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học. Thực hiện đúng qui chế kiểm tra, đánh giá, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. 100% số trường tổ chức hội giảng GV dạy giỏi.

Chú trọng công tác quản lý HSSV, mở hội nghị chuyên đề quản lý HSSV, nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình “Trường-Phường, Trường-Xã, Trường-Thị trấn”. Tổ chức tốt tuần học chính trị đầu năm học 2008-2009.

Thực hiện chủ trương tuyển sinh của Bộ GD-ĐT đối với lớp riêng hệ cử tuyển TCCN phù hợp với thực tiễn của địa phương và khu vực nhằm đào tạo cán bộ dân tộc cho các vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
C. PHẦN THỨ BA:

KIẾN NGHỊ VỚI BỘ VÀ TỈNH
1. Chỉ đạo triển khai Thông tư liên tịch số : 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT tạo thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng GD&ĐT thuộc UBND cấp huyện, bảo đảm các cơ quan quản lý GD&ĐT chủ động các điều kiện để thực hiện có hiệu quả mục tiêu GD&ĐT.

2. Đề nghị Tỉnh bổ sung biên chế hành chính cho cơ quan Sở và Phòng GD&ĐT để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước ngành trên địa bàn; bổ sung thêm biên chế GV Tin học, Ngoại ngữ ở cấp Tiểu học và THCS.

3. Tăng cường bố trí ngân sách tỉnh và chương trình mục tiêu quốc gia để ngành GD&ĐT thực hiện chương trình ứng dụng Công nghệ thông tin và xây dựng Trường học thân thiện.

4. Từ năm 2009 cho phép ngành tăng thu học phí để bù chi tu sửa cơ sở vật chất vì ngành không thu quĩ xây dựng trường theo Thông tư 248; tăng lệ phí thi chứng chỉ A, B Ngoại ngữ và Tin học; thu lệ phí chấm phúc khảo qua các kỳ thi...



Với tinh thần trách nhiệm cao, phát huy những thành quả đã đạt được, tập trung nội lực, đoàn kết nhất trí, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ GD&ĐT, của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, tổ chức xã hội, các huyện, thành phố, ngành GD&ĐT Tỉnh nhà phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2008-2009.
GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:

- Bộ GD&ĐT (Đã ký)

- UBND Tỉnh PY

- Văn phòng II (Bộ GD&ĐT) Trần Văn Chương

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy PY

- Các phòng GD&ĐT, đơn vị, trường trực thuộc.

- GĐ các PGĐ



- Lưu VP-TH.


PHỤ LỤC 1:


THỐNG KÊ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH THCS

NĂM HỌC 2007-2008


TT

Đơn vị

Tổng số

Học sinh

TỐT

KHÁ

T. BÌNH

YẾU

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

TP.Tuy Hoà

10.472

7.438

71.0

2755

26.3

261

2.5

18

0.2

2

H.Phú Hoà

7.426

4.913

66.2

2144

28.9

343

4.6

26

0.3

3

H.Tây Hoà

8.822

6.743

76.4

1863

21.1

210

2.4

6

0.1

4

H.Đông Hoà

9.220

7075

76.8

1865

20.2

258

2.8

22

0.2

5

H.Tuy An

8.161

5.642

69.1

2163

26.5

356

4.4







6

H.Sông Cầu

6.846

4.252

61.2

1987

29.0

536

7.8

71

1.1

7

H.Đồng Xuân

3.877

2.821

72.8

926

23.9

124

3.2

6

0.2

8

H.Sơn Hoà

3.579

2.080

58.1

1129

31.6

329

9.2

41

1.1

9

H.Sông Hinh

2.634

1.737

65.9

743

28.2

138

5.2

16

0.6

10

C2-3

PhanChu Trinh

307

135

44.0

103

33.6

61

19.9

8

2.5

11

C2-3

Xuân Phước

814

501

61.5

290

35.6

22

2.7

1

0.1

12

C2-3

Võ Thị Sáu

878

531

60.5

301

34.3

46

5.2







13

C2-3

Sơn Thành

391

218

55.8

134

34.3

33

8.4

6

1.5

14

C2-3

Tân Lập

659

357

54.2

274

41.6

28

4.2







15

THCS &THPT

Nguyễn Bá Ngọc

328

158

48.2

113

34.5

50

15.2

7

2.1

TC




64.414

44.601

69.2

16.790

26.1

2.795

4.3

228

0.4



PHỤ LỤC 2:
THỐNG KÊ XẾP LOẠI HỌC LỰC HỌC SINH THCS

NĂM HỌC 2007-2008


TT

Đơn vị

TS. HS

GIỎI

KHÁ

T. BÌNH

YẾU

KÉM

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

TP.Tuy Hoà

10.472

3054

29.2

3316

31.6

3439

32.8

629

6.0

34

0.3

2

H.Phú Hoà

7.426

1518

20.4

2386

32.1

2972

40.0

539

7.3

11

0.2

3

H.Tây Hoà

8.822

1257

14.3

3262

37.0

3658

41.5

631

7.2

14

0.2

4

H.Đông Hoà

9.220

1446

15.8

3113

33.8

3996

43.3

651

7.1

4

0.2

5

H.Tuy An

8.161

860

10.5

2690

33.0

3473

42.5

1122

13.8

16

0.2

6

H.Sông Cầu

6.846

713

10.4

2004

29.3

3215

47.0

901

13.2

13

0.1

7

H.Đồng Xuân

3.877

483

12.5

1351

34.9

1618

41.7

413

10.7

12

0.3

8

H.Sơn Hoà

3.579

258

7.2

883

24.7

1569

43.8

831

23.1

38

1.1

9

H.Sông Hinh

2.634

217

8.2

633

24.0

1304

49.5

450

17.0

30

1.1

10

C2-3

PhanChu Trinh

307

32

10.4

77

25.1

151

49.2

47

15.3







11

C2-3

Xuân Phước

814

38

4.7

191

23.5

379

46.6

206

25.3







12

C2-3

Võ Thị Sáu

878

67

7.6

215

24.5

443

50.5

151

17.2

2

0.2

13

C2-3

Sơn Thành

391

22

5.6

96

24.6

168

43.0

102

26.1

3

0.8

14

C2-3

Tân Lập

659

8

1.2

111

16.8

290

44.0

247

37.5

3

0.5

15

THCS &THPT

Nguyễn Bá Ngọc

328

24

7.3

83

25.8

150

45.7

71

21.7







TC




64.414

9997

15.5

20411

31.7

26825

41.6

6991

10.9

190

0.3

Каталог: vanban -> vb phapquy
vanban -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
vanban -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004
vb phapquy -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 1127/bgdđt-gdcn v/v hướng dẫn tuyển sinh tccn năm 2009 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vb phapquy -> Ubnd tỉnh Phú Yên CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dụC& ĐÀo tạO Độc lập- tự do- hạnh phúc
vb phapquy -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 164
vb phapquy -> Thông tư liên tịch số 27/2013/ttlt-bgdđt-btc hướng dẫn thực hiện Quyết định 12/2013/QĐ-ttg
vb phapquy -> Ubnd tỉnh phú YÊn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dụC & ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
vb phapquy -> Thanh tra số: 260/TTr V/v: Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra thi tốt nghiệp thpt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vb phapquy -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐIỀu lệ
vb phapquy -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam công đOÀn giáo dụC Độc lập – Tự do Hạnh phúc

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương