BỆnh cấp cứu tai mũi họNG



tải về 1.04 Mb.
trang34/39
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích1.04 Mb.
#33524
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   39

ĐẠI CƯƠNG:


Amidan là một tổ chức tân bào thuộc vòng tân bào Waldeyer (bao gồm tổ chức tân bào vòm họng, quanh vòi nhĩ và đáy lưỡi). Viêm amidan là một bệnh lý khá phổ biến thường gặp mọi lứa tuổi, trẻ em nhiều hơn người lớn.

Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là gram (+), có thể tìm thấy vi nấm, vi trùng kỵ khí và cả siêu vi trùng.


  1. TIÊU CHUẨN LÂM SÀNG: 1.Viêm amidan cấp:


  • Sốt cao 39 – 400C.

  • Đau họng, nuốt khó.

  • Giọng nói thay đổi và hơi thở hôi.

  • Khám họng: 2 Amidan to, đỏ. Niêm mạc họng đỏ.

  • Diễn biến thường tự khỏi sau 1 tuần.

2.Viêm amidan mạn:


    • Nuốt vướng, ho khan.

    • Hơi thở hôi.

    • Khám họng: Amidan to hoặc hốc bả đậu.
  1. CHẨN ĐOÁN:


  • Thể lâm sàng

  • Cận lâm sàng: XN công thức máu, phết họng, nội soi họng
  1. ĐIỀU TRỊ:


  1. Điều trị nội khoa:

  • Nghỉ ngơi nếu chỉ do nhiễm siêu vi.

  • Vệ sinh răng miệng.

  • Súc họng nước muối ấm hoặc rửa mũi, khí dung họng (corticoid kháng sinh)

  • Dùng thuốc ngậm có chứa benzocaine.

  • Kháng sinh: thời gian điều trị 10 – 14 ngày

*Nhóm Betalactam:



------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PĐĐT-TMH Lần ban hành: 02 Trang:57/68

+ Amoxicillin+Acid Clavulanic (Augtipha 562,5mg) 50mg/kg x 2 lần/ngày

+ Cephalosporine: có thể chọn kháng sinh uống hoặc tiêm.

.Thế hệ I: Cephalexin, Cephadroxil: 50mg/kg x 3 lần/ngày.

.Thế hệ II: Cefuroxim (Zinnat) 30mg/kg x 3 lần/ngày.

.Thế hệ III: Cefpodoxim, Cetamet 10mg/kg x 2 lần/ngày.

*Nhóm Macrolide: Azithromycin 10-20mg/kg lần duy nhất/ngày x 3 – 5 ngày.


  • Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 30-40mg/kg/ngày.

  • Kháng viêm chống phù nề:

+ Corticoid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

+ Hoặc kháng viêm dạng men: Alphachymotrypsin,…

-Giảm ho

-Nâng tổng trạng


  1. Điều trị ngoại khoa:

*Chỉ định tuyệt đối:


    • Amidan phì đại gây tắc nghẽn đường hô hấp trên, nuốt đau nhiều, rối loạn giấc ngủ, hoặc kèm theo các biến chứng tim mạch.

    • Abscess quanh amidan không đáp ứng với điều trị nội khoa và thủ thuật dẫn lưu ngoại khoa, trừ khi phẫu thuật được tiến hành trong giai đoạn cấp của bệnh.

    • Viêm amidan gây biến chứng sốt cao co giật, viêm tai giữa, viêm xoang..

    • Amidan cần sinh thiết để xác định giải phẫu bệnh.

*Chỉ định tương đối:


    • Viêm nhiễm amidan từ 3 đợt trở lên mỗi năm dù đã được điều trị nội khoa tích cực.

    • Hơi thở và vị giác hôi kéo dài do viêm amidan mạn không đáp ứng với điều trị nội khoa.

    • Viêm amidan mạn hoặc tái phát trên một bệnh nhân mang mầm bệnh Streptococcus không đáp ứng với các kháng sinh kháng beta-lactamse.

    • Phì đại amidan một bên nghi ngờ khối u tân sinh.


tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   39




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương